Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 10: Đo lường thu nhập của một Quốc gia

Do nền kinh tế với tư cách một tổng thể chẳng qua chỉ là tập hợp của rất nhiều hộ gia đình và
doanh nghiệp tương tác với nhau trên nhiều thị trường, nên kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có
mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, các công cụ cơ bản của cung và cầu đóng vai trò
trung tâm trong phân tích kinh tế vĩ mô, cũng như trong phân tích kinh tế vi mô. Song việc
nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể cũng đặt ra những thách thức mới và hấp
dẫn.
pdf 14 trang xuanthi 28/12/2022 2920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 10: Đo lường thu nhập của một Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_10_do_luong_thu_nhap.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 10: Đo lường thu nhập của một Quốc gia

  1. cách lý giải. Chương này xem xét tổng sản phẩm trong nước, gọi tắt là GDP, chỉ tiêu phản ánh về tổng thu nhập của một quốc gia. GDP là số liệu thống kê kinh tế thường thấy nhất, bởi vì nó được coi là chỉ tiêu tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ Nếu phải đánh giá xem một người có hoạt động kinh tế tốt không, có thể trước tiên bạn nhìn vào thu nhập của anh ta. Một người có thu nhập cao dễ dàng mua được những hàng hóa thiết yếu và sang trọng cho cuộc sống. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người có thu nhập cao được hưởng thụ mức sống cao - nhà ở sang trọng hơn, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, những chiếc xe hơi sành điệu hơn và nhiều kỳ nghỉ sang trọng hơn, và vân vân. Lô gích tương tự cũng áp dụng cho nền kinh tế của một quốc gia. Khi đánh giá xem nền kinh tế nào đó có hoạt động tốt không, dĩ nhiên người ta thường nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế kiếm được. Đó chính là nhiệm vụ của tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP cùng một lúc phản ánh hai sự việc: tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Lý do làm GDP phản ánh được cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Tại sao điều này lại đúng? Lý do làm cho thu nhập của nền kinh tế bằng chi tiêu là mọi giao dịch đều có hai bên: bên mua và bên bán. Mọi khoản chi tiêu của người mua nào đó đều là thu nhập của người bán khác. Ví dụ, giả sử Karen trả Doug 100 đô la để cắt cỏ cho cô. Trong trường hợp này, Doug chính là người bán dịch vụ, còn Karen là người mua. Doug kiếm được 100 đô la và Karen chi tiêu 100 đô la. Do vậy, giao dịch này đóng góp vào tổng thu nhập và tổng chi tiêu của nền kinh tế một lượng như nhau. Bất kể tính theo tổng thu nhập hay tổng chi tiêu, GDP đều tăng thêm 100 đô la. Doanh thu Chi tiêu (= GDP) (= GDP) Thị trường hàng hoá và dịch vụ Bán hàng hoá Mua hàng hoá và dịch vụ và dịch vụ Các Doanh Các hộ nghiệp gia đình Đầu vào sản Lao động, đất đai và xuất tư bản Thị trường các nhân tố sản xuất Tiền lương, tiền thuế, Thu nhập và lợi nhuận (= GDP) (= GDP) NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 2
  2. "GDP là giá trị thị trường " Có lẽ bạn đã từng nghe câu châm ngôn "Bạn không thể so sánh táo với cam." Nhưng GDP lại làm đúng như vậy. GDP cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế. Để làm được điều này, nó phải sử dụng giá thị trường. Do giá thị trường biểu thị số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả cho các hàng hóa khác nhau, nên nó phản ánh giá trị của những hàng hóa này. Nếu giá của một quả táo bằng hai lần giá của một quả cam, thì một quả táo đóng góp vào GDP gấp hai lần giá trị đóng góp của một quả cam. "của tất cả " GDP cố gắng biểu thị một cách đầy đủ. Nó bao gồm tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. GDP tính toán giá thị trường không chỉ của táo và cam, mà còn của lê, nho, sách, phim ảnh, dịch vụ cắt tóc, chăm sóc y tế, và vân vân. GDP còn bao gồm cả giá trị thị trường của dịch vụ nhà ở do khối lượng nhà ở hiện có của nền kinh tế cung cấp. Đối với những căn nhà cho thuê, chúng ta dễ dàng tính được giá trị này - tiền thuê nhà đúng bằng chi tiêu của người thuê nhà và thu nhập của chủ nhà. Tuy nhiên, có nhiều người sinh sống trong chính các căn nhà của họ và do vậy không phải trả tiền thuê nhà. Chính phủ hạch toán những ngôi nhà do chủ sở hữu sử dụng vào GDP bằng cách ước tính giá trị cho thuê của chúng. Nghĩa là, GDP được tính dựa trên giả định cho rằng người chủ sở hữu trả tiền thuê nhà cho chính họ, do vậy tiền thuê nhà nằm trong cả chi tiêu và thu nhập của anh ta. Tuy nhiên, có một số sản phẩm mà GDP bỏ sót do việc tính toán chúng quá khó khăn. GDP không tính những sản phẩm được sản xuất và bán ra trong nền kinh tế ngầm, ví dụ như dược phẩm bất hợp pháp. Nó cũng không tính được những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trong gia đình và do vậy không bao giờ được đưa ra thị trường. Những loại rau quả mua tại các cửa hàng tạp phẩm là một phần của GDP, song rau quả trồng trong vườn của bạn lại không nằm trong đó. Những thiếu sót này của GDP đôi khi có thể dẫn đến những kết quả kỳ quặc. Ví dụ, khi Karen trả tiền thuê Doug cắt cỏ cho cô ta, giao dịch này là một phần của GDP. Nếu Karen cưới Doug, thì tình hình sẽ thay đổi. Mặc dù Doug vẫn tiếp tục chăm sóc bãi cỏ cho Karen, nhưng giá trị của hoạt động cắt cỏ giờ đây đã bị đưa ra khỏi GDP, bởi vì dịch vụ của Doug không còn được bán trên thị trường nữa. Do vậy, khi Karen và Doug cưới nhau, GDP giảm. "cuối cùng " Nếu công ty International Paper sản xuất giấy, sau đó giấy được công ty Hallmark sử dụng để làm thiếp chúc mừng, thì giấy được gọi là hàng hóa trung gian, còn thiếp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng. GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hóa cuối cùng. Lý do là giá trị của những hàng hóa trung gian đã được tính vào trong giá cả của hàng háo cuối cùng. Việc cộng giá trị thị trường của giấy với giá trị thị trường của thiếp sẽ dẫn tới sự tính trùng. Nghĩa là, giá trị của giấy được tính hai lần (tính sai). Trường hợp ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc trên nảy sinh khi hàng hóa trung gian được sản xuất và, thay vì được sử dụng, nó được đưa vào hàng tồn kho của doanh nghiệp để sử dụng hoặc bán trong tương lai. Trong trường hợp đó, hàng hóa trung gian được tạm thời coi là "cuối NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 4
  3. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định. Cần thấy rõ rằng GDP là một chỉ tiêu phức tạp về giá trị của hoạt động kinh tế. Trong những khóa học nâng cao về kinh tế vĩ mô, bạn sẽ học được nhiều về tính phức tạp nảy sinh trong quá trình tính toán nó. Song giờ đây bạn đã có thể thấy rằng mỗi một cụm từ trong định nghĩa này có rất nhiều ý nghĩa. Kiểm tra nhanh: Việc nào đóng góp vào GDP nhiều hơn - sản xuất của một kg bánh hamburger hay sản xuất của một kg trứng cá muối? Tại sao? PHẦN ĐỌC THÊM Các chỉ tiêu khác về thu nhập Cứ sau ba tháng, Bộ Thương mại Mỹ lại tính GDP một lần. Đồng thời, họ cũng tính các chi tiêu thu nhập khác nhằm đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về những gì đang xảy ra trong nền kinh tế. Những chỉ tiêu này khác với GDP ở chỗ chúng loại bỏ hoặc tính thêm những khoản mục thu nhập nào đó. Sau đây là mô tả tóm tắt về những chỉ tiêu thu nhập này, được sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất. ¾ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà công dân của một quốc gia tạo ra. Nó khác với GDP ở chỗ nó cộng thêm các khoản thu nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài và trừ đi các khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra ở trong nước. Ví dụ, khi một công dân Canađa làm việc tạm thời ở Mỹ, giá trị sản xuất của anh ta là một phần cấu thành GDP của Mỹ, nhưng nó lại không thuộc GNP của Mỹ. (Nó thuộc GNP của Canađa.) Đối với hầu hết các nước, trong đó có Mỹ, công dân trong nước tạo ra hầu hết giá trị sản xuất trong nước, nên GDP và GNP có giá trị gần bằng nhau. ¾ Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là tổng thu nhập của công dân một nước (GNP) trừ đi khấu hao. Khấu hao là các khoản hao mòn trang thiết bị và nhà xưởng của nền kinh tế, ví dụ những chiếc xe tải bị xuống cấp, bóng đèn đường bị cháy. Trong hệ thống tài khoản quốc gia do Bộ Thương mại đảm nhận, khấu hao được gọi là khoản "tiêu hao tư bản cố định." ¾ Thu nhập quốc dân là tổng thu nhập mà công dân một nước tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nó khác với sản phẩm quốc dân ròng ở chỗ không bao gồm các khoản thuế gián thu (ví dụ thuế doanh thu), nhưng bao gồm cả các khoản trợ cấp kinh doanh. NNP và thu nhập quốc dân còn khác nhau ở khoản "sai số thống kê" phát sinh từ việc thu thập và xử lý số liệu. ¾ Thu nhập cá nhân là thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể nhận được. Không giống như thu nhập quốc dân, nó không bao gồm lợi nhuận để lại công ty, tức khoản thu nhập các công ty tạo ra nhưng không trả cho chủ sở hữu. Nó cũng không bao gồm các khoản thuế thu nhập công ty và đóng góp bảo hiểm xã hội (chủ yếu là các loại thuế bảo hiểm xã hội). Ngoài ra, thu nhập cá nhân còn bao gồm thu nhập từ lãi suất mà các hộ gia đình nhận được từ các khoản cho chính phủ vay và thu nhập mà các hộ gia NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 6
  4. GDP. Ví dụ, một hộ gia đình mua một chiếc xe hơi trị giá 30.000 đô la của hãng Volvo, một nhà sản xuất xe hơi của Thuỵ Điển. Giao dịch này làm tăng tiêu dùng một lượng là 30.000 đô la, bởi vì khoản chi tiêu để mua chiếc xe hơi này là một thành tố chi tiêu của người tiêu dùng. Nó cũng làm giảm xuất khẩu ròng một lượng là 30.000 đô la, bởi vì chiếc xe hơi đó là hàng nhập khẩu. Nói cách khác, xuất khẩu ròng bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở nước ngoài (với dấu âm), bởi vì những hàng hóa và dịch vụ này đã nằm trong tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ (với dấu dương). Do vậy, khi một hộ gia đình, doanh nghiệp hay chính phủ trong nước mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngoài, thì khoản chi tiêu đó làm giảm xuất khẩu ròng - song do nó cũng làm tăng tiêu dùng, đầu tư hoặc chi tiêu chính phủ, nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến GDP. Nội dung "chi tiêu chính phủ" cũng đòi hỏi một vài lời giải thích. Khi chính phủ trả tiền lương cho một viên tướng quân đội, thì khoản lương đó là một phần của chi tiêu của chính phủ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ chi trả trợ cấp xã hội cho người già? Khoản chi tiêu này của chính phủ được gọi là chuyển giao thu nhập, bởi vì nó không được thực hiện để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ nào. Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, các khoản chuyển giao thu nhập giống như khoản miễn giảm thuế. Cũng như thuế, chuyển giao thu nhập làm thay đổi thu nhập của các hộ gia đình, song nó không ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của nền kinh tế. Do GDP được sử dụng để tính toán thu nhập (và chi tiêu) cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nên các khoản chuyển giao không được coi là thành tố chi tiêu của chính phủ. Tổng số Bình quân đầu Tỷ lệ % trong (tỷ USD) người (đô la) tổng số Tổng sản phẩm trong nước, Y 8.511 31.522 100% Tiêu dùng, C 5.808 21.511 68 Đầu tư, I 1.367 5.063 16 Chi tiêu chính phủ, G 1.487 5.507 18 Xuất khẩu ròng, NX .151 .559 .2 Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ Bảng 1. GDP và các thành tố của nó. Bảng này cho thấy GDP của nền kinh tế Mỹ vào năm 1998 và bốn thành tố của nó. Khi đọc bảng này, hãy nhớ rằng Y = C + I + G + NX. Bảng 1 trình bày các thành tố cấu thành GDP của Mỹ trong năm 1998. Trong năm đó, GDP của Mỹ bằng khoảng 8,5 nghìn tỷ đô la. Nếu chia con số này cho 270 triệu người dân nước Mỹ trong năm 1998, thì chúng ta thấy rằng GDP tính theo đầu người - mức chi tiêu bình quân của một người Mỹ - là 31.522 đô la. Tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 GDP, hay 21.511 đô la đầu người. Đầu tư bằng khoảng 5.063 đô la đầu người. Chi tiêu của chính phủ là 5.507 đô la đầu người. Xuất khẩu ròng là - 559 đô la đầu người. Con số này âm bởi vì người Mỹ kiếm được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho người nước ngoài ít hơn chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ người nước ngoài. Kiểm tra nhanh: Hãy liệt kê bốn thành tố của chi tiêu. Thành tố nào lớn nhất? NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 8
  5. tăng trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăng trưởng bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Chỉ số điều chỉnh GDP Như chúng ta đã thấy, GDP danh nghĩa phản ánh cả giá cả và sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất. Trái lại, nhờ giữ cho giá cả ở mức của năm gốc, GDP thực tế chỉ phản ánh lượng hàng được sản xuất ra. Từ hai chỉ tiêu thống kê này, chúng ta có thể tính được chỉ tiêu thứ ba, gọi là chỉ số điều chỉnh GDP, nó phản ánh giá cả, chứ không phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính như sau: GDP danh nghĩa Chỉ số điều chỉnh GDP = x 100 GDP thực tế Do GDP danh nghĩa và GDP thực tế phải bằng nhau trong năm cơ sở, nên chỉ số điều chỉnh GDP trong năm gốc luôn bằng 100. Chỉ số điều chỉnh GDP trong những năm sau phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa từ năm gốc, không phải sự gia tăng của GDP thực tế. Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá trong năm gốc. Để hiểu được điều này, chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ đơn giản sau. Trước tiên, hãy tưởng tượng ra rằng sản lượng của nền kinh tế tăng theo thời gian, nhưng giá cả không đổi. Trong trường hợp này, cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều tăng với tỷ lệ như nhau, do vậy chỉ số điều chỉnh GDP không thay đổi. Bây giờ giả sử rằng thay vào đó, giá cả tăng theo thời gian trong khi sản lượng lại không đổi. Trong trường hợp thứ hai này, GDP danh nghĩa tăng nhưng GDP thực tế không đổi, do vậy chỉ số điều chỉnh GDP cũng tăng. Chú ý rằng trong cả hai trường hợp, chỉ số điều chỉnh GDP đều phản ánh những gì xảy ra đối với giá cả, chứ không phải là lượng. Bây giờ hãy trở lại ví dụ của chúng ta trong bảng 22.2. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính ở phần cuối của bảng. Trong năm 2001, GDP danh nghĩa là 200 đô la, và GDP thực tế là 200 đô la, do vậy chỉ số điều chỉnh GDP bằng 100. Trong năm 2002, GDP danh nghĩa là 600 đô la, và GDP thực tế là 350 đô la, do vậy chỉ số điều chỉnh GDP bằng 171. Do chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên tới 171 trong năm 2002, nên chúng ta có thể nói rằng mức giá đã tăng 71%. Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ tiêu được các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá bình quân trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét một chỉ số khác - chỉ số giá tiêu dùng - trong chương tiếp theo và sẽ trình bày sự khác nhau giữa hai chỉ số này. GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ Trong phần đầu của chương, GDP đã được coi là chỉ tiêu tốt nhất về phúc lợi kinh tế của một xã hội. Giờ đây khi đã biết GDP là gì, chúng ta có thể đánh giá lời khẳng định này. Như chúng ta đã thấy, GDP phản ánh cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu của nền kinh tế để mua hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu của một người trung bình trong nền kinh tế. Do hầu hết mọi người đều muốn nhận NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 10
  6. vụ mà không cần bận tâm đến sự ô nhiễm mà họ gây ra và GDP có thể tăng. Tuy nhiên, phúc lợi rất có thể sẽ giảm. Sự suy thóai chất lượng không khí và nguồn nước gây ra nhiều thiệt hại hơn những ích lợi do việc sản xuất nhiều hơn mang lại. GDP cũng không đề cập đến phân phối thu nhập. Một xã hội có 100 thành viên với thu nhập hàng năm bằng 50.000 đô la sẽ có GDP là 5 triệu đô la và đương nhiên GDP bình quân đầu người bằng 50.000 đô la. Kết quả này cũng đúng với xã hội có 10 người kiếm được 500.000 đô la và 90 người không có gì cả. Rất ít người coi hai tình huống đó như nhau. GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết những gì xảy ra đối với một người trung bình, nhưng đằng sau sự bình quân đó có rất nhiều sự khác biệt giữa các cá nhân. Cuối cùng, chúng ta có thể kết luận rằng GDP là một chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế đối với hầu hết các mục tiêu - nhưng không phải tất cả. Điều quan trọng là phải biết GDP bao gồm những gì và nó bỏ sót những gì. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: SỰ CHÊNH LỆCH GDP TRÊN THẾ GIỚI VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Một phương pháp xác định tính hữu ích của GDP trong vai trò chỉ tiêu về phúc lợi kinh tế là xem xét các số liệu quốc tế. Những nước giàu và những nước nghèo có GDP bình quân đầu người chênh lệch rất lớn. Nếu GDP lớn mà dẫn đến một mức sống cao hơn, thì chúng ta quan sát thấy rằng GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống. Và trong thực tế, chúng ta đã nhận thấy điều này. GDP thực tế Tuổi thọ Tỷ lệ biết chữ của Nước đầu người trung bình người trưởng thành (đô la) (năm) (%) Mỹ 29.010 77 99 Nhật 24.070 80 99 Đức 21.260 77 99 Mehicô 8.370 72 90 Braxin 6.480 67 84 Nga 4.370 67 99 Inđônêxia 3.490 65 85 Trung Quốc 3.130 70 83 Ấn độ 1.670 63 53 Pakixtan 1.560 64 41 Bănglađét 1.050 58 39 Nigêria 920 50 59 Nguồn: Báo cáo phát triển con người 1999, Liên hợp Quốc Bảng 3. GDP, tuổi thọ trung bình và tỷ lệ biết chữ. Bảng 22.3 trình bày 12 nước đông dân nhất thế giới xếp theo thứ hạng GDP bình quân đầu người. Bảng này cũng ghi số liệu về tuổi thọ trung bình (thời gian sống kể từ khi được sinh ra) và tỷ lệ biết chữ (phần trăm dân số trưởng thành biết đọc). Những số liệu này chỉ ra một xu hướng rõ ràng. Ở các nước giàu, ví dụ như Mỹ, Nhật và Đức, người dân có thể sống đến gần tám mươi, và hầu hết dân số đều biết chữ. Ở những nước nghèo, ví dụ như Nigêria, NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 12
  7. các khoản chi tiêu để mua máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng mới, bao gồm cả các khoản chi tiêu để mua nhà mới của các hộ gia đình. Chi tiêu của chính phủ bao gồm các khoản chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ của các cấp chính quyền địa phương, bang và liên bang. Xuất khẩu ròng bằng giá trị của những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở trong nước và bán ở nước ngoài (xuất khẩu) trừ đi giá trị của những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và bán ở trong nước (nhập khẩu). • GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực tế sử dụng giá của năm gốc để tính sản trị lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá của nền kinh tế. • GDP là chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế, bởi vì mọi người thường muốn có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nó không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về phúc lợi. Ví dụ, GDP bỏ sót giá trị của thời gian nghỉ ngơi và môi trường trong sạch. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN Chi tiêu của chính phủ Government expenditure Chỉ số điều chỉnh GDP GDP deflator Đầu tư Investment GDP danh nghĩa Nominal GDP GDP thực tế Real GDP Kinh tế vi mô Microeconomics Kinh tế vĩ mô Macroeconomics Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Gross domestic product Tiêu dùng Consumption Xuất khẩu ròng Net export NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 10 – Đo lường thu nhập của một Quốc gia 14