Tham luận Định hướng phát triển Du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum nằm ở khu vực bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên
967.418,39 ha, trong đó: diện tích đất lâm nghiệp có rừng 602.119,93 ha, bao gồm
351.418,18 ha rừng sản xuất, 159.624,61 ha rừng phòng hô ̣ và 91.077,14 ha rừng
đă ̣c du ̣ng. Độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh1
Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như Cẩm lai,
Giáng hương, Pơmu, Thông ... Một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh tế và
dược liệu cao như Gió bầu, Sâm Ngọc Linh, Sa nhân, Thông nhựa, Song mây,
Bông đót, Mã tiền, Hoàng đằng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô,...
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 02 Khu bảo tồn thiên nhiên, đó là: Vườn
Quốc gia (VQG) Chư Mom Ray và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Linh
và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen. 
pdf 9 trang xuanthi 05/01/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Định hướng phát triển Du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã tỉnh Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftham_luan_dinh_huong_phat_trien_du_lich_gan_voi_bao_ve_dong.pdf

Nội dung text: Tham luận Định hướng phát triển Du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã tỉnh Kon Tum

  1. - Khu hệ thú: Có 91 loài thú thuộc 28 họ, 11 bộ; đã xác định được 30 loài đang bị đe doạ, trong đó có 25 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 29 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2016), 5 - Khu hệ Chim: Thống kê được 234 loài chim thuộc 43 họ của 11 bộ;6 - Khu hệ bò sát, ếch nhái: Có 65 loài thuộc 13 họ, 2 bộ, trong đó: Lớp bò sát 24 loài thuộc 7 họ; 1 bộ Lớp lưỡng cư 41 loài thuộc 6 họ, 1 bộ; 7 - Khu hệ Bướm: Có 326 loài thuộc 11 họ, 1 bộ.8 Có 2 loài bướm bị đe dọa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là: Bướm phượng đuôi kiếm răng tù (Teinopalpus imperialis) được ghi trong sách đỏ của Việt Nam 2007, trong Danh lục đỏ IUCN và thuộc Phụ lục 2 của CITES.9 - Khu BTTN Ngọc Linh còn có loài động vật đặc hữu là Khướu Ngọc Linh – Garrulax ngoclinhnensis. 3. Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen, huyện Kon Plông Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tại quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013, trong đó có nội dung Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng, cụ thể. Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen thuộc huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum, là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, với diện tích tự nhiên 137.124ha, trong đó, đất nông nghiệp là 124.761ha (đất sản xuất 11.283ha, đất lâm nghiệp 113.469ha, đất nuôi trồng thủy sản 8,59ha). Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000m - 1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-200C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke, Pa sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô) thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học. Theo thông báo của Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) Các khảo sát về đa dạng sinh học mới đây của Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) đã tiết lộ một ‘kho báu’ về động vật hoang dã quý hiếm và quan trọng tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Với tính đa dạng sinh học cao và là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật đang bị đe dọa, rừng Kon Plông 5 24 loài thuộc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, 17 loài trong NĐ 64/2019/NĐ-CP 6 Có 10 loài trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, trong đó có 4 loài thuộc nhóm IB và 6 loài thuộc nhóm II, 11 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 13 loài trong Danh Lục Đỏ IUCN, 4 loài trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP. 7 Có 10 loài bị đe dọa cấp quốc gia, ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; 7 loài nằm trong sách đỏ thế giới năm 2012; 5 loài nằm trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP; 01 loài trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP. 8 Trong đó, số họ bướm xanh có thành phần loài nhiều nhất 60 loài (chiếm 18,40% tổng số loài ghi nhận); họ bướm có thành phần loài ít nhất là họ bướm Ngọc: 2 loài (chiếm 0,61%). 9 Loài này thường sống ở độ cao trên 1.700 m so với mực nước biển; Bướm phượng cánh chim chấm rời (Troides aeacus) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam phổ biến hơn loài trên và sống ở các độ cao khác nhau.
  2. đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có việc bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tỉnh Kon Tum, đã đặt ra nhiều thách thức cho các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của tỉnh trong đó có ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. II. Một số kết quả đã triển khai trên địa bàn tỉnh 1. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Kon Tum đã có nhiều văn bản triển khai đối với công tác Bảo tồn tính đa dạng sinh học và tăng cường bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ động vật hoang dã đảm bảo tính thực thi của pháp luật cụ thể như: - Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 về Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định: số 523/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; QĐ số 269/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025; QĐ số: 1308/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Kon Tum đến năm 2020; QĐ số: 587/QĐ-UBND ngày 09/11/2016 về thành lập Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray. + Kế hoạch số 2110/KH-UBND ngày 07/10/2009 về Bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch số 3527/KH-UBND ngày 28/12/2017 triển khai thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 15/10/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động triển cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch số 667/KH-UBND ngày 08/3/2020 về thực hiện Chương trình bảo tồn các loại rùa nguy cấp của Việt Nam hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhiǹ đến năm 2030. Và mới đây là Công văn số 3125/UBND-NNTN ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã. Trong các hoạt động du lịch, những năm qua tỉnh Kon Tum đã xác định du lịch sinh thái là thế mạnh của tỉnh, bên cạnh các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh ; các điểm du lịch cộng đồng đã hình thành và trải đều trên địa bàn các huyện, thành phố, các tour du lịch khám phá thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, khu du lịch nghỉ dưỡng Măng Đen ngày càng phát triển và đa dạng 2. Một số kết quả: Việc thực hiện qua cơ chế chia sẻ lợi ích từ dịch vụ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng, đây là nguồn hưởng lợi chính người dân, cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Hiện diện tích khoán bảo vệ rừng của tỉnh đến nay là 216.701,22 ha. 3. Về du lịch
  3. dân khu vực biên giới không săn, bắt, nuôi, nhốt, mua bán, vận chuyển trái pháp luật động vật hoang dã. - Tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã theo quy định. - Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, nghiên cứu hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, quản lý, chuyển giao, xử lý các loài động vật và bộ phận động vật bị tịch thu trong quá trình kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo công tác bắt giữ, tịch thu và chăm sóc động vật được thực hiện theo đúng quy định. - Hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái, giải trí tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray theo đề án được phê duyệt. * Đối với khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen - Kon Plông Phát huy những giá trị về tính đa dạng sinh học, đồng thời đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch trở thành Khu du lịch Quốc gia đến năm 2030, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị về mặt đa dạng sinh học cao, đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn làm suy giảm tài nguyên như nạn săn bắn, khai thác gỗ bất hợp pháp, nạn phá rừng Đẩy mạnh các biện pháp thực hiện dịch vụ lâm nghiệp và phòng hộ đầu nguồn tạo nên các giá trị về đa dạng sinh học của khu vực này, thông qua sự phối hợp của các tổ chức xã hội và cơ quan chính quyền. Ưu tiên thành lập một khu bảo tồn để bảo vệ khu vực rừng nguyên sinh động vật hoang dã của Kon Plông, với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm, Gắn công tác bảo tồn với khai thác tổ chức các loại hình du lịch tăng thu nhập cho người dân, đóng góp cho công tác bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và phát triển bền vững./. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Kon Tum *Tài liệu tham khảo: (1) Báo cáo 10 năm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Kon Tum; (2) Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; (3) Báo cáo đa dạng sinh học Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (4) Theo thông cáo báo chí của Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) (5) Quyết định số 523/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (6) Tài liệu khác.