Đề tài Vấn đề liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại tp. Hồ Chí Minh
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và sự bất cập trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch thời kỳ cách mạng
4.0 tại Thành phố Hồ chí Minh (TP. HCM) hiện nay, bài viết nêu lên thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp với mong
muốn tìm được sự đồng thuận, phối hợp và quan tâm đúng mức giữa: cơ sở đào tao và các doanh nghiệp nhằm đổi mới công tác
đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nói chung , cũng như sự phát triển bền vững ngành du lịch
nói riêng theo tinh thần của Nghị quyết 08 - NQ/TW (16/01/2017) của Bộ Chính trị thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.
HCM.
4.0 tại Thành phố Hồ chí Minh (TP. HCM) hiện nay, bài viết nêu lên thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp với mong
muốn tìm được sự đồng thuận, phối hợp và quan tâm đúng mức giữa: cơ sở đào tao và các doanh nghiệp nhằm đổi mới công tác
đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nói chung , cũng như sự phát triển bền vững ngành du lịch
nói riêng theo tinh thần của Nghị quyết 08 - NQ/TW (16/01/2017) của Bộ Chính trị thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.
HCM.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vấn đề liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại tp. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_van_de_lien_ket_doanh_nghiep_trong_dao_tao_nguon_nhan.pdf
Nội dung text: Đề tài Vấn đề liên kết doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại tp. Hồ Chí Minh
- Phạm Thị Thu Nga 309 cho ngành, cũng qua đó đề xuất 1 số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo tinh thần Nghị quyết TW 08 – NQ/TW. B. Phương pháp tiến hành Trên cơ sở thực tế nhiều năm tham gia trực tiếp vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại 1 số cở sở đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh, với việc kết hợp các phương pháp: Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động đào tạo của một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch và quan sát các hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực bên ngoài xã hội, vấn đề việc làm của sinh viên để đánh giá tình hình nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực du lịch Phương pháp điều tra - khảo sát: Sử dụng bộ công cụ để điều tra, khảo sát chương trình và phương cách tổ chức đào tạo của các trường đào tạo có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia về chương trình đào tạo (mời các chuyên gia thẩm định chương trình, thông qua tọa đàm doanh nghiệp) và sản phẩm đào tạo (sinh viên ra trường tham gia vào thực tiễn doanh nghiệp du lịch) để củng cố hướng tiếp cận và xác định tính hợp lí, toàn diện của quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Với khuôn khổ bài viết tác giả chỉ trình bày những ý kiến rút ra chứ không đi vào các bước cụ thể của quá trình sử dụng kết hợp các phương pháp. II. MỘT SỐ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. Yêu cầu thực tế nguồn nhân lực Du lịch nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nguồn nhân lực (Human resources), từ góc nhìn của lí thuyết phát triển, theo nghĩa rộng, được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, cũng như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính được huy động để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội; theo nghĩa hẹp, được xem như có thể lượng hóa là một bộ phận dân số, một đội ngũ, một lực lượng xếp theo tiêu chí nhất định nào đó. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong hiện tại & những năm tới thì nhu cầu nhân lực của ngành Du lịch sẽ rất lớn, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề vững đã và đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam. Về số lượng: Nhân lực ngành du lịch hiện có khoảng 1,9 triệu (trong đó có trên 600 ngàn lao động trực tiếp và trên 1,3 triệu lao động gián tiếp), chiếm 3,6 % tổng số lao động cả nước. Dự báo đến năm 2020, tổng nhân lực của ngành du lịch là 2,3 triệu người, trong đó có trên 800.000 lao động trực tiếp‡ (Về trình độ đào tạo: Nhân lực du lịch trực tiếp có trình độ đào tạo sơ, trung cấp, cao đẳng du lịch chiếm 47,3 % nhân lực đào tạo, bằng 19,8 % nhân lực toàn ngành. Nhân lự có trình độ đại học, sau đại học chiếm 7,4 % số nhân lực có chuyên môn, chiếm 3,2 % tổng nhân lực toàn ngành§. Về nghệp vụ nghề: Theo những kết quả khảo sát cho thấy tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực thấp - mặc dù đã qua đào tạo . Về cơ cấu ngành nghề: Cơ cấu đào tạo theo từng trình độ cũng đang ở tình trạng mất cân đối. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12 % có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Thế nhưng nhiều hướng dẫn viên du lịch dù đã được đào tạo tại các trường chính qui, nhưng khi được tuyển dụng hầu hết đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung về kỹ năng, ngoại ngữ Nhìn chung chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khi cung cấp cho thị trường lao động du lịch đều chưa thật sự đáp ứng. Như vậy, có thể nói cả số lượng và chất lượng nguồn nhân của ngành du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng thực tiễn xã hội đã và đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh chung đó, Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn đã và đang góp phần quan trọng trong việc đào tạo ra một nguồn nhân lực đáp ứng về chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của một thị trường đa dạng, năng động bậc nhất cả nước. Nhìn chung tại Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua, ngành Du lịch đã thừa nhận: nguồn nhân lực của ngành có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng hơn 3 %, trong tổng số hơn một triệu lao động của ngành ††.Vài năm gần đây, tuy ‡ Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch (2016), Đề án “Tăng cường công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025”(QĐ số 844/QĐ-BVHTTDL). § Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Đề án đã dẫn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Đề án đã dẫn †† Nguồn: http:// www3.vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/772361
- Phạm Thị Thu Nga 311 Trong quá trình tiến hành đào tạo khung chương trình tuy đã được thiết kế theo hướng gắn giữa lý thuyết với nhu cầu thực tiễn xã hội, nhưng quĩ thời gian dành cho họat động thực hành của cả giảng viên và sinh viên chưa thật sự hợp lý. Từ đó đưa đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực còn khiếm khuyết những kỹ năng cơ bản: khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện, giao tiếp, ngọai ngữ, xử lý tình huống, khả năng liên kết làm việc nhóm Nhìn tổng thể tồn tại lớn hiện nay đó là vẫn thiếu một sự phối kết hợp, hoặc nếu có thì rất mờ nhạt giữa các bên liên quan trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Thành Phố Hồ Chí Minh. III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC‡‡‡ Từ thực tế trên, theo tôi muốn thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội theo tinh thần Nghị quyết 08 – NQ/TW (16/01/2017) của Bộ Chính trị, cần phải có sự phối kết hợp giữa các bên liên quan để có những giải pháp đồng bộ, phù hợp thực tiễn. Trước tiên cần có sự phối kết hợp các bộ phận liên quan như Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch thống nhất xây dựng hệ thống mã ngành, nghề đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Cần có chiến lược dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong những năm tới để đặt ra chỉ tiêu (số lượng) cho các cơ sở đào tạo, định hướng cho các cơ sở đào tạo có cơ cấu đào tạo phù hợp giữa các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, tránh hiện tượng “trăm hoa đua nở” như hiện nay. Hơn nữa quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp - nhà trường làm sao cho yêu cầu thực tế và sản phẩm đào tạo được sử dụng hợp lý phù hợp với nhu cầu xã hội, thị trường. Bởi chính thị trường là nơi đánh giá chính xác nhất thành quả của công tác đào tạo. Phía doanh nghiệp - với tư cách nhà tuyển dụng & sử dụng nguồn nhân lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng và đẩy mạnh việc liên kết giữa nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo nhằm giải quyết những khó khăn hiện nay cho nguồn nhân lực, bao gồm các biện pháp như sau: Biện pháp 1: Các doanh nghiệp phải nhận thức được trách nhiệm và có chính sách khuyến khích sinh viên trong quá trình học tập cũng như thực tập tại doanh nghiệp. Để góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả của đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nhận thức được vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nó góp phần quan trọng đến sự tồn tại bền vững của cả cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp còn chưa nhận thức đúng được lợi ích trong quá trình hợp tác, nên không mặn mà trong việc liên kết, nếu có chỉ là nhất thời, lỏng lẻo, thiếu tính bền vững lâu dài Biện pháp 2: Để khắc phục thực trạng đó, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cần xúc tiến việc ký kết các văn bản hợp tác.Thậm chí, sự tài trợ của các doanh nghiệp cho các hoạt động chuyên môn, qua đó để chia sẻ thông tin thuộc lĩnh vực ứng dụng, hoặc các suất học bổng, kinh phí cho sinh viên khi thực tập tại doanh nghiệp, hay tạo thuận lợi cho sinh viên khi đến thực tập tại doanh nghiệp, cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường, từ đó sẽ hạn chế được vấn đề nan giải là đào tạo không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thực tiễn xã hội. Tiếp theo, doanh nghiệp cần phối hợp, tạo điều kiện để cơ sở đào tạo có thể tổ chức dạy các môn nghiệp vụ, thực hành tại các doanh nghiệp - giúp cơ sở đào tạo đa dạng hóa các hình thức trong quá trình đào tạo. Việc tổ chức rèn kỹ năng nghiệp vụ tại trung tâm thực hành ứng dụng hoặc tại các cơ sở doanh nghiệp chính là việc áp dụng mô hình giáo dục thực hành chuyên nghiệp cho sinh viên, giúp chuyển hóa kiến thức lý thuyết thành bài học thực hành, hình thành phản ứng nhanh nhạy, ứng dụng linh hoạt, tự tin của bản thân người học khi giải quyết các tình huống đa dạng của mỗi loại hình nghề nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch. Thông qua đó, gia tăng thêm về kỹ năng, kiến thức, tác phong nghề nghiệp nhằm hoàn thiện khả năng thích nghi nhanh chóng với công việc, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng. B. Đối với các cơ sở đào tạo (nhà trường – khoa) phải chủ động và có kế hoạch cụ thể trong việc liên kết, hợp tác với doanh nghiệp Thực tiễn hiện nay, một trong những vấn đề cần quan tâm đầu tiên về công tác đào tạo của các trường đại học và cao đẳng, trường nghề: đó là việc tăng cường rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho người học. Thế nhưng, tình hình thực tế cho thấy quy mô cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học cũng như rèn luyện kỹ năng thực hành, nghiệp vụ hầu như chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Mặc dù, các trường rất chú trọng đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức việc xây dựng cơ sở thực hành phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Đây chính là điểm mấu chốt khiến cho phần lớn nguồn nhân lực sau khi được đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng và nhu cầu xã hội. Với thực tế đó, thì việc chủ động gắn kết giữa ‡‡‡ Phạm T Thu Nga (2019): Vấn đề liên kết “3 bên” trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại TP. HCM (HT: diễn đàn nguồn nhân lực 2019 - TP. HCM.
- Phạm Thị Thu Nga 313 Đồng thời với những biện pháp trên các cơ sở đào tạo cũng cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tăng cường hợp tác quốc tế tạo điều kiện để đội ngũ học hỏi thêm kinh nghiệm các chuyên gia, nhà khoa học cũng như các cơ sở đào tạo du lịch của các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như quốc tế. IV. KẾT LUẬN Như vậy có thể nói sự phối kết hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo với nhiều hình thức khác nhau trong quá trình tiến hành đào tạo nguồn nhân lực du lịch là sự hỗ trợ, động viên lớn đối với các cơ sở đào tạo, nhằm giúp cho công tác đào tạo khắc phục những khiếm khuyết, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng nghiệp vụ, phục vụ cho sự phát triển bền vững ngành Du lịch, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, theo đúng tinh thần Nghị quyết 08 - NQ/TW. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Viettrade.gov.vn, Tình hình & xu hướng phát triển du lịch thế giới. [2] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê - Tổng cục Du lịch (Cập nhật 2018) - Vietnamtourism.gov.vn. [3] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Đề án “Tăng cường công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội trong lĩnh vực du lịch đến năm 2025 (QĐ số 844/QĐ- VHTTD). [4] Nguồn: http:// www3.vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/772361. [5] Trần Anh Tuấn - Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực (2015), BC tại HT nhu cầu đào tạo & thành lập HĐ Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo khối ngành Du lịch trên địa bàn TP. HCM. [6] Thời báo Tài chính Việt Nam 14/02/2019. [7] hoteljob.vn (số lượng được cập nhật năm 2020). [8] Hiệp hội Du lịch TP. HCM - Sở VH-TT & Du lịch TP (2009), tài liệu Hội nghị về “Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch TP HCM giai đoạn 2010 -2020, tại TP. HCM. [9] Phạm T. Thu Nga (2019): Vấn đề liên kết “3 bên” trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại TP HCM (HT: diễn đàn nguồn nhân lực 2019 - TP. HCM). ENTERPRISES ASSOCIATION IN TOURISM HUMAN RESOURCES TRAINING TO MEET THE SOCIETY DEMANDS IN HO CHI MINH CITY Pham Thi Thu Nga ABSTRACT: Coming from the practical requirements and inadequacies in the process of tourism human resources training in the 4.0 revolution in Ho Chi Minh City (HCMC) today, the article highlights the current situation and suggests some solutions with the desire to find consensus, coordination and adequate interest between: training institutions & businesses; in order to innovate the tourism human resources training so that the increasing demand of society can be met and the tourism industry can develop sustainably. This is in accordance with the spirit of the Resolution NQ 08 - NQ/TW issued (in January 16, 2017) by the Politburo during the 4.0 industrial revolution in HCMC.