Du lịch xanh “chìa khóa” phát triển bền vững - Nguyễn Thanh Huyền

Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Trong những năm qua, du lịch xanh đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới
và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những
người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo
vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những
nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đất nước cũng
như cộng đồng người dân địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu
bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. 
pdf 4 trang xuanthi 03/01/2023 1460
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch xanh “chìa khóa” phát triển bền vững - Nguyễn Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_xanh_chia_khoa_phat_trien_ben_vung_nguyen_thanh_huye.pdf

Nội dung text: Du lịch xanh “chìa khóa” phát triển bền vững - Nguyễn Thanh Huyền

  1. 498 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA giới lựa chọn, các sản phẩm du lịch xanh luôn được du khách quan tâm, đón nhận. Các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển của du lịch Việt Nam đều hướng đến mục tiêu chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Với xu hướng trên cho thấy, ngành công nghiệp không khói Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được khi sở hữu lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên hiếm có để phát triển du lịch xanh. Đặc biệt, với sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2017, Việt Nam được UNWTO xếp hạng 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới, đồng thời cũng được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam là điểm đến mới nổi ở khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng nhanh du khách quốc tế tăng trung bình 18%/năm trong giai đoạn 2014-2018. Năm 2018 là năm thứ hai triển khai hiện thực hóa những chính sách mạnh mẽ của Nghị quyết TW8, xác định Du lịch là nền kinh tế mũi nhọn. Năm 2018 cũng là năm Luật Du lịch 2017 bắt đầu có hiệu lực. Với một hành lang thông thoáng, Luật Du lịch đã mở ra cơ hội thuận lợi và có nhiều bứt phá đối với ngành Du lịch Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, ngành Du lịch đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng tăng 21,4% so với năm 2017. Dự báo, trong các năm tiếp theo, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc và hứa hẹn sẽ bứt phá, gặt hái nhiều thành tựu. Thời gian qua, một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã chủ động áp dụng những biện pháp để chuyển đổi theo hướng phát triển xanh với các mô hình tiết kiệm điện, nước, đăng ký chứng nhận nhãn Bông sen Xanh cho các cơ sở lưu trú, xây dựng những tua du lịch có trách nhiệm như thám hiểm hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), tua vớt rác tại Hội An (Quảng Nam) Nhiều công ty đã thể hiện quyết tâm đối với mục tiêu tăng trưởng xanh ngay từ việc thiết kế gian hàng bằng những vật liệu thân thiện với môi trường, cùng với đó là các chùm tua khuyến khích du khách nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và tinh thần chủ động của một số doanh nghiệp du lịch cũng như sự quan tâm, đánh giá cao của Nhà nước về tầm quan trọng của phát triển du lịch xanh là những tiền đề hứa hẹn ngành công nghiệp không khói nước nhà sẽ có những bước tăng trưởng xanh, bền vững trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, các chính sách, chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều đặt mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để làm được điều này cần có sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, nhà quản lý. Trong thời gian gần đây, du khách nước ngoài đến Việt Nam thích chọn các tour, khu nghi, dịch vụ, hàng hóa có nhãn sinh thái. Đó là xu hướng của các đoàn, cá nhân tới từ những nước có trình độ văn hóa, chi trả cao như châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản Họ có ý thức về an toàn và sức khỏe, muốn hoạt động tham quan hay nghỉ dưỡng đều gắn liền với thiên nhiên. Nắm bắt được
  2. 500 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA tư, quy hoạch và kinh doanh. Ðây cũng là căn cứ để công nhận những sản phẩm du lịch xanh như: tua du lịch xanh, khách sạn xanh, nhà hàng xanh Có thể khẳng định, du lịch xanh không còn nằm trong phạm vi hữu hạn của du lịch. Du lịch xanh cần sự thay đổi, gắn với sự xanh hóa đồng đều. Trước tiên chính là từ nhận thức, hành vi của tất cả chúng ta, từ những nhà hoạch định chính sách đến các cơ quan quản lý, những người làm du lịch, đến người dân Lý tưởng hơn là tác động lên cả ý thức của du khách quốc tế khi đến Việt Nam và một thương hiệu “Việt Nam xanh” được ghi nhận trên toàn thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. 2. 3. Tổng cục Thống kê 4. Luật Du lịch năm 2017, 2018 5. Trip Advisor