Đề tài Vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ - Trần Xuân Mới

Ý tưởng về mô hình tăng trưởng xanh xuất hiện từ những năm 1970
của Thế kỷ 20. Trong khoảng hơn hai thập niên gần đây, tăng trưởng xanh
được nhiều nước và các tổ chức trên thế giới quan tâm thúc đẩy phát triển và
ứng dụng các sáng kiến tăng trưởng xanh vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và
môi trường.
“Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế ứng
phó với khủng hoảng tài chính đi đôi với xử lý các vấn đề toàn cầu nhằm
hướng tới phát triển bền vững của kinh tế thế giới đã được UNEP (Chương
trình Môi trường của Liên hợp quốc) phát động vào năm 2008. Năm 2009,
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế của Liên hợp quốc) đã phát
hành ấn phẩm có đề cập đến tăng trưởng xanh. 
pdf 6 trang xuanthi 05/01/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ - Trần Xuân Mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_van_de_dam_bao_chat_luong_nguon_nhan_luc_va_viec_lam.pdf

Nội dung text: Đề tài Vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ - Trần Xuân Mới

  1. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt nam đã đánh giá 5 năm thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh. Nhiều kết quả kết quả tăng trưởng xanh đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy hải sản, giao thông, xây dựng, tiêu dùng Nhiều địa phương đã thực hiện tăng trưởng xanh với kết quả đáng khích lệ như Đà Lạt, Hội An, Hải Phòng hay Hạ Long. Lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực khác trong nhiều năm qua đã thực hiện tăng trưởng xanh thông qua việc áp dụng các chính sách về du lịch như du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái, ứng dụng năng lượng xanh, ứng dụng tiêu chí bông sen xanh, giảm rác thải nhựa ra môi trường, áp dụng 3Rs trong kinh doanh Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh còn khá mới ở Việt Nam nói chung và tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Trong thực tế, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch đã và đang được sự quan tâm từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của các sở ban ngành từ nhiều ngành nhiều cấp và đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhiều chính sách để nâng cao chất lượng nguồn lực lao động du lịch thông qua đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp, các chính sách thu hút nhân sự, các chính sách tuyển dụng và đào tạo cũng như điều kiện làm việc được nâng cao rất nhiều. Nhưng vẫn chưa có một chương trình nào về “Vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ cũng như ở Việt Nam”. Để có thể phát triển nhân sự xanh trong lĩnh vực du lịch theo hướng tăng trưởng xanh cần dựa trên quan điểm nhân sự xanh phù hợp trong lĩnh vực du lịch. Nhân sự xanh là toàn bộ các chính sách tập trung nâng cao năng lực của nguồn nhân lực tham gia vào lĩnh vực du lịch nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh theo chiến lược phát triển bền vững của ngành. Theo đó, thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ cần được đánh giá với nhiều phương diện để có thể đề ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược cũng như kế hoạch cụ thể. Những vấn đề nguồn nhân lực du lịch vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đang gặp phải như: 1. Lực lượng lao động luôn được đánh giá là vừa thừa, vừa thiếu và yếu 2. Tỷ lệ nhân sự nhảy việc cao, tính ổn định và chuyển đổi nghề cao 3. Thiếu nguồn nhân lực xanh 4. Số lượng nhân sự kinh nghiệm về tăng trưởng xanh ít 5. Nguy cơ khủng hoảng nhân sự ngành du lịch hậu Covid-19 là rất cao 6. Chính sách hỗ trợ chỉ đáp ứng được trong ngắn hạn nên khó duy trì được nguồn nhân sự khi có khủng hoảng như đại dịch xảy ra 41
  2. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 4. Môi trường làm việc và cơ sở vật chất có mức độ đáp ứng thấp đối với các tiêu chí tăng trưởng xanh 5. Chính sách xanh cho nhân sự xanh chưa áp dụng trong khi việc áp dụng luật và các chính sách đang có hiệu lực chưa được hài hòa, còn nhiều bất cập 6. Chính sách cạnh tranh và thu hút nhân sự còn tự phát, thiếu kế hoạch và chưa lành mạnh, tạo ra nhiều biến động về nhân sự 7. Khối tư nhân-các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa chú trọng đến tăng trưởng xanh và nhân sự xanh 8. Việc kinh doanh vẫn còn có những chương trình kích cầu mâu thuẫn với tăng trưởng xanh 9. Chưa có bộ tiêu chí nhân sự xanh để đảm bảo về chất lượng và việc làm cho nhân sự du lịch Như vậy cần giải quyết tối đa các vấn đề tồn tại nêu trên để đảm bảo chất lượng nhân lực lao động xanh và việc làm cho nhân sự của ngành du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Việc giải quyết các vấn đề trên khồng thể một sớm một chiều mà cần có chiến lược tổng thể cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với sự tham gia của nguồn lực liên quan. Đồng thời cần nâng cao năng lực cho mỗi bên tham gia vào tiến trình xây dựng và thực hành tăng trưởng xanh. Nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực du lịch cần nâng cao năng lực gồm 5 nhóm đối tượng: 1. Người lao động 2. Người sử dụng lao động 3. Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch 4. Cơ quan quản lý du lịch 5. Hiệp hội đoàn thể. Để nâng cao năng lực của từng nhóm đối tượng của nguồn nhân lực cần có bộ tiêu chí nhân sự tăng trưởng xanh trong lĩnh vực du lịch cho từng nhóm đối tượng. Bộ tiêu chi này cần hướng tới các nhóm năng lực cho từng đối tượng của nguồn lực. Người lao động: kiến thức, nhận thức về vai trò là người lao động đóng góp cho sự tăng trưởng xanh gắn liền với nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp độ của người lao động từ nhân viên đến quản lý cấp cao kèm theo chính sách quyền lợi của người lao động xanh. Người sử dụng lao động: kiến thức, nhận thức về vai trò là người lao động đóng góp cho sự tăng trưởng xanh gắn liền với trách nhiệm/nghĩa vụ cụ thể đối với nhà đầu tư/người sử dụng lao động kèm theo chính sách quyền lợi của người lao động xanh. Người sử dụng lao động cần có:  kế hoạch nhân sự xanh 43
  3. Tổng cục Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch  Chính sách kích cầu xanh Luật lao động có những tiêu chí giúp đảm bảo tính tăng trưởng xanh đối với nhân sự. Mỗi địa phương và từng doanh nghiệp đã vận dụng vào thực tế tại địa phương và đơn vị. Tuy nhiên việc vận dụng chưa được đồng bộ và hoặc chưa hài hòa với tăng trưởng xanh. Việc vận dụng vẫn còn nhiều bất cập, phát sinh nhiều vấn đề đi ngược lại nhân sự xanh và tăng trưởng xanh. Việc sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá các mặt đã làm được và các vấn đề còn tồn tại cần được cải thiện theo các tiêu chí tăng trưởng xanh là quan trọng. Như vậy, vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và việc làm xanh trong phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh trong bối cảnh mới hết sức cấp bách. Do đó, vấn đề này cần được sự quan tâm của các cấp các ngành và cần được đưa vào trong chiến lược phát triển nhân sự của ngành, của địa phương với các mục tiêu và kế hoạch hành động hành động cụ thể để góp phần hoàn thành chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. 45