Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ

Để phân tích ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát giá cả đối với các kết cục thị trường, một
lần nữa chúng ta lại xem xét thị trường kem. Như chúng ta đã thấy trong chương 4, nếu kem
được bán trên thị trường cạnh tranh, không có sự can thiệp của chính phủ, thì giá kem sẽ điều
chỉnh để cân bằng cung và cầu: Tại mức giá cân bằng, lượng kem mà người mua muốn mua
đúng bằng lượng kem mà người bán muốn bán. Cụ thể, chúng ta giả sử giá cân bằng là 3 đô
la một chiếc kem. 
pdf 17 trang xuanthi 28/12/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_4_cung_cau_va_chinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ

  1. nhóm này đều vận động chính phủ thông qua một đạo luật nhằm thay đổi kết cục thị trường bằng cách kiểm soát giá cả trực tiếp. Tất nhiên, do người mua bất kỳ hàng hóa nào cũng muốn có giá thấp hơn trong khi người bán lại muốn bán với giá cao hơn, cho nên lợi ích của hai nhóm người này xung đột nhau. Nếu nhóm người ăn kem thành công trong việc vận động hành lang, chính phủ sẽ thông qua một mức giá tối đa cho kem, gọi là trần giá. Nếu nhóm các nhà sản xuất kem thành công, chính phủ sẽ thông qua một mức giá tối thiểu, gọi là sàn giá. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét ảnh hưởng của các chính sách này. Ảnh hưởng của trần giá tới kết quả hoạt động của thị trường Khi chính phủ áp đặt một mức trần giá cho thị trường kem do bị mủi lòng vì những lời ca thán của người ăn kem, hai kết cục có thể xảy ra. Trong phần (a) của hình 1, chính phủ định mức trần giá là 4 đô la một chiếc kem. Trong trường hợp này, trần giá được coi là không ràng buộc do giá cân bằng cung cầu (3 đô la) thấp hơn trần giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy nền kinh tế về trạng thái cân bằng một cách tự nhiên và trần giá không gây ra ảnh hưởng gì. Phần (b) của hình 1 chỉ ra một khả năng khác thú vị hơn. Trong trường hợp này, chính phủ ấn định trần giá là 2 đô la một chiếc kem. Do giá cân bằng là 3 đô la cao hơn trần giá, nên trần giá này không phải là một điều kiện ràng buộc trên thị trường. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy giá cả về mức giá cân bằng. Nhưng khi giá thị trường đụng vào trần giá, nó không thể tăng cao hơn nữa. Do đó, giá thị trường phải bằng trần giá. Tại mức giá này, lượng cầu về kem (125 chiếc như trong hình vẽ) vượt quá lượng cung về kem (75 chiếc). Do xảy ra tình trạng thiếu hụt kem, nên một số người muốn mua kem ở mức giá cao hơn không mua được kem. Khi tình hình thiếu hụt kem xảy ra do tác động của trần giá, một cơ chế nào đó sẽ tự nhiên phát sinh để phân phối lượng kem này. Cơ chế này có thể là nguyên tắc xếp hàng: Những người mua sẵn sàng đến sớm và chờ đợi sẽ mua được kem, trong khi những người không sẵn sàng chờ đợi không mua được kem. Hoặc người bán có thể phân phối số kem này theo sự thiên vị cá nhân của họ, chẳng hạn chỉ bán cho bạn bè, họ hàng, người cùng dân tộc hay chủng tộc. Cần chú ý rằng mặc dù trần giá được đưa ra nhằm mục đích giúp đỡ người mua kem, nhưng không phải tất cả người mua đều được hưởng lợi từ chính sách này. Một số người được lợi vì được mua kem với giá thấp hơn, nhưng họ phải xếp hàng, trong khi những người khác không mua được một chiếc kem nào. Ví dụ về thị trường kem chỉ ra một nguyên tắc chung: Khi chính phủ áp đặt một trần giá ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ phát sinh và người bán phải phân phối lượng hàng hóa khan hiếm này cho một số lớn người mua tiềm tàng. Các cơ chế phân phối phát sinh dưới tác động của trần giá này hiếm khi đáng mong muốn. Việc xếp hàng dài là không có hiệu quả, vì nó làm mất thời gian của người mua. Sự phân biệt đối xử theo thiên kiến của người bán vừa không hiệu quả (vì hàng hóa không đến được người mua đánh giá nó cao nhất), vừa có khả năng không công bằng. Ngược lại, cơ chế phân phối trong thị trường cạnh tranh tự do vừa có hiệu quả, vừa khách quan. Khi thị trường kem đạt trạng thái cân bằng, bất kỳ ai muốn trả theo giá thị trường đều mua được kem. Thị trường tự do phân phối hàng hóa thông qua giá cả. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 2
  2. (b) Giá trần mang tính ràng buộc của xăng 2. nhưng khi cung giảm Giá xăng S 2 S 1 P2 Giá trần P 4. gây 1 3. giá trần trở ra thiếu nên ràng buộc hụt Cầu 0 QS QD Q1 Lượng xăng Hình 2. Thị trường xăng với trần giá. Phần (a) cho thấy thị trường xăng khi trần giá không ràng buộc bởi vì giá cân bằng P1 thấp hơn trần. Phần (b) cho thấy thị trường xăng sau khi sự gia tăng giá dầu (một đầu vào cho sản xuất xăng) làm dịch chuyển đường cung sang trái từ S1 tới S2. Trong thị trường không bị kiểm soát, giá sẽ tăng từ P1 lên P2. Tuy nhiên, trần giá ngăn cản không cho điều này xảy ra. Tại mức trần giá ràng buộc, người tiêu dùng sẵn sàng mua lượng QD, nhưng người sản xuất xăng chỉ sẵn sàng bán lượng QS. Mức chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung QD - QS chính là lượng xăng bị thiếu hụt. Hình 2 cho biết điều gì đã xảy ra. Như được minh họa trong phần (a), trước khi OPEC làm tăng giá dầu thô, giá cân bằng của xăng là P1, thấp hơn trần giá. Do đó, quy định về giá cả không có tác dụng gì. Tuy nhiên, khi giá dầu thô tăng lên thì tình hình thay đổi. Việc dầu thô lên giá làm tăng chi phí sản xuất xăng và điều này làm giảm cung về xăng. Phần (b) cho thấy, sự dịch chuyển sang trái của đường cung từ S1 tới S2 đã làm tăng giá cân bằng. Trong thị trường không bị kiểm soát, sự dịch chuyển của đường cung này sẽ làm tăng giá xăng cân bằng từ P1 lên P2, và kết quả là không có tình trạng thiếu hụt xăng. Song trần giá đã ngăn cản không cho giá tăng lên đến mức cân bằng. Tại mức trần giá này, các nhà sản xuất chỉ sẵn sàng bán lượng QS và người tiêu dùng sẵn sàng mua lượng QD. Bởi vậy, sự dịch chuyển của đường cung gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng tại mức giá bị kiểm soát. Cuối cùng thì đạo luật về kiểm soát giá xăng cũng bị bãi bỏ. Các nhà làm luật đã hiểu ra rằng họ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc làm cho rất nhiều người Mỹ mất thời gian chờ đợi xếp hàng mua xăng. Hiện nay khi giá dầu thô thay đổi, giá xăng có thể điều chỉnh để làm cho cung và cầu cân bằng nhau. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN Một ví dụ phổ biến của trần giá là chính sách kiểm soát tiền thuê nhà. Tại nhiều thành phố, chính phủ địa phương quy định mức trần cho tiền thuê mà các chủ nhà có thể thu từ người NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 4
  3. Phần (b) của hình 3 minh họa cho thị trường nhà ở trong dài hạn. Khi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà làm cho tiền thuê nhà thấp hơn mức cân bằng, lượng cung về căn hộ giảm, trong khi lượng cầu về căn hộ tăng. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà ở trầm trọng. Ở các thành phố áp dụng chính sách kiểm soát tiền thuê nhà, chủ nhà sử dụng nhiều cơ chế để phân phối nhà. Một vài chủ nhà có một danh sách dài các khách chờ. Người khác thì ưu tiên người thuê chưa có con. Lại có những người phân biệt đối xử với khách hàng theo chủng tộc. Cũng có khi các căn hộ lại được dành cho người thuê nhà sẵn sàng đút lót những kẻ trông nom khu nhà ấy. Về bản chất, các khoản hối lộ này làm cho tổng tiền thuê nhà của căn hộ (bao gồm cả tiền hối lộ) gần với mức giá cân bằng. Để hiểu đầy đủ các tác động của chính sách kiểm soát tiền thuê nhà, chúng ta phải nhớ lại một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nêu ra trong chương 1: Con người phản ứng với các kích thích. Trong thị trường tự do, chủ nhà cố gắng giữ nhà sạch và an toàn, bởi vì các căn hộ đó có giá cao. Ngược lại, khi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà tạo ra sự thiếu hụt và chờ đợi, chủ nhà mất động cơ quan tâm tới lợi ích của người thuê nhà. Tại sao chủ nhà lại phải chi tiền để bảo dưỡng và nâng cấp nhà cho thuê trong khi người có cầu thuê đang xếp hàng để thuê chúng trong tình trạng hiện tại? Xét cho cùng thì mọi người thuê được nhà với giá rẻ hơn, nhưng họ cũng phải chấp nhận ngôi nhà kém chất lượng hơn. Các nhà hoạch định chính sách thường phản ứng với các tác động do chính sách kiểm soát giá gây ra bằng cách đưa ra các quy định mới. Ví dụ, có các đạo luật quy định rằng việc phân biệt chủng tộc khi cho thuê nhà ở là phạm pháp và yêu cầu chủ nhà phải đáp ứng điều kiện sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Song việc thực hiện các đạo luật này rất khó khăn và tốn kém. Ngược lại, nếu chính sách kiểm soát tiền thuê nhà bị bãi bỏ và thị trường nhà ở được điều tiết bởi các lực lượng cạnh tranh, những đạo luật như trên sẽ trở nên ít cần thiết hơn. Trong thị trường tự do, tiền thuê nhà tự điều chỉnh để loại trừ tình trạng thiếu hụt - một nguyên nhân gây ra nhiều hành vi không mong muốn của người cho thuê nhà. Tác động của sàn giá tới kết cục thị trường Để xem xét ảnh hưởng của một loại chính sách kiểm soát giá khác của chính phủ, chúng ta hãy quay lại với thị trường kem. Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng chính phủ bị thuyết phục bởi những lời khẩn cầu do Tổ chức Quốc gia của các nhà sản xuất Kem đưa ra. Trong trường hợp này, chính phủ có thể thiết lập một sàn giá. Sàn giá, cũng như trần giá, là một cố gắng của chính phủ nhằm duy trì giá cả ở một mức khác với mức giá cân bằng. Trong khi trần giá áp đặt mức tối đa cho giá cả, thì sàn giá lại áp đặt mức tối thiểu. Khi chính phủ quy định sàn giá cho thị trường kem, hai khả năng có thể xảy ra. Nếu chính phủ áp đặt sàn giá 2 đô la một chiếc kem trong khi giá cân bằng là 3 đô la, chúng ta sẽ có kết quả như trong phần (a) của hình 4. Trong trường hợp này, sàn giá không có tính ràng buộc bởi vì giá cân bằng cao hơn sàn giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy nền kinh tế tới trạng thái cân bằng một cách tự nhiên và sàn giá không có tác đụng gì. Phần (b) của hình 4 cho thấy điều gì xảy ra khi chính phủ áp đặt sàn giá bằng 4 đô la một chiếc kem. Trong trường hợp này, sàn giá có tính chất ràng buộc trên thị trường bởi vì giá cân bằng 3 đô la thấp hơn sàn giá. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy giá thị trường về mức cân bằng, nhưng khi chạm sàn, nó không thể xuống thấp hơn nữa. Giá thị trường phải bằng sàn giá. Tại mức sàn giá này, lượng kem cung ra (120 chiếc) vượt quá lượng cầu (80 chiếc). NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 6
  4. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: LUẬT TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Một ví dụ quan trọng về chính sách sàn giá là tiền lương tối thiểu. Các đạo luật về tiền lương tối thiểu quy định mức giá thấp nhất mà giới chủ có thể trả cho người lao động. Quốc hội Mỹ lần đầu tiên quy định tiền lương tối thiểu trong Đạo luật về Tiêu chuẩn lao động bình đẳng vào năm 1938 nhằm đảm bảo cho người lao động một mức sống tối thiểu. Vào năm 1996, tiền lương tối thiểu theo luật Liên bang là 4,75 đô la/giờ. Một số bang còn có tiền lương tối thiểu cao hơn. Để phân tích tác động của tiền lương tối thiểu, chúng ta hãy xem xét thị trường lao động. Phần (a) của hình 5 mô tả thị trường lao động phụ thuộc vào cung và cầu như tất cả các thị trường khác. Người lao động quyết định cung về lao động và các doanh nghiệp quyết định cầu về lao động. Nếu chính phủ không can thiệp, tiền lương sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về lao động. (a) Thị trường lao động tự do (b) Thị trường lao động với tiền lương tối thiểu có tính ràng buộc Tiền Cung lương Tiền Dư cung lao động Cung lương (thất nghiệp) W cân Wmin bằng Cầu Cầu Số việc làm Lượng 0 Lượng cầu Lượng cung Lượng cân bằng lao động lao động Hình 5. Tiền lương tối thiểu ảnh hưởng tới thị trường lao động như thế nào. Phần (a) mô tả thị trường lao động trong đó tiền lương điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về lao động. Phần (b) chỉ ra ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu có tính ràng buộc. Do tiền lương tối thiểu là một loại sàn giá, nên nó gây ra sự thặng dư: Lượng cung về lao động vượt quá lượng cầu. Kết quả là tình trạng thất nghiệp. Phần (b) của hình 5 mô tả thị trường lao động với tiền lương tối thiểu. Nếu tiền lương tối thiểu cao hơn mức cân bằng như trường hợp này, thì lượng cung về lao động sẽ vượt lượng cầu. Kết quả là tình trạng thất nghiệp. Do đó, tiền lương tối thiểu làm tăng thu nhập của người lao động có việc làm, nhưng nó làm giảm thu nhập của người lao động không tìm được việc làm. Để hiểu biết đầy đủ về tiền lương tối thiểu, vấn đề quan trọng là cần nhớ rằng nền kinh tế không chỉ bao gồm một thị trường lao động duy nhất, mà có nhiều thị trường lao động cho các loại lao động khác nhau. Ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động. Người lao động có kỹ năng cao và nhiều kinh nghiệm không bị ảnh hưởng, vì tiền lương cân bằng của họ cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu. Đối với những người lao động này, tiền lương tối thiểu không có tính ràng buộc. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 8
  5. Đánh giá chính sách kiểm soát giá Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học thảo luận ở chương 1 nói rằng thị trường thường là cách tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. Nguyên lý này lý giải tại sao hầu hết các nhà kinh tế luôn phản đối các chính sách quy định trần giá và sàn giá. Đối với các nhà kinh tế, giá cả không phải là kết quả của một quá trình lộn xộn, tự phát nào đó. Họ cho rằng, giá cả là kết quả của hàng triệu quyết định do các doanh nghiệp và người tiêu dùng ẩn sau đường cung và đường cầu đưa ra. Giá cả có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng cung và cầu, qua đó điều phối hoạt động kinh tế. Khi các nhà hoạch định chính sách định giá bằng pháp luật, họ làm mờ các tín hiệu mà thông thường có tác dụng định hướng quá trình phân phối nguồn lực xã hội. Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là đôi khi chính phủ có thể cải thiện kết cục thị trường. Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách kiểm soát giá vì họ cho rằng kết quả hoạt động của thị trường không công bằng. Chính sách kiểm soát giá thường nhằm giúp đỡ người nghèo. Ví dụ, luật về kiểm soát tiền thuê nhà cố gắng làm cho ai cũng có nhà ở và luật về tiền lương tối thiểu thì tìm cách giúp mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Thế nhưng chính sách kiểm soát giá thường gây tổn hại cho những người cần được trợ giúp. Chính sách kiểm soát tiền thuê nhà có thể giữ cho tiền thuê nhà thấp, nhưng nó không khuyến khích chủ nhà duy tu nhà và làm cho việc tìm kiếm nhà ở trở nên khó khăn. Luật tiền lương tối thiểu có thể làm tăng thu nhập của một số người lao động, nhưng nó cũng làm cho những người khác thất nghiệp. Việc giúp đỡ những đối tượng cần trợ giúp có thể được thực hiện bằng những cách khác, chứ không nhất thiết phải thông qua chính sách kiểm soát giá. Ví dụ, chính phủ có thể làm cho nhà ở rẻ hơn bằng cách trả một phần tiền thuê nhà cho các gia đình nghèo. Không như chính sách kiểm soát tiền thuê nhà, việc trợ cấp tiền thuê nhà không làm giảm lượng cung về nhà ở, do đó không dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà ở. Tương tự như vậy, biện pháp trợ cấp tiền lương có thể nâng cao mức sống của người lao động nghèo mà không gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng họ. Một ví dụ về trợ cấp tiền lương là miễn thuế thu nhập. Chương trình này của chính phủ hỗ trợ thu nhập cho những công nhân có tiền lương thấp. Mặc dù các chính sách thay thế này thường tốt hơn chính sách kiểm soát giá, nhưng chúng cũng không hoàn thiện. Biện pháp trợ cấp tiền lương và tiền thuê nhà làm tăng số tiền mà chính phủ phải chi ra và chính phủ phải tăng thuế. Như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, thuế cũng có cái giá của chúng. Kiểm tra nhanh: Hãy định nghĩa trần giá, sàn giá và cho ví dụ về mỗi loại. Điều gì dẫn đến sự thiếu hụt? Điều gì dẫn đến sự thặng dư? Tại sao? THUẾ Tất cả các cơ quan chính phủ - từ chính phủ liên bang ở Washington cho tới chính quyền địa phương ở các thị trấn nhỏ - đều sử dụng thuế để tạo nguồn thu cho các dự án công cộng như đường xá, trường học và quốc phòng. Do thuế là một công cụ chính sách quan trọng, và bởi vì thuế ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách, nên việc nghiên cứu thuế là một chủ đề mà chúng ta sẽ quay trở lại nhiều lần trong cuốn sách này. Trong phần này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu vấn đề thuế ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 10
  6. Để thấy rõ điểm rơi của thuế, chúng ta so sánh điểm cân bằng cũ với điểm cân bằng mới. Bạn có thể thấy trong hình vẽ là giá cân bằng của kem giảm từ 3 đô la xuống 2,8 đô la và lượng cân bằng giảm từ 100 xuống còn 90 chiếc. Do người sản xuất bán ít hơn và người tiêu dùng mua ít hơn, nên khoản thuế này làm giảm quy mô thị trường kem. Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với vấn đề ảnh hưởng của thuế: Ai là người chịu thuế? Mặc dù người mua nộp toàn bộ số thuế cho chính phủ, nhưng cả người mua và người bán đều phải chịu gánh thuế. Do giá thị trường giảm từ 3 đô la xuống còn 2,8 đô la khi chính phủ đánh thuế, nên người bán thu được số tiền ít hơn 0,2 đô la từ mỗi chiếc kem bán ra so với khi chưa có thuế. Vì vậy, thuế gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người bán. Người mua trả người bán giá thấp hơn (2,8 đô la), nhưng giá mà anh ta thực sự trả gồm cả thuế đã tăng từ 3 đô la lên 3,3 đô la (2,80 + 0,5 = 3,3 đô la). Cho nên, khoản thuế này cũng làm người mua bị thiệt. Giá kem D1 D2 S1 $3.3 Giá người Cân bằng trước thuế mua trả 3.0 Giá không thuế Thuế (0,5$) Thuế đánh vào 2.8 người mua làm Giá người dịch chuyển bán nhận đường cầu xuống dưới một lượng Cân bằng đúng bằng thuế (0,50 đô la) sau thuế 0 90 100 Lượng kem Hình 6. Thuế đánh vào người mua. Khi một khoản thuế 0,5 đô la đánh vào người mua, đường cầu dịch chuyển xuống một khoảng bằng 0,5 đô la, tức từ D1 xuống D2. Lượng cân bằng giảm từ 100 xuống 90 chiếc kem. Giá mà người bán thu được giảm từ 3 đô la xuống còn 2,8 đô la. Giá mà người mua trả (bao gồm cả thuế) tăng từ 3 đô la lên 3,3 đô la. Mặc dù thuế đánh vào người mua, nhưng cả người mua và người bán đều phải chia sẻ gánh nặng thuế. Tóm lại, phân tích trên đây đem lại cho chúng ta hai kết luận tổng quát: - Thuế cản trở hoạt động của thị trường. Khi một mặt hàng bị đánh thuế, lượng bán ra của nó giảm khi thị trường đạt trạng thái cân bằng mới. - Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Trong trạng thái cân bằng mới, giá mà người mua phải trả cao hơn và giá mà người bán được nhận thấp hơn. Tác động của thuế đánh vào người bán đến kết cục thị trường Bây giờ chúng ta hãy xem xét trường hợp thuế đánh vào người bán. Giả sử chính quyền địa phương thông qua một đạo luật quy định những người bán kem phải nộp 0,5 đô la cho chính phủ đối với mỗi chiếc kem họ bán. Đạo luật đó gây ra những tác động gì? NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 12
  7. Hình 7. Thuế đánh vào người bán. Khi mức thuế 0,5 đô la đánh vào người bán, đường cung dịch chuyển lên trên 0,5 đô la, tức từ S1 lên S2. Lượng cân bằng giảm từ 100 xuống 90 chiếc kem. Giá người mua phải trả tăng từ 3 lên 3,3 đô la. Giá người bán nhận được (sau khi nộp thuế) giảm từ 3 xuống 2,8 đô la. Cho dù là thuế đánh vào người bán hay người mua, thì cả người mua và người bán đều chia sẻ gánh nặng thuế NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: QUỐC HỘI CÓ THỂ PHÂN CHIA GÁNH NẶNG THUẾ TIỀN LƯƠNG KHÔNG? Nếu đã từng nhận được một tấm séc trả lương, bạn có thể thấy rằng thuế được khấu trừ đi từ số tiền bạn kiếm được. Một trong các loại thuế đó được gọi là FICA, chữ viết tắt của Đạo luật về Đóng góp bảo hiểm Liên bang. Chính phủ Liên bang sử dụng nguồn thu từ thuế FICA để chi trả bảo hiểm xã hội, y tế, hỗ trợ thu nhập và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người già. FICA là một ví dụ về thuế đánh vào tiền lương, vì nó đánh vào tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho công nhân của họ. Năm 1995, tổng nguồn thu từ thuế FICA đánh vào một công nhân điển hình bằng 15,3% thu nhập từ tiền lương. Bạn nghĩ ai phải chịu gánh nặng thuế đánh vào tiền lương này - doanh nghiệp hay người lao động? Khi phê chuẩn đạo luật về thuế tiền lương, Quốc hội tìm cách phân chia gánh nặng thuế. Vì vậy, Quốc hội quy định một nửa số thuế do doanh nghiệp trả và nửa còn lại do người lao động trả. Nghĩa là một nửa số thuế được thu từ doanh thu của doanh nghiệp, còn nửa kia được khấu trừ vào tiền lương của công nhân. Số tiền khấu trừ trên cuống séc tiền lương của bạn là phần đóng góp của người lao động. Song phân tích của chúng ta về ảnh hưởng của thuế chỉ ra rằng các nhà làm luật không thể phân bổ gánh nặng thuế dễ dàng như vậy. Để minh họa, chúng ta có thể phân tích thuế tiền lương giống như là một loại thuế hàng hóa, trong đó hàng hóa là lao động, còn giá cả là tiền lương. Đặc điểm then chốt của thuế tiền lương là nó đặt một chiếc nêm vào giữa tiền lương mà doanh nghiệp trả và tiền lương mà người lao động nhận được. Hình 8 chỉ ra kết cục này. Khi loại thuế tiền lương có hiệu lực, tiền lương mà người lao động nhận được giảm đi và tiền lương mà doanh nghiệp phải trả tăng lên. Cuối cùng thì người lao động và doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng thuế đúng như luật quy định. Nhưng việc phân chia gánh nặng thuế này giữa người lao động và doanh nghiệp chẳng có gì liên quan tới sự phân chia theo luật quy định: Sự phân chia gánh nặng thuế trong hình 8 không nhất thiết phải là 50-50, và kết quả tương tự cũng sẽ xảy ra nếu đạo luật này yêu cầu người lao động nộp toàn bộ tiền thuế hay doanh nghiệp nộp toàn bộ thuế tiền thuế. Ví dụ trên chỉ ra rằng bài học cơ bản nhất về ảnh hưởng của thuế thường bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận công khai. Các nhà làm luật có thể quyết định việc thuế lấy từ ví người mua NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 14
  8. Hình 9. Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào. Trong phần (a), đường cung co giãn còn đường cầu không co giãn. Trong trường hợp này, giá người bán nhận được giảm ít trong khi giá người mua phải trả tăng nhiều. Do đó, người mua chịu phần lớn gánh nặng thuế. Trong phần (b), đường cung ít co giãn còn đường cầu co giãn. Trong trường hợp này, giá người bán nhận được giảm nhiều trong khi giá người mua phải trả tăng ít. Cho nên, người bán chịu phần lớn gánh nặng thuế. Phần (b) của hình 9 minh họa cho một loại thuế trong thị trường có cung tương đối không co giãn và cầu rất co giãn. Trong trường hợp này, người bán rất ít phản ứng mạnh đối với giá, nhưng người mua lại phản ứng mạnh. Hình này cho thấy khi có thuế, giá người mua phải trả không tăng nhiều lắm, trong khi giá người bán nhận được lại giảm mạnh. Cho nên, người bán phải chịu hầu hết gánh nặng thuế. Hai phần của hình 9 nêu ra một bài học chung về cách phân chia gánh nặng thuế. Gánh nặng thuế nghiêng nhiều về bên thị trường ít co giãn hơn. Tại sao điều này đúng? Về bản chất, hệ số co giãn phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường của người mua và người bán khi điều kiện thị trường trở nên bất lợi. Cầu không co giãn hàm ý người mua không có các phương án tốt thay thế cho việc tiêu dùng hàng hóa này. Cung ít co giãn hàm ý người bán không có các phương án tốt thay thế cho việc sản xuất hàng hóa này. Khi hàng hóa bị đánh thuế, bên thị trường có ít sự lựa chọn hơn không thể dễ dàng rời bỏ thị trường và do đó phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: AI CHỊU THUẾ ĐÁNH VÀO HÀNG XA XỈ? Vào năm 1990, Quốc hội thông qua đạo luật thuế mới đánh vào các mặt hàng xa xỉ như du thuyền, máy bay tư nhân, đồ lông thú, đồ trang sức và xe hơi đắt tiền. Mục đích của loại thuế này là tăng nguồn thu từ những người có khả năng nộp thuế. Bởi vì chỉ những người giàu mới có thể mua những đồ xa xỉ, nên đánh thuế vào hàng xa xỉ dường như là một lô gic hợp lý khi người ta muốn đánh thuế vào người giàu. Thế nhưng, do ảnh hưởng của các lực lượng cung và cầu, kết quả lại không như Quốc hội dự kiến. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét thị trường du thuyền. Cầu về du thuyền tương đối co giãn. Một triệu phú có thể dễ dàng không mua du thuyền nữa, mà dùng số tiền đó để mua một ngôi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 16