Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 8: Độc quyền nhóm

Hai chương trước đã phân tích các thị trường với rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và các thị
trường chỉ có một doanh nghiệp độc quyền duy nhất. Trong chương 14, chúng ta đã thấy giá
cả trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn bằng chi phí sản xuất cận biên. Chúng ta cũng
thấy rằng việc gia nhập và rời khỏi ngành trong dài hạn đẩy lợi nhuận kinh tế xuống bằng 0,
vì vậy mà giá cả bằng chi phí bình quân. Trong chương 15, chúng ta đã thấy các doanh
nghiệp với sức mạnh thị trường có thể giữ giá cao hơn chi phí cận biên, tạo ra lợi nhuận kinh
tế dương cho doanh nghiệp và gây ra khoản mất không cho xã hội. 
pdf 22 trang xuanthi 28/12/2022 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 8: Độc quyền nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_kinh_te_hoc_chuong_8_doc_quyen_nhom.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế học - Chương 8: Độc quyền nhóm

  1. tác giữa các nước xuất khẩu dầu mỏ trở nên chặt chẽ hơn. Chỉ có thời gian mới chứng tỏ được tính bền vững của sự hợp tác mới này. Kiểm tra nhanh: Nếu các thành viên của thị trường độc quyền nhóm có thể thỏa thuận với nhau về tổng sản lượng, thì họ sẽ chọn mức sản lượng nào? Nếu các nhà độc quyền nhóm không cùng nhau hành động, mà tự mình ra quyết định sản xuất, thì họ sản xuất mức tổng sản lượng cao hơn hay thấp hơn mức sản lượng trong câu trả lời của bạn cho câu hỏi trên? Tại sao? LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ KINH TẾ HỌC VỀ SỰ HỢP TÁC Như chúng ta đã thấy, các nhà độc quyền nhóm muốn đạt được kết cục độc quyền. Nhưng điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác mà nhiều khi khó có thể duy trì. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các vần đề mà mọi người gặp phải khi họ muốn hợp tác, nhưng khó có thể hợp tác với nhau. Để phân tích kinh tế học của sự hợp tác, chúng ta cần học thêm một chút về lý thuyết trò chơi. Lý thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi của con người trong các tình huống chiến lược. Ở đây chúng ta dùng từ “chiến lược” để chỉ tình huống mà trong đó khi ra quyết định hành động, mỗi người đều phải tính đến phản ứng của những người khác trước hành động của mình. Do số lượng doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm ít, nên mỗi doanh nghiệp phải hành động một cách chiến lược. Mỗi doanh nghiệp biết rằng lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình, mà còn phụ thuộc vào sản lượng của các doanh nghiệp khác. Khi ra quyết định sản xuất, mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm cần tính đến quyết định của mình ảnh hưởng như thế nào đến quyết định sản xuất của các doanh nghiệp khác. Lý thuyết trò chơi không cần thiết để hiểu thị trường cạnh tranh hay độc quyền. Trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp đều quá nhỏ so với thị trường, nên sự tương tác chiến lược giữa các doanh nghiệp không quan trọng. Trong thị trường độc quyền, sự tương tác chiến lược không có vì thị trường chỉ có một doanh nghiệp. Nhưng như chúng ta sẽ thấy, lý thuyết trò chơi rất hữu ích cho việc tìm hiểu về hành vi của các nhà độc quyền nhóm. Một “trò chơi” đặc biệt quan trọng là thế lưỡng nan của người tù. Trò chơi này đem lại cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về việc tại sao lại khó duy trì được sự hợp tác. Rất nhiều lần trong đời, người ta đã không hợp tác với nhau ngay cả khi sự hợp tác làm lợi cho tất cả các bên. Độc quyền nhóm chỉ là một ví dụ trong số đó. Câu chuyện về thế lưỡng nan của người tù hàm chứa bài học phổ biến có thể áp dụng cho bất cứ nhóm người nào mà trong đó các thành viên đang tìm cách hợp tác với nhau. Thế lưỡng nan của người tù Thế lưỡng nan của người tù là câu chuyện về hai phạm nhân vừa bị cảnh sát bắt. Hãy gọi họ là Bonnie và Clyde. Cảnh sát có đủ chứng cứ để kết tội Bonnie và Clyde đã phạm phải một tội nhỏ là mang súng nhưng không đăng ký. Vì tội này, mỗi người sẽ bị kết án một năm tù. Ngoài ra, cảnh sát còn nghi ngờ rằng họ đã cùng nhau thực hiện một vụ cướp nhà băng, nhưng thiếu chứng cớ rõ ràng để quy kết tội lớn này cho họ. Cảnh sát hỏi cung Bonnie và Clyde trong các phòng riêng biệt và thỏa thuận với từng người như sau: “Hiện nay chúng tôi có thể giam giữ anh trong một năm. Tuy nhiên, nếu anh nhận tội cướp nhà băng và tố cáo đồng phạm, thì anh sẽ được miễn tội và tha bổng. Đồng phạm của anh sẽ NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 8
  2. mỗi người chỉ phải ngồi tù 1 năm. Nhưng họ có thực sự im lặng hay không mặc dù đã thỏa thuận sẽ không khai báo? Một khi bị hỏi cung riêng biệt, lô gíc của lợi ích cá nhân sẽ chiếm ưu thế và họ sẽ thú nhận. Sự hợp tác giữa những người tù khó có thể duy trì, bởi vì sự hợp tác là vô lý nếu đứng trên quan điểm cá nhân. Độc quyền nhóm với tư cách thế lưỡng nan của người tù Thế lưỡng nan của người tù có quan hệ gì với thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo? Hóa ra là, trò chơi mà các nhà độc quyền nhóm thực hiện nhằm đạt được kết cục độc quyền giống như trò chơi mà hai người tù đã làm trong thế lưỡng nan của họ. Chúng ta hãy xem xét một thị trường độc quyền nhóm có hai thành viên là Iran và Iraq. Cả hai nước đều bán dầu thô. Sau thời gian thương lượng kéo dài, hai nước thỏa thuận là sẽ giữ sản lượng ở mức thấp để giữ cho giá dầu thế giới ở mức cao. Sau khi thỏa thuận về sản lượng, mỗi nước phải quyết định xem sẽ hợp tác và thực hiện đúng như đã thỏa thuận, hay phớt lờ nó và tăng sản lượng. Hình 3 cho thấy lợi nhuận của hai nước phụ thuộc vào chiến lược mà họ lựa chọn như thế nào. Giả sử bạn là tổng thống Iraq. Bạn có thể lập luận như sau: “Ta có thể giữ sản lượng thấp ở mức như đã thỏa thuận, hoặc ta có thể tăng sản lượng và bán nhiều dầu hơn ra thị trường thế giới. Nếu Iran trung thành với thỏa thuận và giữ sản lượng ở mức thấp, thì nước ta sẽ thu được 60 tỷ đô la với sản lượng cao và 50 tỷ đô la với sản lượng thấp. Trong trường hợp này, Iraq có lợi hơn với mức sản lượng cao. Nếu Iran không trung thành với thỏa thuận và sản xuất nhiều hơn, thì nước ta thu được 40 tỷ đô la với sản lượng cao và 30 tỷ đô la với sản lượng thấp. Một lần nữa, Iraq có lợi hơn sản lượng ở mức cao. Do vậy, cho dù Iran làm gì, nước ta cũng có lợi hơn nếu bội ước thỏa thuận và sản xuất ở mức cao hơn.” Sản xuất ở mức cao là chiến lược trội đối với Iraq. Tất nhiên, Iran cũng lập luận tương tự như vậy và do vậy cả hai nước cùng sản xuất ở mức cao. Kết quả là kết cục bất lợi (từ lập trường của Iran và Iraq) với lợi nhuận thấp hơn cho mỗi nước. Quyết định của Iraq Sản lượng cao Sản lượng thấp Iraq thu Iraq thu Sản lượng cao 40 tỷ đô la 30 tỷ đô la Iran thu Iran thu 40 tỷ đ ô la 60 tỷ đô la Quyết định của Iran Iraq thu Iraq thu 60 tỷ đô la 50 tỷ đô la Sản lượng thấp Iran thu Iran thu 30 tỷ đô la 50 tỷ đô la Hình 3. Trò chơi độc quyền nhóm. Trong trò chơi giữa các thành viên của thị trường độc quyền nhóm, lợi nhuận của mỗi nhà độc quyền nhóm phụ thuộc vào quyết định sản xuất của chính anh ta và của nhà độc quyền nhóm khác. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 10
  3. các-ten. Giống như nhà độc quyền nhóm lập luận về sản lượng, Mỹ và Liên Xô lập luận về số lượng vũ khí mà mỗi nước được phép có. Và giống như các-ten gặp khó khăn trong việc thực thi mức sản lượng, cả Mỹ và Liên Xô đều sợ rằng nước kia sẽ gian lận đối với mỗi thỏa thuận. Trong cả hai tình huống - chạy đua vũ trang và độc quyền nhóm - cái lô gích bất di bất dịch của lợi ích cá nhân đã thúc đẩy các bên tham gia hướng tới một kết cục không mang tính hợp tác và không có lợi cho mỗi bên. Quảng cáo. Khi hai doanh nghiệp quảng cáo để thu hút cùng một khóm khách hàng, họ gặp phải những vấn đề tương tự như trong thế lưỡng nan của người tù. Ví dụ chúng ta hãy xem xét quyết định của hai công ty thuốc lá Marlboro và Carmel. Nếu không công ty nào quảng cáo, thì họ chia đôi thị trường. Nếu cả hai cùng quảng cáo, họ cũng chia đôi thị trường, nhưng với lợi nhuận thấp hơn vì công ty nào cũng mất chi phí quảng cáo. Song nếu một công ty quảng cáo trong khi công ty kia không, công ty quảng cáo sẽ thu hút được khách hàng từ công ty còn lại. Hình 5 cho biết lợi nhuận của hai công ty phụ thuộc vào hành động của họ như thế nào. Bạn có thể thấy rằng quảng cáo là chiến lược trội đối với cả hai công ty. Như vậy, cả hai công ty đều quảng cáo, mặc dù cả hai có lợi hơn nếu không ai quảng cáo. Một cuộc thử nghiệm đối với lý thuyết quảng cáo này được thực hiện trong năm 1971, khi quốc hội thông qua đạo luật cấm quảng cáo trên truyền hình. Trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà quan sát, các công ty thuốc lá không sử dụng sức ép chính trị để phản đối đạo luật này. Khi đạo luật có hiệu lực, chi phí quảng cáo giảm xuống và lợi nhuận các công ty sản xuất thuốc lá tăng lên. Nó đã làm được điều mà các công ty sản xuất thuốc lá không tự mình làm được: nó giải quyết thế lưỡng nan của người tù bằng cách ép các bên đi đến kết cục hợp tác với chi phí quảng cáo thấp và lợi nhuận cao. Quyết định của Marlboro Quảng cáo Không quảng cáo Marlboro thu 3 Marlboro thu Quảng cáo tỷ đô la lợi 2 tỷ đô la lợi nhuận nhuận Camel thu Camel thu 3 tỷ đô la 5 tỷ tỷ đô la Quyết định lợi nhuận lợi nhuận của Camel Marlboro thu 5 Marlboro thu tỷ đô la lợi 4 tỷ đô la lợi Không nhuận nhuận quảng cáo Camel thu 4 Camel thu 2 tỷ tỷ đô la lợi đô la lợi nhuận nhuận Hình 5. Trò chơi quảng cáo. Trong trò chơi giữa các doanh nghiệp bán những sản phẩm tương tự, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào quyết định quảng cáo của chính nó và quyết định quảng cáo của doanh nghiệp kia. Nguồn lực cộng đồng. Trong chương 11 chúng ta thấy rằng mọi người có xu hướng khai thác quá mức nguồn lực cộng đồng. Chúng ta có thể coi đây là một ví dụ về thế lưỡng nan của người tù. Giả sử hai công ty dầu lửa Exxon và Arco có các giếng dầu nằm cạnh nhau. Dưới các giếng dầu này là một mỏ dầu chung trị giá 12 triệu đô la. Việc khoan một giếng để hút dầu lên tốn NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 12
  4. Tương tự như vậy, chúng ta hãy xem xét trường hợp cảnh sát hỏi cung hai nghi phạm. Sự không hợp tác giữa các phạm nhân là tốt vì cảnh sát kết tội được nhiều tội phạm hơn. Thế lưỡng nan của người tù là sự nan giải đối với người tù, nhưng đó lại là điều tốt đối với những người khác. Tại sao đôi khi mọi người lại hợp tác được với nhau Thế lưỡng nan của người tù cho thấy rất khó hợp tác với nhau. Nhưng phải chăng đó là điều không thể thực hiện? Không phải toàn bộ tội phạm đều khai ra đồng phạm của mình khi bị cảnh sát hỏi cung. Các các-ten thỉnh thoảng vẫn duy trì được các thỏa thuận mang tính cấu kết, dù cho động lực cá nhân có khả năng gây trở ngại. Lý do thường thấy để lý giải tại sao những người tham gia cuộc chơi có thể giải quyết thế lưỡng nan của người tù là họ tham gia chơi không phải một lần, mà nhiều lần. Để biết tại sao sự hợp tác lại dễ dàng thực thi hơn trong các trò chơi lặp lại, chúng ta hãy quay lại trò chơi của hai nhà nhị quyền Jack và Jill. Hãy nhớ lại rằng Jack và Jill đều muốn duy trì kết cục độc quyền, trong đó mỗi người sản xuất 30 thùng nước, nhưng lợi ích cá nhân đã đẩy họ tới điểm cân bằng trong đó mỗi người sản xuất 40 thùng nước. Hình 7 minh họa cho trò chơi của họ. Việc sản xuất tại mức 40 thùng nước là chiến lược trội của mỗi người tham gia cuộc chơi này. Hãy tưởng tượng ra rằng Jack và Jill cố gắng thành lập một các-ten. Để tối đa hóa tổng lợi nhuận, họ thỏa thuận với nhau về kết cục hợp tác trong đó mỗi người sản xuất 30 thùng. Song nếu Jack và Jill chỉ chơi có một lần, thì không ai có động cơ để trung thành với thỏa thuận đã ký kết - lợi ích cá nhân thôi thúc họ gian lận và sản xuất 40 thùng nước. Bây giờ giả sử rằng Jack và Jill biết họ tham gia vào trò chơi lặp lại hàng tuần. Khi đưa ra các thỏa thuận ban đầu về việc giữ sản lượng ở mức thấp, họ biết điều gì sẽ xảy ra nếu một bên bội ước. Ví dụ, họ thỏa thuận rằng một khi một bên bội ước và sản xuất ở mức 40 thùng, thì cả hai sẽ sản xuất 40 thùng mãi mãi. Hình phạt này dễ dàng được thực thi vì nếu một bên sản xuất ở mức cao, bên kia có đủ lý do để làm đúng như thế. Quyết định của Jack Bán 40 thùng nước Bán 30 thùng nước Jack thu 1.600 Jack thu 1.500 đô la lợi nhuận đô la lợi nhuận Bán 40 thùng nước Jill thu 1,600 $ Jill thu 2.000 Quyết định của lợi nhuận đô la lợi nhuận Jill Jack thu 2.000 Jack thu 1.800 đô la lợi nhuận đô la lợi nhuận Bán 30 thùng nước Jill thu 1.500 Jill thu 1.800 đô la lợi nhuận đô la lợi nhuận Hình 7. Trò chơi độc quyền nhóm giữa Jack và Jill. Trong trò chơi giữa Jack và Jill, lợi nhuận từ việc kinh doanh nước của mỗi người phụ thuộc vào cả lượng nước mà anh ta muốn bán và lượng nước mà người kia muốn bán. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 14
  5. trường độc quyền nhóm là điều đương nhiên. Như chúng ta đã thấy sự hợp tác giữa các nhà độc quyền nhóm có thể gây bất lợi đối với toàn xã hội vì nó dẫn tới mức sản lượng quá thấp trong khi mức giá lại quá cao. Để chuyển sự phân bổ nguồn lực gần hơn tới điểm tối ưu của xã hội, các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách buộc doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm cạnh tranh, chứ không phải cấu kết với nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu xem các nhà hoạch định chính sách xử lý vấn đề này như thế nào và các điểm tranh cãi phát sinh trong lĩnh vực chính sách công cộng. Hạn chế thương mại và luật chống độc quyền Một trong những cách ngăn cản sự hợp tác là sử dụng luật. Thông thường, quyền tự do ký kết hợp đồng là phần cốt yếu của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp và hộ gia đình sử dụng hợp đồng để tổ chức hoạt động trao đổi mà các bên cùng có lợi. Họ dựa vào hệ thống toà án nhằm bảo đảm cho hợp đồng có hiệu lực. Vậy mà trong nhiều thế kỷ qua, các quan toà ở Anh và Mỹ cho rằng những thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh về việc cắt giảm sản lượng và tăng giá mâu thuẫn với lợi ích công cộng. Vì thế, họ không chấp nhận hiệu lực của các thỏa thuận như vậy. Đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1890 đã quy định và thực thi chính sách này: Mọi hợp đồng, thỏa thuận kết hợp dưới dạng tờ rớt hoặc theo cách khác, hay âm mưu, nhằm hạn chế buôn bán hay thương mại giữa các bang, hoặc với nước ngoài, đều bị coi là phi pháp Bất kỳ người nào độc quyền hóa hoặc tìm cách độc quyền hóa, tìm cách kết hợp hay có âm mưu với một hoặc một số người khác để độc quyền hóa bất cứ lĩnh vực buôn bán hay thương mại nào giữa các bang hay với nước ngoài, đều bị kết tội là có hành vi xấu và bị phạt không quá 50 ngàn đô la, hoặc bị bỏ tù không quá một năm, hay bị phạt dưới cả hai hình thức đã nêu theo quyết định của toà án. Đạo luật Sherman đã đưa thỏa thuận giữa các nhà độc quyền nhóm từ chỗ không có hiệu lực lên thành âm mưu phạm tội. Đạo luật Clayton trong năm 1914 đã tăng cường cho các đạo luật chống độc quyền. Theo đạo luật này, nếu một người có thể chứng minh rằng anh ta bị hại bởi một thỏa thuận phi pháp nhằm hạn chế thương mại, thì người này có thể khởi kiện và được đền bù gấp ba lần mức thiệt hại mà anh ta phải chịu. Mục đích của quy tắc phạt gấp ba lần tổn thất là khuyến khích các vụ kiện tư nhân chống lại âm mưu của các nhà độc quyền nhóm. Ngày nay, cả Bộ tư pháp Mỹ và các bên tư nhân đều có quyền đưa ra các vụ kiện pháp lý để thực thi các đạo luật chống độc quyền. Như đã thảo luận trong chương 15, các đạo luật này được dùng để ngăn chặn những vụ sáp nhập dẫn đến sức mạnh quá lớn của một doanh nghiệp duy nhất. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để ngăn chặn các nhà độc quyền nhóm hợp tác theo cách làm cho thị trường của họ kém cạnh tranh hơn. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: CÚ ĐIỆN THỌAI PHI PHÁP Các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm có động cơ mạnh mẽ để cấu kết với nhau, nhằm cắt giảm sản lượng, tăng giá và tăng lợi nhuận. Nhà kinh tế vĩ đại của thế kỷ 18 Adam Smith đã nhận thức rất rõ khả năng xảy ra thất bại thị trường này. Trong cuốn Của cải của các dân tộc, ông viết rằng, “Những người kinh doanh cùng một mặt hàng hiếm khi gặp NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 16
  6. Nhưng các nhà kinh tế ủng hộ việc cố định giá bán lẻ với hai lý do. Thứ nhất, họ cho rằng nó không nhằm làm giảm cạnh tranh. Nếu Superduper Electronics có sức mạnh thị trường ở mức độ nào đó, nó có thể sử dụng sức mạnh này thông qua giá bán buôn, chứ không cần thông qua thỏa thuận cố định giá bán lẻ. Hơn nữa, Superduper không có lý do gì để hạn chế cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ. Dĩ nhiên, nếu một các-ten các nhà bán lẻ bán được ít hơn nhóm các nhà bán lẻ cạnh tranh, Superduper sẽ bị thiệt hại nếu các nhà bán lẻ của nó là một các-ten. Thứ hai, các nhà kinh tế cho rằng thỏa thuận cố định giá bán lẻ có một mục tiêu hợp pháp. Có thể Superduper muốn nhà bán lẻ cung cấp cho khách hàng một phòng trưng bày dễ chịu và một đội ngũ bán hàng thành thạo. Như vậy khi không có thỏa thuận cố định giá bán lẻ, một số khách hàng có thể tận dụng dịch vụ của một cửa hàng để biết về các đặc tính quan trọng của VCR và mua VCR với giá rẻ hơn ở nhà bán lẻ không cung cấp dịch vụ này. Trong chừng mực nào đó, dịch vụ tốt là một hàng hóa công cộng giữa những người bán lẻ bán VCR của Superduper. Như chúng ta đã thảo luận trong chương 11, khi một người cung ứng hàng hóa công cộng, những người khác có thể sử dụng nó mà không phải trả tiền. Trong trường hợp này, các nhà bán lẻ bán rẻ hơn sống nhờ dịch vụ mà các nhà bán lẻ khác cung cấp, dẫn đến tình trạng lượng cung về dịch vụ ít hơn mức mong muốn. Thỏa thuận cố định giá bán lẻ là một cách để Superduper giải quyết vấn đề sử dụng mà không trả tiền này. Ví dụ về thỏa thuận cố định giá bán lẻ minh họa cho một nguyên lý quan trọng: những thủ đoạn kinh doanh có vẻ ngăn cản cạnh tranh trên thực tế lại có thể phục vụ cho các mục đích hợp pháp. Nguyên tắc này lại làm cho việc vận dụng luật chống độc quyền trở nên khó khăn hơn nhiều. Những nhà kinh tế, luật sư và quan tòa chịu trách nhiệm thực thi các đạo luật này phải làm rõ loại hành vi nào mà chính sách công cộng nên cấm vì chúng ngăn trở cạnh tranh và làm giảm phúc lợi kinh tế. Thông thường, đây là một việc khó khăn. Bán phá giá (Predatory Pricing). Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường thường dùng sức mạnh đó để tăng giá lên trên mức cạnh tranh. Nhưng các nhà hoạch định chính sách đã bao giờ quan tâm đến việc các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường định giá quá thấp chưa? Câu hỏi này là trọng tâm của cuộc tranh cãi thứ hai về chính sách chống độc quyền. Chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng hãng hàng không lớn gọi là Coyote Air nắm độc quyền trên một tuyến bay nào đó. Sau đó Roadrunner Express gia nhập và chiếm 20 phần trăm thị trường, chỉ để lại cho Coyote 80 phần trăm. Để chống lại sự cạnh tranh này, Coyote bắt đầu giảm giá vé xuống. Một số nhà phân tích vấn đề chống độc quyền lập luận rằng hành động của Coyote có thể chống lại cạnh tranh: việc giảm giá là nhằm đẩy Roadrunner ra khỏi thị trường để Coyote chiếm lại vị thế độc quyền, sau đó tăng giá lên. Hành vi như vậy gọi là bán phá giá. Mặc dù việc định giá kiểu chiếm đoạt thường được nhắc đến trong các vụ kiện tụng chống độc quyền, nhưng một số nhà kinh tế nghi ngờ lập luận này và tin rằng việc định giá kiểu chiếm đoạt hiếm khi xảy ra và có lẽ không bao giờ là một chiến lược kinh doanh có lãi. Tại sao? Để cuộc chiến giá cả đẩy được đối thủ ra khỏi thị trường, giá cả phải thấp hơn chi phí. Vậy khi Coyote bắt đầu bán vé rẻ và chịu lỗ, nó nên có nhiều chuyến bay hơn, vì giá thấp hơn sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, Roadrunner có thể đáp lại hành động kiểu ăn cướp của Coyote bằng việc cắt giảm số chuyến bay. Kết quả là Coyote phải chịu hơn 80 phần trăm tổn thất và đặt Roadrunner vào vị thế tốt để tồn tại trong cuộc chiến giá cả. Giống như NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 18
  7. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: VỤ KIỆN CÔNG TY MICROSOFT Vụ kiện chống độc quyền quan trọng và gây tranh cãi nhiều nhất trong những năm gần đây là vụ kiện của chính phủ Mỹ chống lại công ty Microsoft vào năm 1998. Vụ này chắc chắn không thiếu kịch tính. Đây là cuộc đọ sức giữa một trong những người giàu nhất hành tinh (Bill Gates) và một trong những cơ quan quyền lực nhất thế giới (Bộ tư pháp Mỹ). Người biện hộ cho chính phủ là nhà kinh tế xuất chúng (Giáo sư trường MIT Franklin Fisher). Người biện hộ cho Mirosoft là nhà kinh tế xuất sắc không kém (Giáo sư trường MIT Richard Schmalensee). Mối quan tâm ở đây là tương lai của một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới (Microsoft), kinh doanh một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế (phần mềm máy tính). Vấn đề trung tâm trong vụ Microsoft là vấn đề bán kèm - cụ thể là, Microsoft có được phép gắn trình duyệt Internet vào hệ điều hành Microsoft không. Chính phủ cho rằng Microsoft đã gắn hai sản phẩm này với nhau để mở rộng sức mạnh thị trường của mình trên thị trường hệ điều hành máy tính sang thị trường không liên quan (các trình duyệt Internet). Chính phủ lập luận rằng việc cho phép Microsoft gắn những sản phẩm như vậy vào hệ điều hành cản trở các công ty phần mềm mới như Nestcape gia nhập thị trường và cung cấp sản phẩm mới. Đáp lại, Microsoft chỉ ra rằng việc đưa các tính năng mới vào các sản phẩm cũ là một phần của tiến bộ công nghệ. Ngày nay, xe hơi được gắn stereo và điều hoà nhiệt độ, những thứ mà trước đây được bán riêng lẻ, và máy ảnh gắn sẵn đèn chiếu. Điều này đúng với các hệ điều hành máy tính. Theo thời gian, Microsoft đã đưa thêm các tính năng mới vào Windows mà trước kia chúng là các sản phẩm độc lập. Cách làm như vậy đã làm cho máy tính dễ sử dụng hơn và đáng tin cậy hơn, vì người tiêu dùng có thể tin rằng các cấu phần đó tương thích với nhau. Microsoft cho rằng việc tích hợp công nghệ Internet là một bước tự nhiên tiếp theo. Một điểm bất đồng có liên quan đến quy mô sức mạnh thị trường của Microsoft. Khi biết rằng 80 phần trăm máy tính cá nhân mới sử dụng hệ thống điều hành Microsoft, chính phủ lập luận rằng công ty đã có sức mạnh độc quyền quá lớn và đang tìm cách tăng cường sức mạnh này. Microsoft đáp lại rằng, thị trường phần mềm luôn luôn thay đổi và rằng Microsoft Windows đang phải chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, ví dụ hệ điều hành Apple Mac và Linux. Nó còn chỉ ra rằng giá mà nó đặt ra cho Windows - khoảng 50 đô la, hay chỉ bằng 3 phần trăm giá của chiếc máy tính thông thường - là bằng chứng cho thấy sức mạnh thị trường của nó rất hạn chế. Trong khi cuốn sách này bắt đầu được in, kết quả cuối cùng của vụ Microsoft vẫn chưa có. Trong tháng 11 năm 1999, công tố viên tòa sơ thẩm đã kết luận rằng Microsoft có sức mạnh thị trường quá lớn và đã lạm dụng quyền lực này. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề chưa được giải đáp. Quyết định của toà sơ thẩm có đứng vững trong toà phúc thẩm không? Nếu có, chính phủ sẽ có biện pháp gì để chấn chỉnh tình hình? Nó có điều chỉnh những thay đổi trong các thiết kế của hệ điều hành Windows trong tương lai không? Liệu nó có chia Microsoft ra thành các công ty nhỏ hơn và có tính cạnh tranh cao hơn không? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ quyết định bộ mặt của thị trường phần mềm trong những năm tới đây. Kiểm tra nhanh: Các loại thỏa thuận nào là phi pháp đối với các doanh nghiệp? Tại sao người ta lại tranh cãi về luật chống độc quyền? NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 20
  8. Lý thuyết trò chơi Game theory Thế lưỡng nan của người tù Prisoners’ dilemma Trạng thái cân bằng Nash Nash equilibrium NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 22