Bài giảng Giáo dục thể chất - Lý thuyết bóng chuyền

I.Tóm tắt nguồn gốc và sự phát triển môn bóng chuyền.

1.1. Nguồn gốc.

- Bóng chuyền xuất hiện vào ngày 9/2/ 1895 do William Morgan sáng lập.

- Lúc đầu ông cho dùng ruột quả bóng rổ bơm đầy hơi chuyền qua chuyền lại trên lưới có độ cao 6feet6in (khoảng 1,98m ) và mặt sân có kích thước 25feet X 50 feet gọi là Mintonette ( còn gọi là quả bóng bay ).

- Vào năm 1895 tại trường đạo tạo quốc tế YMCA Mintonette được đổi tên thành Volleyball.

doc 10 trang xuanthi 03/01/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục thể chất - Lý thuyết bóng chuyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_giao_duc_the_chat_ly_thuyet_bong_chuyen.doc

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục thể chất - Lý thuyết bóng chuyền

  1. - 1927 trận đấu đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội giữa 2 đội Hà Nội và Hải Phòng. - 1956 Uỷ ban thể dục thể thao được thành lập. - 1957 Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam được thành lập. - 1960 Tổ chức giải bóng chuyền hạng A1 tại miền bắc gồm 8 đội nam và 8 đội nữ. II. Định nghĩa, tính chất môn bóng chuyền. 2.1. Định nghĩa. Bóng chuyền là môn thể dục thể thao được sử dụng chủ yếu bằng đôi tay, đánh bóng qua lại trên lưới sao cho bóng rơi xuống phần đất bên sân đối phương và ngăn không cho đối phương làm như vậy với mình. 2.2. Tính chất môn bóng chuyền. - Bóng vào cuộc bằng quả phát bóng do vđv phát bóng sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi. - Bóng chuyền được đánh qua lại trên lưới, mỗi đội có tối đa 3 lần chạm bóng trước khi đưa bóng sang sân đối phương. - Mỗi đội khi thi đấu phải có 6 vđv trên sân nên là môn thi đấu đòi hỏi tinh thần tập thể cao. - Thời gian tiếp xúc trong bóng chuyền rất ngắn, khác với các môn bóng khác như bóng ném, bóng rỗ, bóng đá - Hoạt động thi đấu trong bóng chuyền là hoạt động không có chu kì, bởi vì trong thi đấu có nhiều tình huống xảy ra và diễn biến liên tục. - Bóng chuyền thi đấu được ngăn cách bởi lưới nên là môn TDTT đối kháng không trực tiếp.
  2. - Đường tấn công ( vạch 3m ): ở mỗi bên sân có một đường song song với đường giữa sân cách đường giữa sân 3m ( để chia sân thi đấu thành khu trước và khu sau ). 1.3. Các khu trên sân. - Khu trước: được giới hạn bởi đường giữa sân và mép sau của đường tấn công. - Khu sau: là phần còn lại của sân. - Khu phát bóng: là khu rộng về phía sau đường biên ngang cuối sân có độ dài từ 3m đến 8m, rộng 9m. - Khu thay người: được giới hạn bởi 2 đường tấn công tới bàn thư kí. II. Dụng cụ thi đấu. 2.1. Lưới. - Lưới cao 2,43m đối với nam và 2,24m đối với nữ. - Lưới có chiều dài 9,5m đến 10m, rộng 1m, đan thành các mắt lưới hình vuông mỗi ô 10cm X 10cm. - Viền mép trên của lưới rộng 7cm và mép dưới rộng 5cm. - Băng giới hạn: là 1 băng trắng có kích thước 5cm X 1m. đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm 2 đường biên dọc và 2 đường giữa sân, băng giới hạn là một phần của lưới. - Ăngten: cao 1,8m trong đó có 0,8m nhô lên trên lưới, được sơn bởi 2 màu khác nhau và xen kẽ nhau. 2.2. Cột lưới. Cột lưới cao 2,55m, được đặt cách đường biên dọc từ 0,75m đến 1m. 2.3. Bóng. Chu vi quả bóng 65cm đến 67cm, trọng lượng từ 260gram đến 270gram, bóng có 3 màu khác nhau và được phối hợp với nhau, 2.4. Những đồ vật bị cấm: - Cấm mang các đồ vật gây chấn thương hoặc trợ giúp cho vận động viên - Vđv có thể mang kính cá nhân và tự chịu trách nhiệm về việc này.
  3. - Xoay vòng: Khi đội đỡ phát bóng giành được điểm từ pha phát bóng của đối phương, các vđv phải xoay vòng vị trí phát bóng theo chiều kim đồng hồ. 4 3 2 5 6 1 Sau khi phát bóng đi, các vđv có thể di chuyển và đứng ở bất cứ vị trí nào trên sân nhưng vẫn phải đảm bảo chức năng của các vị trí trên sân. IV. Các lỗi trong thi đấu bóng chuyền. 4.1. Lỗi sai vị trí: - Một đội phạm lỗi sai vị trí khi: khi vào thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng có bất kỳ vđv nào đứng không đúng vị trí. - Nếu vđv phát bóng phạm lỗi cùng với thời điểm lỗi sai vị trí thì bắt lỗi sai vị trí trước. 4.2. Bóng ngoài sân: - Phần bóng chạm sân hoàn toàn ngoài các đường biên - Bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay người ngoài đội hình thi đấu trên sân. - Bóng chạm ăngten, chạm dây buộc lưới hay phần lưới ngoài băng giới hạn. - Toàn bộ quả bóng bay qua khoảng không dưới lưới.
  4. - Vđv hàng sau đập bóng ở khu trước nhưng lúc đánh bóng bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới. Khi giậm nhảy vđv hàng sau chạm chân vào đường tấn công. - Vđv hoàn thành quả đập bóng từ pha phát bóng của đối phương và bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới. - Vđv đập bóng chạm tay vào mép trên của lưới. - Vđv hoàn thành đập bóng cao hơn mép trên của lưới do vđv libero đứng ở khu trước chuyền bóng cao tay. - Vđv Libero đập bóng cao hơn mép trên của lưới. 4.7. Lỗi chắn bóng. - Vđv chắn chạm bóng ở không gian đối phương trước hoặc cùng khi đối phương đập bóng. - Vđv hàng sau hoặc Libero hoàn thành chắn bóng. - Vđv chắn quả phát bóng của đối phương. - Bóng chạm tay chắn ra ngoài. V. Vận động viên libero. - Vđv libero mặc áo khác màu với các vđv còn lại. - Trong một trận đấu được đăng ký 2 libero nhưng chỉ có một vđv được phép vào sân tại thời điểm thi đấu. - Vđv libero không được làm đội trưởng. - Vđv libero được phép thay thế bất kỳ vđv nào ở hàng sau của đội. - Vđv libero co vai trò như một vđv hàng sau, không được phép tham gia chắn bóng, phát bóng và định chắn bóng. - Vđv libero không được phép hoàn thành đánh bóng tấn công ở bất kỳ vị trí nào trên sân nếu lúc chạm bóng bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới. - Không giới hạn thay người của vđv libero nhưng giữa 2 lần thay của libero phải qua một pha bóng hoàn thành. V. Ngừng trận đấu hợp lệ. 5.1. Tạm dừng hội ý.
  5. + Trường hợp hòa 14 - 14, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2điểm (16 - 14;20 - 18; ) không có điểm giới hạn cuối cùng. * Lưu ý: Ngoài các nội dung trên sv còn phải tự trang bị cho mình lí thuyết của các kĩ thuật cơ bản trong bóng chuyền ( chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao tay trước mặt, phát bóng cao tay đối với nam và thấp tay đối với nữ ).