Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 15: Lạm phát

Trong mỗi trường hợp, chúng ta giả thiết chỉ có một cú sốc xuất hiện vào thời kỳ 3 mà trước
đó mức giá được ổn định ở mức 100. Trong trường hợp thứ nhất, mức giá tăng 100% trong
thời kỳ 3, sau đó giảm 50% trong thời kỳ 4 và lại ổn định trong các thời kỳ tiếp theo. Như
vậy, từ thời kỳ 4 giá cả trở lại mức ban đầu giống như trước khi cú sốc tác động đến nền kinh
tế. Trong trường hợp thứ hai, mức giá tăng 100% trong thời kỳ 3, sau đó ổn định trong các
thời kỳ tiếp theo. Vấn đề trở nên phức tạp hơn trong trường hợp thứ ba, khi mức giá tăng
50% trong thời kỳ 3, sau đó tăng chậm lại trong các thời kỳ tiếp theo do mọi người điều chỉnh
một phần theo sai số dự báo về lạm phát. Trong trường hợp này mức giá chung tăng liên tục
và gây ra lạm phát kéo dài nhưng giảm dần theo thời gian. 
pdf 13 trang xuanthi 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 15: Lạm phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_15_lam_phat.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 15: Lạm phát

  1. Trong mỗi trường hợp, chúng ta giả thiết chỉ có một cú sốc xuất hiện vào thời kỳ 3 mà trước đó mức giá được ổn định ở mức 100. Trong trường hợp thứ nhất, mức giá tăng 100% trong thời kỳ 3, sau đó giảm 50% trong thời kỳ 4 và lại ổn định trong các thời kỳ tiếp theo. Như vậy, từ thời kỳ 4 giá cả trở lại mức ban đầu giống như trước khi cú sốc tác động đến nền kinh tế. Trong trường hợp thứ hai, mức giá tăng 100% trong thời kỳ 3, sau đó ổn định trong các thời kỳ tiếp theo. Vấn đề trở nên phức tạp hơn trong trường hợp thứ ba, khi mức giá tăng 50% trong thời kỳ 3, sau đó tăng chậm lại trong các thời kỳ tiếp theo do mọi người điều chỉnh một phần theo sai số dự báo về lạm phát. Trong trường hợp này mức giá chung tăng liên tục và gây ra lạm phát kéo dài nhưng giảm dần theo thời gian. Bảng 9-1 Tác động của một cú sốc đến tỷ lệ lạm phát Thời kỳ Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Mức giá Lạm phát Mức giá Lạm phát Mức giá Lạm phát 1 100 100 100 2 100 0 100 0 100 0 3 200 100 200 100 150 50 4 100 -50 200 0 175 6,7 5 100 0 200 0 187,50 7,1 6 100 0 200 0 193,75 3,3 Trong thực tế, việc phân biệt được các sự kiện chỉ xảy ra một lần nhưng có ảnh hưởng kéo dài với sự gia tăng liên tục được lặp lại của mức giá trong mỗi thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ thường chỉ điều chỉnh chính sách trước các cú sốc kéo dài, còn các mất cân đối tạm thời thường để thị trường tự giải quyết. Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm. Khi đó, sức mua của đồng nội tệ liên tục tăng. 2. Đo lường lạm phát Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau: Pt − Pt−1 πt = × 100% Pt−1 Trong đó: πt : tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quí, hoặc năm) Pt : mức giá của thời kỳ t Pt-1 : mức giá của thời kỳ trước đó Rõ ràng là để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyết định sử dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Như chúng ta đã biết từ Chương 2 là người ta thường sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (D) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường mức giá chung. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạm phát đến mức sống, thì rõ ràng chỉ số NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 2
  2. Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn. Hơn nữa, một khi lạm phát cao đã bắt đầu, tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP, làm tăng thâm hụt ngân sách và chính phủ sẽ phải dựa nhiều hơn vào phát hành tiền mà điều này đến lượt sẽ đẩy lạm phát dâng lên cao hơn. Dựa trên các bằng chứng lịch sử, dường như là thâm hụt ngân sách kéo dài được tài trợ bằng phát hành tiền trong khoảng từ 10-12 % của GDP sẽ gây ra siêu lạm phát1. II. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Điều gì gây ra lạm phát là một câu hỏi phổ biến, song các nhà kinh tế vẫn còn những bất đồng. Có nhiều lý thuyết giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát mà dưới đây chúng ta sẽ giới thiệu những lý thuyết chính. 1. Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao. Theo lý thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghĩa này có sức thuyết phục thì cần phải giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn mức sản xuất. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các thành tố của tổng cầu. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên. Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm. P AS0 E2 P2 P E0 AD2 1 P0 AD0 AD1 Y0 Y*Y2 Y 1 Sachs, J.D. and Larrain, F. (1993), Macroeconomics in the Global Economy, Harvester Wheatsheaf, New York. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 4
  3. nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát. P AS1 AS0 E1 P1 P0 E0 AD0 Y1 Y* Y Hình 9-2 Lạm phát do chi phí đẩy Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ. Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích ứng, thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát được, như tình hình của nhiều nước công nghiệp trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. 3. Lạm phát ỳ Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai. P AS2 AS1 P2 E2 AS0 P1 E 1 AD 2 P0 E0 AD1 AD0 Hình 9-3 Lạm phát ỳ Y* Y Hình 9-3 cho thấy lạm phát ỳ xảy ra như thế nào. Cả đường tổng cung và đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 6
  4. nuôi đến bờ vực phá sản. Do giá thịt gà tăng cao cùng với những quan ngại về sự an toàn sử dụng thực phẩm, người dân đã chuyển mạnh sang sử dụng các loại thực phẩm thay thế (thịt lợn, thịt bò, cá, ). Nhưng do nguồn cung về các thực phẩm này ít co dãn trong ngắn hạn, nên giá của chúng đã tăng mạnh trong năm 2004. Số liệu thống kê cho thấy giá thực phẩm cao là nguồn chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao bất thường trong năm 20044. Thứ hai, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện nỗ lực kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2004. Nhìn chung, tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng và chi tiêu Chính phủ trong năm 2004 được duy trì ở mức cao tương tự như trong giai đoạn 1999-20035. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các nguồn lực nhìn chung đã được sử dụng gần đến giới hạn trên. Trong bối cảnh đó nếu không có các khoản đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất, sự gia tăng tổng cầu sẽ chủ yếu làm tăng mức giá mà ít ảnh hưởng đến sản lượng và việc làm. Điều này cũng cảnh báo về tiềm năng mà chính sách kích cầu có thể tiếp tục khai thác trong thời gian tới. Thứ ba, tâm lý tăng lương và đưa tiền mới có mệnh giá lớn vào lưu hành cũng tạo yếu tố tâm lý bất lợi làm tăng tốc độ chu chuyển của tiền và do đó làm tăng giá cả trên thị trường trong nước. Thứ tư, việc điều hành quản lý của Nhà nước còn chưa theo kịp yêu cầu, nhất là trong hệ thống phân phối lưu thông (điển hình là thép và thuốc chữa bệnh) đã tạo kẽ hở cho các nhà cung ứng thông đồng găm giữ hàng để đầu cơ tăng giá. 4. Tiền tệ và lạm phát Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng lạm phát. Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác, ví dụ như Friedman đã đi xa hơn và đề ra một hình thái mạnh hơn của chủ nghĩa tiền tệ. Họ đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa cung tiền và lạm phát: "Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ và nó chỉ có thể xuất hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng"6. Thực ra, kết luận này dựa trên hai điều. Thứ nhất, các nhà tiền tệ cho rằng lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư cầu này là do có quá nhiều tiền trong lưu thông. Nếu cách giải thích này đúng về mặt lịch sử, thì nó khẳng định rằng lạm phát gây ra bởi sức ép từ phía cầu, chứ không phải từ phía cung. Thứ hai, các nhà tiền tệ giả thiết rằng mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ cung ứng tiền đến mức giá, chứ không phải ngược lại là giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung ứng. Để hiểu mối quan hệ đó chúng ta 4 Trong cơ cấu của giỏ hàng tính CPI hiện tại, nhóm hàng thực phẩm chiếm 27%. Trong năm 2004, giá của nhóm hàng này tăng 17,1%, đóp góp 53% vào sự gia tăng của CPI. 5 Tốc độ tăng cung ứng tiền tệ và dư nợ tín dụng lần lượt là 25% và 30,4% năm 2002; 21% và 27% năm 2003; 22% và 25% năm 2004. Chi ngân sách năm 2004 tăng 19% so với năm 2003 và vượt dự toán 12%. Tuy nhiên, do thu ngân sách tăng 20,2% so với năm 2003, nên thâm hụt ngân sách vẫn được kiềm chế dưới 5% so với GDP. 6Friedman, M. (1970) 'The Counter-Revolution in Monetary Theory', Institute of Economic Affair, Accasioanl Paper, No 33. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 8
  5. Hình 9-4 sử dụng số liệu tăng tiền và tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam từ năm 1987 đến năm 2007. Số liệu này xác minh mối tương quan dương giữa tỷ lệ tăng tiền và tỷ lệ lạm phát. Những năm Việt Nam có tỷ lệ tăng cung tiền cao có xu hướng đi kèm với lạm phát cao, còn những năm có tỷ lệ tỷ lệ tăng cung tiền thấp có xu hướng đi kèm với lạm phát thấp. III. Những tổn thất xã hội của lạm phát Tại sao người dân lại không thích lạm phát? Nếu như thu nhập danh nghĩa luôn tăng cùng với mức giá, thì thu nhập thực tế giữ nguyên không thay đổi. Song điều này thường khó xảy ra. Tính chất của lạm phát có ảnh hưởng quan trọng đến tổn thất mà lạm phát gây ra cho xã hội. Theo tính chất người ta phân biệt lạm phát được dự tính trước và lạm phát không được dự tính trước. 1. Đối với lạm phát được dự tính trước Lạm phát hoàn toàn được dự tính trước là trường hợp lạm phát xảy ra đúng như dự tính từ trước của các tác nhân kinh tế. Trong trường hợp này, mọi khoản vay, tiền lương cũng như hợp đồng về các biến danh nghĩa khác nhìn chung được điều chỉnh thích ứng với tốc độ trượt giá. Loại lạm phát này gây ra những tổn thất gì cho xã hội? Thứ nhất, lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những người giữ tiền và được gọi là thuế lạm phát. Tuy nhiên chúng ta cần thận trọng phân biệt thuế lạm phát với thuế đúc tiền. Như chúng ta đã biết thâm hụt ngân sách xảy ra khi chính phủ chi nhiều hơn thu nhập từ thuế. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng đi vay hoặc in tiền. Tương tự như thuế, tiền mới phát hành cũng là một nguồn thu của chính phủ bởi vì chi phí phát hành tiền mới rất nhỏ, trong khi chính phủ có thể sử dụng số tiền đó để mua hàng hóa và dịch vụ. Thu nhập mà chính phủ nhận được bằng cách in tiền được gọi là thuế đúc tiền. Tuy nhiên, một số người phải trả cho khoản thu nhập đó của chính phủ. Thực ra, khi in tiền mới, chính phủ đã đánh thuế lạm phát. Lượng tiền được cung ứng nhiều hơn thường gây ra lạm phát và do đó làm giảm giá trị của những đồng tiền đang lưu hành. Có một điều chúng ta cần nhận thức đúng là bản thân thuế không phải là chi phí đối với xã hội, nó chỉ là sự chuyển giao nguồn lực từ các hộ gia đình sang cho chính phủ. Nhưng kinh tế học vi mô lại chỉ ra rằng hầu hết các loại thuế đều làm cho mọi người có động cơ thay đổi hành vi để tránh thuế và gây biến dạng các kích thích này làm cho xã hội với tư cách một tổng thể bị tổn thất. Giống như các loại thuế khác, thuế lạm phát cũng gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì mọi người lãng phí nguồn lực khan hiếm khi tìm cách tránh thuế. Lạm phát làm tăng lãi suất danh nghĩa, và do đó làm giảm cầu tiền. Nếu bình quân mọi người giữ ít tiền hơn, họ cần đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền. Sự bất tiện của việc giữ ít tiền hơn tạo nên chi phí mòn giày, vì việc đến ngân hàng nhiều hơn làm cho “giày” của bạn chóng mòn hơn. Tuy nhiên, không nên hiểu khoản chi phí này theo nghĩa đen của nó: chi phí thực tế mà bạn bỏ ra để giữ ít tiền hơn không chỉ ở chỗ giày của bạn nhanh mòn, mà là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải hy sinh khi giữ ít tiền hơn – cái mà bạn không phải trả khi không có lạm phát. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 10
  6. chắn chắn họ sẽ nói với chúng ta là độ dài của 1 m năm tới vẫn nên bằng 100 cm. Cách làm khác chỉ phức tạp hoá vấn đề một cách không cần thiết. Phát hiện này có gì liên quan đến lạm phát? Chúng ta đã biết tiền là đơn vị hạnh toán, tức tiền là cái mà chúng ta sử dụng để niêm yết giá và ghi các khoản nợ. Nói cách khác, tiền là thước đo mà chúng ta sử dụng để đo lường các giao dịch kinh tế. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tương tự công việc của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường ở chỗ là đảm bảo tính tin cậy của đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến. Khi Ngân hàng Nhà nước tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát, nó làm méo mó giá trị thực tế của đơn vị hạnh toán. Thật là khó có thể tính toán được tác hại của sự nhầm lẫn và bất tiện gắn với lạm phát. Trên đây chúng ta đã thảo luận việc các luật thuế đo lường sai thu nhập như thế nào khi nền kinh tế có lạm phát. Điều đó cũng giống như các nhà kế toán tính sai các khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả thay đổi theo thời gian. Vì lạm phát làm cho đồng tiền có sức mua không giống nhau vào các thời điểm khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, trong một chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và kết quả là cản trở thị trường tài chính trong trong việc phân bổ một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các dự án đầu tư. 2. Đối với lạm phát không được dự tính trước Chúng ta đã thảo luận về những tác hại của lạm phát xảy ra ngay cả khi lạm phát ổn định và được dự tính trước. Tuy nhiên, lạm phát có một tác hại nữa khi nó xảy ra bất ngờ không đúng như dự tính từ trước của các cá nhân trong nền kinh tế. Lạm phát không được dự tính trước dẫn đến sự phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội không theo nỗ lực, cống hiến và nhu cầu của họ. Xét các hợp đồng tín dụng dài hạn. Các hợp đồng tín dụng thường qui định mức lãi suất danh nghĩa dựa trên tỷ lệ lạm phát dự tính. Khi tỷ lệ lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự tính thì lãi suất thực tế thực hiện và lãi suất thực tế dự tính cũng khác nhau. Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự tính, thì lãi suất thực tế thực hiện thấp hơn lãi suất thực tế dự tính. Điều đó có nghĩa người tiết kiệm có thu nhập thấp hơn dự tính ban đầu, trong khi người đi vay trả vốn gốc và tiền lãi bằng những đồng tiền kém giá trị hơn so với dự tính ban đầu. Điều đó hàm ý có sự phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay. Người đi vay sẽ được lợi, còn người cho vay sẽ bị tổn thất. Sự phân phối lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi tỷ lệ lạm phát thực tế thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự tính. Lạm phát không được dự tính trước còn gây tổn thất cho những người nhận thu nhập danh nghĩa cố định hoặc có thu nhập danh nghĩa chậm được điều chỉnh theo lạm phát. Công nhân và doanh nghiệp thường thoả thuận về mức lương danh nghĩa trong các hợp đồng lao động dài hạn dựa trên kỳ vọng về lạm phát. Do vậy, công nhân sẽ bị tổn thất khi lạm phát cao hơn mức dự kiến, ngược lại các doanh nghiệp lại bị tổn thất khi lạm phát thấp hơn mức dự kiến. Trên thực tế, lạm phát cao thường có xu hướng biến động mạnh và khó dự đoán trước, gây ra NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 12