Đề tài Việc tổ chức lễ hội phục vụ phát triển du lịch tâm linh ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Ba Vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều di tích lịch sử - văn
hóa lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao tạo tiềm năng lớn cho
huyện trong việc phát triển loại hình du lịch tâm linh. Hàng năm, có nhiều lễ hội được tổ
chức trên địa bàn huyện thu hút được đông đảo người dân địa phương và du khách tham
dự. Việc tổ chức và quản lý các lễ hội trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm của
chính quyền các cấp và đạt được được nhiều kết quả đáng ghi nhận, việc tổ chức lễ hội
được duy trì ổn định và tổ chức hiệu quả. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở huyện vẫn còn
một số hạn chế và tồn tại cần được tháo gỡ cũng như đưa ra giải pháp phù hợp để nâng
cao chất lượng và tính hấp dẫn các của lễ hội và, góp phần tích cực vào việc phát triển du
lịch tâm linh ở huyện Ba Vì. 
pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Việc tổ chức lễ hội phục vụ phát triển du lịch tâm linh ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_viec_to_chuc_le_hoi_phuc_vu_phat_trien_du_lich_tam_li.pdf

Nội dung text: Đề tài Việc tổ chức lễ hội phục vụ phát triển du lịch tâm linh ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

  1. 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm lễ hội, du lịch tâm linh, tổ chức 2.1.1. Khái niệm lễ hội Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể, “là một hình thức diễn xướng tâm linh tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp [1]. Về cơ bản, lễ hội truyền thống bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ thường diễn ra ở những nơi trang nghiêm như: Trong hoặc trước cửa đình, đền miếu, chùa, mục đích là để giao tiếp với thần linh sông núi, các vị thần tổ nghề, anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các dòng họ về dự hội với dân làng. Lễ hội làng hội tụ sức mạnh thiêng liêng của cả trời đất, non sông, tổ tiên và con cháu. Bởi thế, trong dịp lễ hội, thông qua các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo để ước mong nối sợi dây giao cảm giữa Thần - Người - Cộng đồng và thể hiện nguyện vọng của họ trong không gian và thời gian thiêng liêng. Phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng, trên mặt nước ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi, 2.1.2. Khái niệm du lịch tâm linh Nhu cầu tâm linh là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người, được thể hiện qua niềm tin và việc thực hành niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Đây chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, giúp con người sống hướng thiện hơn và qua đó điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi con người. Bên cạnh việc thể hiện niềm tin, thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng thường xuyên tại nơi mình sinh sống, con người còn có nhu cầu hành hương đến các thánh địa tôn giáo, các cơ sở thờ tự để chiêm bái, thực hành nghi lễ thờ phụng, cầu nguyện và gửi gắm niềm tin của mình [2]. Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở, vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần của họ. Với cách tiếp cận này, có thể thấy du lịch tâm linh tập trung vào khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cùng với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, về đức tin hay tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị tinh thần khác nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, tìm hiểu, cầu xin lực lượng siêu nhiên, tôn giáo đáp ứng nguyện vọng của cá nhân, công đồng đi du lịch. Nhờ đó mà du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần cho con người khi đi du lịch [3]. Du lịch tâm linh còn được hiểu là loại hình du lịch khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử, là dịp để trải nghiệm về thực hành tín ngưỡng tôn giáo, được hòa mình vào đời sống tâm linh thực sự chứ không đơn thuần là tham quan, chiêm bái hay thực dụng hơn là cầu xin tiền tài lợi lộc, mê tín dị đoan, như những gì diễn ra phổ biến tại một số di tích đền chùa hiện nay [4].
  2. 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nên mỗi năm có khoảng 30-50 lễ hội diễn ra. Năm 2017, trên địa bàn huyện có 30 lễ hội diễn ra. Năm 2018, huyện đã tổ chức được 38 lễ hội [7]. Trong thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Ba Vì đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp. Nhờ đó, các lễ hội được tổ chức hàng năm được diễn ra đều đặn, hiệu quả và đạt được nhiều thành công đáng kể. a. Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội. Từ nhiều năm nay, huyện Ba Vì luôn coi trọng công tác tổ chức lễ hội tại cơ sở. UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo Phòng Văn Hóa và Thông tin tổng hợp báo cáo về kế hoạch tổ chức lễ hội của các xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Hàng năm, các xã và thị trấn có văn bản báo cáo UBND huyện về kế hoạch tổ chức lễ hội (số lượng, nội dung, quy mô) để trình, báo cáo UBND huyện. Nhờ đó, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương trên địa bàn huyện được đảm bảo nề nếp và theo đúng quy định. Ngoài ra, UBND huyện chỉ đạo các phòng chức năng cập nhật các văn bản quản lý nhà nước của cấp trên và hướng dẫn nghiệp vụ chuyện môn tới các đồng chí cán bộ làm công tác văn hóa xã hội tại cơ sở thông qua các những buổi tập huấn triển khai các văn bản quản lý về lễ hội của Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND thành phố, Sở VH & TT. Cụ thể, UBND huyện đã ban hành Công văn số 33/UBND về việc tăng cường công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Công văn này đã hướng dẫn triển khai các văn bản quy định về công tác quản lý và tổ chức lễ hội do Đảng và nhà nước ban hành. Ngày 07/12/2016, UBND huyện có văn bản hướng dẫn số 233/UBND-VHTT gửi UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về việc tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý lễ hội năm 2017. Ngày 08/01/2018, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về việc quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018. Kế hoạch đã nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, ngành chức năng. Ngày 23/12/ 2019, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 305/KH-UBND về việc tổ chức lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh (một trong những Lế hội nổi bật nhất của huyện được tổ chức khắp vùng, đặc biệt là tại cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thuộc địa phận hai xã Minh Quang và Ba Vì). b. Công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình quản lý và tổ chức lễ hội. Hàng năm, UBND huyện Ba vì chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện có văn bản hướng dẫn khẩu hiệu tuyên truyền tới các xã, thị trấn về chào mừng Tết Nguyên Đán, tổ chức lễ hội Xuân nên nhìn chung công tác tuyên truyền trực quan trên địa bàn các xã, thị trấn rất sôi nổi, đạt hiệu quả. Đặc biệt là đối với các xã có lễ hội lớn như xã Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Cẩm Linh, thị trấn Tây Đằng, Nhờ đó, các xã và thị trấn có tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện đã tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn về thời gian tổ chức ; nội quy tổ chức và tham gia lễ hội; vận động treo cờ hội, cờ Tổ quốc theo đúng quy định; hạn chế đốt vàng mã; hạn chế bán hàng rong, Kết quả, năm 2017 có 2.000 lá cờ hội treo tại các di tích tổ chức lễ hội. (Riêng Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng tai di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ căng treo khoảng 900 cờ hội, cờ Tổ quốc tại khu vực đền Thượng, đềm trung, đền Hạ). Công tác tuyên truyền còn thực hiện trên hệ thống đài truyền thanh huyện và các xã, thị
  3. 54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI dụng đúng mục đích phục vụ vào việc tổ chức lễ hội và trùng tu, tôn tạo di tích, số tiền thu được được công khai minh bạch. Riêng tại di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, UBND huyện Ba Vì giao cho Ban quản lý di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ kiểm đếm, nộp vào tài khoản Kho bạc Nhà nước của huyện Ba Vì. f. Công tác quản lý các dịch vụ tại lễ hội. Các lễ hội trên địa bàn huyện Ba Vì diễn ra ngắn ngày, chủ yếu là các lễ hội cấp thôn, cấp xã tổ chức nên các hoạt động dịch vụ tại lễ hội chủ yếu là bán hàng rong, không có các dịch vụ bán hàng cố định. Riêng lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung và đền Hạ do UBND huyện Ba Vì tổ chức vì các quầy dịch vụ do Ban tổ chức của huyện quy định và diễn ra trong những ngày lễ hội. g. Công tác thanh, kiểm tra việc tổ chức và quản lý lễ hội. Trong năm 2017, UBND huyện Ba Vì đã tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra và kiểm tra việc tổ chức các lễ hội tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Cụ thể, tại các lễ hội, UBND các xã, thị trấn đã báo cáo và đề nghị UBND huyện và phòng Văn hóa & thể thao cử cán bộ hướng dẫn, giám sát công tác tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động tiêu cực, những hành vi trục lợi trong lễ hội, nhắc nhở Ban tổ chức đặt hòm công đức đúng quy định. h. Công tác bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hàng năm, UBND huyện xây dựng và ban hành Kế hoạch chỉ đạo công tác kiểm tra lễ hội và các văn bản chỉ đạo các xã và thị trấn tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, công tác phòng chống cháy nổ trong di tích. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành để phối hợp thực hiện đảm bảo việc tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn huyện hiệu quả. Năm 2017, các lễ hội được tổ chức trên địa bàn huyện không có hiện tượng cháy nổ, trộm cắp tài sản, mất tiền công đức. Nhìn chung diễn ra trên địa bàn huyện ba Vì đạt hiệu quả, các lễ hội diễn ra tương đối ổn định, không có hiện tượng mê tín dị đoan, bói toán, xóc thẻ, mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các nghi lễ cúng tế được thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống, phần hội chủ yếu diễn ra các trò chơi dân gian, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục kịp thời bằng cách đưa ra những giải pháp hiệu quả và kịp thời. Những tồn tại, hạn chế trong tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện (i) Việc tổ chức lễ hội còn diễn ra dập khuôn, thiếu tính sáng tạo, chưa tạo ra được điểm nhấn và sự chuyên nghiệp trong tổ chức lễ hội. (ii) Cơ chế, chính sách tổ chức lễ hội và phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh trên địa bàn huyện còn chưa đồng bộ, chậm đổi mới. (iii) Nguồn nhân lực tham gia tổ chức lễ hội ở cấp chính quyền còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng. (iv) Chưa thực sự chú trọng đến hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và lễ hội nên chưa thu hút được đông đảo khách du lịch. (v) Phần hội diễn ra dài ngày gây tình trạng quá tải cho Ban tổ chức và những người tham gia tổ chức lễ hội và du khách khó tham gia trải nghiệm được hết các tiết mục và phần trình diễn của hội. (vi) Công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường còn khá nhiều bất cập: một số nơi hiện tượng bán hàng rong vẫn diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng lớn tới công tác đảm bảo trật tự và gây phiền nhiễu cho người dân và du khách. Hiện tượng rác thải từ đồ lễ, ăn uống của du khách và
  4. 56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Lan Oanh, Nguyễn Hoàng (2015), Hướng dẫn quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống ở cơ sở, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2. Võ Văn Thắng và cs (2017), Phát triển du lịch tâm linh ở An Giang hiện nay, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, Vol.16(4), tr. 87. 3. Nguyễn Văn Tuấn (2013), Du lịch tâm linh ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình. 4. Nguyễn Trọng Hiếu (2017), Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở khu di tích lịch sử văn hóa – danh thắng và du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Tập 14, Số 8(2017), tr.127. 5. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 5754/QĐ-UBND (ngày 14/10/2016) về việc công bố kết quả tổng kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến ngày 31/1//2015. 6. UBND huyện Ba Vì (2018), Báo cáo số 12/BC-VHTT (ngày 15/1/2018) về Công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 và kế hoạch tổ chức lễ hội năm 2018 trên địa bàn huyện Ba Vì. 7. UBND huyện Ba Vì (2017), Báo cáo số 53 (ngày 15/11/2017) về Việc báo cáo công tác tổ chức lễ hội năm 2017 và thống kê lễ hội dự kiến tổ chức năm 2018 trên địa bàn huyện Ba Vì. ORGANIZING FESTIVALS TO DEVELOP SPIRITUAL TOURISM IN BA VI DISTRICT, HANOI: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: Ba Vi has rich natural resources with many unique historical-cultural relics which has been aged for many years and characterized by 3 ethnic groups of Kinh, Muong and Dao. This, therefore, could be a great potential for Ba Vi to develop spiritual tourism. Many festivals taken place in the district annually attracts a large number of local people and visitors. The organization and the management of festivals have been a concern of the authorities at all levels and also achieved some remarkable results such as maintaining and organizing these festivals stably and effectively. However, the organization of festivals in the district still has some limitations that need to be solved and proposed solutions to improve the quality and the attractiveness of festivals as well as positively contribute to the development of spiritual tourism in Ba Vi district. Keywords: Festival, tourism, spiritual tourism, Ba Vi district, Hanoi.