Câu hỏi ôn tập Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Câu 2: quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
          Câu 3: so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 với luận cương chính trị 10/1930 của Đảng.
          Câu 4: quá trình hình thành nội dung kết quả và ý nghĩa của dường lối đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền của Đảng ta giai đoạn 1939-1945.
          Câu 5: hoàn cảnh nước ta sau cách mạng Tháng Tám và chủ trương:” kháng chiến kiến quốc”   của Đảng.
          Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử , nội dung, ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống TD Pháp xâm lược của Đảng ta (1946 - 1954) 
          Câu 7: Hoàn cảnh lịch sử , nội dung, ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1965 - 1975).
          Câu 8: kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Đường lối kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
          Câu 9: Đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới của Đảng
          Câu 10: Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa của Đảng từ ĐH VI đến ĐH X.
          Câu 11: Mục tiêu và quan điểm CNH, HĐH của đảng ta thời kỳ đổi mới.
          Câu 12: Đặc điểm và các hình thức biểu hiện chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế thời kì trước đổi mới. Sự cần thiết phải đổi mới  cơ chế quản lí kinh tế.
          Câu 13: sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới.
          Câu 14: Mục tiêu, quan điểm và chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống chính trj thời kỳ đổi mới.
          Câu 15: Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.
doc 116 trang xuanthi 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. Những thành tựu trên cho thấy Đảng đã chỉ đạo, lãnh đạo, tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội tiếp cận, hưởng thụ các quyền cơ bản về dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá, và đặc biệt, phải kể đến quyền phát triển. Vì thế, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá có chỉ số phát triển con người năm 2003 là 0,704, xếp thứ 108 trong tổng số 177 nước, xếp hạng cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước kém phát triển (0,518) và xấp xỉ mức các nước có thu nhập trung bình. Câu 35 :NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH LỚN VỀ MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM QUA. I.Chủ trương,chính sách về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế: Bước vào thế kỷ 21,quá trình toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước, do đó bên cạnh những cơ hội to lớn, đất nước ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.". Vì vậy, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Các mối quan hệ song phương và đa phương sẽ góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ với các nước, nhất là các đối tác hàng đầu đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; phát huy tốt vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ; tham gia tích cực, chủ động và
  2. quốc tế theo lộ trình phù hợp. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO nhằm bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước. cũng như, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại.Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: tập trung xây dựng cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trọng tâm là cải cách hành chính. Ngoài ra, khi Thế giới đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma túy, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng. Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia. Cùng hành động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh
  3. thường với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB), trở thành thành viên của ASEAN (7/1995), sau đó tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC, thực hiện Chương trình CEPT, đồng sáng lập ASEM.(Diễn đàn hợp tác Á – Âu). Đặc biệt sự kiện Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nước ta. Nhờ hội nhập, năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,75 tỷ USD thì tới năm 2001, con số này đã đạt tới 15,1 tỷ USD xuất khẩu và 16 tỷ USD nhập khẩu. Nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản và giày dép. Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong khi đầu những năm 90 chỉ ở mức dưới 30%). Thị trường không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ có quan hệ thương mại với các nước Đông Âu là chính, đến nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế thương mại với 176 nước và vùng lãnh thổ Thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển và mở rộng thị trường: Bằng chính sách đầu tư hấp dẫn, đến nay, đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính - công nghệ, góp phần thay đổi trình độ sn xuất của nước ta. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài cam kết trong giai đoạn 1998 - 2001 đạt trên 40 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD. Về nguồn ODA, sau 9 kỳ hội nghị các nhà tài trợ, tính đến nay, tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam đã đạt 21 tỷ USD, với số vốn được giải ngân đạt 9,8 tỷ USD. Giúp tiếp thu khoa học kỹ thật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế và môi trường cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập, hiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, năng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tư duy làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ các nhà doanh nghiệp mới năng động sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành. Với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu
  4. Cộng sản Việt Nam đã quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ hy sinh, Đảng cộng sản Việt Nam từng bước vận động, giáo dục quần chúng, qua ba cao trào cách mạng lớn (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945) như ba cuộc tổng diễn tập cách mạng, với khí thế cách mạng vĩ đại của quần chúng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn. Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và lật nhào chế độ phong kiến tay sai thối nát tồn tại trong gần một thế kỷ. Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.159) 2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954. Ngay khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị các nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước và quốc tế câu kết với nhau chống phá quyết liệt. Chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam có nhiều quân đội nước ngoài chiếm đóng như vậy. Trong khi đó, lực lượng mọi mặt của Nhà nước Việt Nam còn rất non yếu: nạn đói đang hoành hành, vận mệnh của đất nước như "ngàn cân treo sợi tóc". Song, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đề ra những chủ trương và quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với
  5. đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể tạo điều kiện cho nhân dân ta đánh bại quân thù giành tự do độc lập" 3. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược - đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975) Với thắng lợi của Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm là đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau. Con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam như Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Tuy mỗi miền thực hiện một chiến lược khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vị trí quan trọng có tác dụng trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dân cả nước Việt Nam tiếp tục Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", quyết "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào". Trong cuộc đọ sức quyết liệt này, đế quốc Mỹ với một lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh khổng lồ hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng Việt Nam. Song, trải qua 21 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chiến đấu kiên cường, lại được sự đồng tình hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đã lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại tính chất và quy mô của cuộc chiến tranh, thấy hết quy mô lực lượng mà kẻ địch đã sử dụng, những ý đồ mà chúng đã thực thi, nhớ lại những tình huống cực kỳ phức tạp mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua, nhân dân Việt Nam càng thấy rõ tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của Cuộc kháng chiến chống
  6. Đảng là nhiệm vụ then chốt, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; phát huy các thành phần kinh tế, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất; thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác và tranh thủ các nguồn lực trong nước và quốc tế; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm quốc phòng – an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Đến Đại hội VII (6/1991), trước bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, xác định những quan điểm và phương hướng phát triển của đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nêu lên mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng là: Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Đến Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng, chúng ta tiếp tục phát triển tư duy lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhận thức ngày càng cụ thể và sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, về xây dựng nền văn hoá, về hội nhập kinh tế quốc tế và về vấn đề đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta Nhìn lại chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong gần tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi, thành tựu rất vẻ vang. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam cũng còn có những yếu kém, có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Điều quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam sớm phát hiện ra những sai lầm, khuyết điểm của mình, đề ra những biện pháp sửa chữa đúng đắn, kịp thời. Đảng cộng sản Việt Nam đã công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm
  7. Đảng ta về văn hoá, nằm trong quan điểm về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy.Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hoá có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hoá. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hoá. Văn hoá có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người nguồn nhân lực quyết định sự phát triển XH. Trong xã hội có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hoá). Hai nền tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển. Trong mỗi cá nhân con người T cũng như trong một xã hội, có nền tảng vật chất chưa đủ, phải có nền tảng tinh thần mới có thể trở thành cộng đồng được. Con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Trong quá trình vận động và phát triển, các quốc gia đều xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình, bảo lưu và truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối, tạo thành một dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa này được kết tinh ở truyền thống văn hóa dân tộc và được biểu hiện sinh động ở các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể cùng phương thức ứng xử của con người. Toàn bộ những giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần của dân tộc, là cơ sở liên kết và đúc kết các thế hệ, tạo nên sức sống của một dân tộc, tạo nên bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước. Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Nền tảng tinh thần xã hội chính là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội truyền thống, đã được đúc kết từ trong lịch sử dân tộc, quốc gia, tạo nên bản sắc văn hoá, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác, quốc gia khác. Bản sắc dân tộc đó hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, một quốc gia và hình thành nên niềm tin, lý tưởng chung của cộng đồng để dân tộc đó, quốc gia đó hướng tới để xây dựng, phát triển. Trong hệ giá trị của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những giá trị chủ đạo để tạo dựng ngọn cờ tập hợp các thành viên trong cộng đồng theo một hướng nhất định. Đó chính là lý tưởng của một cộng đồng quốc gia Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần trong xã hội, thiếu
  8. càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển bền vững, ngày càng có nhiều của cải vật chất được làm ra phục vụ cho con người và cho xã hội Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định, trong đó văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng 3 Văn hóa là động lực của sự phát triển Văn hoá có chức năng : Chức năng nhận thức (tính hiểu biết); chức năng điều tiết (điều chỉnh) mối quan hệ xã hội và chức năng động lực Văn hoá là động lực của sự phát triển vì nó có vai trò của quan trọng trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: Phát triển phải mang tính đồng bộ, hệ thống biểu hiện bằng chất lượng sống. Phải phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hoá, giữa GDP và HDI Nguồn lực con người có vai trò quyết định trong sự phát triển. Con người tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm xã hội. Vì vậy cùng với quá trình phát triển phải hiện đại hoá dân tộc, trước hết cần phải hiện đại hoá nguồn lực con người. Đầu tư vào giáo dục đào tạo phải được coi là đầu tư cơ bản để đi tắt đón đầu trong quá trình phát riển. Con người phải được phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, tư tưởng, lý tưởng, đạo đức, lối sống, đủ điều kiện để bước vào thời đại CNH - HĐH. Văn hoá phải làm bàn đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lý và đạo lý xã hội, chống lại những tiêu cực phản giá trị, phản văn hoá do nền kinh tế thị trường tạo ra. Trong việc phát triển nguồn lực khoa học công nghệ, không chỉ là quá trình phát triển KHKT công nghệ mà cái chính là quá trình chuyển đổi tư duy của cả một cộng đồng dân tộc, nâng cao tầm văn hoá và trình độ văn hoá của dân tộc, là quá trình làm thay đổi lối sống, nếp sống của xã hội cho phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghiệp Con người là vốn quý nhất. Văn hoá có ý nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn về đạo
  9. điểm, nhưng cũng có những cái hạn chế là khó tạo sự trội vượt cho một cá nhân nào đó. Vì vậy làm sao khắc phục được điều này cũng rất cần thiết trong việc sử dụng nhân tài trong quá trình phát triển Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Tómlại văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức đượ điều này để từng bước xây dựng xã hội ngày càngphát triển, công bằng,dân chủ, văn minh.