Đề tào Tiêu chí hoạt động kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Du lịch chăm sóc sức khỏe - “Wellness” trong tiếng Anh hàm chứa ý nghĩa 
của hai từ “Healthy” và “Spiritual” tức ám chỉ sự khỏe mạnh về mặt thể chất và sự 
khỏe mạnh về mặt tinh thần.
Du lịch chăm sóc sức khỏe - Wellness là sự kết hợp giữa sức khỏe thể chất 
“healthy” và sức khỏe tinh thần “Spiritual”. Do đó Wellness tourism chính là 
muốn nhắc đến loại hình tour du lịch giúp du khách không những có được sự thư 
giãn đầu óc sau những ngày làm việc mệt mỏi mà còn cải thiện thể chất. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề tào Tiêu chí hoạt động kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tao_tieu_chi_hoat_dong_kinh_doanh_du_lich_cham_soc_suc_kh.pdf

Nội dung text: Đề tào Tiêu chí hoạt động kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việc lựa chọn các đối tượng khách hàng tiềm năng, có mong muốn trải nghiệm dịch vụ du lịch sức khỏe là bước rất quan trọng trong kinh doanh. Giúp quyết định tính khả thi của sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp đến cho khách hàng. Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn được khỏe mạnh, sống lạc quan yêu đời nên đây chính là dịch vụ du lịch dành cho bất cứ ai muốn cải thiện chất lượng sức khỏe của mình. Đó có thể là những người lớn tuổi, phụ nữ trung niên, hay là những nhân viên văn phòng, thậm chí còn phù hợp với trẻ nhỏ. Như vậy có thể thấy tập khách hàng của Wellness là rất đa dạng, bao gồm mọi lứa tuổi, mọi cấp bậc nghề nghiệp. Nhìn chung, đối tượng khách hàng của Wellness là vô cùng rộng lớn, vượt xa với đối tượng khách hàng tiềm năng trong ngành du lịch nói chung. Theo Viện sức khỏe toàn cầu, chăm sóc sức khỏe có 2 loại khách du lịch. Đó là: + Du khách chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là những người có chuyến đi hoặc lựa chọn điểm đến du lịch với mục đích ban đầu là cải thiện sức khỏe. + Du khách chăm sóc sức khỏe thứ cấp: Là những du khách đang đi du lịch, công tác, tham quan hay kinh doanh, muốn tìm cách để duy trì hoặc nâng cao sức khỏe cá nhân. Một số hoạt động của du lịch chăm sóc sức khỏe. Hầu như khách hàng tìm đến loại hình du lịch này là để trải nghiệm những hoạt động, dịch vụ tốt cho sức khỏe, có một cuộc sống lành mạnh. Lối sống này có thể bao gồm: Tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe Tập yoga, ngồi thiền Ngâm mình trong suối nước nóng, massage trị liệu, xông hơi thảo dược, Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng Nghỉ ngơi điều độ, hợp lý Kết nối, giao lưu với người dân địa phương Tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe như đạp xe đạp, leo núi. Trải nghiệm các hoạt động tự nhiên nhằm giảm stress, thư giãn Tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, nghỉ dưỡng. Đấy là những hoạt động đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ về du lịch, nghỉ dưỡng, các khách sạn 5 sao, các khu resort. Hay các bên liên quan về sức khỏe sắc đẹp, thể dục thể thao. Nó đã giúp cho các đơn vị này có thêm nhiều nguồn khách hàng tiềm năng và có cơ hội tăng doanh thu. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 37
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Du lịch chăm sóc sức khỏe hướng tới việc mang lại cho du khách một cuộc sống lành mạnh. Đem đến những trải nghiệm mới cho du khách về loại hình du lịch này thông qua các hoạt động như: yoga, leo núi, tắm suối nước nóng, massage, thư giãn, trồng trọt, đạp xe, lướt ván Không những vậy, dịch vụ ăn uống cũng cần được chú trọng. Các bước ăn được chuẩn bị cho du khách phải là những món hoàn toàn từ thiên nhiên, đem lại không khí ấm cúng. Năm là, tiêu chí lựa chọn địa điểm du lịch chăm sóc sức khỏe Hầu hết, du khách lựa chọn loại hình du lịch này đều hướng tới một mục đích duy nhất: cải thiện lối sống lành mạnh. Chính vì thế, vị trí yên tĩnh, không gian trong lành biệt lập và mức độ tiện nghi luôn là mối lưu tâm hàng đầu. Hiện nay, có rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, những khách sạn 5 sao đặt nhiều công sức nhằm tạo nên một kỳ nghỉ lành mạnh cho khách hàng của họ. Tận dụng vị trí ngay giữa thiên nhiên xanh mượt, các điểm lưu trú đã phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ, xây dựng nhiều khu spa trị liệu rộng lớn và thuận tiện để mọi người trải nghiệm, chìm đắm trong những dịch vụ tái tạo cơ thể hoàn hảo nhất. Ngoài dịch vụ chăm sóc tận tâm, không gian hoang sơ và trong lành cũng là một tiêu chí không thể bỏ qua. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh, con người lại càng khát khao tìm đến những nơi riêng tư không đông đúc, tự do khám phá thiên nhiên và tận hưởng sự tách biệt với thế giới náo nhiệt ngoài kia. Nhiều người còn tìm đến du lịch chăm sóc sức khỏe để giúp bản thân nhận ra những giá trị sống quý báu đang bị nhịp đời xô bồ vùi lấp. Loại hình này sẽ giúp ta dần hạn chế tối đa tác động xấu tới môi trường, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hỗ trợ hệ sinh thái bản địa, cung cấp thực phẩm có nguồn gốc địa phương đồng thời quảng bá và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. 3. Thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch Cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu được cơ quan nhà nước công nhận đã đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch sẽ là một điểm cộng trong kinh doanh và được nhiều khách du lịch tin tưởng hơn trong việc lựa chọn cơ sở chăm sóc sức khỏe. Để được công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, các điều kiện để được công nhận là khu du lịch, điểm du lịch chăm sóc sức khỏe. 1).Căn cứ pháp lý: – Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 39
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Melanie Smith và Catherine Kelly (2016), Du lịch Chăm sóc sức khỏe, Nghiên cứu Giải trí Du lịch, Tập. 31.1. 2. Renee-Marie Stephano và Christin Erazo (2009), “Du lịch Sức khoẻ - Sự tích hợp của sức khỏe và y tế Wellness”, Tạp chí Du lịch chăm sóc sức khỏe ngày 15 tháng 7 năm 2009. 3. Hội đồng Du lịch & Du lịch Thế giới (2018). Du lịch & Du lịch Tác động kinh tế 2018: Thế giới. Luân Đôn, Vương quốc Anh: WTTC. 4. Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu (2018), Global Wellness Tourism Economy NOVEMBER 2018. 5. Hội nghị thượng đỉnh Spa toàn cầu (2017), Wellness Tourism and Medical Tourism: Where Do Spas Fit. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 41