Đề cương Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2017 - Thiện Trần

Đường lối chính trị thời kì đổi mới
a. Thành tựu:
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới
góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Hoạt động của hệ
thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở. Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong các khóa đã có nhiều đổi mới
theo hướng phát huy dân chủ cải cách hành chính, công khai các hoạt
động của chính quyền, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của nhân dân. Dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng
lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn,
phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước
được từng bước kiện toàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. 
pdf 14 trang xuanthi 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2017 - Thiện Trần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam_nam_2017.pdf

Nội dung text: Đề cương Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2017 - Thiện Trần

  1. Thiện Trần đường nào khác con đường CM vô sản” (HCM toàn tập, tập 9 NXB chính trị Quốc gia H 2002 trang 314) - Tháng 12 năm 1920 tại Đại hội Đảng XH Pháp họp ở Tua NAQ bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng CS Pháp và ra nhập Quốc tế III. Từ đây cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, NAQ xúc tiến truyền bá CNMLN và lý luận con đường cứu nước của mình vào VN, chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng CSVN. - Giai đoạn 1921- 1930 NAQ chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng. - Giai đoạn này NAQ tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiến đến thành lập Đảng CSVN: a. Chuẩn bị về lý luận chính trị: Vấn đề quan tâm hàng đầu của NAQ là truyền bá CNMLN và con đường cứu nước mà người đã chọn vào phong trào CN và phong trào yêu nước VN. Với nhiệt huyết ấy người viết rất nhiều bài đăng trên 1 số tờ báo “Nhân đạo” tạp chí cộng sản “Đời sống thợ thuyền” “dân chúng”. Người còn làm chủ bút “Người cùng khổ”. Năm 1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp. 1927 Người cho xuất bản tác phẩm “Đường CM” Qua các bài viết trên đã trang bị cho PTCN và PT yêu nước trên 1 số mặt. - Người vach rõ bản chất phản động của CN thực dân qua đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc. - Giải phóng dân tộc phải gắn liền với vấn đề GPGC giải phóng ND lao động, gắn mục tiêu giành độc lập dân tộc với phương hướng tiến lên CNXH. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khắng khít với nhau. Điều đặc biệt quan trọng NAQ nêu rõ: CM thuộc địa không phụ thuộc CM vô sản ở chính quốc nó có tính chủ động độc lập “CM thuộc địa có thể thành công trước CM vô sản ở chính quốc và góp phần thúc đẩy CM chính quốc tiến lên”. - Đường lối chiến lược của CM ở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn nhân dân lao động giải phóng con người, tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiên lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song trước hết phải giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc sớm xác định tính chất cách mạng ở thuộc địa là “dân tộc giải phóng”. - Ở Việt Nam và Châu Á hoàn toàn có thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản. - Nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trước hết và chủ yếu là phải đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược và bọn tay sai phản bội quyền lợi dân tộc. - Xác định lực lượng cách mạng là toàn thể dân chúng lấy liên minh công nông làm gốc .Trong đó giai cấp công nhân là người duy nhất có sức mệnh lịch sử là lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam, thông qua đội tiên phong là Đảng cộng Sản Việt Nam. - Phương pháp cách mạng: cách mạng là sự nghiệp của cả dân chúng, phải sử dụng cách mạng bạo lực cách mạng của quần chúng. c. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cương lĩnh đã xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam 2
  2. Thiện Trần + Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là động lực chính của CM, GCCN là giai cấp lãnh đạo CNVN. Các giai cấp khác luận cương đánh giá thái độ của họ chưa đúng đối với vận mệnh dân tộc: “Tư sản thương nghiệp đứng về phía Đế quốc địa chủ chống CM chỉ có những phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo CM mà thôi. + Phương pháp CM: phải sử dụng CM bạo lực của quần chúng. + Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là điều cốt yếu để CM thắng lợi. + Quan hệ Quốc tế, Đảng cộng Sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản nhất là vô sản Pháp. CM Đông Dương là một bộ phận của CM vô sản thế giới. b. Nội dung hội nghĩ TW 11/1939, 11/1940, 5/1941 1. Nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ CM ruộng đất lại. 2. Thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng CM nhằm mục tiêu GPDT. 3. Nhân dân ba nước Lào, VN, CPC: Tự mình đấu tranh để giải phóng chính mình, gia nhập liên bang là tùy từng dân tộc, theo quan điểm quyền dân tộc tự quyết. VN sau khi đánh đuổi Pháp- Nhật sẽ lập nước VN theo chế độ dân chủ cộng hòa. 4. Tính chất CM Đông Dương hiện tại không phải là cuộc CM TS dân quyền mà là cuộc CM chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp: dân tộc giải phóng. 5. Xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ này. 6. Đảng phải ra sức phát triển lực lượng chính trị và LL vũ trang xúc tiến xây dựng căn cứ địa CM. 7. Dự đoán thời cơ. Chương 3: a. Làm rõ nguyên nhân dẫn đến phát động cuộc kháng chiến toàn quốc( 45-46): - Sau hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946, ta thực hiện nghiêm chỉnh, nhân dân ta muốn hoà bình để xây dựng đất nước, nhưng thực dân Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích. Từ ngày 20 đến ngày 27/11/1946, quân Pháp chiếm đóng Hải Phòng, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc. - Từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tiếp gây xung đột với quân ta. Ngày 17/12/1946, chúng bắn đại bác vào phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta. Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Trước những hành động ngang ngược đó của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ còn cách là cầm vũ khí lên kháng chiến để bảo vẹ độc lập, tự do. - Ngày 18 và 19/2/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. b. Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp( 46-54): 4
  3. Thiện Trần - Triển vọng của CM – Con đường đi lên CNXH - Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng - Quan hệ Quốc tế Đường lối này tiếp tục được bổ sung phát triển qua các Hội nghị TW. Chương 4: a. Nội dung cơ bản đường lối CNH của Đảng thời kì đổi mới: b. Quan điểm chỉ đạo của đảng về CNH, HĐH hiện nay( Nội dung các quan điểm, phân tích và vận dụng) Quan điểm  Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức  Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.  Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Nội Dung Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nội dung cơ bản của quá trình này là:  Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.  Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội.  Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.  Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Chương 6: a. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong xây dựng hệ thống chính trị thời kì đổi mới - Quan điểm: 6
  4. Thiện Trần Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền côn dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cuơng, kỷ luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận. Để việc xây dựng Nhà nước pháp quyền cần thực hiện tốt một số biện pháp lớn sau đây: Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội. Đổi mới quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Bốn là, xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp, hành pháp và tư pháp. Năm là, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. - Xây dựng Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh, quốc phòng. Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai tró giám sát và phản biện xã hội. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật thanh niên, Luật Công đoàn , quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống chính trị. 8
  5. Thiện Trần của nhân dân. Dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Nhà nước được từng bước kiện toàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Những quan điểm của Đảng về Nhà nước đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và trong các đạo luật cụ thể. Quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường. Mặt trận các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức để tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân; phát huy dân chủ; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; hướng mạnh hoạt động về cơ sở, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, phong cách công tác có nhiều đổi mới và tiến bộ; dân chủ trong Đảng được phát huy, quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân được củng cố. Kết quả đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới hệ thống chính trị nói riêng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn, bước đầu đáp ứng nhu cầu của tình hình mới; góp phần làm nên thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở nước ta. b. Hạn chế: Trong thực tế vận hành hệ thồng chính trị nước ta còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính tri – xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. Bộ máy hành chính còn nhiều tầng nấc làm cho việc quản lý các quá trình kinh tế – xã hội chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả cao. Tình trạng quan liêu hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương phép nước bị xem thường ở nhiều nơi. Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng. Nạn tham nhũng trong hệ thống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, bản vị, 10
  6. Thiện Trần qua các chương trình như tuần lễ văn hóa tại nước ngoài để họ hiểu hơn về văn hóa VN, đồng thời cũng điều chỉnh văn hóa trong nước, loại bỏ những tư tưởng sùng bái vật chất, tiền bạc để tránh gây suy thoái xã hội. Xây dựng văn hóa công cộng đang là vấn đề khó khăn hiện nay, đó là vấn đề cần giải quyết trong việc tạo lập văn hóa con người tại VN. *Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Văn hóa tiên tiến xây dựng ra con người có tư duy và hành động đẹp.Đất nước có 54 dân tộc, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã tạo nên 1 tổng thể các phẩm chất, tính cách, sức sống bên trong dân tộc, nó phát triển theo thể chế kinh tế, xã hội và chính trị, nó giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới. Chủ trương xây dựng con người VN là chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá trị nhân cách, trong đó văn hóa Việt là chủ đạo. Trong quá trình hội nhập, ta vừa phải bảo vệ nền văn hóa Việt, vừa nên tiếp thu tinh hoa của văn hóa thế giới. Vận dụng quan điểm này, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc. Giữ gìn các giá trị văn hóa lâu đời như cồng chiêng TâyNguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát Chầu văn đồng thời tổ chức các sự kiện văn hóa như tuần lễ văn hóa, festival văn hóa để mang văn hóa các vùng miền gần gũi nhau hơn, để người dân hiểu hơn về nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó cũng loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời và tránh ảnh hưởng xấu từ văn hóa nước ngoài, nhất là ở giới trẻ hiện nay. *Ba là, nền văn hóa Viêt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Đất nước đa dân tộc nhưng ta vẫn có 1 nền văn hóa hòa hợp, thống nhất. Nó là sự kết hợp của văn hóa 54 dân tộc chứ không chỉ của dân tộc nào, tính thống nhất này mang lại sự đoàn kết duy nhất trên phương diện văn hóa chung mà mỗi người Việt đều hiểu và đều biết. Mặc dù thống nhất nhưng mỗi dân tộc đều gìn giữ những bản sắc ngàn đời của riêng mình để không bị mai một theo năm tháng, đó chính là tính đa dạng của nền văn hóa thống nhất. Thực tế, Đảng và Nhà nước đã có các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa cộng đồng các dân tộc mang lại hiệu quả cho việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Đồng thời thống nhất các nền văn hóa VN thành văn hóa người Việt, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền. *Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng.Công nhân, nông dân, trí thưc là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng cho việc xây dựng văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ tri thức gắn bó với dân có vai trò quan trọng trong sự nghiệp này. Đảng chủ trương lấy hệ tư tưởng của gc công nhân là tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa XHCN. Nhà nước giữ vai trò là cơ quan quản lý đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng mang lại hiệu quả trong công tác quản lý và ban hành các chính sách. 12
  7. Thiện Trần - Kinh tế VN chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. - Các thế lực thù địch không ngừng chống phá. Mục tiêu và nhiệm vụ đối ngọai: - Mục tiêu: + Tạo môi trường hòa bình để phát triển, tạo thêm nguồn lực để phát triển. - Nhiệm vụ: + Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. -Tư tưởng chỉ đạo: ( 9 tư tưởng) + Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc XHCN, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế theo khả năng. + Giử vững độc lâp tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngọai. + Năm vững 2 mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, cố gắng thúc đẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô lập. + Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị- xã hội. + Kết hợp ngọai giao nhà nước và ngọai giao nhân dân. + Giử vững ổn định chính trị- xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. + Phát huy tối đa nội lực đi đôi với việc thu hút các nguồn lực bên ngòai. + Cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với định chế quốc tế. + Giử vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận, đòan thể, tăng cường sức mạnh của khối đại đòan kết tòan dân trong tiến trình hội nhập quốc tế. 14