Đề cương môn học Hóa vô cơ cho Xây dựng

Môn học hóa vô cơ có nhiệm vụ bổ sung và nâng cao các kiến thức hóa đại cương trong các lĩnh vực hóa học chất rắn, các lý thuyết axít – bazơ, lý thuyết tạo phức, quy luật biến đổi tính axit – bazơ và tính oxy hóa -  khử  của các đơn chất và hợp chất vô cơ. Môn học này giúp cho sinh viên có khả năng nắm vững quy luật biến đổi tính chất axit – bazơ và tính chất oxy hóa – khử của các chất, chủ động tiên đoán được tính chất đặc trưng của các chất, thiết lập được phương trình phản ứng và sử dụng thành thạo các đại lượng nhiệt động                (entropi, entanpi, thế đẳng áp, các hằng số cân bằng, thế  khử) để thiết lập, đánh giá và tính toán định lượng phản ứng hóa học. Môn học này dành cho đối tượng là các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật hóa học và các ngành sử dụng kiến thức hóa học như là một trong các kiến thức chủ yếu. Môn học này có thể được coi là phần tiếp tục và nâng cao của chương trình hóa đại cương trong lĩnh vực hóa vô cơ.

 

doc 10 trang xuanthi 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn học Hóa vô cơ cho Xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_mon_hoc_hoa_vo_co_cho_xay_dung.doc

Nội dung text: Đề cương môn học Hóa vô cơ cho Xây dựng

  1. 6. NỘI DUNG MÔN HỌC: Môn học hóa vô cơ có nhiệm vụ bổ sung và nâng cao các kiến thức hóa đại cương trong các lĩnh vực hóa học chất rắn, các lý thuyết axít – bazơ, lý thuyết tạo phức, quy luật biến đổi tính axit – bazơ và tính oxy hóa - khử của các đơn chất và hợp chất vô cơ. Môn học này giúp cho sinh viên có khả năng nắm vững quy luật biến đổi tính chất axit – bazơ và tính chất oxy hóa – khử của các chất, chủ động tiên đoán được tính chất đặc trưng của các chất, thiết lập được phương trình phản ứng và sử dụng thành thạo các đại lượng nhiệt động (entropi, entanpi, thế đẳng áp, các hằng số cân bằng, thế khử) để thiết lập, đánh giá và tính toán định lượng phản ứng hóa học. Môn học này dành cho đối tượng là các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật hóa học và các ngành sử dụng kiến thức hóa học như là một trong các kiến thức chủ yếu. Môn học này có thể được coi là phần tiếp tục và nâng cao của chương trình hóa đại cương trong lĩnh vực hóa vô cơ. 2
  2. 4. các phản ứng oxy hóa khử: Thiết lập các phản ứng oxy hóa khử trong dung dịch nước trên cơ sở thế khử. Thiết lập và sử dụng dãy Latimer. Sử dụng các đại lượng nhiệt động hóa học để thiết lập và tính toán chiều hướng xảy ra phản ứng tự phát. 5. Các khái niệm quan trọng: Các khái niệm thù hình, đa hình, hợp chất trộn lẫn, dung dịch rắn, ơtecti, dung dịch rắn kim loại, hợp chất kim loại 6. Nguyên tố không chuyển tiếp: Quy luật biến đổi các tính chất vật lý, tính axit – bazơ và tính oxy hóa – khử của đơn chất và hợp chất nguyên tố không chuyển tiếp. Sinh viên chủ yếu sử dụng tài liệu các phân nhóm VIIA, VIA, VA và IVA để minh họa. 7. Nguyên tố chuyển tiếp: Quy luật biến đổi các tính chất vật lý, tính axit – bazơ và tính oxy hóa – khử của đơn chất và hợp chất nguyên tố không chuyển tiếp. Sinh viên sử dụng tài liệu các phân nhóm VIB , VIIB , VIIIB và IB để minh họa. Các thuyết về phức chất: Trình bày nội dung cơ bản của các thuyết về phức chất: thuyết Cộng hoá trị, thuyết Trường tinh thể và thuyết Ocbitan phân tử . 4
  3. đảo, cấu trúc mạch, cấu trúc lớp và cấu trúc phối trí. Năng lượng mạng tinh thể. Mối quan hệ giữa cấu tạo và bản chất liên kết của chất với độ bền, nhiệt độ nóng chảy và độ tan của nó. ( 6 tiết) Tài liệu tham khảo: 1. Trạng thái rắn (trang 211 – 224), Hóa Đại cương. Nguyễn Đình Soa 2. Phần III Trạng thái tập hợp của các hệ phân tán (trang 149 – 168; và trang 192 – 195) Hóa Vô cơ, tập 1, N.X. Acmetop. CHƯƠNG III: (6 tiết) CÁC THUYẾT AXÍT - BAZƠ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI OXY HÓA CỦA CÁC NGUYÊN TỐ Xem xét các thuyết axit bazơ Bronsted, Lewis và Usanovich, ứng dụng vào các phản ứng không có sự thay đổi trạng thái oxy hóa của các nguyên tố. Các loại phản ứng không có sự thay đổi trạng thái oxy hóa của các nguyên tố. Tài liệu tham khảo: 1.Thuyết axit – bazơ (trang 408 – 420), Hoá Đại cương, Nguyễn Đình Soa 6
  4. CHƯƠNG V: (1 tiết) CÁC KHÁI NIỆM (Phần này sinh viên chủ yếu tự đọc) Các đơn chất, hợp chất bậc 2, hợp chất bậc 3. Các khái niệm thù hình, đa hình, hợp chất trộn lẫn, dung dịch rắn, ơtecti, dung dịch rắn kim loại, hợp chất kim loại Tài liệu tham khảo: 1. Trạng thái tập hợp của các chất (trang 224- 225), Hóa đại cương, Nguyễn Đình Soa. 2. Sự phân loại và danh pháp hóa học (trang 256 – 285), Hoá Vô cơ, tập 1, N.X. Acmetop. 3. Phân loại các chất vô cơ (trang 103 – 121), Hóa Vô cơ, tập 2, Nguyễn Thị Tố Nga. CHƯƠNG VI: (12 tiết) NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP Chủ yếu giúp sinh viên nắm được : a) Quy luật biến đổi tính oxy hóa – khử của đơn chất và hợp chất trên cơ sở vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và quy luật biến đổi độ bền vững của các mức oxy hóa của các nguyên tố. 8
  5. d) Quy luật biến đổi tính axit – bazơ và khả năng tạo phức của các chất ở các mức oxy hóa khác nhau của các nguyên tố. Sử dụng tài liệu minh họa chủ yếu là các phân nhóm VIB (chủ yếu là Cr), VIIB (chủ yếu là Mn), phân nhóm sắt (Fe, Co, Ni), phân nhóm IB và phân nhóm IIB trong sách Hóa Vô cơ của GS. Nguyễn Đình Soa. Tài liệu tham khảo phức chất: 1. Hóa Vô cơ, Nguyễn Đình Soa 2. Sự tạo phức (trang 127 – 148), Hoá Vô cơ, N. X. Acmetop. 10