Bài giảng Kỹ thuật môi trường đại cương - Chương 1: Con người và môi trường - Võ Thanh Hằng

Nội dung
1.1. Môi trường
1.2. Ô nhiễm môi trường
1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường
1.4. Phát triển bền vững 
pdf 70 trang xuanthi 27/12/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật môi trường đại cương - Chương 1: Con người và môi trường - Võ Thanh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_moi_truong_dai_cuong_chuong_1_con_nguoi_v.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật môi trường đại cương - Chương 1: Con người và môi trường - Võ Thanh Hằng

  1. Chương 1: Con người và môi trường 2 ❖Nội dung 1.1. Môi trường 1.2. Ô nhiễm môi trường 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 1.4. Phát triển bền vững
  2. 1.1. Môi trường 4 ❖Định nghĩa ▪ Định nghĩa: “Môi trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh hưởng (influences) bao quanh một đối tượng nào đó” (The Random House College Dictionary- USA). ▪ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, Luật BVMT của Việt Nam, 2005).
  3. 1.1. Môi trường 6 ❖Chức năng môi trường Không gian sống Nơi chứa đựng các của con người và nguồn tài nguyên các loài sinh vật MÔI TRƯỜNG Nơi lưu trữ và cung Nơi chứa đựng các phế thải do con cấp các nguồn người tạo ra trong thông tin cuộc sống
  4. 1.1. Môi trường 8 ❖Các quyển trên Trái Đất
  5. Khí quyển (atmosphere) 10
  6. Thủy quyển (hydrosphere) 12
  7. Địa quyển (pedosphere) 14
  8. Sinh quyển (biosphere) 16
  9. 1.2. Ô nhiễm môi trường 18 ❖Định nghĩa ▪ Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
  10. 1.2. Ô nhiễm môi trường 20 ❖Ô nhiễm không khí ▪ Định nghĩa ▪ Giảm chất lượng không khí ▪ Mưa acid ▪ Suy giảm tầng ozone ▪ Nóng lên toàn cầu
  11. Ô nhiễm không khí 22 ❖Giảm chất lượng không khí ▪ Làm suy giảm chất lượng không khí ▪ Do các chất ô nhiễm không khí ▪ Bụi ▪ Các chất vô cơ: SO2, NOx, CO, NH3, HCl, HF, ▪ Các chất hữu cơ: VOCs, hydrocarbon, ▪ Mùi ▪ Tiếng ồn
  12. Ô nhiễm không khí 24 ❖Mưa acid ▪ Nước mưa bình thường có pH 5.6 do CO2 trong không khí hòa tan vào nước. ▪ Mưa acid xảy ra do có chứa nhiều axit vô cơ (pH < 5.6). ▪ Do NO2, SO2 trong không khí tạo thành H2SO4, HNO3 và rơi xuống trái đất cùng các hạt mưa. ▪ Mưa acid có nhiều tác hại đến cá, thực vật, vật liệu, sức khỏe con người, mùa màng và rừng
  13. Ô nhiễm không khí 26 ❖Suy giảm tầng ozone ▪ Do Clo trong chất CFC (cloroflorocacbon) gây ra
  14. Ô nhiễm không khí 28 ❖Nóng lên toàn cầu ▪ Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tốt ▪ Giúp Trái Đất duy trì ở khoảng 15oC ▪ Nếu không, nhiệt độ Trái Đất khoảng -18oC ▪ Nóng lên toàn cầu là do tăng hiệu ứng nhà kính ▪ Tăng nồng độ khí nhà kính: CO2, CH4, CFC, N2O, O3 ▪ Do giảm diện tích cây xanh ▪ Hậu quả ▪ Trái Đất nóng lên ▪ Biến đổi khí hậu
  15. Ô nhiễm không khí 30 ❖Nóng lên toàn cầu
  16. Ô nhiễm môi trường nước 32 ❖Định nghĩa ▪ Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
  17. Ô nhiễm môi trường nước 34 ❖Thiếu hụt oxy ▪ Trong nước có chứa vi sinh vật: kị khí và hiếu khí. ▪ Khi nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các vi sinh vật phát triển nhanh làm giảm oxy trong nước, và làm tăng các chất độc amoni và sunfit.
  18. Ô nhiễm môi trường nước 36 ❖ Ô nhiễm nước ngầm ▪ Khi con người sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất bảo vệ thực vật cho đất, các chất này ngấm theo đất xuống tầng nước ngầm và gây ô nhiễm nước ngầm. ▪ Các bãi rác, hồ chứa nước thải, kênh rạch thoát nước thải cũng là nguồn gây ô nhiễm nước ngầm.
  19. 1.2. Ô nhiễm môi trường 38 ❖Ô nhiễm môi trường đất ▪ Chất thải rắn ▪ Phân bón và thuốc trừ sâu ▪ Hóa chất ▪ Phá rừng
  20. Ô nhiễm môi trường đất 40 ❖Phân bón và thuốc trừ sâu ▪ Đất nông nghiệp thường sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu, dư lượng các chất này tích lũy trong đất và gây ô nhiễm đất.
  21. Ô nhiễm môi trường đất 42 ❖Phá rừng ▪ Phá rừng gây ô nhiễm đất về lâu dài tùy theo mục đích sử dụng đất, vì phá rừng làm thay đổi hoàn toàn môi trường của đất tự nhiên. ▪ Phá rừng còn gây hoang mạc hóa và mặn hóa.
  22. Ô nhiễm tiếng ồn 44 ❖Định nghĩa ▪ Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. ▪ Tiếng ồn là tất cả những âm thanh gây cho chúng ta cảm giác khó chịu, quấy rối điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và thu nhận âm thanh của con người.
  23. Ô nhiễm tiếng ồn 46 ❖Tác hại của tiếng ồn ▪ Quấy rối giấc ngủ ▪ Tác động đến thể lực, tinh thần và hiệu quả làm việc ▪ Tác động đến cơ quan thính giác ▪ Tác động đến cơ quan khác ▪ Gây xung đột
  24. 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 48 ❖Sức chịu tải của môi trường ▪ Khả năng chịu đựng của môi trường hay sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
  25. 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 50 ❖Sức chứa của môi trường ▪ Chúng ta cần bao nhiêu Trái Đất nếu mọi người đều sống như:
  26. 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 52 ❖ Sự cố môi trường xảy ra khi ▪ Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; ▪ Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; ▪ Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác; ▪ Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
  27. 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 54 ❖Khủng hoảng môi trường ▪"Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất".
  28. 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 56 ❖Biểu hiện của khủng hoảng môi trường ▪ Nguồn nước bị ô nhiễm. ▪ Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng. ▪ Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng ▪ Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng. ▪ Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
  29. 1.3. Các khái niệm liên quan đến môi trường 58 ❖Đạo đức môi trường ▪Khái niệm đạo đức môi trường ra đời là sự thừa nhận rằng không chỉ có mỗi con người trên trái đất mà con người còn phải chia sẻ Trái Đất với các hình thức khác của cuộc sống.
  30. 1.4. Phát triển bền vững 60 ❖Phát triển bền vững ▪ Định nghĩa ▪ Thước đo ▪ Thước đo về kinh tế ▪ Thước đo về xã hội ▪ Thước đo về môi trường
  31. 1.4. Phát triển bền vững 62 ❖Thước đo phát triển bền vững
  32. 1.4. Phát triển bền vững 64 ❖Thước đo bền vững về kinh tế (tt) ▪ Tạo ra nhiều thị trường mới để phát triển ▪ Giảm chi phí bằng cách nâng cao hiệu suất, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu đầu vào ▪ Tạo ra giá trị thặng dư cho sản phẩm ▪ Thước đo này được tính trên giá trị GDP.
  33. 1.4. Phát triển bền vững 66 ❖Thước đo bền vững về môi trường ▪ Khía cạnh môi trường trong PTBV đòi hỏi duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
  34. 1.4. Phát triển bền vững 68 ❖ Thước đo bền vững về môi trường (tt) ▪ Sự quan tâm đến các khía cạnh môi trường trong một dự án phát triển kinh tế
  35. 1.4. Phát triển bền vững 70 ❖Thước đo bền vững về xã hội