Giáo trình Hệ điều hành Giáo dục từ xa - Chương 8: Bộ nhớ ảo - Nguyễn Phú Trường

Mục đích
Sau khi học xong chương này, người học nắm được những kiến thức sau:
• Hiểu kỹ thuật bộ nhớ ảo
• Hiểu bộ nhớ ảo ở dạng phân trang theo yêu cầu
• Hiểu độ phức tạp và chi phí trong từng kỹ thuật để cài đặt bộ nhớ ảo 
pdf 19 trang xuanthi 30/12/2022 2280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Hệ điều hành Giáo dục từ xa - Chương 8: Bộ nhớ ảo - Nguyễn Phú Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_dieu_hanh_giao_duc_tu_xa_chuong_8_bo_nho_ao_ng.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hệ điều hành Giáo dục từ xa - Chương 8: Bộ nhớ ảo - Nguyễn Phú Trường

  1. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 Hình 0-3 Bảng trang khi một số trang không ở trong bộ nhớ chính Chú ý rằng, đánh dấu một trang là “không hợp lệ” sẽ không có tác dụng nếu quá trình không bao giờ truy xuất trang đó. Do đó, nếu chúng ta đoán đúng và tất cả những trang thật sự cần đều ở trong bộ nhớ, quá trình sẽ chạy chính xác như khi chúng ta mang tất cả trang vào bộ nhớ. Trong khi quá trình thực thi và truy xuất trang đang định vị trong bộ nhớ, việc thực thi xử lý bình thường. Nhưng điều gì xảy ra nếu quá trình cố gắng truy xuất trang mà trang đó không được mang vào bộ nhớ? Truy xuất một trang được đánh dấu là “không hợp lệ” gây ra một trap lỗi trang (page-fault trap). Phần cứng phân trang, dịch địa chỉ thông qua bảng trang, sẽ thông báo rằng bit không hợp lệ được đặt, gây ra một trap tới hệ điều hành. Trap này là kết quả lỗi của hệ điều hành mang trang được mong muốn vào bộ nhớ (trong một cố gắng tối thiểu chi phí chuyển đĩa và yêu cầu bộ nhớ) hơn là lỗi địa chỉ không hợp lệ như kết quả của việc cố gắng dùng một địa chỉ bộ nhớ không hợp lệ (như một ký hiệu mảng không hợp lệ). Do đó, chúng ta phải sửa trường hợp sơ xuất này. Thủ tục cho việc quản lý lỗi trang này là không phức tạp (hình VIII-4). 1) Chúng ta kiểm tra bảng bên trong (thường được giữ với khối điều khiển quá trình) cho quá trình này, để xác định tham chiếu là truy xuất bộ nhớ hợp lệ hay không hợp lệ. 2) Nếu tham chiếu là không hợp lệ, chúng ta kết thúc quá trình. Nếu nó là hợp lệ, nhưng chúng ta chưa mang trang đó vào bộ nhớ, bây giờ chúng ta mang trang đó vào. 3) Chúng ta tìm khung trống (thí dụ, bằng cách mang một trang từ danh sách khung trống). Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 181
  2. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 • Bảng trang: bảng này có khả năng đánh dấu mục từ không hợp lệ thông qua bit hợp lệ-không hợp lệ hay giá trị đặc biệt của các bit bảo vệ • Bộ nhớ phụ: bộ nhớ này quản lý các trang không hiện diện trong bộ nhớ chính. Bộ nhớ phụ thường là đĩa tốc độ cao. Nó được xem như là thiết bị hoán vị và phần đĩa được dùng cho mục đích này được gọi là không gian hoán vị. Ngoài sự hỗ trợ phần cứng này, phần mềm có thể xem xét được yêu cầu. Ràng buộc kiến trúc phải được áp đặt. Ràng buộc quan trọng được yêu cầu là có thể khởi động lại bất cứ chỉ thị nào sau khi lỗi trang. Trong hầu hết các trường hợp, yêu cầu này là dễ dàng thoả mãn. Lỗi trang có thể xảy ra tại bất cứ tham chiếu bộ nhớ nào. Nếu lỗi trang xảy ra trên việc lấy chỉ thị, chúng ta có thể khởi động lại bằng cách lấy lại chỉ thị. Nếu lỗi trang xảy ra trong khi chúng ta đang lấy một toán hạng, chúng ta phải lấy và giải mã lại chỉ thị, và sau đó lấy toán hạng. IV.2 Năng lực của phân trang theo yêu cầu Phân trang theo yêu cầu có thể có một ảnh hưởng lớn trên năng lực của một hệ thống máy tính. Để thấy tại sao, chúng ta tính thời gian truy xuất hiệu quả (effective access time) cho bộ nhớ được phân trang theo yêu cầu. Đối với hầu hết các hệ thống máy tính, thời gian truy xuất bộ nhớ, được ký hiệu ma, nằm trong khoảng từ 10 đến 200 nano giây. Với điều kiện là chúng ta không có lỗi trang, thời gian truy xuất hiệu quả là bằng với thời gian truy xuất bộ nhớ. Tuy nhiên, nếu lỗi trang xảy ra, trước hết chúng ta phải đọc trang tương ứng từ đĩa và sau đó truy xuất từ mong muốn. Gọi p là xác suất của lỗi trang (0 ≤ p ≤ 1 ). Chúng ta mong đợi p gần bằng 0; nghĩa là chỉ có một vài lỗi trang. Thời gian truy xuất hiệu quả là: Thời gian truy xuất hiệu quả = (1 – p) x ma + p x thời gian lỗi trang Để tính toán thời gian truy xuất hiệu quả, chúng ta phải biết phải mất bao lâu để phục vụ một lỗi trang. Để duy trì ở mức độ chấp nhận được sự chậm trễ trong hoạt động của hệ thống do phân trang, cần phải duy trì tỷ lệ phát sinh lỗi trang thấp. V Thay thế trang Thay thế trang thực hiện tiếp cận sau. Nếu không có khung trống, chúng ta tìm một khung hiện không được dùng và giải phóng nó. Khi chúng ta giải phóng một khung bằng cách viết nội dung của nó tới không gian hoán vị và thay đổi bảng trang (và các bảng trang khác) để hiển thị rằng trang không còn ở trong bộ nhớ (hình VIII- 5). Bây giờ chúng ta có thể dùng khung được giải phóng để quản lý trang cho quá trình bị lỗi. Chúng ta sửa đổi thủ tục phục vụ lỗi trang để chứa thay thế trang: 1) Tìm vị trí trang mong muốn trên đĩa 2) Tìm khung trang trống a) Nếu có khung trống, dùng nó. b) Nếu không có khung trống, dùng một giải thuật thay thế trang để chọn khung “nạn nhân” c) Viết trang “nạn nhân” tới đĩa; thay đổi bảng trang và khung trang tương ứng. 3) Đọc trang mong muốn vào khung trang trống; thay đổi bảng trang và khung trang. 4) Khởi động lại quá trình. Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 183
  3. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 được thay thế, trang cũ nhất sẽ được chọn. Chú ý rằng, nó không yêu cầu nghiêm ngặt để ghi thời gian khi trang được mang vào. Chúng ta có thể tạo một hàng đợi FIFO để quản lý tất cả trang trong bộ nhớ. Chúng ta thay thế trang tại đầu hàng đợi. Khi trang được mang vào bộ nhớ, chúng ta chèn nó vào đuôi của hàng đợi. Cho một thí dụ về chuỗi tham khảo, 3 khung của chúng ta ban đầu là rỗng. 3 tham khảo đầu tiên (7, 0, 1) gây ra lỗi trang và được mang vào các khung rỗng này. Tham khảo tiếp theo (2) thay thế trang 7, vì trang 7 được mang vào trước. Vì 0 là tham khảo tiếp theo và 0 đã ở trong bộ nhớ rồi, chúng ta không có lỗi trang cho tham khảo này. Tham khảo đầu tiên tới 3 dẫn đến trang 0 đang được thay thế vì thế nó là trang đầu tiên của 3 trang trong bộ nhớ (0, 1, 2) để được mang vào. Bởi vì thay thế này, tham khảo tiếp theo, tới 0, sẽ bị lỗi. Sau đó, trang 1 được thay thế bởi trang 0. Quá trình này tiếp tục như được hiển thị trong hình VIII-6. Mỗi khi một lỗi xảy ra, chúng ta hiển thị các trang ở trong 3 khung của chúng ta. Có 15 lỗi cả thảy. Hình 0-6 giải thuật thay thế trang FIFO Giải thuật thay thế trang FIFO rất dễ hiểu và lập trình. Tuy nhiên, năng lực của nó không luôn tốt. Trang được cho để thay thế có thể là trang chức nhiều dữ liệu cần thiết, thường xuyên được sử dụng nên được nạp sớm, do vậy khi chuyển ra bộ nhớ phụ sẽ nhanh chóng gây ra lỗi trang. Để hiển thị các vấn đề có thể phát sinh với giải thuật thay thế trang FIFO, chúng ta xem xét chuỗi tham khảo sau: 1, 2, 3, 4, 1, 2, 5, 1, 2, 3, 4, 5. Hình VIII-7 hiển thị đường cong lỗi trang khi so sánh với số khung sẳn dùng. Chúng ta chú ý rằng số lượng lỗi cho 4 khung (10) là lớn hơn số lượng lỗi cho 3 khung (9). Hầu hết các kết quả không mong đợi này được gọi là sự nghịch lý Belady; đối với một số giải thuật thay thế trang, tỉ lệ lỗi trang có thể tăng khi số lượng khung được cấp phát tăng. Chúng ta sẽ mong muốn rằng cho nhiều bộ nhớ hơn tới một quá trình sẽ cải tiến năng lực của nó. Trong một vài nghiên cứu trước đây, các nhà điều tra đã kết luận rằng giả thuyết này không luôn đúng. Sự không bình thường của Belady được phát hiện như là một kết quả. Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 185
  4. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 V.3 Thay thế trang LRU Nếu giải thuật tối ưu là không khả thi, có lẽ một xấp xỉ giải thuật tối ưu là có thể. Sự khác biệt chủ yếu giữa giải thuật FIFO và OPT là FIFO dùng thời gian khi trang được mang vào bộ nhớ; giải thuật OPT dùng thời gian khi trang được sử dụng. Nếu chúng ta sẽ dụng quá khứ gần đây như một xấp xỉ của tương lai gần thì chúng ta sẽ thay thế trang mà nó không được dùng cho khoảng thời gian lâu nhất (hình VIII-9). Tiếp cận này là giải thuật ít được dùng gần đây nhất (least-recently-used (LRU) ). Hình 0-9 giải thuật thay thế trang LRU Thay thế trang LRU gắn với mỗi trang thời gian sử dụng cuối cùng của trang. Khi một trang phải được thay thế, LRU chọn trang không được dùng trong một khoảng thời gian lâu nhất. Chiến lược này là giải thuật thay thế trang tối ưu tìm kiếm lùi theo thời gian hơn là hướng tới. (gọi SR là trình tự ngược của chuỗi tham khảo S thì tỉ lệ lỗi trang cho giải thuật OPT trên S là tương tự như tỉ lệ lỗi trang cho giải thuật OPT trên SR. Tương tự, tỉ lệ lỗi trang đối với giải thuật LRU trên S là giống như tỉ lệ lỗi trang cho giải thuật LRU trên SR) Kết quả ứng dụng thay thế LRU đối với chuỗi tham khảo điển hình được hiển thị trong hình VIII-10. Giải thuật LRU sinh ra 12 lỗi. 5 lỗi đầu tiên là giống như thay thế tối ưu. Tuy nhiên, khi tham chiếu tới trang 4 xảy ra thay thế LRU thấy rằng 3 khung trong bộ nhớ, trang 2 được dùng gần đây nhất. Trang được dùng gần đây nhất là trang 0, và chỉ trước khi trang 3 được dùng. Do đó, giải thuật LRU thay thế trang 2, không biết rằng trang 2 để được dùng. Sau đó, khi nó gây lỗi trang 2, giải thuật LRU thay thế trang 3, của 3 trang trong bộ nhớ {0, 3, 4} trang 3 ít được sử dụng gần đây nhất. Mặc dù vấn đề này nhưng thay thế LRU với 12 lỗi vẫn tốt hơn thay thế FIFO với 15. Hình 0-10 giải thuật thay thế trang Chính sách LRU thường được dùng như giải thuật thay thế trang và được xem là tốt. Vấn đề chính là cách cài đặt thay thế LRU. Một giải thuật thay thế trang LRU có thể yêu cầu sự trợ giúp phần cứng. Vấn đề là xác định thứ tự cho các khung được định nghĩa bởi thời gian sử dụng gần nhất. Hai cách cài đặt khả thi là: • Bộ đếm: trong trường hợp đơn giản nhất, chúng ta gắn mỗi mục từ bảng trang một trường số lần sử dụng và thêm CPU một đồng hồ luận lý hay bộ Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 187
  5. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 V.4 Giải thuật thay thế trang xấp xỉ LRU Rất ít hệ thống máy tính cung cấp đầy đủ hỗ trợ phần cứng cho thay thế trang LRU. Một số hệ thống không cung cấp bất cứ sự hỗ trợ phần cứng và giải thuật thay thế trang khác (như giải thuật FIFO) phải được dùng. Tuy nhiên, nhiều hệ thống cung cấp một vài hỗ trợ trong dạng 1 bit tham khảo. Bit tham khảo cho một trang được đặt bởi phần cứng, bất cứ khi nào trang đó được tham khảo (đọc hay viết tới bất cứ bit nào trong trang). Các bit tham khảo gắn liền với mỗi mục từ trong bảng trang. Ban đầu, tất cả bit được xoá (tới 0) bởi hệ điều hành. Khi một quá trình người dùng thực thi, bit được gán với mỗi trang được tham khảo được đặt (tới 1) bởi phần cứng. Sau thời gian đó, chúng có thể xác định trang nào được dùng và trang nào không được dùng bằng cách xem xét các bit tham khảo. Chúng ta không biết thứ tự sử dụng nhưng chúng ta biết trang nào được dùng và trang nào không được dùng. Thông tin thứ tự từng phần dẫn tới nhiều giải thuật thay thế trang xấp xỉ thay thế LRU. V.4.1 Giải thuật các bit tham khảo phụ Chúng ta có thể nhận thêm thông tin thứ tự bằng cách ghi nhận các bit tham khảo tại những khoảng thời gian đều đặn. Chúng ta có thể giữ một byte cho mỗi trang trong một bảng nằm trong bộ nhớ. Tại những khoảng thời gian đều đặn (mỗi 100 mili giây), một ngắt thời gian chuyển điều khiển tới hệ điều hành. Hệ điều hành chuyển bit tham khảo cho mỗi trang vào bit có trọng số lớn nhất của byte, dịch các bit còn lại sang phải 1 bit. Xoá bit có trọng số thấp nhất. Thanh ghi dịch 8 bit có thể chứa lịch sử của việc sử dụng trang đối với 8 lần gần nhất. Nếu thanh ghi dịch chứa 00000000, thì trang không được dùng cho 8 thời điểm; một trang được dùng ít nhất một lần mỗi thời điểm sẽ có giá trị thanh ghi dịch là 11111111. Một thanh ghi với giá trị thanh ghi lịch sử là 11000100 được dùng gần đây hơn một trang với 01110111. Nếu chúng ta thông dịch 8 bit này như số nguyên không dấu, trang với số thấp nhất là trang LRU và nó có thể được thay thế. Tuy nhiên, các số này không đảm bảo duy nhất, chúng ta thay thế tất cả trang với giá trị nhỏ nhất hay dùng FIFO để chọn giữa chúng. Dĩ nhiên, số lượng bit lịch sử có thể khác nhau và có thể được chọn (phụ thuộc phần cứng sẳn có) để thực hiện cập nhật nhanh nhất có thể. Trong trường hợp cực độ, số có thể được giảm về 0, chỉ bit tham khảo chính nó. Giải thuật này được gọi là giải thuật thay thế trang cơ hội thứ hai (second-chance page-replacement algorithm). Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 189
  6. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 3) (1,0) được dùng mới đây nhưng không được sửa đổi-nó có thể sẽ nhanh chóng được dùng lại. 4) (1,1) được dùng mới đây và được sửa đổi-trang có thể sẽ nhanh chóng được dùng lại và trang sẽ cần được viết ra đĩa trước khi nó có thể được thay thế. Khi thay thế trang được yêu cầu, mỗi trang ở một trong bốn trường hợp. Chúng ta dùng cùng một cơ chế như giải thuật đồng hồ, nhưng thay vì xem xét trang chúng ta đang trỏ tới có bit tham khảo được đặt tới 1 hay không, chúng ta xem xét trường hợp mà trang đó đang thuộc về. Chúng ta thay thế trang đầu tiên được gặp trong trường hợp thấp nhất không rỗng. Có thể chúng ta phải quét hàng đợi vòng nhiều lần trước khi chúng ta tìm một trang được thay thế. Giải thuật này được dùng trong cơ chế quản lý bộ nhớ ảo của Macintosh. Sự khác nhau chủ yếu giữa giải thuật này và giải thuật đồng hồ đơn giản hơn là chúng ta cho tham khảo tới các trang đó mà chúng được sửa đổi để cắt giảm số lượng nhập/xuất được yêu cầu. V.4.4 Thay thế trang dựa trên cơ sở đếm Có nhiều giải thuật khác có thể được dùng để thay thế trang. Thí dụ, chúng ta có thể giữ bộ đếm số lần tham khảo đối với mỗi trang và phát triển hai cơ chế sau: • Giải thuật thay thế trang được dùng ít thường xuyên nhất (the least frequently used (LFU) page-replacement algorithm) yêu cầu trang với số đếm nhỏ nhất được thay thế. Lý do cho sự chọn lựa này là trang được dùng nên có bộ đếm tham khảo lớn. Giải thuật này gặp phải trường hợp: trang được dùng nhiều trong quá trình khởi tạo nhưng không bao giờ được dùng lại. Vì nó được dùng nhiều nên nó có bộ đếm lớn và vẫn ở trong bộ nhớ mặc dù nó không còn cần nữa. Một giải pháp là dịch bộ đếm sang phải 1 bit tại khoảng thời gian đều đặn, hình thành một bộ đếm sử dụng trung bình giảm theo hàm mũ. • Giải thuật thay thế trang được dùng thường xuyên nhất (the most frequently used (MFU) page-replacement algorithm) thay thế trang có giá trị đếm lớn nhất, nghĩa là trang được sử dụng nhiều nhất. VI Cấp phát khung trang Chúng ta cấp phát lượng bộ nhớ trống cố định giữa các quá trình khác nhau như thế nào? Nếu chúng ta có 93 khung trang trống và 2 quá trình, bao nhiêu khung trang mỗi quá trình sẽ nhận? Trường hợp đơn giản nhất của bộ nhớ ảo là hệ thống đơn nhiệm. Xét một hệ thống đơn nhiệm với 128 KB bộ nhớ được hình thành từ các trang có kích thước 1 KB. Do đó, có 128 khung trang. Hệ điều hành có thể lấy 35 KB, còn lại 93 khung trang cho quá trình người dùng. Dưới thuần phân trang yêu cầu, tất cả 93 khung trang đầu tiên được đặt vào danh sách khung trống. Khi một quá trình người dùng bắt đầu thực thi, nó sinh ra một chuỗi lỗi trang. Những lỗi trang 93 đầu tiên nhận những khung trống từ danh sách khung trống. Khi danh sách khung trống hết, một giải thuật thay thế trang được dùng để chọn một trong 93 trang đang ở trong bộ nhớ để thay thế với trang thứ 94, Khi một quá trình kết thúc, khung trang 93 một lần nữa được thay thế trên danh sách khung trang trống. Có nhiều thay đổi trên chiến lược đơn giản này. Chúng ta có thể yêu cầu hệ điều hành cấp phát tất cả vùng đệm của nó và không gian bảng từ danh sách khung trống. Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 191
  7. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 i. Thay thế toàn cục: khi lỗi trang xảy ra với một quá trình, chọn trang “nạn nhân” từ tập tất cả các khung trang trong hệ thống, bất kể khung trang đó đang được cấp phát cho một quá trình khác. ii. Thay thế cục bộ: yêu cầu chỉ được chọn trang thay thế trong tập các khung trang được cấp cho quá trình phát sinh lỗi trang Một khuyết điểm của giải thuật thay thế toàn cục là các quá trình không thể kiểm soát được tỷ lệ phát sinh lỗi trang của mình. Vì thế, tuy giải thuật thay thế toàn cục nhìn chung cho phép hệ thống có nhiều khả năng xử lý hơn, nhưng nó có thể dẫn hệ thống đến tình trạng trì trệ toàn bộ hệ thống (thrashing). VII Trì trệ toàn hệ thống Nếu một quá trình không có đủ các khung trang để chứa những trang cần thiết cho xử lý thì nó sẽ thường xuyên phát sinh lỗi trang và vì thế phải dùng đến rất nhiều thời gian sử dụng CPU để thực hiện thay thế trang. Một hoạt động phân trang như thế được gọi là sự trì trệ (thrashing). Một quá trình lâm vào trạng thái trì trệ nếu nó sử dụng nhiều thời gian để thay thế hơn là để xử lý. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hệ thống, xét tình huống sau: 1) Hệ điều hành giám sát việc sử dụng CPU 2) Nếu hiệu suất sử dụng CPU quá thấp, hệ điều hành sẽ nâng mức độ đa chương bằng cách đưa thêm một quá trình mới vào hệ thống. 3) Hệ thống có thể sử dụng giải thuật thay thế toàn cục để chọn các trang nạn nhân thuộc một tiến trình bất kỳ để có chỗ nạp quá trình mới, có thể sẽ thay thế cả các trang của tiến trình đang xử lý hiện hành. 4) Khi có nhiều quá trình trong hệ thống hơn, thì một quá trình sẽ được cấp ít khung trang hơn và do đó phát sinh nhiều lỗi trang hơn. 5) Khi các quá trình phát sinh nhiều lỗi trang, chúng phải trải qua nhiều thời gian chờ các thao tác thay thế trang hoàn tất, lúc đó hiệu suất sử dụng CPU lại giảm. 6) Hệ điều hành lại quay trở lại bước 1. Theo kịch bản trên đây, hệ thống sẽ lâm vào tình trạng luẩn quẩn của việc giải phóng các trang để cấp phát thêm khung trang cho một quá trình, và các quá trình khác lại thiếu khung trang và các quá trình không thể tiếp tục xử lý. Đây chính là tình trạng trì trệ toàn bộ hệ thống. Khi tình trạng trì trệ này xảy ra, hệ thống gần như mất khả năng xử lý, tốc độ phát sinh lỗi trang tăng rất cao không công việc nào có thể kết thúc vì tất cả quá trình đều bận rộn với việc phân trang. Để ngăn cản tình trạng trì trệ này xảy ra, cần phải cấp cho quá trình đủ các khung trang cần thiết để hoạt động. Vấn đề cần giải quyết là làm sao biết được quá trình cần bao nhiêu trang? VII.1 Mô hình cục bộ Theo lý thuyết cục bộ thì khi một quá trình xử lý nó có khuynh hướng di chuyển từ nhóm trang cục bộ này đến nhóm trang cục bộ khác. Một nhóm trang cục bộ là một tập các trang đang được quá trình dùng đến trong một khoảng thời gian. Một chương trình thường bao gồm nhiều nhóm trang cục bộ khác nhau và chúng có thể giao nhau. Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 193
  8. Đại Học Cần Thơ - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Giáo Trình Hệ Điều Hành – V1.0 • Nếu tần suất lỗi trang vượt quá cận trên, cấp cho quá trình thêm một khung trang • Khi tần suất lỗi trang thấp hơn cận dưới, thu hồi bớt một khung trang từ quá trình. Với chiến lược tập làm việc, chúng ta có thể có phải tạm dừng một quá trình. Nếu tỉ lệ lỗi trang tăng và không có trang nào trống, chúng ta phải chọn một số quá trình và tạm dừng nó. Sau đó, những khung trang được giải phóng sẽ được phân phối lại cho các quá trình với tỉ lệ lỗi trang cao. VIII Các vấn đề khác VIII.1 Kích thước trang Kích thước trang thông thường được xác định bởi phần cứng. Không có sự chọn lựa lý tưởng cho kích thước trang: • Kích thước trang càng lớn thì kích thước bảng trang càng giảm • Kích thước trang càng nhỏ thì cho phép tổ chức nhóm trang cục bộ tốt hơn và giảm sự phân mãnh trong • Thời gian nhập xuất nhỏ khi kích thước trang lớn • Kích thước trang nhỏ thì có thể giảm số lượng thao tác nhập xuất cần thiết vì có thể xác định các nhóm trang cục bộ chính xác hơn • Kích thước trang lớn sẽ giảm tần xuất lỗi trang Đa số các hệ thống chọn kích thước trang là 4 KB. VIII.2 Cấu trúc chương trình Về nguyên tắc, kỹ thuật phân trang theo yêu cầu được thiết kế nhằm giúp người dùng khỏi bận tâm đến việc sử dụng bộ nhớ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ tổ chức bộ nhớ trong kỹ thuật phân trang, lập trình viên có thể giúp cho hoạt động của hệ thống tốt hơn với chương trình được xây dựng phù hợp. Thí dụ, giả sử 1 trang có kích thước 128 bytes, một chương trình khởi tạo và gán giá trị mảng có kích thước 128x128 như sau: Var A: array[1 128] of array [1 128] of byte; For i:= 1 to 128 do For j:=1 to 128 do A[i][j]:=0; Trong Pascal, C, PL/I, mảng trên đây được lưu trữ theo thứ tự dòng, mỗi dòng mảng chiếm một trang bộ nhớ, do đó tổng số lỗi trang phát sinh sẽ là 128. Trong Fortran, mảng trên đây lại được lưu trữ theo thứ tự cột, do đó tổng số lỗi trang phát sinh sẽ là 128x128 = 1638. VIII.3 Neo các trang trong bộ nhớ chính Khi áp dụng kỹ thuật phân trang đôi lúc có nhu cầu “neo” trong bộ nhớ chính một số trang quan trọng hoặc thường được sử dụng hoặc không thể chuyển ra bộ nhớ phụ để bảo toàn dữ liệu. Khi đó sử dụng thêm một bit khoá gán tương ứng cho từng khung trang. Một khung trang có bit khoá được đặt sẽ không bị chọn để thay thế. Biên soạn: Th.s Nguyễn Phú Trường - 09/2005 Trang 195