Tóm tắt kiến thức ôn tập môn Kinh tế vi mô

1- Kinh tế học: là môn KHXH nghiên cứu sự lựa chọn của các cá nhân, tổ chức, và xã
hội trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh
tranh, nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình.
2- Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học:
- Sản xuất cái gì và bao nhiêu ?
- Sản xuất cho ai ?
- Sản xuất như thế nào?
3- Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô:
- Kinh tế vi mô: Nghiên cứu cách thức các đơn vị kinh tế (cá nhân, DN, cơ quan
CP) tương tác với nhau trong thị trường 1 loại HH, DV nào đó.
- Kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế của 1 quốc gia. 
pdf 24 trang xuanthi 28/12/2022 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt kiến thức ôn tập môn Kinh tế vi mô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_kien_thuc_on_tap_mon_kinh_te_vi_mo.pdf

Nội dung text: Tóm tắt kiến thức ôn tập môn Kinh tế vi mô

  1. 2 Chương 2: CẦU, CUNG, VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG 1- Cầu, cung và thị trường: - Cầu: Cầu là số lượng HH, DV mà người mua sẵn lòng mua tương ứng với các mức gía khác nhau. Thuật ngữ cầu dùng để chỉ hành vi của người mua. Người mua đại diện cho cầu - Cung: Cung là số lượng HH, DV mà người bán sẵn lòng bán tương ứng với các mức gía khác nhau. Thuật ngữ cung dùng để chỉ hành vi của người bán. Người bán đại diện cho cung. - Thị trường: Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán, tương tác với nhau, dẫn đến khả năng trao đổi HH, DV. Thuật ngữ thị trường dùng để chỉ nơi cầu và cung tương tác với nhau. Cầu và cung là hai nhân tố chính để thị trường hoạt động. 2- Cầu và lượng cầu: 2.1. Cầu (Demand, D): được sử dụng để diễn tả hành vi của người mua thông qua mối quan hệ giữa giá cả (Price, P) và lượng cầu (QD). 2.2. Lượng cầu (Quantity Demand, QD): số lượng một loại HH, DV mà người mua sẵn lòng mua ở mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định. 2.3. Qui luật cầu: * Với giả thiết các yếu tố khác không đổi: Khi giá giảm thì lượng cầu tăng lên; khi giá tăng thì lượng cầu giảm xuống (Mối quan hệ giữa P và QD là nghịch biến). * Hàm số cầu: QD = aP + b ; Với a = ΔQD / ΔP. * Đường cầu: P - Trượt dọc trên đường cầu xảy ra khi lượng cầu C (lượng mua) thay đổi do giá HH, DV thay đổi: + Giá tăng, lượng cầu giảm (trượt từ A đến C); + Giá giảm, lượng cầu tăng (trượt từ A đến B). A - Dịch chuyển của đường cầu xảy ra khi cầu (sức mua) của HH, DV thay đổi do các yếu tố khác thay B đổi (không phải do yếu tố gía HH, DV): D + Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải; QD + Cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái. Đường cầu dốc xuống * Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu: - Giá hàng hóa liên quan: + Hàng hóa thay thế: Khi giá của một loại hàng hóa A tăng (giảm) mà cầu của hàng hóa B tăng (giảm) thì A và B là 2 hàng hóa thay thế nhau. + Hàng hóa bổ sung: Khi giá của một loại hàng hóa C tăng (giảm) mà cầu của hàng hóa D giảm (tăng) thì C và D là 2 hàng hóa bổ sung nhau.
  2. 4 - Trượt dọc trên đường cung xảy ra khi lượng cung S (lượng bán) của HH, DV thay đổi do giá của HH, P B DV thay đổi: + Giá tăng, lượng cung tăng (trượt từ A đến B); + Giá giảm, lượng cung giảm (trượt từ A đến C). A - Dịch chuyển của đường cung xảy ra khi cung (sức bán) của HH, DV thay đổi do các yếu tố khác C thay đổi (không phải do yếu tố gía HH, DV): QS + Cung tăng, đường cung dịch chuyển sang phải; + Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái. Đường cung dốc lên * Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: - Giá của các yếu tố đầu vào. - Kỹ thuật công nghệ. - Số lượng doanh nghiệp trong ngành. - Kỳ vọng của người bán. - Điều kiện tự nhiên. - Quy định của Chính phủ. 4- Thị trường: 4.1. Trạng thái cân bằng thị trường: - Lượng cân bằng: Là lượng HH, DV mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu. - Giá cân bằng: Là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu. - Điểm cân bằng: Trên đồ thị cung cầu, điểm cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu. S - Thiếu hụt hàng hóa, giá sẽ tăng: Ở mức giá thấp P hơn giá cân bằng thì lượng cầu lớn hơn lượng cung (còn gọi là dư cầu) thì thị trường sẽ thiếu hụt HH, DV. Dư thừa → Khi có sự thiếu hụt HH hoặc DV, người bán sẽ tăng A gía. → Giá tăng thì lượng cung sẽ tăng lên và lượng cầu giảm xuống. → Giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt Thiếu hụt tới mức gía cân bằng để lượng cung bằng lượng cầu. D Kết luận: Thị trường thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng. - Dư thừa hàng hóa, giá sẽ giảm: Ở mức gía cao hơn gía cân bằng thì lượng cung lớn hơn lượng cầu (còn gọi là dư cung), thị trường sẽ dư thừa HH, DV. → Khi có sự dư thừa HH, DV, người bán sẽ giảm gía. → Gía giảm thì lượng cung sẽ giảm xuống và lượng cầu tăng lên. → Gía sẽ tiếp tục giảm cho đến khi đạt tới mức gía cân bằng để lượng cung bằng lượng cầu. Kết luận: Thị trường dư thừa hàng hóa, dịch vụ thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm. 4.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường:
  3. 6 + Một số người bán không bán được HH, DV ở gía sàn mà phải bán trên thị trường tự do ở mức gía thấp hơn gía sàn; + Ở mức gía sàn, một số người mua không mua hàng → HH, DV không được tiêu thụ hết → nguồn lực bị lãng phí. * Thuế: - Mục đích của việc đánh thuế: + Tạo nguồn thu cho ngân sách hoạt động của CP; + Phân phối lại thu nhập và/hoặc hạn chế việc SX, tiêu dùng một lọai HH, DV nào đó. - Đánh thuế làm gía tăng lên và lượng giao dịch giảm xuống: Giả sử CP thu thuế người bán 1 khoản thuế t trên mỗi đơn vị SP bán ra → người bán sẽ cộng tiền thuế vào giá bán → giá bán tăng lên → đường cung dịch chuyển sang trái → số lượng HH, DV giao dịch trên thị trường sẽ nhỏ hơn và gía cân bằng sẽ cao hơn khi không có thuế. - Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế: + Khoản thuế người mua chịu = Giá CB sau khi có thuế - Giá CB trước khi có thuế + Khoản thuế người bán chịu = Giá CB trước khi có thuế - (Giá bán sau khi có thuế - thuế phải nộp) * Trợ cấp: - Mục đích của việc trợ cấp: Chính phủ trợ cấp để hỗ trợ cho sản xuất hoặc tiêu dùng một lọai HH, DV nào đó. - Trợ cấp gía giảm xuống và lượng giao dịch tăng lên: Giả sử CP hỗ trợ người bán 1 khoản trợ cấp s trên mỗi đơn vị SP bán ra → người bán sẽ trừ tiền trợ cấp vào giá bán → giá bán giảm xuống → đường cung dịch chuyển sang phải → số lượng HH, DV giao dịch trên thị trường sẽ lớn hơn và gía cân bằng sẽ thấp hơn khi không có trợ cấp. - Người mua và người bán cùng chia hưởng khoản trợ cấp: + Khoản trợ cấp người mua hưởng = Giá CB trước khi có trợ cấp - Giá CB sau khi có trợ cấp; + Khoản trợ cấp người bán hưởng = Giá bán sau khi có trợ cấp – (Giá CB trước khi có trợ cấp - trợ cấp).
  4. 8 P |E | > 1 P |E | |%ΔP| → |%ΔQD |< |%ΔP| → P và TR nghịch biến → P và TR đồng biến (D) P P P |E | = ∞ B |ED| = 1 |ED| = 0 D B A A B A (D) (D) Q Q Q 1.3. Các yếu tố tác động đến ED: 1.3.1. Cầu có xu hướng ít co giãn khi: 1.3.2. Cầu có xu hướng co giãn nhiều khi: • Đó là hàng hóa thiết yếu • Đó là hàng hóa xa xỉ • Hàng hóa ít có khả năng thay thế • Hàng hóa có nhiều khả năng thay thế • Chi tiêu cho hàng hóa chiếm tỷ trọng • Chi tiêu cho hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhỏ trong tổng thu nhập của người mua trong tổng thu nhập của người mua • Thời gian để người mua điều chỉnh hành • Thời gian để người mua điều chỉnh hành vi là ngắn. vi là dài. 1.4. Độ co giãn của cầu theo giá chéo: Đo lường phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá các loại hàng hóa liên quan thay đổi.
  5. 10 |ES| 1 P (S) S ES < 1 B (S) B A A Q Q (S) P P P E = 0 E = 1 ES = ∞ S S (S) B A B A B (S) A Q Q Q
  6. 12 Chương 4: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng 1- Một số khái niệm cơ bản: - Hữu dụng: + Là sự thỏa mãn mà NTD cảm nhận được khi tiêu dùng HH, DV + Hữu dụng mang tính chủ quan - Tổng hữu dụng (ký hiệu là TU): + Là tổng mức thỏa mãn mà NTD đạt được khi tiêu dùng một số lượng sản phẩm nào đó trong một đơn vị thời gian. + TU = f(Q) - Hữu dụng biên (Ký hiệu là MUX): + Là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi NTD tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm trong một đơn vị thời gian + Công thức: • Nếu TU là số liệu rời rạc: MUX = ΔTU/ ΔQX • Nếu TU là 01 hàm số: MUX = dTU/dQX • MU là độ dốc của đường TU 2- Quy luật hữu dụng biên giảm dần: - Nếu giả định các yếu tố khác không đổi thì khi sử dụng ngày càng nhiều một sản phẩm thì hữu dụng biên của sản phẩm đó giảm dần; - Nói ngược lại, nếu giả định các yếu tố khác không đổi thì khi từ bỏ ngày càng nhiều một sản phẩm thì hữu dụng biên của sản phẩm đó tăng dần; - Vì MU là độ dốc của đường TU nên: + MU > 0 → TU tăng dần. + MU < 0 → TU giảm dần. + MU = 0 → TU cực đại. 3- Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng: - I: Giới hạn ngân sách; - PX , PY : Giá tương ứng của sản phẩm X, Y; XPX + YPY = I - Để tối đa hóa mức hữu dụng trong giới hạn ngân sách I, thì NTD sẽ chọn mua số lượng các sản phẩm X và Y sao cho MU MU X = Y hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản P P phẩm phải bằng nhau, nghĩa là đồng thời thỏa 2 điều kiện: X Y + Điểm đó nằm trên đường ngân sách; + Điểm đó nằm trên đường đẳng dụng cao nhất có thể. Lưu ý: • Điểm kết hợp đó chính là tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng dụng cao nhất. • Điểm kết hợp này gọi là điểm phối hợp tối ưu. 4- Đường ngân sách:
  7. 14 Chương 5: Lý thuyết sản xuất 1- Hàm sản xuất: - Hàm sản xuất tổng quát: Q = f(x1, x2, , xn) + Q: Số lượng sản phẩm đầu ra; + Xi: số lượng yếu tố sản xuất I. - Hàm sản xuất đơn giản: Q = f(L, K) + Q: số lượng sản phẩm đầu ra; + K: số lượng vốn; + L: số lượng lao động. - Đặc điểm hàm sản xuất: + Hàm sản xuất diễn tả số lượng tối đa sản phẩm được SX; + Khi một trong các yếu tố SX thay đổi thì Sản lượng sẽ thay đổi theo; + Kỹ thuật, công nghệ SX thay đổi thì hàm SX sẽ thay đổi. - Hiệu suất theo quy mô: Thể hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi sản lượng và sự thay đổi của đầu vào: + Hiệu suất tăng dần theo quy mô: sản lượng tăng cao hơn mức tăng của đầu vào; + Hiệu suất không đổi theo quy mô: sản lượng tăng bằng với mức tăng của đầu vào; + Hiệu suất giảm dần theo quy mô: sản lượng tăng cao hơn mức tăng của đầu vào. 2- Sản xuất trong ngắn hạn: - Ngắn hạn, dài hạn: + Ngắn hạn: Là khoản thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thay đổi. Q = f (L, K ) + Dài hạn: là khoản thời gian đủ dài để tất cả các yếu tố sản xuất thay đổi. Q = f (L,K) - Sản xuất trong ngắn hạn: + Tổng sản phẩm (TP: Total product) + Năng suất biên của lao động (MPL): là + Năng suất trung bình của lao động phần thay đổi trong tổng sản phẩm khi sử (APL): là số sản phẩm SX tính trung bình dụng thêm một đơn vị lao động. trên 1 đơn vị lao động. + MPL là độ dốc của đường TPL. TP ΔTP dTP APL = MPL = = L ΔL dL - Quy luật năng suất biên giảm dần: + Nếu các yếu tố khác không đổi, th. khi gia tăng sử dụng một yếu tố sản xuất, năng suất biên của yếu tố sản xuất này lúc đầu tăng lên nhưng sau đó giảm dần. + Vì MPL là độ dốc của đường TPL nên: MPL > 0 → TPL tăng dần. MPL < 0 → TPL giảm dần
  8. 16 - Các dạng đặc biệt của đường đẳng lượng: + Khi MRTS là hằng số → đường đẳng lượng là 1 đường thẳng dốc xuống. Khi đó, K và L được gọi là 2 yếu tố thay thế hoàn hảo. + Khi MRTS bằng 0 hoặc ∞ → đường đẳng lượng là 1 đường chữ L vuông góc. Khi đó, K và L được gọi là 2 yếu tố bổ sung hoàn hảo. 5- Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên: - Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) của K cho L là số lượng vốn K giảm xuống để sử dụng thêm 1 lao động L mà mức sản lượng không đổi. MRTSLK = ΔK/ΔL - Vì độ dốc của đường đẳng dụng là ΔK/ΔL nên MRTS cũng là độ dốc của đường đẳng lượng. 6- Nguyên tắc tối đa hóa sản lượng: Tại điểm phối hợp tối ưu thì: - Nằm trên đường đẳng phí, nghĩa là: LPL + KPK = TC - Độ dốc của hai đường bằng nhau: + Độ đốc đường đẳng phí là: - PL/PK + Độ đốc đường đẳng lượng là: MRTS = - MPL/MPK + Hai độ dốc bằng nhau, nghĩa là: - PL/PK = - MPL/MPK → MPL/PL = MPK/PK - Như vậy, để tối đa hóa tổng sản lượng th. NSX phải phối hợp các yếu tố sản xuất sao cho thỏa mãn 2 điều kiện sau: LPL + KPK = TC (1) MPL/PL = MPK/PK (2) Sự tương đồng giữa lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết sản xuất Chủ thể Người tiêu dùng Người sản xuất Đối tượng Hai sản phẩm X và Y Hai yếu tố sản xuất L và K Mục tiêu tối đa hóa Tổng hữu dụng Tổng sản lượng Khái niệm chính Hữu dụng biên Năng suất biên Quy luật QL hữu dụng biên giảm dần QL năng suất biên giảm dần Ràng buộc Giới hạn ngân sách Giới hạn chi phí Tỉ lệ thay thế Tỉ lệ thay thế biên MRS Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên MRTS Đường ngân sách và đường đẳng Đường đẳng phí và đường đẳng Công cụ phân tích dụng lượng • XPX + YPY = I • LPL + KPK = TC Nguyên tắc tối đa hóa • MUX/PX = MUY/PY • MPL/PL = MPK/PK
  9. 18 * Tổng chi phí trung bình: + ATC = AFC + AVC + Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khỏang bằng AFC. * Chi phí biên: Là sự thay đổi trong tổng chi phí TC (hay tổng chi phí biến đổi TVC) khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. + MC = ΔTC/ΔQ = ΔTVC/ΔQ + Khi TC và TVC là hàm số, thì MC là đạo hàm bậc nhất của hàm TC hoặc hàm TVC: MC = dTC/dQ = dTVC/dQ + Đường MC cũng có dạng chữ U và là độ dốc của đường TC hoặc TVC * Quan hệ giữa Chi phí biên với Tổng chi phí trung bình và với Chi phí biến đổi trung bình: Quan hệ giữa MC và ATC Quan hệ giữa MC và AVC → MC – ATC = Q x dATC/dQ → Lập luận tương tự, ta có: + MC ATC → dATC/dQ > 0 → AC tăng + MC > AVC → AVC tăng + MC = ATC → dATC/dQ = 0 → AC cực + MC = AVC → AVC đạt cực tiểu tiểu. → Đường MC cắt đường AVC tại điểm → Đường MC cắt đường ATC tại điểm cực cực tiểu của đường AVC tiểu của đường ATC. Mức sản lượng có ATC cực tiểu là mức sản lượng tối ưu. Nói cách khác, mức sản lượng tối ưu sẽ đạt được khi MC = ATC 3- Chi phí sản xuất trong dài hạn: - Chi phí trung bình dài hạn (LATC) thể hiện chi phí trung b.nh thấp nhất có thể có tại mỗi mức sản lượng khi doanh nghiệp thay đổi qui mô sản xuất. - Dài hạn có thể coi như chuỗi những ngắn hạn nối tiếp nhau → Đường LATC là đường bao của các đường SATC. - Đường LATC cũng có dạng chữ U
  10. 20 P = MR. - Vì MR là đạo hàm của TR → TR đạt cực đại khi MR = 0 - TR đạt cực đại không có nghĩa là doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận. 1.5. Tối đa hóa lợi nhuận: Xác định P và Q trong ngắn hạn: - Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. - Hàm lợi nhuận: Л = TR – TC - Để tối đa hóa lợi nhuận: + Thì: dЛ = dTR – dTC = 0 + Hay: dTR = dTC + Hay: MR = MC
  11. 22 Được lợi: Giá thấp hơn Quy định gía tối đa LN giảm đi Không tác động và sản lượng tăng lên Đánh thuế không theo Không tác động: Giá và Thu được thuế bằng số LN giảm đi sản lượng (thuế khoán) sản lượng không đổi LN giảm đi của DNĐQ Bị thiệt: Giá cao hơn và Đánh thuế theo sản lượng LN giảm đi Thu được thuế sản lượng gỉam đi
  12. 24 gía bán là P1. Tương tự, DN 2 sẽ định gía bán là P2. + Vì P2 cao hơn P1 nên để cạnh tranh, DN2 buộc phải hạ giá từ P2 xuống còn P1. → Như vậy, DN 1 trở thành người lãnh đạo giá - Hợp tác công khai (Cartel): Các doanh nghiệp hợp tác và hành động như một khối thống nhất. Điều kiện để một Cartel có thể thành công: + Cầu thị trường ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế. + Các doanh nghiệp ngoài Cartel có cung ít co giãn, nghĩa là lượng cung rất hạn chế. + Sản lượng của Cartel chiếm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành. + Tất cả các thành viên tuân thủ theo qui định. 2.3. Độc quyền nhóm không hợp tác: - Các doanh nghiệp độc quyền nhóm có thể có kết quả tốt hơn khi hợp tác lẫn nhau và hành động giống như độc quyền - Tuy nhiên, rất khó duy trì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, đó là do tư lợi. - Độc quyền nhóm không hợp tác đường cầu gãy → Tối đa hóa lợi nhuận xãy ra tại điểm gãy MR = MC.