Đề tài Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng hữu liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn - Cao Hoàng Hà

Nghiên cứu này khái quát lý thuyết cơ bản về sức chứa du lịch nói chung. Sức chứa du lịch có bốn khía
cạnh khác nhau, do vậy, có nhiều phương pháp tiếp cận và xác định sức chứa. Với một điểm du lịch mới phát triển,
dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên là danh thắng Đồng Lâm và rừng đặc dụng Hữu Liên, tác giả lựa chọn
phương pháp xác định sức chứa của A. M. Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain cùng với R. A. Carpenter và J. E.
Maragos cho điểm du lịch Hữu Liên, trong đó, chú trọng đánh giá khía cạnh vật lý - sinh thái. Tuy có sự chênh lệch
giữa hai phương pháp nhưng kết quả sức chứa rất lý tưởng cho việc triển khai phát triển du lịch.
Từ khóa: Sức chứa du lịch, du lịch bền vững, Hữu Liên. 
pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng hữu liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn - Cao Hoàng Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_van_de_suc_chua_tai_diem_du_lich_sinh_thai_cong_dong.pdf

Nội dung text: Đề tài Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng hữu liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn - Cao Hoàng Hà

  1. Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn 623 trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily capacity); TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day). - Sức chứa hằng năm: CPD AR× TR CPY = = PR a× PR trong đó: CPY: Sức chứa hằng năm (Yearly capacity); PR: Ngày sử dụng (Tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm) (Sử dụng cả đêm 1/365 × OR); OR: Công suất sử dụng giường (Occupancy rate). 2) Kế thừa quan điểm của A. M. Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain, Võ Quế và Nguyễn Thị Sơn [4; 5] chia ra làm ba loại sức chứa căn cứ vào các yếu tố về chính sách và quản lý du lịch, hiện trạng tham quan và các yếu tố ảnh hưởng khác: - Sức chứa tự nhiên: Là số khách tối đa mà điểm du lịch có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích sử dụng. V PCC=×× A Rf a trong đó: A: Diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use); V : Tiêu chuẩn bình quân khách cho diện tích, bằng số khách/m2 (Visitors/Area); a Rf: Hệ số quay vòng - Số lượt tham quan hàng ngày (Rotation factor) (Rf = tổng thời gian mở cửa/thời gian trung bình 1 lần tham quan). - Sức chứa thực tế: Là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các điều kiện vụ thể của địa điểm tham quan (môi trường, sinh thái, xã hội): RCC= PCC − Cf1 − Cf 2 − Cf 3 −− Cfn trong đó: Cf là các biến số điều chỉnh, nếu biểu hiện bằng % sẽ là: Ml Cf = ×100 Mt trong đó: Ml: Mức độ hạn chế của biến số; Mt: Tổng số khả năng của biến số. Như vậy: 100−−Cf 1 100 Cf 2 100 − Cf 3 100 −Cfn RCC= PCC × × × ×× 100 100 100 100 Các biến số điều chỉnh liên quan đến các đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi điểm, khu du lịch và không nhất thiết giống nhau. - Sức chứa cho phép: Là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch. Chẳng hạn, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý chỉ đáp ứng X%, công thức sẽ là: ECC = RCC × X% trong đó: ECC : Sức chứa cho phép.
  2. Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn 625 - Về mặt kỹ thuật, sức chứa du lịch là một trong những cách thức để xác định được quá trình phát triển của điểm du lịch đang ở giai đoạn nào để kịp thời đưa ra những cảnh báo hoặc định hướng quy hoạch phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Việc xác định sức chứa du lịch giúp các nhà quản lý điểm đến và các nhà điều hành cơ sở du lịch quản trị hiệu quả và duy trì được trạng thái cân bằng giữa cung và cầu dịch vụ. Đặc biệt, chỉ số về sức chứa có ý nghĩa quan trọng bởi nó quyết định tính hiệu quả cũng như hiệu suất của hoạt động đầu tư và kinh doanh [1]. 3.1.5. Nguyên tắc xác định sức chứa - Xác định sức chứa du lịch nên được tiến hành sớm. Thông thường, vấn đề này được tiến hành để đánh giá xem điểm du lịch đã bước vào giai đoạn bão hòa hay chưa [1]. Tuy nhiên, theo khuyến cáo và kinh nghiệm, sức chứa du lịch cần được tiến hành trong giai đoạn đánh giá tiền khả thi cho một dự án du lịch hoặc trước khi quy hoạch phát triển cho một điểm du lịch mới. Một điểm du lịch đã hình thành nhưng đang trong quá trình làm mới cũng cần được đánh giá lại từ đầu về sức chứa du lịch. - Sức chứa thay đổi tùy thuộc vào địa điểm, tính mùa, thời gian, thái độ của người sử dụng, các phương tiện, tình trạng và mức độ quản lý, cũng như đặc trưng động về môi trường bản thân điểm du lịch. Vì vậy, về nguyên tắc, trong trường hợp khu, điểm du lịch có nhiều dạng tài nguyên, khi tính toán sức chứa cần phải tính đến sức chứa cho từng loại tài nguyên trong khu, điểm du lịch, tuyến du lịch sau đó mới tính sức chứa tổng hợp của toàn bộ khu du lịch [5 và 4]. - Việc tính khả năng sức chứa mang tính ước lệ nhằm có những biện pháp điều chỉnh, quản lý khách du lịch để tránh sự gia tăng không kiểm soát được số lượng khách [5]. Do vậy, không có con số nào là khẳng định được tính chính xác tuyệt đối và mức độ hợp lý của lượng khách tham quan, mà luôn phải nghiên cứu, xem xét và điều chỉnh kết hợp với các biện pháp khác. 3.2. Khái quát về khu vực nghiên cứu 3.2.1. Vị trí địa lý Khu vực du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên thuộc xã Hữu Liên, phía Bắc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; cách Hà Nội khoảng 125 km. Ranh giới hành chính giáp với huyện Bắc Sơn; bốn xã huyện Hữu Lũng; xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng; xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan. 3.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên Với diện tích tự nhiên hơn 6,6 nghìn ha, Hữu Liên là khu vực có đặc điểm cảnh quan karst với địa hình đá vôi trung bình thấp (300 - 500 m), xen kẽ là thung lũng phù sa nhỏ và bằng phẳng có phong cảnh hữu tình và sự đa dạng về sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên (rừng đặc dụng Hữu Liên). Không chỉ đa dạng về sinh cảnh với khu rừng đặc dụng quý hiếm, địa hình karst còn kiến tạo cho nơi đây các hang động núi đá, thác, những dòng suối ngầm và hồ nước trong veo, những cánh đồng cỏ rộng và nhiều thảm thực vật phong phú như một sân golf tự nhiên - một “Cao nguyên Mông Cổ của Việt Nam”20. Nhờ địa hình cao hơn xung quanh, kết hợp với lớp phủ thực vật của rừng đặc dụng và nguồn nước tự nhiên, khí hậu Hữu Liên mát mẻ và dễ chịu hơn các địa phương khác trong huyện Hữu Lũng21. 3.2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Khu rừng đặc dụng Hữu Liên Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn có diện tích 8.293,4 ha, phần thuộc xã Hữu Liên có diện tích là 5.101,4 ha (chiếm 62 %) [6]. Khu rừng đặc dụng Hữu Liên là hệ sinh thái rừng 20Theo PGS.TS Phạm Hồng Long (ĐH KHXH&NV) trong bài Trải nghiệm thảo nguyên xanh trong lòng xứ Lạng, Mục VẺ ĐẸP VIỆT NAM, Bản điện tử Trung tâm Thông tin du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam. 21Hữu Lũng là huyện có nền nhiệt cao (nóng) nhất tỉnh Lạng Sơn. Xét cả về nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng 7), Hữu Lũng đều cao hơn thành phố Lạng Sơn (Hữu Lũng 23,4 - 29 oC, Tp. Lạng Sơn 21,1 - 27,2 oC. [Theo số liệu Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 02:2008/BXD].
  3. Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn 627 - Nghệ thuật và trang phục: Hiện nay, người dân sinh sống tại Hữu Liên vẫn giữ gìn được nét bản sắc văn hóa truyền thống, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Rất nhiều làn điệu nghệ thuật mang tính bản địa vẫn còn được biểu diễn và truyền nối như hát Pá Xoan của dân tộc Dao, hát Nhà tơ (hát cửa đình), hát Then, diễn Chèo cổ [7, 8]. Đáng chú ý, trang phục dân tộc Dao, tiếng nói riêng của dân tộc vẫn được lưu giữ và sử dụng trong hoạt động thường ngày. - Đặc sản Nhờ sự trù phú của thiên nhiên và sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực của 9 dân tộc, Hữu Liên có rất nhiều đặc sản có nguồn gốc tự nhiên hoặc nguyên liệu do cư dân địa phương sản xuất: gà nướng, cá nướng, nem nướng, lợn nướng, rau dớn, rau bồ khai, bánh ngô, bánh giò bầu, bánh chưng đen, xôi cẩm đủ màu nhuộm từ lá cây; ốc suối, cá suối, rau rừng; rượu ngô men lá và tắm lá thuốc thảo dược. 3.2.3.2. Tài nguyên gắn với tín ngưỡng, tâm linh Hữu Liên có tới 5 đền và 1 đình cùng các lễ hội địa phương góp phần bổ sung và đa dạng hóa hệ thống tài nguyên du lịch26. 3.3. Tiếp cận phương pháp tính sức chứa Bám sát các nguyên tắc xác định sức chứa du lịch, tác giả cho rằng nên tính toán sức chứa cụ thể cho từng loại tài nguyên, từng khu vực hoạt động du lịch riêng, sau đó mới tính đến sức chứa chung cho điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên. Sức chứa cụ thể đảm bảo tài nguyên, dịch vụ, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật và sự thỏa mãn du lịch không bị ảnh hưởng trong ngày tham quan, mùa tham quan và chu kỳ tham quan; còn sức chứa chung có giá trị tham khảo cho các quy hoạch vĩ mô, điều tiết, kêu gọi đầu tư và quản lý nhà nước. Các nghiên cứu về sức chứa đều thống nhất có ba loại sức chứa cơ bản: sức chứa sinh thái, sức chứa xã hội và sức chứa kinh tế. Tuy nhiên, cách tính sức chứa kinh tế chưa thực sự chặt chẽ vì có những thiệt hại các hoạt động kinh tế khác sẽ được bù đắp bằng nguồn lợi nhuận của hoạt động du lịch [1, tr.58] và quan trọng là điều này được cộng đồng địa phương chấp nhận. Sức chứa xã hội cũng chưa được tính vì Hữu Liên đang ở chỉ số bực mình Doxey (DI) là 0,25 (vì đang ở giai đoạn đầu trong vòng đời điểm du lịch) trong khi công thức tính chỉ khả thi khi chỉ số DI là 0,5. Do đó, nghiên cứu này sẽ không đề cấp đến sức chứa kinh tế và sức chứa xã hội. 3.3.1. Sức chứa sinh thái của R. A Carpenter và J. E. Maragos Căn cứ vào sự hấp dẫn của tài nguyên, có 2 khu vực được lựa chọn để tính sức chứa là danh thắng Đồng Lâm, rừng đặc dụng Hữu Liên. Cả hai tài nguyên nguyên trên thích hợp với các hoạt động như picnic, vui chơi giải trí ngoài trời (thuộc các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái), đi bộ trong rừng (thuộc loại hình du lịch mạo hiểm). Công thức chung là: A T AT C =×= st a t at 1) Sức chứa du lịch của danh thắng Đồng Lâm: Vào mùa ngập nước và lý tưởng cho hoạt động du lịch (từ tháng 5 đến tháng 10), khu vực Đồng Lâm có diện tích lên tới 100 ha, ngược lại, vào mùa khô diện tích chỉ còn 5 ha. 2 2 Amm = 100 ha = 1.000.000 m a (picnic) = 100 – 250 m /người; 2 2 Amk = 5 ha = 50.000 m a (vui chơi giải trí ngoài trời) = 100 m /người Tác giả đề xuất T là 12 giờ/ngày và t là 6 giờ/ngày (6h00 sáng đến 18h00 tối, vì nhiều hoạt động của picnic - dã ngoại không thực hiện được khi trời tối). Từ dữ liệu, đối chiếu công thức, kết quả cho thấy như sau: - Sức chứa dành cho hoạt động picnic: 26 Đền thờ Đức Thánh Cả, đền thờ Đức thánh Hai, đền thờ Đức Thánh Ba, đền thờ Ông Tướng, đền Thổ Địa và đình Trung
  4. Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn 629 + Hệ số hiệu chỉnh thời gian mưa: Tổng số ngày mưa theo dữ liệu quan trắc là 141 ngày/năm27, vậy Cf mưa = 141/365 = 38,6 %. + Hệ số hiệu chỉnh thời gian nắng: Tổng số giờ nắng trong năm 1.695 giờ, thời gian nắng gắt gây bất lợi cho tham quan và các hoạt động du lịch khác từ 11h00 đến 14h00 trong các tháng 5 - 928 là 234 giờ (thời gian nắng trong khung 11h00 đến 14h00 các tháng từ 10 đến 5 (năm sau) không gay gắt và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động ngoài trời). Vậy Cf nắng = 234/1695 = 13,8 %. + Hệ số hiệu chỉnh số ngày có dông: Trung bình một năm Hữu Liên có 51 ngày có dông, vậy, Cf dông = 51/365 = 13,9 %. => Sức chứa thực tế của Đồng Lâm là RCC = 20.000 - 38,6 % - 13,8 % - 13,9 % = 6.740 du khách/ngày. Như vậy, với diện tích lý tưởng 100 ha, khấu trừ các điều kiện chi phối về số ngày mưa, số giờ nắng và ngày có dông, sức chứa thực tế tối đa của danh thắng Đồng Lâm là 6.740 du khách/ngày. 2) Sức chứa du lịch của rừng đặc dụng Hữu Liên: Với thông số tương tự như phần 2) của Mục 3.1, ta thấy: v - Sức chứa tự nhiên: PCC= A ×× Rf =5101,4 × 0,1 ×= 2 1.020 du khách/ngày a - Sức chứa thực tế: Cf mưa = 141/365 = 38,6 %; Cf nắng = 234/1695 = 13,8 %; Cf dông = 51/365 = 13,9 %. => Sức chưa thực tế là: RCC = 1.020 - 38,6 % - 13,8 % - 13,9 % = 344 du khách/ngày. Tổng hợp kết quả cho thấy, sức chứa tối đa của hai điểm tài nguyên trên đạt 7.084 du khách/ngày. Rõ ràng, kết quả này chưa phản ánh chính xác nhất sức chứa của điểm du lịch Hữu Liên vì chưa tính toán đến các chỉ số giới hạn về ô nhiễm, độ an toàn cho du khách, giới hạn về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, đặc biệt là giới hệ số năng lực quản lý. Vì giới hạn về quy mô và không gian, nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở các điểm tài nguyên tự nhiên quan trọng của Hữu Liên mà chưa tính toán đến sức chứa của các điểm tài nguyên nhân văn. 4. THẢO LUẬN Sức chứa du lịch tiếp cận theo phương pháp của A. M.Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain cũng như R. A. Carpenter và J. E. Maragos đều cho giá trị giống nhau đối với điểm tài nguyên rừng đặc dụng Hữu Liên (1.020 du khách) nhưng có sự khác biệt khi tính toán cho danh thắng Đồng Lâm (20.000 du khách so với 6.740 du khách). Nguyên nhân là do tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái nhạy cảm cho một du khách theo phân hạng tiêu chuẩn (a) của R. A. Carpenter và J. E. Maragos được tính theo đơn vị m2/người (cụ thể là 100 m2/người), còn tiêu chuẩn bình quân khách v cho diện tích  của A. M. Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain được tính bằng số khách/m2 (cụ thể 100 a m2/người = 0,01 người/m2). Từ các kết quả, có thể nhận xét rằng cách tính sức chứa của A. M. Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain là phức tạp và đầy đủ hơn, bởi trong khi R. A. Carpenter và J. E. Maragos căn cứ vào tiêu chuẩn của yếu tố sinh thái và tương quan giữa thời gian mở cửa với thời gian tham quan để tính sức chứa cho toàn thể lãnh thổ thì A. M. Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain đã loại trừ được các yếu tố làm giảm sức chứa thông qua các hệ số giới hạn về môi trường, thời tiết, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và năng lực quản lý. Cũng chính vì vậy, kết quả về sức chứa tính toán theo A. M. Cifuentes và H. Cebaloos-Lascurain thường thấp hơn so với R. A. Carpenter và J. E Maragos. 27 Theo số liệu Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 02:2008/BXD. 28 Tháng 5 có 16 ngày nắng, tháng 6 là 16 ngày, tháng 7 là 15 ngày, tháng 8 là 14 ngày và tháng 9 là 17 ngày.
  5. Vấn đề sức chứa tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn 631 [10]. Bộ Xây dựng (2008). Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng - Phần I), QCXDVN 02:2008/BXD. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Hà Nội, Việt Nam. [11]. Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng (2018). Kế hoạch phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Hữu Lũng - Số: 116/KH-UBND, Lạng Sơn. [12]. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2019). Quyết định về việc cho Công ty Cổ phần Du lịch Nối vòng tay thuê đất để thực hiện dự án Khu lưu trú và nghỉ dưỡng sinh thái Hữu Liên - Số: 2363/QĐ-UBND, Lạng Sơn. [13]. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2019). Quyết định về việc phê duyệt và công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - Số: 73/QĐ-UBND, Lạng Sơn. [14]. Ủy ban nhân dân xã Hữu Liên - huyện Hữu Lũng (2019). Tài liệu thuyết minh Điểm du lịch xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. THE PROBLEM OF THE PROPERTY AT HUU LIEN ECOLOGICAL TOURISM POINTS Cao Hoang Ha Faculty of Vietnamese Studies - Hanoi National University of Education Abstract: There have been different approaches in studying tourism adopted by earlier researchers. However, in this paper, the method of A.M.Cifuentes and H.CebaloosLascurain with Carpenter RA and Maragos JE, were selected as they seems to be relevant to the research site (Donglam and Huulien). This paper asesses the physical –ecological dimension. Despite the difference between the two methods, the results ideally supports the development of tourism in Huulien destination Keywords: tourism capacity, sustainable tourism, Huu Lien, etc.