Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 6: Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh

Mục đích của chúng ta trong chương này là nghiên cứu xem các doanh nghiệp đưa ra quyết
định sản xuất như thế nào trên thị trường cạnh tranh. Để có kiến thức làm cơ sở cho phân tích
này, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét thị trường cạnh tranh là gì.
Ý nghĩa của từ cạnh tranh 
pdf 20 trang xuanthi 28/12/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 6: Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_6_doanh_nghiep_tren.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 6: Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh

  1. trại bò sữa Smith chọn lượng sữa đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Trong ví dụ của chúng ta, lợi nhuận đạt giá trị cực đại khi trại bò sữa sản xuất 4 hoặc 5 thùng sữa và lợi nhuận bằng 7 đô la. Chúng ta có thể xem xét quyết định của trại bò sữa Smith theo cách khác: gia đình Smith có thể tìm được lượng sữa tối đa hóa lợi nhuận bằng cách so sánh doanh thu cận biên với chi phí cận biên từ mỗi đơn vị sữa sản xuất. Hai cột cuối trong bảng 2 ghi doanh thu cận biên và chi phí cận biên từ những thay đổi trong tổng doanh thu và tổng chi phí. Thùng sữa đầu tiên được trại bò sữa sản xuất có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 2 đô la; vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm tăng lợi nhuận thêm 4 đô la (từ - 3 đô la lên 1 đô la). Thùng sữa thứ hai có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 3 đô la, vì vậy thùng sữa này làm tăng lợi nhuận thêm 3 đô la (từ 1 đô la lên 4 đô la). Khi doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên, việc tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận. Song khi trại bò sữa Smith đạt mức 5 thùng sữa, tình hình đã khác đi. Thùng thứ 6 có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên bằng 7 đô la, vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm cho lợi nhuận giảm 1 đô la (từ 7 đô la xuống 6 đô la). Như vậy, gia đình Smith không nên sản xuất quá 5 thùng sữa. Tổng Tổng Lợi Doanh thu cận Chi phí cận doanh Lượng chi phí nhuận biên biên thu (đô la) (đô la) (đô la) (đô la) (đô la) MR = MC = Q TR TC TR - TC DTR/DQ DTC/DQ 0 0 3 - 3 - - 1 6 5 1 6 2 2 12 8 4 6 3 3 18 12 6 6 4 4 24 17 7 6 5 5 30 23 7 6 6 6 36 30 6 6 7 7 42 38 4 6 8 8 48 47 1 6 9 Bảng 2. Tối đa hóa lợi nhuận: ví dụ bằng số. Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nêu ra trong chương 1 là: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét trại bò sữa Smith nghiên cứu xem cần áp dụng nguyên lý này như thế nào. Nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên - như trong trường hợp sản xuất 1, 2 hay 3 thùng sữa - trại bò sữa Smith nên tăng sản lượng sữa. Nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên - như ở mức sản lượng 6, 7, 8 thùng - gia đình Smith nên giảm sản lượng sữa. Nếu trại bò sữa Smith suy nghĩ tại điểm cận biên và thực hiện những điều chỉnh nhỏ có lợi đối với sản xuất, tất yếu họ sẽ đi tới mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Đường chi phí cận biên và quyết định cung của doanh nghiệp Để mở rộng phân tích này về quá trình tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta hãy xét các đường chi phí trong hình 1. Như chúng ta đã bàn trong chương 13, các đường chi phí đều có ba đặc NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 4
  2. quyết định tăng sản lượng làm giảm lợi nhuận. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận QMAX được xác định bởi giao điểm của đường giá nằm ngang và đường chi phí cận biên. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 6
  3. Ở đây chúng ta nên phân biệt giữa sự đóng cửa tạm thời và việc rời bỏ thị trường vĩnh viễn của doanh nghiệp. Khái niệm đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn, trong đó doanh nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị trường không thuận lợi. Khái niệm rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh nghiệp về việc rút ra khỏi thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các doanh nghiệp không thể tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn họ lại làm được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn phải chịu chi phí cố định, trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chẳng hạn chúng ta hãy xem xét quyết định sản xuất của một nông dân. Chi phí đất đai là một trong những chi phí cố định mà người nông dân phải chịu. Nếu người nông dân quyết định không trồng cây gì trong một vụ, mảnh đất bị bỏ hoang và anh ta không thể thu hồi được chi phí này. Khi đưa ra quyết định có nên ngừng sản xuất một vụ hay không, chi phí cố định về đất đai được coi là chi phí chìm. Ngược lại, nếu người nông dân quyết định từ bỏ hoàn toàn việc canh tác, anh ta có thể bán mảnh đất đi. Khi đưa ra quyết định dài hạn về việc có nên rời bỏ thị trường hay không, chi phí đất đai không phải là chi phí chìm. (Chúng ta sẽ trở lại vấn đề chi phí chìm trong đoạn sau.) Bây giờ chúng ta hãy xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đóng cửa của doanh nghiệp. Nếu đóng cửa, doanh nghiệp mất tất cả doanh thu từ việc bán hàng hóa, đồng thời tiết kiệm được chi phí biến đổi của quá trình sản xuất (nhưng vẫn phải chịu chi phí cố định). Do đó, doanh nghiệp sẽ đóng cửa nếu doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí biến đổi của sản xuất. Một chút toán học có thể làm cho tiêu chuẩn của việc đóng cửa trở nên hữu ích hơn. Nếu TR đại diện cho tổng doanh thu và VC là chi phí biến đổi, thì quyết định đóng cửa của doanh nghiệp có thể biểu thị như sau: Đóng cửa nếu TR < VC Doanh nghiệp đóng cửa nếu tổng doanh thu nhỏ hơn chi phí biến đổi. Chia cả hai vế cho sản lượng Q, chúng ta có Đóng cửa nếu TR/Q < VC/Q Cần lưu ý rằng chúng ta có thể đơn giản hóa biểu thức này hơn nữa. TR/Q là tổng doanh thu chia cho sản lượng, tức doanh thu bình quân. Như trên đây chúng ta đã nói, doanh thu bình quân đối với mọi doanh nghiệp đều bằng giá hàng hóa của doanh nghiệp P. Tương tự, VC/Q là chi phí biến đổi bình quân AVC. Do đó, tiêu chuẩn để doanh nghiệp quyết định đóng cửa là: Đóng cửa nếu P < AVC Nghĩa là doanh nghiệp quyết định đóng cửa nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Tiêu chuẩn này rất trực quan: khi quyết định sản xuất, doanh nghiệp so sánh giá cả mà nó thu được từ một đơn vị hàng hóa với chi phí biến đổi bình quân mà nó phải bỏ ra để sản xuất đơn vị hàng hóa đó. Nếu giá cả không bù được chi phí biến đổi bình quân, thì doanh nghiệp nên đóng cửa. Doanh nghiệp có thể mở cửa trở lại trong tương lai nếu tình hình thay đổi và giá cả cao hơn chi phí biến đổi bình quân. Bây giờ chúng ta đã có bức tranh đầy đủ về chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh. Nếu sản xuất, doanh nghiệp canh tranh sản xuất ở mức sản lượng có chi phí cận biên bằng giá hàng hóa. Nhưng nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân của mức sản NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 8
  4. Để hiểu được hành vi này, chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều chi phí của ngành hàng không trong ngắn hạn là chi phí chìm. Chi phí cơ hội của một chuyến bay chỉ bao gồm chi phí biến đổi của nhiên liệu, tiền lương của phi công và đoàn tiếp viên trên chuyến bay. Chỉ cần tổng doanh thu của chuyến bay vượt quá những chi phí biến đổi này, các hãng hàng không còn nên tiếp tục hoạt động. Và trên thực tế, họ đã làm như vậy. Việc không thu hồi được chi phí chìm cũng quan trọng đối với các quyết định cá nhân. Chẳng hạn, bạn đánh giá ích lợi của việc xem một bộ phim mới trình chiếu là 10 đô la. Bạn mua vé hết 7 đô la, nhưng trước khi vào rạp, bạn để mất vé. Bạn có nên mua vé khác không? Hay bạn ra về và từ chối trả thêm 7 đô la để xem bộ phim đó? Câu trả lời là bạn nên mua vé khác - ích lợi của việc xem phim (10 đô la) vẫn vượt quá chi phí cơ hội (7 đô la cho chiếc vé thứ hai). 7 đô la bạn trả cho chiếc vé bị mất là chi phí chìm. Giống như khi bình sữa đã đổ rồi, thì việc gào lên phỏng có ích gì. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: NHỮNG NHÀ HÀNG Ế ẨM VÀ SÂN GÔN MINI LÚC TRÁI MÙA Bạn đã bao giờ bước vào một nhà hàng để ăn trưa và nhận thấy nó hầu như không có người ăn chưa? Có lẽ bạn đã có lần tự hỏi tại sao cửa hàng này vẫn tiếp tục mở cửa? Dường như doanh thu có được từ vài ba người khách không thể bù đắp chi phí hoạt động của cửa hàng. Khi đưa ra quyết định có mở cửa phục vụ bữa trưa không, người chủ cửa hàng phải tính đến sự khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Nhiều chi phí của cửa hàng - như tiền thuê nhà, dụng cụ nấu nướng, bàn ghế, bát đĩa, đồ bạc, v.v - là chi phí cố định. Việc đóng cửa cửa hàng vào buổi trưa không làm giảm các khoản chi phí này. Nói cách khác, chúng là những chi phí chìm trong ngắn hạn. Khi người chủ cân nhắc xem có nên phục vụ bữa trưa hay không, thì chỉ có chi phí biến đổi - giá của thức ăn và tiền lương của đội ngũ phục vụ - là đáng quan tâm. Người chủ chỉ đóng cửa hàng vào giờ ăn trưa khi doanh thu từ vài người khách ăn trưa không bù đắp chi phí biến đổi của cửa hàng. Người điều hành sân gôn mini trong khu du lịch mùa hè cũng đối mặt với quyết định tương tự. Vì doanh thu thực sự biến đổi theo mùa, nên doanh nghiệp phải quyết định thời gian nào mở cửa và thời gian nào đóng cửa. Một lần nữa, các chi phí cố định - chi phí mua đất và xây sân - không thể thu hồi được. Sân gôn mini chỉ nên mở cửa kinh doanh ở những khoảng thời gian trong năm mà doanh thu của nó vượt quá chi phí biến đổi. Quyết định dài hạn của doanh nghiệp về gia nhập hoặc rời bỏ thị trường Quyết định rời bỏ thị trường trong dài hạn của doanh nghiệp cũng giống như quyết định đóng cửa. Nếu rời bỏ thị trường, doanh nghiệp cũng mất toàn bộ doanh thu từ việc bán sản phẩm của mình, nhưng giờ đây nó có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi phí biến đổi của sản xuất. Do đó, doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường nếu doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn tổng chi phí của nó. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 10
  5. Khi phân tích sự rời bỏ hay gia nhập thị trường, sẽ là rất hữu ích cho chúng ta nếu có thể phân tích chi tiết hơn lợi nhuận của doanh nghiệp. Nên nhớ rằng lợi nhuận bằng tổng doanh thu (TR) trừ tổng chi phí (TC): Lợi nhuận = TR - TC Chúng ta có thể viết lại định nghĩa này bằng cách nhân và chia vế phải cho Q: Lợi nhuận = (TR/Q - TC/Q) x Q Cách biểu diễn lợi nhuận này cho phép chúng ta tính được lợi nhuận trên đồ thị. (a) Doanh nghiệp có lãi Giá MC ATC Lợi nhuận P ATC P=AR=MR 0 Q Lượng Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (b) Doanh nghiệp thua lỗ Giá MC ATC ATC P=AR=MR P Lỗ 0 Q Lượng Sản lượng tối thiểu hóa thua lỗ Hình 5. Lợi nhuận là diện tích nằm giữa giá cả và chi phí bình quân. Phần tô đậm nằm giữa giá cả và chi phí bình quân là lợi nhuận của doanh nghiệp. Chiều cao của hình chữ nhật là giá cả trừ chi phí bình quân (P-ATC) và đáy của nó là sản lượng (Q). Trong phần (a), vì P > ATC, nên doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong phần (b), do P < ATC, nên doanh nghiệp bị thua lỗ. Phần (a) của hình 5 biểu thị một doanh nghiệp thu được mức lợi nhuận dương. Như chúng ta đã nói, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó giá cả bằng chi phí cận biên. Bây giờ hãy nhìn vào phần hình chữ nhật tô đậm. Chiều cao của hình chữ nhật bằng (P - ATC), tức phần chênh lệch giữa giá cả và chi phí bình quân. Đáy của hình chữ nhật là Q, tức mức sản lượng sản xuất. Vì vậy, diện tích của hình chữ nhật (P - ATC)Q chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, phần (b) trong hình 5 biểu thị doanh nghiệp thua lỗ (lợi nhuận âm). Trong trường hợp này, việc tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ và điều NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 12
  6. (b)Cung thị trường Giá Cung $2.00 1.00 0 100.000 200.000 Lượng của thị trường Hình 6. Cung của thị trường với số doanh nghiệp cố định. Khi số lượng doanh nghiệp trên thị trường cố định, đường cung của thị trường trong phần (b) phản ánh đường chi phí biên của các doanh nghiệp cá biệt trong phần (a). Trong trường hợp có 1000 doanh nghiệp, mức cung của thị trường bằng 1000 lần mức cung của mỗi doanh nghiệp. Dài hạn: Mức cung thị trường khi có sự gia nhập và rời bỏ thị trường Bây giờ chúng ta hãy xem điều gì xảy ra nếu các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rời bỏ thị trường. Chúng ta hãy giả định rằng mọi người đều sử dụng công nghệ sản xuất như nhau và có khả năng tiếp cận thị trường cung cấp đầu vào cho sản xuất như nhau. Với giả định này, mọi doanh nghiệp hiện có và doanh nghiệp có khả năng gia nhập thị trường đều có các đường chi phí giống nhau. Quyết đinh rời bỏ hay gia nhập thị trường thuộc loại này phụ thuộc vào những kích thích mà người chủ doanh nghiệp hiện có và các doanh nhân có thể khởi nghiệp phải đối mặt. Nếu doanh nghiệp hiện có trong thị trường kiếm được lợi nhuận, các doanh nghiệp mới sẽ có động cơ gia nhập thị trường. Sự gia nhập này làm tăng số lượng doanh nghiệp trên thị trường, làm tăng lượng hàng cung ứng, làm giảm giá cả và lợi nhuận. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp trên thị trường bị thua lỗ, một số doanh nghiệp hiện có sẽ rời bỏ thị trường. Sự rời bỏ của họ làm giảm số lượng doanh nghiệp và mức cung, do đó giá cả và lợi nhuận tăng. Khi quá trình gia nhập và rời bỏ này kết thúc, các doanh nghiệp còn lại trên thị trường phải có lợi nhuận kinh tế bằng 0. Hãy nhớ lại rằng chúng ta có thể biểu diễn lợi nhuận của doanh nghiệp dưới dạng: Lợi nhuận = (P - ATC) x Q Phương trình này chỉ ra rằng doanh nghiệp đang hoạt động có lợi nhuận bằng 0 khi và chỉ khi giá hàng hóa bằng tổng chi phí bình quân để sản xuất ra hàng hóa đó. Nếu giá hàng cao hơn tổng chi phí bình quân, lợi nhuận sẽ dương và điều này khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Nếu giá hàng thấp hơn chi phí bình quân, lợi nhuận sẽ âm và đây là nguyên nhân buộc một số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường. Quá trình gia nhập và rời bỏ thị trường chỉ kết thúc khi giá cả và chi phí bình quân bằng nhau. Phân tích này dẫn tới một kết luận đáng ngạc nhiên. Trong phần trên của chương này, chúng ta đã thấy rằng các doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất mức sản lượng sao cho giá cả bằng chi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 14
  7. cuộc việc gia nhập thị trường làm lợi nhuận tiến tới 0, thì hầu như chẳng có lý do gì để họ tiếp tục kinh doanh. Để hiểu được điều kiện lợi nhuận bằng 0 đầy đủ hơn, chúng ta hãy nhớ lại rằng lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí, còn tổng chi phí bao gồm cả chi phí cơ hội về thời gian và tiền bạc mà người chủ doanh nghiệp dành cho việc kinh doanh. Tại điểm cân bằng lợi nhuận bằng 0, doanh thu của doanh nghiệp phải bù đắp được chi phí ẩn về thời gian và tiền bạc mà người chủ doanh nghiệp tiêu tốn để duy trì công việc kinh doanh. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Giả sử một người nông dân phải đầu tư 1 triệu đô la để mở một trang trại và số tiền này anh ta có thể gửi tại ngân hàng để thu được tiền lãi 50000 đô la một năm. Ngoài ra, anh ta phải từ bỏ một việc làm mà lẽ ra anh ta thu được 30.000 đô la một năm dưới dạng tiền lương. Khi đó chi phí cơ hội của người nông dân trong việc mở trang trại bao gồm cả tiền lãi suất anh ta có thể nhận được và tiền lương bỏ qua - tổng cộng là 80.000 đô la. Cho dù lợi nhuận của anh ta tiến tới 0, nhưng doanh thu từ trang trại vẫn phải bù đắp cho anh ta những chi phí cơ hội này. Các bạn cần nhớ rằng các kế toán viên và các nhà kinh tế tính toán chi phí khác nhau. Như chúng ta đã bàn đến trong chương 3, kế toán viên thường tính chi phí hiện và bỏ qua chi phí ẩn. Nghĩa là họ chỉ hạch toán chi phí với tư cách dòng tiền mà doanh nghiệp cho ra mà không tính tới chi phí cơ hội của sản xuất mà không có dòng tiền chảy ra. Do đó tại trạng thái cân bằng lợi nhuận bằng 0, lợi nhuận kinh tế bằng 0, nhưng lợi nhuận kế toán vẫn dương. Chẳng hạn kế toán viên của bác nông dân trong ví dụ của chúng ra sẽ kết luận rằng bác nông dân thu được khoản lợi nhuận kế toán là 80000 đô la, đủ để người nông dân tiếp tục kinh doanh. Sự dịch chuyển của đường cầu trong ngắn hạn và dài hạn Vì các doanh nghiệp có thể gia nhập và rời bỏ thị trường trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn, nên phản ứng của thị trường đối với sự thay đổi của cầu phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên cứu. Để thấy điều này, chúng ta hãy theo dõi những tác động do sự dịch chuyển của đường cầu gây ra. Phân tích này sẽ chỉ ra cách thức phản ứng của thị trường theo thời gian, cũng như việc sự gia nhập và rời bỏ đưa thị trường đến điểm cân bằng dài hạn như thế nào. Giả sử thị trường sữa bắt đầu tại điểm cân bằng dài hạn. Các doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận, do đó giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu. Phần (a) của hình 8 biểu thị tình huống này. Điểm cân bằng dài hạn là A, lượng sữa bán ra trên thị trường bằng Q1, và giá bằng P1. Bây giờ giả sử các nhà khoa học phát hiện ra sữa có ích lợi thần diệu đối với sức khoẻ. Kết quả là đường cầu về sữa dịch chuyển ra phía ngoài, từ D1 đến D2 như trong phần (b). Điểm cân bằng ngắn hạn chuyển từ điểm A đến điểm B; do đó sản lượng tăng từ Q1 lên Q2 và giá tăng từ P1 lên P2. Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động đều phản ứng trước mức giá cao hơn bằng cách tăng sản lượng. Vì đường cung của mỗi doanh nghiệp phản ánh đường chi phí cận biên, nên việc mỗi doanh nghiệp tăng sản lượng bao nhiêu được quyết định bởi đường chi phí cận biên. Tại trạng thái cân bằng ngắn hạn mới, giá sữa vượt quá chi phí bình quân, nên các doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận dương. Theo thời gian, lợi nhuận thu được trên thị trường này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mới gia nhập. Ví dụ, một số người nông dân chuyển sang sản xuất sữa thay vì các loại nông sản NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 16
  8. Lượng(TT) Hình 8. Sự tăng cầu trong ngắn hạn và dài hạn. Thị trường bắt đầu tại một điểm cân bằng nào đó, chẳng hạn điểm A trong phần (a). Tại điểm cân bằng này, các doanh nghiệp đều có lợi nhuận bằng 0 và giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu (ATCmin). Phần (b) cho thấy điều gì xảy ra trong ngắn hạn khi cầu tăng từ D1 lên D2. Điểm cân bằng chuyển từ A sang B, giá cả tăng từ P1 lên P2 và lượng hàng bán ra tăng từ Q1 lên Q2. Vì giá cả bây giờ vượt quá ATCmin, nên các doanh nghiệp thu được lợi nhuận và điều này kích thích sự gia nhập của các doanh nghiệp khác. Yếu tố đó làm dịch chuyển đường cung ngắn hạn sang phải, từ S1 đến S2 như trong phần (c). Tại điểm cân bằng dài hạn mới là C, giá cả trở lại mức P1, nhưng sản lượng tăng lên tới Q3. Lợi nhuận trở lại mức bằng 0 và giá cả bằng ATCmin, nhưng thị trường có nhiều doanh nghiệp hơn để thỏa mãn mức cầu cao hơn. Có hai lý do làm cho đường cung thị trường có thể dốc lên trong dài hạn. Thứ nhất, một số nguồn lực được sử dụng trong sản xuất có thể chỉ có một lượng hạn chế. Ví dụ, xét thị trường nông sản. Mặc dù ai cũng có thể mua đất và canh tác, tuy nhiên đất đai chỉ có hạn. Khi có nhiều người muốn canh tác hơn, thì giá đất canh tác sẽ tăng, điều này sẽ làm tăng chi phí trong ngành trồng trọt. Như vậy, sự gia tăng cầu về nông snar không thể tạo ra sự gia tăng của lượng cung mà không làm tăng chi phí, điều này có nghĩa giá nông sản phải tăng. Kết quả là đường cung thị trường trong dài hạn dốc lên ngay cả khi có sự gia nhập thị trường tự do. Lý do thứ hai để đường cung dốc lên là các doanh nghiệp phải chịu mức chi phí khác nhau. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét thị trường dịch vụ quét sơn. Bất cứ ai cũng có thể gia nhập thị trường dịch vụ quét sơn, nhưng không phải mọi người đều có chi phí như nhau. Chi phí khác nhau một phần vì một số người làm việc nhanh hơn người khác và một phần vì một số người có cách sử dụng thời gian của mình tốt hơn người khác. Tại mỗi mức giá cho trước, những người có chi phí thấp có nhiều khả năng gia nhập thị trường hơn những người có chi phí cao. Để tăng lượng cung về dịch vụ quét sơn, những người gia nhập bổ sung này phải được khuyến khích để gia nhập thị trường. Do họ có chi phí cao hơn, nên giá phải tăng để việc gia nhập thị trường đem lại lợi nhuận cho họ. Vì vậy, đường cung thị trường của dịch vụ quét sơn dốc lên ngay cả khi có sự tự do gia nhập thị trường. Hãy chú ý rằng nếu các doanh nghiệp có chi phí khác nhau, một số doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận ngay cả trong dài hạn. Trong trường hợp này, giá cả thị trường phản ánh chi phí bình quân của doanh nghiệp cận biên - tức doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường nếu giá cả thấp hơn. Doanh nghiệp này đạt lợi nhuận bằng 0, nhưng các doanh nghiệp có chi phí thấp hơn thu được lợi nhuận dương. Sự gia nhập thị trường không loại bỏ được các khoản lợi nhuận này, vì những người gia nhập tiềm tàng có chi phí cao hơn các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các doanh nghiệp có chi phí cao hơn chỉ gia nhập thị trường nếu giá tăng và thị trường đem lại lợi nhuận cho họ. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 18
  9. ○ Trên thị trường có sự tự do gia nhập và rời bỏ, lợi nhuận tiến dần đến 0 trong dài hạn. Tại trạng thái cân bằng dài hạn này, tất cả các doanh nghiệp đều sản xuất ở quy mô hiệu quả, giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu và số lượng doanh nghiệp điều chỉnh để thỏa mãn lượng cầu tại mức giá này. ○ Những thay đổi trong cầu gây ra ảnh hưởng khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu làm tăng giá cả và đem lại lợi nhuận, còn sự giảm sút của cầu làm cho giá cả giảm, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Nhưng nếu các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rời bỏ thị trường thì trong dài hạn, số lượng doanh nghiệp tự điều chỉnh để đưa thị trường tới điểm cân bằng có lợi nhuận bằng 0. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 20