Đề cương ôn tập cuối kỳ Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ - Năm học 2015 - 2016

Hoàn cảnh ra đời cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng:
Tháng 2 năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng được tổ chức tại Hương Cảng (Hồng Kông).Với mục tiêu là
kết hợp ba Đảng phái Cộng sản lúc bấy giờ ở Việt Nam đó là ĐôngDương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng
sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.Hội nghị đã thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, sau đó thảo luận và thôngqua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo, bao gồm:Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt. Tất cả đều được soạn ởmức
vắn tắt để cho Đảng viên dễ nhớ trong điều kiện hoạt động còn khó khăn.
pdf 11 trang xuanthi 26/12/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kỳ Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_ky_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_vi.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kỳ Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ - Năm học 2015 - 2016

  1.  Về quan hệ quốc tế: +Cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. +Thực tiễn quá trình vận động của CMVN trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khó học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 3. Ý nghĩa của cương lĩnh: - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là 1 văn kiện lịch sử hết sức quan trọng đã nêu lên những vấn đề rất cơ bản thuộc về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là 1 cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. - Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ 20, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp được sức manh dân tộc và thời đại, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới phù hợp vơi đất nước Việt Nam, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Thực tiễn quá trình vận động cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cánh mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN. CHƯƠNG 2 Câu 2: Luận cương Chính trị tháng 10/1930. 1. Hoàn cảnh lịch sử - Tháng 4/1930, sau khi học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động. - Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. - Từ ngày 14 đến 30/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp lần thứ nhất, do Trần Phú chủ trì, thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và điều lệ tổ chức quần chúng. - Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành ĐCS Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư. 2. Nội dung của Luận cương - Phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nếu những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo. - Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc. - Vạch ra phƣơng hƣớng cho cách mạng Đông Dƣơng: “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. - Khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tƣ sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít, (vì đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa), trong đó, “Vấn đề thổ địa là cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. - Về lực lượng cách mạng: + Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo của cách mạng. + Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực chính của cách mạng. + Tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp theo phe đế quốc.
  2. tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”; “chia lại ruộng đất cho công bằng và giảm tô, giảm tức” Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc . -Hội nghị Trung ương lần thứ VI (1939) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương -Trung ương lần thứ VIII (1941) chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương . Đổi tên các Hội phản đế thành các Hội cứu quốc Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng. -Hội nghị Trung ương VII (11/1940) quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì chưa đủ điều kiện giành thắng lợi, duy trì lực lượng vũ trang trong khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập đội du kích Bắc Sơn (sau đổi tên thành Cứu quốc quân ), tiến tới thành lập các căn cứ địa cách mạng -Chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm cơ hội thuận lợi để từ khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương mở đường tiến lên Tổng khởi nghĩa -Chú trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ và công tác vận động quần chúng. 3. Ý nghĩa -Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Ban chấp hành Trung ương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc -Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu đã tập hợp được rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh -Là nguồn gốc, nguyên nhân cơ bản đi đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 CHƯƠNG 3 Câu 4: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946). 1. Hoàn cảnh lịch sử - Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở phố Yên Ninh - Hàng Bún (Hà Nội). Đồng thời Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta, đòi phải tước hết vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô. - Trước tình hình đó, từ ngày 13 đến ngày 22/12/1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng ta đã họp tại Vạn Phúc, Hà Đông dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó: Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng khả năng hoà hoãn không còn. Hội nghị đã quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện đảo chính quân sự ở Hà Nội. - Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam. - Thuận lợi của nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, ta đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược. - Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. Những đặc điểm của sự khởi đầu, thuận lợi, khó khăn là cơ sở để Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng chiến. 2. Quá trình hình thành - Trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, Đảng đã nhận định: + Kẻ thù chính của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược.
  3. -Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. -Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng ổn định và phát triển, giành được thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Câu 5: Đường lối chiến lược chung của CMVN (Đại hội III 9/1960). I. Hoàn cảnh lịch sử Sau hội nghị Genève, CM nước ta có một số thuận lợi, khó khăn mới * Thuận lợi: - Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh. - Miền Bắc được giải phóng, làm chổ dựa cho CM cả nước; nhân dân có ý chí độc lập từ Bắc đến Nam. * Khó khăn: - Mỹ là một nước siêu cường, tham vọng làm bá chủ Thế giới. - Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh. - Hai miền Nam Bắc bị phân chia bởi vĩ tuyến 17. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. II. Quá trình hình thành - Hội nghị Trung ương lần VI (7/1954) xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam. - Tháng 9/1954, Bộ chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng: chiến tranh -> hòa bình; nước nhà tạm chia hai miền; nông thôn -> thành thị; phân tán -> tập trung. - Hội nghị Trung ương lần VII (3/1955) và lần VIII (8/1955) nhận định: +Ra sức củng cố miền Bắc. +Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. - Hội nghị Trung ương lần XIII (12/1957) xác định: +Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. +Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình. - Hội nghị Trung ương lần XV (1/1959) họp bàn về CM miền Nam. III. Nội dung đường lối Đại hội III (9/1960) của Đảng đã hoàn chỉnh Đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam 1. Nhiệm vụ chung của CM nước ta là: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CM xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. 2. Nhiệm vụ chiến lược của CM nước ta: Một là, tiến hành CM XHCN ở miền Bắc Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước => Tuy giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền khác nhau nhưng cuối cùng thực hiện một mục tiêu chung là hòa bình thống nhất Tổ quốc. 3. Mối quan hệ của CM hai miền là quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. 4. Vai trò của CM mỗi miền đối với CM cả nước: CM (XHCN) ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất, CM (dân tộc dân chủ nhân dân) ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp. 5. Con đường thống nhất đất nước: - Đảng kiên trì con đường hòa bình theo hiệp định Genève.
  4. 1. CNH theo mô hình khép kín, hướng nội và thiên về phtriển cnghiệp nặng: (- Khép kín: trong phạm vi các quốc gia XHCN → Thiếu đi sự so sánh tương quan đối với các quốc gia khác, không nhìn nhận được hạn chế, không học tập được kinh nghiệm - Hướng nội: xem mô hình CNXH của Liên Xô là mô hình mẫu → Chưa chắc mô hình đó phù hợp với VN, chủ quan, không phát huy được tiềm lực) 2. Chủ yếu dựa vào lợi thế lđộng, tài nguyên, đất đai và viện trợ của các nước XHCN, chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước: (- Lợi thế lao động: trình độ thấp - Tài nguyên, đất đai: rồi sẽ hết - Viện trợ: đã mất đi phần lớn sau 75) 3. Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hậu quả kinh tế xã hội Câu 7: Quan điểm chỉ đạo của Đảng về CNH, HDH hiện nay (Nội dung các qđiểm, phân tích, vận dụng). Nội dung, phân tích: 1. CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Hiện nay, tác động của cuộc CM KH-CN và xu thế hội nhập toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. - Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian, không trải qua các bước phát triển tuần tự kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. - Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. CNH, HĐH gắn với phát triển ktế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế QT. - CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao. - Hội nhập kinh tế QT nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh CNH, HĐH. 3. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. - Trong 5 yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, KH & CN, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), con người là yếu tố quyết định. Lực lượng cán bộ KH và CN, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trong đối với tiến trình CNH, HĐH. Để nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. 4. Phát triển Khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực của CNH, HĐH. - Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. KH và CN cùng với giáo dục đào tạo dược xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH. 5. Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển VH, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. - Mục tiêu của CNH và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  5. -Nhược điểm: + Thủ tiêu cạnh tranh, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động. + Kìm hãm tiến độ khoa học, công nghệ. + Không kích thích tính năng động, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. + Không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, coi thị trường là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. + Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. 2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế: -Mục đích: +Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. + Nhận thức đúng về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, về thơi kỳ quá độ. + Hoàn thiện mô hình kinh tế theo hướng thị trường. -Đại hội VI đã khẳng định: “Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng cải tạo các thành phần kinh tế, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối, lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. Câu 9: Quá trình hình thành và quan điểm chỉ đạo của Đảng về Kinh tế thị trường định hướng XHCN. 1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII -Thứ nhất, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Phân biệt kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa: +Giống nhau: Sản xuất để bán nhằm múc đích giá trị. Trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa, tiền tệ. Dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. + Khác nhau: Kinh tế hàng hóa: ra đời từ nền kinh tế tự nhiên nhưng còn trình độ thấp Kinh tế thị trường: kinh tế hàng hóa phát triển cao → Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa do đó kinh tế thị trƣờng với tƣ cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tƣ bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. - Thứ hai, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. +Đại hội VII của Đảng (6/1991) xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. + Đại hội VIII của Đảng (6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩu mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường có những đặc điểm chủ yếu sau: + Các chủ thể có tính độc lập. + Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của thị trường. + Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, thị trường phát triển đồng bộ. + Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.