Bài giảng Kỹ thuật lạnh - Thiết bị phụ

- Bình tách dầu sử dụng chủ yếu cho các hệ thống lạnh có môi chất không hoà tan dầu như amôniac và các môi chất hoà tan dầu hạn chế ví dụ như R22.

- Bình tách dầu chỉ sử dụng trong các hệ thống lạnh lớn, rất lớn và có nhiều máy nén mắc song song. Rất ít khi sử dụng cho các hệ thống lạnh trung bình và nhỏ.

- Bình tách dầu thường được sử dụng cho các hệ thống lạnh có đường ống dẫn ga nóng khá dài.
ppt 68 trang xuanthi 27/12/2022 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật lạnh - Thiết bị phụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_thuat_lanh_thiet_bi_phu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật lạnh - Thiết bị phụ

  1. 1. BÌNH TÁCH DẦU • Mục đích: - Tách dầu (bị kéo theo) ra khỏi môi chất lạnh, sau đó hồi lại về máy nén. 2
  2. • PHƯƠNG PHÁP HỒI DẦU TỪ BÌNH TÁCH DẦU: • Xả định kỳ về máy nén: Trong quá trình vận hành nếu quan sát thấy mức dầu trong cacte xuống quá thấp thì phải tiến hành hồi dầu bằng cách mở van chặn hoặc nhấn công tắc mở van điện từ xả dầu (Van chặn hoặc van điện từ được bố trí trên đường hồi dầu từ bình tách dầu về cacte máy nén). • Xả tự động nhờ van phao: Sử dụng bình tách dầu có van phao tự động hồi dầu. Khi mức dầu trong bình dâng cao, van phao nổi lên và mở cửa hồi dầu về máy nén. 4
  3. THẢO LUẬN - Nếu tách dầu không tốt thì xảy ra hậu quả gì? - Có thể làm cho dầu hoàn toàn không bị kéo theo hay không? 6
  4. - Việc bám cáu do dầu làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt, làm tăng nhiệt độ ngưng tụ và giảm nhiệt độ bay hơi là giảm năng suất lạnh và làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng. 8
  5. THẢO LUẬN • Nên lắp đặt BÌNH TÁCH DẦU ở đâu? 10
  6. • Phần lớn các BÌNH TÁCH DẦU được lắp thẳng đứng, tuy nhiên vẫn có một vài loại BÌNH TÁCH DẦU được lắp theo kiểu nằm ngang. 12
  7. Nguyên tắc chung: - Thay đổi hướng chuyển động hoặc giảm tốc độ đột ngột dòng môi chất lạnh. - Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt dầu. - Làm mát dòng môi chất bằng bộ trao đổi nhiệt ống xoắn đặt bên trong bình. 14
  8. THẢO LUẬN • Sau một thời gian làm việc, lượng dầu chứa trong BÌNH TÁCH DẦU sẽ càng ngày càng nhiều. Cách giải quyết? 16
  9. Phương pháp hồi dầu từ bình tách dầu: - Xả định kỳ về máy nén: bằng cách thao tác các van chặn hoặc van điện từ trên đường hồi dầu nối từ bình tách dầu về cacte của máy nén (thường thu hồi lúc dừng máy). - Xả tự động nhờ van phao (về cacte máy nén, tự động tùy theo mức dầu trong bình). 18
  10. BÌNH TÁCH DẦU CÓ VAN PHAO VÀ LƯỚI CHẮN 24
  11. • Về cấu tạo, bình chứa dầu thường có dạng thân ống trụ nằm ngang. 32
  12. 3. BÌNH TÁCH KHÍ KHÔNG NGƯNG • Khi tồn tại khí không ngưng trong máy lạnh, có thể dẫn đến những hệ quả sau: - Áp suất ngưng tụ gia tăng. - Nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ cuối quá trình nén gia tăng. - Năng suất lạnh giảm. 34
  13. • Nguyên tắc chung: - Làm lạnh hỗn hợp bao gồm môi chất lạnh và khí không ngưng, môi chất lạnh sẽ ngưng tụ khí không ngưng sẽ được tách ra và xả ra ngoài. 36
  14. Môi chất lạnh thu hồi từ bình tách khí không ngưng (6) được cho quay trở lại trước van tiết lưu (5) để tiếp tục tiết lưu làm lạnh bình. 38
  15. 4. BÌNH CHỨA CAO ÁP • Nhiệm vụ: - Chứa lỏng ngưng tụ nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống. - Giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. - Chứa toàn bộ môi chất lạnh trong hệ thống khi bảo dưỡng, sửa chữa. 40
  16. • Lắp đặt: thường được lắp thấp hơn thiết bị ngưng tụ, phía sau thiết bị ngưng tụ. • Yêu cầu: - Khi vận hành ổn định thì lượng lỏng tối thiểu trong bình phải chiếm khoảng 20% thể tích bình. - Khi bảo dưỡng, sửa chữa thì phải chứa được toàn bộ lượng môi chất lạnh, nhưng cũng chỉ nên chiếm khoảng 80% thể tích bình. 42
  17. 5. BÌNH CHỨA HẠ ÁP • Thường xuất hiện trong máy lạnh hai cấp có bơm dung dịch. 44
  18. • Cấu tạo: - Bình thẳng đứng. - Bình nằm ngang. 46
  19. 6. BỘ PHÂN PHỐI LỎNG • Nhiệm vụ: Phân phối môi chất lỏng vào các dàn lạnh có nhiều mạch nhánh song song nhằm gia tăng độ đồng đều. 48
  20. 7. BÌNH TÁCH LỎNG • Mục đích: - Để ngăn ngừa hiện tượng hút lẫn lỏng gây hư hại máy nén. 52
  21. • Do phạm vi nhiệt độ làm việc trong vùng thấp nên phải bọc cách nhiệt. • BÌNH TÁCH LỎNG được đặt trên đường hút hơi về máy nén. 54
  22. BÌNH TÁCH LỎNG KẾT HỢP HỒI NHIỆT Thường sử dụng cho máy lạnh làm việc với các loại freon. 56
  23. 7. BÌNH TÁCH LỎNG – GIỮ MỨC • Nhiệm vụ: - Tách lỏng và giữ mức dịch luôn ngập ổn định trong dàn lạnh. 58
  24. 8. THÁP GIẢI NHIỆT 62
  25. 9. BỘ LỌC ẨM VÀ TẠP CHẤT FILTER-DRIER • Hơi ẩm có thể gây nghẹt van tiết lưu, ăn mòn các chi tiết kim loại và gây ẩm cho cuộn dây của động cơ điện. • Tạp chất có thể làm bẩn dầu máy nén và làm giảm chất lượng thao tác các loại van. 64
  26. • Bộ lọc thường được lắp đặt ở vị trí trước khi vào van tiết lưu. 66
  27. Bình trung gian đặt đứng 1- Hơi hút về máy nén áp cao; 2- Hơi từ đầu đẩy máy nén hạ áp đến, 3- Tiết lưu vào; 4- Cách nhiệt; 5- Nón chắn; 6- Lỏng ra; 7- ống xoắn ruột gà; 8- Lỏng vào; 9- Hồi lỏng; 10- Xả đáy, hồi dầu; 11- Chân bình; 12- Tấm bạ; 13- Thanh đỡ; 14- ống góp lắp van phao; 15- ống lắp van AT, áp kế 68