Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở

Phần này giới thiệu tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, một chỉ tiêu kinh tế quan
trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cán
cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong nhiều
trường hợp, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với những
mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế.
pdf 18 trang xuanthi 28/12/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_16_kinh_te_vi_mo_cho.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở

  1. dùng 500 triệu đồng để mua một chiếc xe Ford, nhưng cũng có thể dùng số tiền đó để chuyển sang đôla Mỹ và mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành1. Trong khi giao dịch thứ nhất tạo ra một dòng luân chuyển hàng hoá, thì loại giao dịch thứ hai tạo ra dòng luân chuyển vốn. Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến dòng vốn luân chuyển giữa trong nước với thế giới bên ngoài. Việc người Việt Nam bỏ tiền ra mua các tài sản nước ngoài được coi là nhập khẩu tài sản quốc tế và do đó được ghi là một khoản mục nợ trong tài khoản vốn của Việt Nam. Ngược lại, việc người nước ngoài mua tài sản của Việt Nam được coi là xuất khẩu tài sản ra nước ngoài và được ghi là một khoản mục có. Hãy nhớ lại rằng đầu tư ra nước ngoài có hai dạng. Việc VIFON xây dựng một nhà máy sản xuất mỳ ăn liền tại Hungari là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngược lại, việc một người Việt Nam mua cổ phiếu của một công ty Hungari là ví dụ về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Trong trường hợp thứ nhất, nhà đầu tư Việt Nam trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư. Còn trong trường hợp thứ hai, nhà đầu tư Việt Nam đóng vai trò thụ động hơn. Trong cả hai trường hợp, những người đang sống ở Việt Nam mua tài sản của một nước khác và như vậy làm tăng dòng vốn của Việt Nam chảy ra nước ngoài. Dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia chịu sự chi phối của những biến số quan trọng sau đây: ƒ Lãi suất thực tế trả cho tài sản nước ngoài. ƒ Lãi suất thực tế trả cho tài sản trong nước. ƒ Nhận thức về rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài. ƒ Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới việc người nước ngoài nắm giữ tài sản trong nước. Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán là tổng hợp của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn. Nó biểu thị luồng tiền ròng từ thế giới bên ngoài chảy vào một quốc gia khi các cá nhân, công ty và chính phủ tiến hành giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Một quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán khi luồng tiền chảy ra lớn hơn luồng tiền chảy vào. Ngược lại, khi luồng tiền chảy vào lớn hơn luồng tiền chảy ra, thì quốc gia đó có thặng dư cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán cân bằng khi khi luồng tiền chảy vào vừa đúng bằng luồng tiền chảy ra. Tài khoản tài trợ chính thức Phần cuối cùng trong tài khoản cán cân thanh toán phản ánh những giao dịch về dự trữ quốc tế do ngân hàng trung ương của quốc gia đó quản lý. Đó là tài khoản tài trợ chính thức. Các giao dịch này phản ánh việc tài trợ cho số dư của cán cân thanh toán. Ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước đều giữ các ngoại tệ mạnh mà chủ yếu là đôla Mỹ để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất 1 Hiện tại các công dân Việt Nam không được phép chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư vào tài sản nước ngoài. Tuy nhiên, họ có thể mua ngoại tệ và gửi tiền tiết kiệm trực tiếp bằng ngoại tệ. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 4
  2. khác. Tuy vậy, hành vi xuất khẩu, nhập khẩu lại phụ thuộc không chỉ vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Hành vi này còn phụ thuộc vào giá tương đối trên thị trường trong nước và ở nước ngoài. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát tương đối giữa trong nước và ở nước ngoài được gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (Real Exchange Rate). Chúng ta có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế (ε) theo công thức sau: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa × Giá nước ngoài ε = Giá trong nước Cũng như tỷ giá hối đoái danh nghĩa được biểu thị bằng lượng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, tỷ giá hối đoái thực tế được biểu thị bằng lượng hàng hoá trong nước trên một đơn vị hàng hoá nước ngoài. Ví dụ, một chiếc áo jacket giá 800.000 đồng ở Việt Nam và 100 đôla tại Mỹ, trong khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 16.000 đồng đổi một đôla, thì tỷ giá hối đoái thực tế của áo jacket Việt Nam so với áo jacket Mỹ là: 16.000 đồng/1 đôla × 100 đôla /1 áo jacket Mỹ ε = 800.000 đồng /1 áo jacket Việt Nam = (1.600.000 đồng/1 áo jacket Mỹ)/(800.000 đồng /1 áo jacket Việt Nam) = (1.600.000 đồng/1 áo jacket Mỹ) × (1 áo jacket Việt Nam /800.000 đồng) = 2 áo jacket Việt Nam/1 áo jacket Mỹ Như vậy, tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh tỷ lệ trao đối giữa hàng hoá của các quốc gia khác nhau. Vì các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, nên họ chú ý tới mức giá chung, chứ không xem xét từng loại giá riêng biệt. Do vậy, thay vì dùng giá áo jacket để tính tỷ giá hối đoái thực tế, các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng chỉ số giá của mỗi nước: E × P * ε = P Trong đó E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P là chỉ số giá trong nước, P* là chỉ số giá ở nước ngoài. Công thức trên cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế cho biết giá tương đối giữa giỏ hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài so với giỏ hàng hoá và dịch vụ trong nước tính theo một đơn vị tiền chung (ở đây là tính theo đồng nội tệ). Khi ε tăng, đồng nội tệ được coi là giảm giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài (real depreciation). Khi ε giảm, đồng nội tệ được coi là tăng giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài (real appreciation). Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Tỷ giá hối đoái thực tế là một nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế của một nền kinh tế. Nó sẽ quyết định quốc gia đó sẽ xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào và với số lượng là bao nhiêu. Ví dụ như, khi các nhà nhập khẩu nước ngoài quyết định xem nên mua gạo của Việt Nam hay của Thái Lan, họ sẽ quan tâm xem gạo của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối đoái thực tế giúp họ có câu trả lời chính xác. Trong một ví dụ khác, bạn đang cân nhắc nên đi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 6
  3. 2.1 Cung về đôla Mỹ Cung về đôla Mỹ bắt nguồn từ tất cả các giao dịch quốc tế của Việt Nam tạo ra thu nhập về đôla Mỹ. Một nguồn quan trọng của cung về đôla Mỹ trên thị trường ngoại hối là người nước ngoài hiện tại không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Một công ty Mỹ cần nhập hàng thuỷ sản của Việt Nam. Đó là một nguồn của cung về đôla phát sinh từ thương mại quốc tế. Mỗi người mua nước ngoài cần bán tiền nước họ và mua tiền đồng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài cũng có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, và bất động sản ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi họ phải chuyển ngoại tệ thành đồng Việt Nam. Như vậy, cung về đôla Mỹ đơn giản biểu thị những giao dịch trong các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn tạo ra thu nhập về ngoại tệ (các khoản mục có). Hình 10.1 biểu diễn thị trường trao đổi giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Trong đó tỷ giá hối đoái tính bằng số đồng Việt Nam đổi một đôla Mỹ biểu diễn trên trục tung và số đồng đôla Mỹ đưa ra thị trường để trao đổi với đồng Việt Nam được biểu diễn trên trục hoành. Khi di chuyển dọc xuống phía dưới theo trục tung, đồng đôla Mỹ giảm giá trị so với tiền đồng của Việt Nam hay tiền đồng của Việt Nam lên giá so với đôla Mỹ. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta nói đồng Việt Nam giảm giá so với đôla Mỹ. Đường cung về đôla Mỹ biểu thị số đôla Mỹ cần chuyển đổi sang đồng Việt Nam tại mỗi mức tỷ giá hối đoái. Nó là đường dốc lên phản ánh khi đồng đôla Mỹ lên giá so với đồng Việt Nam, sẽ có nhiều đôla Mỹ hơn được cung ứng để chuyển đổi sang đồng Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì khi đồng đôla Mỹ tăng giá, giá hàng và tài sản của Việt Nam tính bằng đôla Mỹ giảm. Điều này sẽ hấp dẫn người nước ngoài hơn và họ sẽ mua nhiều hàng và tài sản của Việt Nam hơn và do vậy họ sẽ phải chuyển đổi nhiều ngoại tệ hơn sang đồng Việt Nam để phục vụ cho mục đích này. 2.2 Cầu về đôla Mỹ Cầu về đôla Mỹ trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ đơn giản bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế theo chiều ngược lại so với cung về đôla Mỹ. Nó biểu thị những giao dịch trong tài khoản vãng lai và vốn liên quan đến việc thanh toán ngoại tệ cho các đối tác nước ngoài (các khoản mục nợ trong cán cân thanh toán). Vậy ai có nhu cầu về đôla Mỹ? Các công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng hay tài sản của nước ngoài sẽ phải cung ứng đồng Việt Nam để chuyển đổi sang đôla Mỹ. Đường cầu đôla Mỹ là một đường dốc xuống bởi vì khi đồng đôla Mỹ lên giá so với tiền đồng của Việt Nam, thì hàng ngoại và tài sản ngoại trở nên đắt hơn và ít hấp dẫn hơn đối với người Việt Nam. Chúng ta sẽ mua ít hàng hóa và tài sản ngoại hơn và do vậy sẽ cần ít đôla Mỹ hơn. 2.3 Xác định tỷ giá hối đoái trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi Trong phần này, chúng ta xét một hệ thống trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường tự do cạnh tranh và không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương. Giống như bất kỳ một loại giá cạnh tranh nào khác, tỷ giá hối đoái sẽ dao động theo những điều kiện của cầu và cung. Giả sử mức giá đôla NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 8
  4. Khi đường cung đối với đôla dịch sang phải, giá tính theo đồng của đôla bị kéo xuống. Ví dụ, trong hình 10.2 các bạn có thể thấy rằng giá tính theo đồng của đôla giảm từ 16100 đồng trên một đôla xuống 15.900 đồng trên một đôla. Đôla đã bị giảm giá (mất giá trị so với tiền đồng) bởi vì bây giờ một đôla đổi được ít đồng hơn. Ngược lại, tiền đồng đã lên giá (tăng thêm giá trị) so với đôla bởi vì bây giờ cần ít đồng hơn trước đây để mua được 1 đôla. EVND/USD S0 S1 B 16.100 15.900 A D0 Q 0 USD 150 160 Hình 10-2 Tăng cung đôla Mỹ Ta sẽ biểu diễn như thế nào ảnh hưởng của của sự tăng thu nhập của Việt Nam hoặc sự tăng ước muốn mua hàng Mỹ - chẳng hạn, máy tính xách tay IBM? Những thay đổi này sẽ làm tăng cầu đối với các sản phẩm Mỹ và do đó sẽ làm tăng cầu đối với đô la Mỹ. Do đó đường cầu đối với đôla sẽ dịch sang phải, như biểu thị trong Hình 10-3. Thay đổi này làm cho đô la lên giá hay giảm giá? Còn tiền đồng thì sao? EVND/USD S B 0 16.400 A 16.100 D1 D0 0 QUSD 150 165 Hình 10-3 Tăng cầu đôla Câu trả lời đúng là một sự tăng trong cầu đối với đôla sẽ làm cho đồng đôla lên giá. Như các bạn thấy từ Hình 10-3, giá tính bằng đồng của đôla tăng từ 16.100 đồng lên 16.400 đồng. Đôla phải có giá trị hơn (lên giá) bởi vì bây giờ một đôla đổi được nhiều đồng hơn. Ngược lại, tiền đồng giảm giá trị vì phải chi nhiều đồng hơn trước đây mới mua được 1 đôla. Sự thay đổi trong mức giá chung Thay vì giá của một mặt hàng xuất khẩu thay đổi, bây giờ chúng ta giả thiết có sự thay đổi giá của mọi hàng hóa do nền kinh tế đang trải qua lạm phát. Khi đó, mức giá chung của hàng Việt Nam sẽ thay đổi một cách tương đối so với mức giá chung của các đối tác thương mại. Trong mô hình đơn giản chỉ có hai nước, Mỹ sẽ đóng vai trò là thế giới còn lại. EVND/USD S1 B S0 16.600 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC 16.100 A D Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh t1ế mở 10 D0
  5. ảnh hưởng tới tỷ giá ra sao sẽ tùy thuộc vào số tiền mà người Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam lớn hơn hay nhỏ hơn số tiền mà người Việt Nam muốn đầu tư vào Mỹ. Đồng đôla Mỹ sẽ giảm giá nếu cung về đôla Mỹ tăng nhiều hơn cầu về đôla Mỹ. Ngược lại, đồng đôla Mỹ sẽ lên giá nếu cầu về đôla Mỹ tăng nhiều hơn cung về đôla Mỹ. Thông thường, nếu đầu tư trở nên hấp dẫn hơn ở Việt Nam, thì người Việt Nam sẽ quyết định nắm giữ nhiều tài sản trong nước hơn là đầu tư ra nước ngoài và do đó đường cầu về đôla sẽ dịch chuyển sang bên trái. Đồng thời, người Mỹ sẽ quyết định đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và đường cung đôla sẽ dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ giảm: đồng đôla Mỹ sẽ yếu hơn trong khi tiền đồng của Việt Nam sẽ trở nên mạnh hơn. Đầu cơ Một nhân tố quan trọng quyết định tỷ giá hối đoái là hoạt động đầu cơ. Cầu một về loại tài sản phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng mà tài sản đó có thể bán được trong tương lai. Tiền ở bất kỳ nước nào cũng là một loại tài sản. Nếu người Việt Nam tin rằng trong tương lai đồng đôla Mỹ sẽ lên giá tương đối so với tiền đồng của Việt Nam, thì hiện tại họ có thể sẽ muốn giữ nhiều đôla Mỹ hơn. Ví dụ, xét điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hiện hành là 16.100 đồng đổi một đôla. Một nhà đầu tư tin rằng đôla sẽ tăng giá, ông ta dự tính vào cuối tháng nó sẽ đổi được 17.000 đồng, và vì vậy nhà đầu tư này sẽ giữ đồng đôla nhiều hơn. Tại sao anh ta lại làm như vậy? Bằng cách chi 161.000.000, anh ta có thể mua 10.000 đôla Mỹ. Vào cuối tháng, anh ta có thể đổi số tiền này để lấy 170.000.000 đồng, và anh ta thu được lợi tức là 5,6% trên số vốn bỏ ra. Nếu mọi người cùng nhận thức và quyết định như anh ta thì đường cầu về đôla sẽ dịch chuyển mạnh sang bên phải. Kết quả là đồng đôla Mỹ sẽ lên giá một cách tương đối so với tiền đồng Việt Nam. Ngược lại, nếu mọi người cho rằng đồng đôla Mỹ sẽ trở nên yếu hơn trong tương lai, thì việc đầu tư vào tài sản định danh bằng đôla Mỹ sẽ trở nên ít hấp dẫn hơn. Cầu về đôla Mỹ sẽ giảm làm cho đồng đôla Mỹ giảm giá so với đồng Việt Nam ngay trong hiện tại. III. Quản lý tỷ giá hối đoái Hệ thống tỷ giá hối đoái hoàn toàn thả nổi mà chúng ta mô tả ở trên có ưu điểm là linh hoạt và dễ thích ứng với môi trường quốc tế và trong nước thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của hệ thống đó là những dao động thường xuyên của tỷ giá hối đoái gây thêm những bất trắc và rủi ro cho các giao dịch thương mại và tài chính quốc tế và qua đó hạn chế một phần sự tăng trưởng của những giao dịch đó. Chính vì vậy, các ngân hàng trung ương ở nhiều nước đã nỗ lực “quản lý” tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp cực đoan, các giới chức tiền tệ đã tìm cách triệt tiêu hoàn toàn những dao động hàng ngày trên thị trường ngoại hối bằng cách cố định tỷ giá hối đoái ở một mức nhất định đã được công bố trước. Trong các trường hợp khác, họ đã chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng giá hay giảm giá động nội tệ so với mức cân bằng thị trường để hướng tới các mục tiêu cụ thể trong mỗi thời kỳ. 1. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 12
  6. sẽ lên giá mạnh, thì họ dự tính sẽ bị lỗ vốn nếu giữ VND. Phản ứng tốt nhất của họ là bán tháo các tài sản định danh bằng VND trước khi tỷ giá cố định bị dỡ bỏ. Đường cầu về USD sẽ dịch chuyển mạnh sang bên phải, làm nới rộng chênh lệch giữa tỷ giá cố định và tỷ giá cân bằng. Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng Nhà nước bây giờ cần phải dịch chuyển đường cung sang bên phải nhiều hơn trước bằng cách bán nhiều đôla Mỹ ra thị trường. Chênh lệch giữa cầu và cung về đôla Mỹ tại mức giá cố định trở nên rất lớn. Cuối cùng, ngân hàng Nhà nước có thể buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và để cho đồng Việt Nam giảm giá. Khi ngân hàng Nhà nước công bố sẽ có một mức tỷ giá mới cao hơn (nhiều đồng nội tệ hơn đổi một đôla) trong hệ thống tỷ giá cố định, điều này được gọi là phá giá tiền tệ. Một luận điểm quan trọng ủng hộ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cho rằng nó làm giảm rủi ro liên quan đến những dao động của tỷ giá. Nhiều nhà kinh tế tỏ ra lo ngại về sự biến động mạnh của tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái đã biến động rất mạnh cả trong ngắn hạn lẫn trong những khoảng thời gian dài hơn. Một nguyên nhân quan trọng là do sự thay đổi lớn trong kỳ vọng. Như đã đề cập ở trên, tiền cũng là tài sản. Do đó giá trị của tỷ giá hôm nay phụ thuộc vào điều mà các nhà đầu tư dự tính về tỷ giá vào năm sau. Do vậy, sự ổn định của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào sự ổn định trong kỳ vọng của các nhà đầu tư. Ví dụ, khi đồng nội tệ yếu hơn, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dự tính nó sẽ tăng giá. Trong trường hợp đó, khi giá trị của đồng nội tệ giảm, lợi tức kỳ vọng từ việc giữ đồng nội tệ tăng bởi vì các nhà đầu tư tin rằng dường như nó sẽ tăng giá và họ sẽ thu được khoản lãi vốn khi đồng nội tệ lên giá trên thực tế. Trong trường hợp này, kỳ vọng giúp bình ổn thị trường bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể hạn chế sự sụt giảm giá trị của đồng nội tệ bằng cách mua nó khi nó giảm giá. Tuy nhiên nếu khi đồng nội tệ mất giá và nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng nó sẽ tiếp tục trượt dốc, thì họ sẽ không sẵn sàng đầu tư vào tài sản của quốc gia khi đồng nội tệ giảm giá trị. Trong trường hợp này, sự suy giảm ban đầu trong giá trị của đồng nội tệ thực ra làm dịch chuyển đường cầu về ngoại tệ ra phía ngoài, tiếp tục làm đồng nội tệ giảm giá trị. Bất kể nguyên nhân là gì và bản chất của kỳ vọng lên quan đến sự thay đổi tương lai ra sao, thì sự dao động mạnh của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng rủi ro cho các hoạt động kinh doanh quốc tế và do vậy ngăn cản các doanh nghiệp và các nước khai thác các lợi thế tương đối của mình. Nếu đồng nội tệ tăng giá mạnh, các nhà xuất khẩu đột ngột nhận thấy thị trường cho các sản phẩm của mình bị thu hẹp, chỉ trừ khi họ giảm giá mạnh; trong cả hai trường hợp lợi nhuận của họ đều bị giảm đáng kể. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất cho thị trường trong nước cũng phải đối mặt với rủi ro lớn khi tỷ giá hối đoái biến động. Thị trường Việt Nam có thể sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc nếu như đồng Việt Nam lên giá so với đồng nhân dân tệ; một lần nữa, họ sẽ hoặc phải giảm lượng hàng bán ra hoặc phải giảm giá; và trong cả hai trường hợp, lợi nhuận đều giảm. Có một số cách mà các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể giảm được rủi ro liên quan đến sự biến động của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, khoảng từ 3 đến 6 tháng. Xét một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Doanh NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 14
  7. giá hối đoái thả nổi với sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Chính vì vậy sử dụng hệ thống này có thể phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những yếu điểm của hai hệ thống: thả nổi và cố định. Hệ thống này cũng thường được coi là sự mô tả tốt nhất về chế độ tỷ giá hối đoái mà hiện tại đa số các quốc gia đang theo đuổi. IV. Tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Tỷ giá có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều biến số kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế mở như lạm phát, cán cân thương mại và tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) thường khuyến nghị phá giá2 đồng nội tệ khi một nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế với lập luận cho rằng phá giá sẽ làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng trên thị trường trong nước và giá của hàng hoá xuất khẩu giảm trên thị trường quốc tế. Cả hai tác động này đều cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào các ngành sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn so với hàng nhập khẩu, và nguồn lực cũng sẽ được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm đi, làm cho cán cân thương mại của nước phá giá được cải thiện và làm tăng tổng cầu. Nếu như nền kinh tế còn các nguồn lực chưa được sử dụng, thì đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Kết quả là sản lượng sẽ tăng và thất nghiệp sẽ giảm, nhưng đồng thời mức giá cũng có xu hướng tăng3. P AS0 B P1 A P 0 AD1 AD 0 O Y Y0 Y1 Hình 10-6 Tác động của phá giá đến tổng cầu, mức giá và sản lượng Tuy nhiên, có một số điểm cần chú ý về tác động của phá giá đến cán cân thương mại: - Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng. Cần phải có thời gian để người tiêu dùng ở cả nước phá giá lẫn thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước môi trường cạnh tranh thay đổi. Chuyển từ tiêu dùng hàng nhập khẩu sang hàng sản xuất trong nước nhất định cần phải có thời gian vì người tiêu dùng trong nước khi 2 Thuật ngữ phá giá thường được sử dụng để nói tới bất kỳ hiện tượng giảm giá danh nghĩa nào của đồng nội tệ một cách có chủ ý và với mức độ đáng kể. 3 Thực tế cho thấy lạm phát thường đi cùng với phá giá. Mức giá chung tăng không chỉ do tổng cầu tăng mà chủ yếu do giá các đầu vào nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất và dịch chuyển đường tổng cung sang bên trái. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 16
  8. bằng một khoản thâm hụt trong tài khoản vốn và ngược lại. ƒ Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu tại mức tỷ giá cố định được công bố trước. Khi đó, một khoản thặng dư hay thâm hụt trong cán cân thanh toán cần được cân đối bằng một khoản tài trợ chính thức. ƒ Trong một nền kinh tế mở, xuất khẩu ròng là một thành tố của tổng cầu. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực tế. Việc đồng nội tệ giảm giá thực tế sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm tăng tổng cầu và cho phép sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 18