Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 3: Hệ số co giãn và ứng dụng

Khi phân tích các yếu tố quyết định cầu trong chương 4, chúng ta đã thấy rằng cầu về một
hàng hóa nào đó của người mua cao hơn nếu giá của nó thấp hơn, thu nhập của họ cao hơn,
giá của những hàng hóa thay thế cao hơn, hoặc giá của những hàng hóa bổ sung cho nó thấp
hơn. Phân tích này mới chỉ mang tính chất định tính, chứ chưa phải là định lượng. Nghĩa là
chúng ta mới phân tích về hướng thay đổi của lượng cầu, chứ chưa phân tích quy mô thay
đổi. Để tính toán quy mô thay đổi của cầu trước những thay đổi của các yếu tố quyết định nó,
các nhà kinh tế sử dụng khái niệm hệ số co giãn. 
pdf 19 trang xuanthi 28/12/2022 1300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 3: Hệ số co giãn và ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_3_he_so_co_gian_va_u.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 3: Hệ số co giãn và ứng dụng

  1. nhân. Song dựa vào kinh nghiệm, chúng ta có thể nêu ra một vài nguyên tắc chung về các yếu tố quyết định hệ số co giãn giá của cầu. Hàng thiết yếu và hàng xa xỉ. Cầu thường không co giãn theo giá cả đối với hàng hóa thiết yếu, nhưng lại co giãn đối với hàng xa xỉ. Khi giá của dịch vụ khám bệnh tăng, mọi người không giảm đáng kể số lần đi khám bệnh, mặc dù họ có thể đi khám ít hơn đôi chút. Ngược lại, khi giá du thuyền tăng, lượng cầu về du thuyền giảm đáng kể. Lý do là hầu hết mọi người đều coi việc đi khám bệnh là dịch vụ thiết yếu, còn du thuyền là một mặt hàng xa xỉ. Tất nhiên, việc một hàng hóa được coi là thiết yếu hay xa xỉ không phụ thuộc vào các thuộc tính cố hữu của nó, mà tùy thuộc vào sở thích của người mua nó. Ví dụ một thủy thủ không có vấn đề gì về sức khỏe có thể coi du thuyền là hàng thiết yếu và cầu của anh ta không co giãn, còn khám bệnh là hàng xa xỉ và cầu của anh ta lại co giãn. Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần. Những hàng hóa có hàng thay thế gần thường có cầu co giãn mạnh hơn, vì người mua rất dễ dàng chuyển từ việc sử dụng chúng sang các hàng hóa khác. Ví dụ, bơ động vật và bơ thực vật là hai loại hàng hóa dễ thay thế cho nhau. Nếu giá bơ thực vật không thay đổi, mức tăng nhỏ của giá bơ động vật có thể dẫn tới sự giảm sút đáng kể của lượng bơ động vật bán ra. Ngược lại, do trứng là loại thực phẩm không có hàng hóa thay thế, nên cầu về trứng có thể ít co giãn hơn so với cầu về bơ động vật. Định nghĩa về thị trường. Hệ số co giãn của cầu trên bất kỳ thị trường nào cũng phụ thuộc vào cách xác định phạm vi của thị trường đó. Những thị trường có phạm vi hẹp thường có cầu co giãn mạnh hơn so với thị trường có phạm vi rộng, bởi vì người ta dễ tìm được hàng hóa thay thế gần gũi cho những hàng hóa có phạm vi hẹp. Ví dụ thực phẩm, một nhóm hàng rộng, có cầu tương đối ít co giãn vì không có hàng thay thế gần gũi. Kem là một mặt hàng hẹp hơn nên có cầu co giãn mạnh hơn vì người ta dễ dàng tìm được loại thức ăn tráng miệng khác thay cho kem. Kem va ni là một mặt hàng hẹp hơn nữa, nên cầu về nó co giãn rất mạnh, do các hương vị khác của kem hầu như có thể thay thế hoàn hảo cho va ni. Giới hạn thời gian. Hàng hóa thường có cầu co giãn hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Khi giá xăng tăng, cầu về xăng giảm chút ít trong một vài tháng đầu. Nhưng về lâu về dài, người ta mua những loại xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc chuyển nhà về gần nơi làm việc hơn. Trong vòng vài năm, cầu về xăng giảm đáng kể. Tính toán hệ số co giãn giá của cầu Sau khi phân tích khái niệm hệ số co giãn giá của cầu theo ý nghĩa chung, bây giờ chúng ta xem xét kỹ hơn về cách tính toán nó. Các nhà kinh tế tính hệ số co giãn giá của cầu bằng cách lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá. Nghĩa là: Phần trăm thay đổi của lượng Hệ số co giãn theo giá của cầu = ầ Phần trăm thay đổi của giá Giả sử sự gia tăng 10 phần trăm của giá một cốc kem làm cho lượng kem mà bạn mua giảm 20 phần trăm. Chúng ta tính toán hệ số co giãn giá của cầu trong trường hợp này như sau: Hệ số co giãn của cầu = 20 phần trăm /10 phần trăm = 2 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 2
  2. Các dạng đường cầu khác nhau Các nhà kinh tế phân loại đường cầu theo hệ số co giãn của chúng. Cầu được coi là co giãn khi hệ số co giãn lớn hơn 1, tức khi lượng cầu thay đổi với tỷ lệ lớn hơn so với giá. Cầu được coi là không co giãn khi hệ số co giãn nhỏ hơn 1, tức khi lượng cầu thay đổi với tỷ lệ nhỏ hơn so với giá. Nếu hệ số co giãn đúng bằng 1, tức khi lượng cầu thay đổi cùng một tỷ lệ với giá, cầu được coi là co giãn đơn vị. Do hệ số co giãn giá của cầu phản ánh mức độ phản ứng của lượng cầu đối với những thay đổi trong giá cả, nên nó có quan hệ chặt chẽ với độ dốc của đường cầu. Nguyên tắc may rủi sau đây là một chỉ dẫn rất hữu ích: đường cầu đi qua một điểm nhất định càng phẳng (tức càng ít dốc), thì hệ số co giãn giá của cầu tại điểm đó càng lớn; ngược lại đường cầu đi qua một điểm nhất định càng dốc, thì hệ số co giãn giá của cầu càng nhỏ. Hình 5-1 nêu ra 5 tình huống. Trong tình huống cực đoan với hệ số co giãn bằng 0, cầu hoàn toàn không co giãn và đường cầu có dạng thẳng đứng. Trong trường hợp này, bất kể giá thay đổi như thế nào, lượng cầu vẫn hoàn toàn không thay đổi. Khi hệ số co giãn tăng, đường cầu ngày càng phẳng hơn. Tại điểm cực đoan ngược lại với tình huống thứ nhất, cầu hoàn toàn co giãn khi hệ số co giãn giá của cầu tiến tới vô hạn và đường cầu trở nên nằm ngang. Đường cầu này phản ánh thực tế là sự thay đổi rất nhỏ của giá cũng dẫn tới sự thay đổi cực lớn của lượng cầu. Cuối cùng, nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thuật ngữ co giãn và không co giãn, bạn có thể sử dụng thủ thuật sau: các đường cầu không co giãn trông giống chữ cái I như trong phần (a) của hình 1, còn các đường cầu co giãn trông giống chữ E trong phần (e). Đây không phải là một nhận thức sâu sắc, nhưng nó giúp bạn vượt qua được kỳ kiểm tra. (a) Cầu hoàn toàn không co (b) Cầu không co giãn: Hệ số giãn: hệ số co giãn bằng 0 co giãn nhỏ hơn 1 Giá Giá Cầu 1. Giá 5$ 1. Giá 5$ tăng tăng 4$ 4$ 22% Cầu 100 Lượng 90 100 Lượng 2. làm giảm lượng cầu đi 11% 2. không làm thay đổi lượng cầu NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 4
  3. cầu co giãn, nên sự giảm sút của lượng cầu lớn hơn mức gia tăng của giá cả. Nghĩa là sự gia tăng giá cả làm cho tổng doanh thu PxQ giảm, vì mức giảm của Q lớn hơn mức tăng của P. Giá $4 P PxQ = 400$ (Doanh thu) Cầu 100 Lượng Hình 2. Tổng doanh thu. Lượng tiền do người mua trả và người bán nhận được dưới dạng doanh thu bằng diện tích của hình chữ nhật nằm dưới đường cầu, tức PxQ. Ở đây, tại mức giá bằng 4 đô la, lượng cầu bằng 100 và tổng doanh thu bằng 400 đô la. Giá Giá 3$ Doanh thu 1$ Doanh thu = 100$ = 240$ 100 Lượng 80 Lượng Hình 3. Tổng doanh thu thay đổi thế nào khi giá thay đổi: Đường cầu không co giãn. Với đường cầu không co giãn, sự gia tăng giá cả dẫn đến sự suy giảm của cầu với tỷ lệ nhỏ hơn. Do đó, tổng doanh thu (bằng tích của giá và lượng) tăng. Ở đây sự gia tăng giá cả từ 1đô la lên 3 đô la làm lượng cầu giảm từ 100 xuống 80, do đó tổng doanh thu tăng từ 100 đô la lên 240 đô la. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 6
  4. 3 đô la và 4 đô la, cầu co giãn đơn vị và tổng doanh thu tại hai mức giá bằng nhau. Giá $ 7 6 Hệ số co giãn lớn hơn 1 5 4 3 Hệ số co giãn 2 nhỏ hơn 1 1 2 4 6 8 10 12 14 Lượng Hình 5. Đường cầu tuyến tính. Độ dốc của đường cầu tuyến tính không đổi, nhưng hệ số co giãn lại thay đổi. Tổng doanh Phần trăm thay Phần trăm thay Hệ số co Giá Lượng thu (Giá x đổi của lượng Mô tả bằng lời đổi của giá cả giãn Lượng) cầu 0 đô la 14 0 đô la 1 12 12 200% 15% 0.1 Không co giãn 2 10 20 67 18 0.3 Không co giãn 3 8 24 40 22 0.6 Không co giãn 4 6 24 29 29 1.0 Co giãn đơn vị 5 4 20 22 40 1.8 Co giãn 6 2 12 18 67 3.7 Co giãn 7 0 0 15 200 13.0 Co giãn Bảng 1. Tính hệ số co giãn của một đường cầu tuyến tính. Chú ý: Hệ số co giãn ở đây được tính theo phương pháp trung điểm. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: ĐỊNH GIÁ VÉ VÀO THAM QUAN VIỆN BẢO TÀNG Giả sử bạn là giám đốc một viện bảo tàng nghệ thuật. Anh trưởng phòng tài chính nói với bạn rằng viện bảo tàng sắp hết tiền và đề nghị bạn tăng giá vé vào tham quan bảo tàng để tăng doanh thu. Khi đó bạn sẽ làm gì? Bạn tăng hay giảm giá vé vào tham quan bảo tàng? Câu trả lời phụ thuộc vào hệ số co giãn giá của cầu. Nếu cầu về vé tham quan bảo tàng không co giãn, thì việc tăng giá vé sẽ làm tăng doanh thu. Nhưng nếu cầu co giãn, thì biện pháp tăng giá vé sẽ làm lượng khách tham quan giảm nhiều đến mức tổng doanh thu bị giảm. Trong trường hợp này, bạn nên giảm giá vé. Lượng khách tham quan sẽ tăng lên nhiều đến mức làm NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 8
  5. lại, những hàng bổ sung như máy vi tính và phần mềm có hệ số co giãn chéo âm do sự gia tăng giá máy vi tính làm giảm lượng cầu về phần mềm. Kiểm tra nhanh: Hãy xác định hệ số co giãn giá của cầu! Hãy giải thích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và hệ số co giãn giá của cầu! HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CUNG Sau khi đã phân tích các yếu tố quyết định cung trong chương 4, chúng ta thấy rằng người bán sẽ tăng lượng cung về một hàng hóa nào đó khi giá của nó tăng, khi giá đầu vào của họ giảm, hoặc khi công nghệ được cải thiện. Để chuyển từ phân tích định tính sang phân tích định lượng về cung, chúng ta lại sử dụng khái niệm hệ số co giãn. Hệ số co giãn giá của cung và các yếu tố quyết định nó Luật cung nói rằng giá cao hơn làm tăng lượng cung. Hệ số co giãn giá của cung cho biết mức độ phản ứng của lượng cung trước những thay đổi của giá. Cung về một hàng hóa được coi là co giãn nếu lượng cung thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi của giá cả. Cung được coi là không co giãn nếu lượng cung chỉ thay đổi chút ít khi giá thay đổi. Hệ số co giãn giá của cung phụ thuộc vào khả năng linh hoạt của người bán trong việc thay đổi lượng hàng hóa mà họ sản xuất. Ví dụ đất đai bên bờ biển có cung không co giãn do người ta không thể sản xuất thêm loại hàng hóa này. Ngược lại, các hàng hóa công nghiệp như sách, xe ô tô, ti vi có cung co giãn do các doanh nghiệp sản xuất ra chúng có thể điều hành nhà máy của mình để sản xuất nhiều hơn khi giá cả cao hơn. Trên phần lớn các thị trường, một yếu tố then chốt quyết định hệ số co giãn giá của cung là khoảng thời gian nghiên cứu. Trong dài hạn, cung thường co giãn nhiều hơn so với trong ngắn hạn. Trong khoảng thời gian ngắn, các doanh nghiệp không thể dễ dàng thay đổi quy mô nhà máy để thay đổi quy mô sản xuất. Do vậy, trong ngắn hạn cung không nhạy cảm lắm với giá. Ngược lại trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể mở thêm nhà máy mới hoặc đóng cửa một số nhà máy cũ. Ngoài ra, các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường và một số doanh nghiệp cũ đóng cửa. Do đó trong dài hạn, lượng cung phản ứng đáng kể với sự thay đổi của giá. Tính toán hệ số co giãn giá của cung Sau khi đã nắm được một vài ý tưởng về hệ số co giãn giá của cung, chúng ta hãy phân tích kỹ hơn. Các nhà kinh tế tính toán hệ số co giãn giá của cung bằng cách lấy phần trăm thay đổi của lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của giá cả. Nghĩa là: Giả sử sự gia tăng giá sữa từ 2,85 đô la lên 3,15 đô la một thùng làm tăng lượng sữa của nhà sản xuất sữa từ 9000 lên 11.000 thùng mỗi tháng. Áp dụng phương pháp trung điểm, chúng ta tính được phần trăm thay đổi của giá như sau: Phần trăm thay đổi của giá = (3,15 - 2,85)/3 x 100 = 10% Tương tự, chúng ta tính được phần trăm thay đổi của lượng cung: Phần trăm thay đổi của lượng cung = ( 11000 - 9000 )/10000x100 = 20% Trong trường hợp này, hệ số co giãn giá của cung: Hệ số co giãn giá của cung = 20%/10% = 2,0 Hệ số co giãn giá của cung bằng 2 cho chúng ta biết lượng cung thay đổi với tỷ lệ lớn gấp hai lần so với tỷ lệ thay đổi của giá cả. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 10
  6. d) Cung co giãn : Hệ số co giãn lớn hơn 1 Giá Giá Cung Cung 1. Giá 5$ 1. Giá 5$ tăng tăng 22% 4$ 22% 4$ 100 200 Lượng 100 125 Lượng 2. làm cung tăng 67% 2. làm lượng cung tăng 22% (e) Cung hoàn toàn co giãn: hệ số co giãn bằng vô cùng Giá 1. Tại mức giá cao hơn 4$, lượng cung bằng vô cùng. Cầu 4 2. Giá bằng 4$, người bán sẽ cung bất kỳ lượng nào Lượng Hình 6. Hệ số co giãn giá của cung. Hệ số co giãn giá của cung quyết định đường cung dốc hay phẳng. Hãy chú ý rằng tất cả các mức phần trăm thay đổi đều được tính bằng phương pháp trung điểm. Giá 15 Hệ số co giãn nhỏ hơn 1 12 Hệ số co giãn lớnhơn1 4 3 100 200 500525 Q NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 12
  7. Giá S1 S2 2. dẫn đến 3$ 1. Khi cầu không co giá giảm giãn, sự tăng lên của nhiều 2$ cung Cầu 100 110 Lượng 3. và sự gia tăng của lượng bán với tỷ lệ nhỏ hơn. Kết quả là tổng doanh thu giảm từ 300 $ xuống 220$. Hình 8. Sự gia tăng của cung trên thị trường lúa mỳ. Khi một tiến bộ công nghệ trong ngành nông nghiệp làm tăng cung về lúa mỳ từ S1 lên S2, giá lúa mì sẽ giảm. Do cầu về lúa mì không co giãn, nên sản lượng tăng từ 100 lên 110, nhỏ hơn tỷ lệ giảm giá từ 3 đô la xuống 2 đô la. Kết quả là tổng doanh thu của người nông dân giảm từ 300 đô la (3 đô la x 100) xuống 220 đô la (2 đô la x 110). Phát minh này có làm lợi cho người nông dân không? Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem tổng doanh thu của người nông dân bị ảnh hưởng như thế nào. Tổng doanh thu của người nông dân bằng PxQ, tức bằng giá lúa mỳ nhân với lượng lúa mỳ bán ra. Phát minh này tác động đến người nông dân theo hai cách mâu thuẫn nhau. Giống mới cho phép người nông dân sản xuất nhiều hơn (Q tăng) nhưng họ phải bán ở mức giá thấp (P giảm). Việc tổng doanh thu tăng hay giảm phụ thuộc vào hệ số co giãn của cầu. Trên thực tế, cầu về các loại lương thực cơ bản như lúa mỳ thường không co giãn, vì những hàng hóa này thường rẻ và có ít hàng hóa thay thế gần gũi. Khi đường cầu không co giãn như trong hình 8, thì sự giảm sút của giá sẽ làm giảm tổng doanh thu. Bạn có thể thấy rõ điều đó trong hình vẽ: giá lúa mỳ giảm đáng kể trong khi lượng lúa mỳ chỉ tăng chút ít. Tổng doanh thu giảm từ 300 đô la xuống 220 đô la. Do đó, việc phát minh ra giống lúa mới làm cho tổng doanh thu từ việc bán lúa mỳ của nông dân giảm. Nếu người nông dân bị thiệt do phát minh về giống lúa mới này, tại sao họ vẫn sử dụng nó? Lời giải đáp cho câu hỏi này đụng chạm đến vấn đề cốt lõi trong phương thức vận hành của thị trường cạnh tranh. Do mỗi người nông dân chỉ là một thành phần nhỏ trên thị trường lúa mỳ, nên họ coi giá lúa mỳ là cho trước. Tại mỗi mức giá lúa mỳ cho trước, việc sử dụng giống mới vẫn có lợi vì họ sản xuất và bán được nhiều lúa mỳ hơn. Tuy nhiên, khi tất cả nông dân đều ứng dụng phát minh này, thì cung về lúa mỳ trên thị trường tăng, giá lúa mỳ giảm và người nông dân bị thiệt. Mặc dù khi mới nghe qua, ví dụ này chỉ có tính giả thuyết, nhưng trên thực tế nó có tác dụng lớn trong việc lý giải một thay đổi lớn trong nền kinh tế Mỹ trong suốt thế kỷ qua. Hai trăm năm trước đây, hầu hết người Mỹ sống dựa vào nghề nông. Kiến thức về phương pháp canh tác vẫn còn sơ khai đến mức hầu hết chúng ta phải làm nghề nông để có đủ thực phẩm. Tuy nhiên theo thời gian, những tiến bộ trong phương pháp canh tác đã làm tăng lượng thực phẩm mà mỗi nông dân có thể sản xuất ra. Sự gia tăng này của cung về thực phẩm cùng với cầu về NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 14
  8. Tình hình sẽ rất khác trong dài hạn. Trong dài hạn, các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài khối OPEC phản ứng với mức giá cao bằng cách tăng sản lượng dầu khai thác và xây dựng thêm các cơ sở khai thác mới. Người mua phản ứng bằng cách thay những chiếc xe cũ ngốn nhiều xăng bằng những chiếc xe mới tiết kiệm nhiên liệu hơn. Do đó như phần (b) của hình 9 cho thấy, cả đường cung và cầu dài hạn đều co giãn hơn. Trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường cung từ S1 đến S2 chỉ gây ra sự gia tăng nhẹ của giá cả. Phân tích trên cho thấy tại sao OPEC lại thành công trong việc duy trì giá cao trong ngắn hạn. Khi các nước thành viên OPEC thống nhất giảm sản lượng dầu khai thác, họ đã làm dịch chuyển đường cung sang bên trái. Khi đó cho dù mỗi nước thành viên OPEC bán ít dầu hơn, sự gia tăng mạnh mẽ của giá cả trong ngắn hạn vẫn làm thu nhập của họ tăng. Ngược lại trong dài hạn, khi cung và cầu co giãn mạnh hơn, cung vẫn giảm một lượng như vậy, nhưng giá cả lại tăng ít hơn nhiều. Do đó, biện pháp cắt giảm cung do khối OPEC phối hợp thực hiện đem lại mức lợi nhuận thấp hơn trong dài hạn. (a) Thị trường dầu trong ngắn hạn Giá dầu S2 S1 1. Trong ngắn hạn, khi P2 cung và cầu đều không co giãn, sự dịch chuyển của 2 dẫn đến P1 cung sẽ giá tăng mạnh Cầu Lượng dầu (b) Thị trường dầu trong dài hạn 1. Trong dài hạn, khi cung và cầu Giá đều co giãn, sự dịch chuyển của dầu cung sẽ S2 S1 P2 2 dẫn đến P1 giá tăng rất ít Cầu Lượng dầu Hình 9. Sự giảm sút của cung trên thị trường dầu mỏ thế giới. Khi cung về dầu mỏ giảm, sự phản ứng của thị trường phụ thuộc vào độ dài thời gian. Trong ngắn hạn, cung và cầu đều tương đối không co giãn, như trong phần (a). Do đó, khi đường cung dịch chuyển từ S1 đến S2, giá tăng đáng kể. Ngược lại trong dài hạn, cung và cầu đều tương đối co giãn như trong phần (b). Trong trường hợp này, sự dịch chuyển của đường cung với mức độ như ở phần (a) chỉ gây ra sự gia tăng nhẹ của giá cả. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 16
  9. Giá Giá ma S2 S1 1. Giáo dục ma túy làm ma giảm cầu về ma túy túy 1. Biện túy pháp cấm Cung P2 ma túy làm P1 giảm cung P 1 2 dẫn P2 đến giá Cầu 2 dẫn D2 D1 tăng đến giá giảm Q2 Q1 Lượng ma túy Q2 Q1 Lượng ma túy và làm giảm lượng bán và làm giảm lượng bán Hình 10. Chính sách cắt giảm mức sử dụng ma túy bất hợp pháp. Biện pháp cấm ma túy làm giảm cung về ma túy từ S1 đến S2 như trong phần (a). Nếu cầu về ma túy không co giãn, thì tổng số tiền mà các con nghiện phải trả tăng ngay cả khi lượng tiêu thụ giảm. Ngược lại, biện pháp giáo dục ma túy làm giảm cầu về ma túy từ D1 đến D2 như trong phần (b). Vì cả giá và lượng đều giảm, nên tổng số tiền mà các con nghiện phải trả giảm. Vì tác động tiêu cực của biện pháp cấm ma túy, nên một số nhà phân tích đề xuất những biện pháp khác để xử lý vấn đề ma túy. Thay vì cố gắng giảm lượng cung ma túy, các nhà hoạch định chính sách nên cố gắng cắt giảm cầu về ma túy bằng cách thực hiện chính sách giáo dục ma túy. Chính sách giáo dục ma túy thành công sẽ có tác động như trong phần (b) của hình 5-10. Đường cầu dịch chuyển sang trái từ D1 đến D2. Kết quả là lượng cung giảm từ Q1 xuống Q2 và giá giảm từ P1 xuống P2. Tổng doanh thu, tức giá nhân với lượng cũng giảm. Như vậy, ngược với biện pháp cấm ma túy, chính sách giáo dục ma túy có thể làm giảm cả việc sử dụng ma túy lẫn các vụ phạm tội liên quan đến ma túy. Những người chủ trương cấm ma túy cho rằng tác động của chính sách này khác nhau trong dài hạn và ngắn hạn do hệ số co giãn phụ thuộc nhiều vào độ dài thời gian. Cầu về ma túy không co giãn trong ngắn hạn do giá cao không tác động mạnh tới việc dùng ma túy của các con nghiện. Nhưng cầu có thể co giãn mạnh hơn trong dài hạn do giá cao có thể hạn chế cầu dùng ma túy và sẽ có ít con nghiện hơn. Trong trường hợp này, biện pháp cấm ma túy có thể làm tăng các vụ phạm tội trong ngắn hạn, nhưng lại làm giảm chúng trong dài hạn. Kiểm tra nhanh: Một vụ hạn hán phá hủy một nửa vụ thu hoạch của tất cả các loại nông sản có tốt cho người nông dân không? Nếu một vụ hạn hán như vậy là tốt thì tại sao nông dân không tự phá vụ mùa của mình khi không có hạn hán? KẾT LUẬN Một câu châm ngôn cổ nói rằng con vẹt cũng có thể trở thành nhà kinh tế chỉ đơn giản bằng cách nói ra câu “cung cầu”. Hai chương cuối này có lẽ đã làm cho bạn cảm thấy câu nói trên khá đúng. Các công cụ cung và cầu cho phép bạn phân tích nhiều sự kiện và chính sách quan trọng đối với nền kinh tế. Bây giờ bạn đã có sự khởi đầu tốt trên con đường trở thành một nhà kinh tế (hay ít ra cũng như con vẹt được dạy dỗ cẩn thận). NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 18