Đề tài Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống qua nghiên cứu môn phái võ lâm – Tân Khánh Bà Trà
Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống vẫn còn là một vấn đề tƣơng đối mới
trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Với vị thế là một quốc gia sở hữu nhiều
tri thức truyền thống từ nhiều lĩnh vực nhƣ y học cổ truyền, tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian…việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ
liên quan đến tri thức truyền thống phù hợp với pháp luật quốc tế ở Việt Nam hiện
nay là cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của tri thức truyền thống
trong thời kỳ hội nhập. Trong các tri thức truyền thống của dân tộc còn truyền đến
ngày nay, võ thuật giữ một vị trí quan trọng, có nét độc đáo, đặc sắc riêng gắn liền
trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Với vị thế là một quốc gia sở hữu nhiều
tri thức truyền thống từ nhiều lĩnh vực nhƣ y học cổ truyền, tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian…việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ
liên quan đến tri thức truyền thống phù hợp với pháp luật quốc tế ở Việt Nam hiện
nay là cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của tri thức truyền thống
trong thời kỳ hội nhập. Trong các tri thức truyền thống của dân tộc còn truyền đến
ngày nay, võ thuật giữ một vị trí quan trọng, có nét độc đáo, đặc sắc riêng gắn liền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống qua nghiên cứu môn phái võ lâm – Tân Khánh Bà Trà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_bao_ho_tai_san_tri_tue_la_tri_thuc_truyen_thong_qua_n.pdf
Nội dung text: Đề tài Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống qua nghiên cứu môn phái võ lâm – Tân Khánh Bà Trà
- tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác” (Điều 23). Quy định này của Luật SHTT năm 2005 có nét tƣơng đồng với định nghĩa về “Văn hóa dân gian” của nhóm chuyên gia đƣợc thành lập bởi WIPO và UNESCO trong cuộc họp năm 1985: “Văn hóa dân gian (theo cách hiểu rộng hơn, truyền thống và văn hóa thông thường là sự sáng tạo của một nhóm hoặc các cá nhân phản ảnh nguyện vọng của một cộng đồng như một sự biểu thị của văn hóa và xã hội; nó được truyền tải bằng lời nói, bằng mô phỏng hoặc các cách thức khác. Bao gồm, các loại, ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, điệu múa, trò chơi, sử thi, nghi thức, phong tục, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc và các hình thức nghệ thuật khác”.6 Có thể thấy khái niệm của Luật SHTT năm 2005 nhấn mạnh yếu tố truyền thống của tri thức và phải gắn chặt với đặc điểm văn hóa, xã hội của một cộng đồng nhất định, hay nói cách khác tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải có tính độc đáo, đặc trƣng nhất định. Nhƣ vậy, quy định tại Điều 23 Luật SHTT năm 2005 về tác phẩm, văn học nghệ thuật dân gian chính là quy định về tri thức truyền thống. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, quy định trong Luật SHTT năm 2005 chƣa phản ánh đầy đủ các lĩnh vực của tri thức truyền thống, cụ thể nhƣ các lĩnh vực y học, sinh học, kỹ thuật chƣa đƣợc đề cập. 2.2. Đặc trưng của tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống Thông qua nghiên cứu các khái niệm và quy định về tri thức truyền thống có thể rút ra những đặc trƣng sau: Thứ nhất, yếu tố truyền thống gắn liền với cộng đồng phải đƣợc chú trọng khi xác định một tri thức truyền thống, tri thức truyền thống phải là sự kết nối, kế thừa từ các tri thức có từ xa xƣa đƣợc lƣu giữ qua nhiều thế hệ. Dạng tri thức này không phải hình hành tức thời mà có sự tích lũy về mặt thời gian và phải gắn chặt với một cộng đồng nhất định, phản ánh đời sống văn hóa, tinh thần mang nét đặc trƣng của cộng đồng đó. Đặc biệt đối với loại hình nghệ thuật dân gian thì yếu tố gắn liền với một cộng đồng rất cao: “Tính đặc trưng, tri thức truyền thống là dạng tri thức mà: sự sáng tạo và sử dụng là một phần của văn hóa truyền thống của một cộng đồng – “truyền thống”, do vậy, không nhất thiết tri thức đó phải quá cổ xưa hoặc bất biến; nó đại diện cho giá trị văn hóa của một dân tộc và được lưu giữ chung; không giới 6 WIPO (1999), Rountable on Intellectual Property and Traditional Knowledge, p.2. 229
- Việt Nam là một quốc gia có truyền thống thƣợng võ, dân tộc ta từ xa xƣa đã tích lũy đƣợc một kho tàng võ học vô cùng đồ sộ và uyên thâm. Võ lâm – Tân Khánh Bà Trà là một trong những môn phái võ thuật của ngƣời Việt Nam, môn phái có sự tiếp nối, kế thừa và sáng tạo riêng rất độc đáo dựa trên tinh hoa võ học của các thế hệ. Môn phái có xuất xứ từ võ cổ truyền Bình Định đƣợc truyền đến vùng đất Bình Dƣơng vào thế kỷ 18. Mặc dù có ảnh hƣởng từ võ cổ truyền Bình Định nhƣng môn phái Võ Lâm – Tân Khánh Bà Trà vẫn có những bài quyền riêng, độc đáo dựa trên sự sáng tạo của các bậc tiền nhân cho phù hợp với vùng đất và con ngƣời Nam bộ. Điển hình môn phái Tân Khánh Bà Trà đã kế thừa và sáng tạo những bài quyền nhƣ Đồng nhi quyền, Tấn Nhứt côn, Tứ linh đao. Những sáng tạo độc đáo đó đã làm phong phú thêm kho tàng võ học của nƣớc nhà. Năm 1950, võ sƣ Chƣởng môn Từ thiện Hồ Văn Lành đã đƣa môn võ Tân Khánh – Bà Trà quảng bá tại khắp các tỉnh Nam bộ, mở rộng và phát triển môn phái đến với ngƣời dân. Đến nay, võ sƣ Hồ Tƣờng là Chƣởng môn đời kế tiếp cùng các vị võ sƣ đang thúc đẩy môn phái phát triển, vừa quảng bá ra các địa phƣơng khác vừa giữ gìn ngay tại quê hƣơng môn phái là phƣờng Tân Phƣớc Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng. Có thể nói, môn phái Võ lâm – Tân Khánh Bà Trà gắn liền với sinh hoạt của cƣ dân địa phƣơng, mang trong mình nét độc đáo và triết lý sống của ngƣời dân vùng đất Nam bộ. Vừa qua, môn phái Võ Lâm – Tân Khánh Bà Trà đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Đây sự ghi nhận của Nhà nƣớc đối với sự phát triển của môn phái vừa là nguồn động viên lớn cho các võ sƣ và môn sinh. Do đó, việc định hình, bảo tồn nét đặc trƣng và phát triển các môn phái võ thuật dân tộc nói chung và môn phái Võ lâm – Tân Khánh Bà Trà nói riêng là điều rất cần thiết trong hoàn cảnh có nhiều môn phái võ nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Vấn đề bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ Thứ nhất, vấn đề xác lập bảo hộ, võ thuật có phải là một đối tƣợng đƣợc bảo hộ theo Luật SHTT không? Cụ thể theo Điều 23 khoản 1 Luật SHTT năm 2005 liệt kê các loại hình nghệ thuật dân gian nhƣ: “a) Truyện, thơ, câu đối; Điệu hát, làn điệu âm nhạc; b) Điệu múa, vở diễn và các nghi lễ trò chơi; c) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác đƣợc thể hiện dƣới bất kỳ hình thức vật chất nào”. Nhƣ vậy, đối với hình thức võ thuật nhƣ 231
- văn học, nghệ thuật dân gian” (Điều 23 khoản 2) và Nghị định 22/2018/NĐ-CP đã giải thích nhƣ sau: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật SHTT là việc sƣu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” (Điều 18 khoản 4). Luật SHTT năm 2005 đã có quy đinh rất hợp lý khi yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng phải đảm bảo giá trị đích thực của nghệ thuật dân gian. Việc này bảo đảm giữ đƣợc tính nguyên gốc của nghệ thuật đó, điều này càng quan trọng trong võ thuật, không thể tam sao thất bản. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành không đề cập đến thu phí khi sử dụng tri thức truyền thống này và việc sử dụng trong Nghị định hƣớng dẫn chỉ là “sƣu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu”, tức là những cách sử dụng phi lợi nhuận. Theo quy định Điều 25 khoản 1 điểm e) Luật SHTT năm 2005 về việc sử dụng tác phẩm không phải xin phép, trả tiền: “Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dƣới bất kỳ hình thức nào”. Theo một số tác giả thì: “Đây thực chất là hành vi “phi thương mại”. Nếu hành vi phi thươnng mại mà phải trả thù lao thì lại trái với quy định tại Điều 25 của Luật”.9 Điều đáng tiếc là đến nay pháp luật vẫn chƣa quy định cụ thể vấn đề này. Trong võ thuật, một võ sƣ có thể mở võ đƣờng để dạy môn sinh và có thu phí, nhƣ vậy có đƣợc xem là sử dụng theo Điều 23 khoản 2 Luật SHTT năm 2005 không? Và nếu không thì có cần thu phí hay xin phép trong trƣờng hợp này? Theo quan điểm của tác giả việc xin phép và thu phí đối với tri thức truyền thống tƣơng đối khó khăn do việc xác định chủ thể sở hữu ở đây là một cộng đồng. Thiết nghĩ, mục đích của việc bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống nhằm mục đích cao nhất là giữ gìn, phát triển và quảng bá các hình thức nghệ thuật này nên không đặt nặng vấn đề thu phí bảo hộ. Quan điểm của tác giả là không nên thu phí bảo hộ trong trƣờng hợp này vì trái với ý nghĩa của viêc thúc đẩy sự quảng bá của tri thức truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng văn hóa nghệ thuật truyền thống phải đảm bảo tính nguyên bản, không sửa đổi một cách tùy tiện làm phá vỡ tính độc đáo, riêng có của dạng tài sản này. Pháp luật nên theo quy định theo hƣớng Cộng đồng sở hữu tri thức truyền thống 9 Trần Văn Hải (2010), Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả và quyền liên quan, Tạp chí Luật học, số 07, tr. 17. 233
- đối với những sáng tạo riêng dựa trên tri thức truyền thống cần phải đƣợc quan tâm, tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề mà pháp luật SHTT chƣa đề cập. 4. Kết luận Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống còn nhiều điểm phải tiếp tục nghiên cứu do đây là một vấn đề mới và phức tạp. Thiết nghĩ nên có những quy định đặc thù để bảo hộ cho tri thức truyền thống trong Luật SHTT. Việt Nam là một quốc gia lƣu giữ nhiều tri thức truyền thống quý báu và cần phải đƣợc giữ gìn và phát huy trong đó có võ thuật. Với mong muốn đó, bài viết đƣa ra những kiến nghị trong Luật SHTT nhƣ sau: Thứ nhất, định nghĩa tri thức truyền thống mở rộng hơn so với quy định hiện hành. Trong các loại hình nghệ thuật dân gian nên quy định phân nhóm chi tiết hơn do tính đa dạng của các loại hình nghệ thuật dân gian ở Việt Nam mà điển hình là võ thuật nhằm phân biệt với các loại hình nghệ thuật dân gian khác. Thứ hai, về chủ sở hữu, kiến nghị chủ sở hữu tri thức truyền thống là một cộng đồng nhất định đƣợc đại diện bởi một cơ quan quản lý chung. Do tính chất khó xác định chính xác chủ sở hữu tri thức truyền thống là một cá nhân cụ thể nên cần một cơ quan quản lý chung đại diện cho cộng đồng sở hữu tri thức truyền thống đó Thứ ba, vấn đề sử dụng tri thức truyền thống nên có quy định cụ thể hơn để phân tách việc sử dụng không vì mục đích lợi nhuận và vì mục đích lợi nhuận. Việc sử dụng vì mục đích lợi nhuận nhƣ trình diễn, mở lớp dạy nghệ thuật dân gian cũng không nên thu phí bảo hộ do đặc thù của loại hình nghệ thuật này. Song song đó, phải quy định cấm các hình thức mạo danh tri thức truyền thống để trục lợi. Thứ tư, nên có quy định bảo hộ cho những cá nhân sáng tạo dựa trên nền tảng tri thức truyền thống. Những cá nhân có sự phát triển, sáng tạo độc đáo dựa trên tri thức truyền thống cần đƣợc có cơ chế bảo hộ cho những sáng tạo này vì tri thức truyền thống không đứng im mà luôn vận hành, đổi mới theo sự phát triển của xã hội./. 235
- 18. MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, KHAI THÁC PHÁT HUY TÀI SẢN TRÍ TUỆ MANG YẾU TỐ ĐỊA DANH Ở TỈNH QUẢNG NGÃI COOPERATIVE MODEL OF MANAGING, EXPLOITING AND PROMOTING INTELLECTUAL PROPERTY WITH GEOGRAPHICAL ELEMENTS IN QUANG NGAI PROVINCE Nguyễn Xuân Vĩnh1 TÓM TẮT: Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc miền trung Việt Nam, có nhiều sản phẩm đặc thù gắn với địa danh và đã đƣợc bảo hộ dƣới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, sau khi đƣợc bảo hộ, nhiều sản phẩm chƣa đƣợc khai thác phát huy có hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý, khai thác phát huy những tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong số các tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh tính đến hết tháng 06 năm 2021, Quảng Ngãi đã đƣợc bảo hộ 02 chỉ dẫn địa lý, 16 nhãn hiệu chứng nhận và 32 nhãn hiệu tập thể. Đáng chú ý, trong số 32 nhãn hiệu tập thể, chủ đơn là các hợp tác xã chiếm hơn 68% (22/32 nhãn hiệu). Thực tế hiện nay các HTX đang quản lý, khai thác các nhãn hiệu một cách có hệ thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu các mô hình HTX quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó, tác giả đúc kết một số kinh nghiệm từ mô hình đang có, những giá trị thực tế của việc xây dựng thƣơng hiệu và hiệu quả của mô hình HTX quản lý nhãn hiệu tập thể. Từ khóa: mô hình, hợp tác xã, địa danh, quản lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, Quảng Ngãi ABSTRACT: Locating in Central Vietnam, Quang Ngai Province bore many location-associated products and was licensed under collective and certified marks. However, many products have not functioned effectively even after licensing. Therefore, how to construct, manage and exploit the intellectual property of attracts has received a lot of attention. Quang Ngai protected 2 geographical locations, 16 certified marks, and 32 collective certificates up to June 2021. Notably, 22 out of 32 collective certificates are subjected by the co-operatives. Currently, many co- 1 Email: vinh.dhh@gmail.com 237
- đơn là các hợp tác xã chiếm hơn 68% (22/32 nhãn hiệu). Ngoài ra hàng chục hồ sơ đã đƣợc chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đã có 02 sản phẩm đƣợc bảo hộ là tỏi Lý Sơn (UBND huyện Lý Sơn làm chủ sở hữu) và quế Trà Bồng (UBND huyện Trà Bồng làm chủ sở hữu). Hai chỉ dẫn địa lý này là sản phẩm chủ lực của địa phƣơng đã đƣợc bảo hộ nhãn hiệu tập thể trƣớc đây (nay đã hủy) đó là tỏi Lý Sơn do Hiệp hội tỏi Lý Sơn làm chủ sở hữu và quế Trà Bồng do Hội nông dân huyện làm chủ sở hữu. Đối với nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), có 16 nhãn hiệu đƣợc bảo hộ phân bổ ở các huyện, thành phố nhƣ sau: huyện Nghĩa Hành (04 nhãn hiệu), huyện Trà Bồng (03 nhãn hiệu), huyện Ba Tơ và Sơn Hà đều có 02 nhãn hiệu, các huyện Minh Long, Sơn Tây, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi đều có 01 nhãn hiệu, xã Ba Lế (01 nhãn hiệu). Các sản phẩm đƣợc bảo hộ chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi. Đối với nhãn hiệu tập thể (NHTT) có 32 nhãn hiệu là các sản phẩm chủ yếu là nhóm 29, 30, 31. Có thể khẳng định rằng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm chủ lực mang yếu tố địa danh ở địa phƣơng là kết quả triển khai các Quyết định của Chính phủ, chủ trƣơng đúng đắn của tỉnh, sự vào cuộc của Sở Khoa học công nghệ, các sở ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp và những mô hình kinh tế trong tỉnh. Khai thác phát huy hết tiềm năng của những sản phẩm đƣợc bảo hộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh, nâng cao sinh kế cho ngƣời dân. Nhƣ đã viện dẫn ở trên, trong số 32 nhãn hiệu tập thể, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là Hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ có 10/32 nhãn hiệu (chiếm 31%), hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ, chuyên canh có nhãn hiệu (chiếm 69%). Trong khi đó, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận là cơ quan nhà nƣớc, đó là UBND huyện, phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi và UBND xã. Tƣơng tự, tổ chức quản lý đối với hai chỉ dẫn địa lý “Tỏi Lý Sơn” và “Quế Trà Bồng” là UBND cấp huyện nơi có chỉ dẫn địa lý. Thông thƣờng, sau khi đƣợc bảo hộ, các chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ là các đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác phát huy giá trị tài sản trí tuệ. Tác giả chia ra ba mô hình quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi sau đây: 239
- Nhƣ vậy, UBND cấp xã, huyện hay phòng kinh tế đều có chức năng kiểm soát chứng nhận chất lƣợng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, đồng thời không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Vì vậy, những cơ quan này đều có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý nhãn hiệu, quy trình cấp và thu hồi việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do các cơ quan này làm chủ sở hữu là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Thực tế cho thấy, sau khi đƣợc cấp nhãn hiệu chứng nhận, chủ đơn là UBND cấp huyện thƣờng giao cho phòng ban chức năng (phòng Kinh tế và Hạ tầng) quản lý việc sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, các đơn vị này chƣa có kinh nghiệm, lúng túng trong việc quản lý, khai thác phát huy nhãn hiệu chứng nhận đã đƣợc cấp. Đối với NHTT, quyền sở hữu, quản lý và sử dụng NHTT thuộc về tổ chức tập thể nộp đơn. Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức tập thể đóng vai trò nền tảng, quyết định đến sự phát triển của các NHTT này. Tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm, quy mô, phạm vi sản xuất mà các tổ chức đƣợc lựa chọn làm chủ sở hữu đăng ký NHTT khác nhau. Các sản phẩm mang NHTT gắn với địa danh là các mặt hàng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên chủ đơn thƣờng là các HTX, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ. Về mặt pháp luật, các quy định của Luật SHTT và văn bản hƣớng dẫn chƣa có những quy định cụ thể ở khía cạnh quản lý, đặc biệt là việc quản lý các nhãn hiệu này gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, một tài sản gắn với cộng đồng. Trên thực tế, việc để hội, hiệp hội quản lý NHTT chỉ là giải pháp tạm thời do chƣa có HTX chuyên canh sản xuất kinh doanh sản phẩm mang NHTT. Bởi lẽ chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân hay Hội liên hiệp phụ nữ chủ yếu nghiêng về chính trị, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, không có chức năng kinh doanh, phát triển sản phẩm nhƣ một doanh nghiệp. Hiện nay, các hợp tác xã (HTX) đang quản lý, khai thác các nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ một cách có hệ thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao3. Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu các mô hình HTX quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể, qua nghiên cứu mô hình quản lý tập thể là các HTX tiêu biểu nhƣ HTX nông nghiệp Long Hiệp (đơn vị đƣợc trao quyền sử dụng, khai thác NHCN chè Minh Long), HTX nông nghiệp xã Phổ Châu (chủ sở hữu 3 Đoàn Đức Lƣơng (2020-2022), Nghiên cứu đề xuất giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi, Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh. 241
- thụ, với 14 đại lý trong toàn tỉnh. Từ tháng 4/2017, HTX đã tiến hành thu mua 1 tấn chè/ngày, sơ chế đúng quy trình kỹ thuật, đóng gói, bảo quản, có nhãn hiệu trên bao bì. HTX còn tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động ở địa phƣơng, với thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. HTX là điểm sáng của kinh tế tập thể ở huyện Minh Long, góp phần giúp địa phƣơng đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng4. Không chỉ dừng lại ở sản xuất và tiêu thụ chè tƣơi, huyện sẽ có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến trà Minh Long ngay tại địa phƣơng để giảm thiểu chi phí trong công tác chế biến, giảm giá thành sản phẩm mà chất lƣợng vẫn đảm bảo. Ngày 12/4/2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ NHTT cho sản phẩm “Nếp ngự Sa Huỳnh”. HTX Nông nghiệp xã Phổ Châu là đơn vị quản lý, sở hữu nhãn hiệu tập thể này. Qua khảo sát cho thấy HTX Nông nghiệp Phổ Châu đang quản lý, xây dựng và phát triển rất tốt nhãn hiệu tập thể này. Ông Nguyễn Hoành Sơn – đại diện HTX Nông nghiệp Phổ Châu cho biết: “Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, chính quyền xã dồn điền đổi thửa hàng trăm héc ta ruộng. Tôi đã đề nghị cấp trên hỗ trợ mua máy cấy để việc canh tác của bà con đƣợc thuận lợi, giảm ngã đổ khi đến mùa mƣa bão. Bên cạnh đó, hợp tác xã đang đề nghị cấp trên và kêu gọi bà con xã viên đóng góp kinh phí xây dựng nhà xƣởng, lắp đặt thiết bị chế biến thức ăn, đồ uống từ nếp. Nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc tình trạng tƣ thƣơng ép giá và thƣơng hiệu nếp ngự Sa Huỳnh ngày càng vang xa5”. Ông Sơn cũng cho biết sản phẩm nếp ngự (gạo nếp đóng bao) đã đƣợc bày bán và giới thiệu ở các siêu thị với giá từ 50.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với các loại nếp khác. HTX cũng đã đem sản phẩm của mình đi trƣng bày, giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm về nông sản ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Từ năm 2019 - 2020, HTX Nông nghiệp Phổ Châu cũng sẽ tiến hành xây dựng khu sơ chế và chế biến các sản phẩm từ nếp ngự mang nhãn hiệu “Nếp ngự Sa Huỳnh” nhƣ bánh nổ, cốm, bánh phu thê, rƣợu nếp, gạo nếp 4 hieu-qua-kinh-te-cao, truy cập ngày 23/09/2021. 5 , truy cập ngày 23/09/2021. 243
- dụng nội bộ, lâm nghiệp, HTX còn thực hiện thêm dịch vụ mới là: Liên kết với thành viên HTX sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp. Nhờ đó, doanh thu của HTX Tịnh Thọ tăng đều qua mỗi năm, từ 2,4 tỷ đồng (năm 2016) lên 6,1 tỷ đồng (năm 2018). Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong HTX đạt 3,7 triệu đồng/ngƣời/tháng. Năm 2017 và 2018, HTX Tịnh Thọ đƣợc Liên minh HTX Việt Nam và UBND tỉnh tặng Bằng khen7. Bên cạnh những mặt tích cực của việc HTX quản lý, khai thác tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Mặc dù số lƣợng HTX có tăng về số lƣợng và chất lƣợng, nhƣng so với các HTX đƣợc thành lập trƣớc đây, thì số lƣợng thành viên tham gia còn rất ít. Nguyên nhân là do sức hấp dẫn của HTX đối với ngƣời dân chƣa cao. Các cấp, ngành và chính quyền một số địa phƣơng chƣa thật sự quan tâm đến sự phát triển của HTX. Trong khi đó, chính sách của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh tế tập thể còn nhiều bất cập, chƣa đi sâu vào thực tiễn. Ngoài ra, vấn đề về thiếu vốn, thiếu quỹ đất để phát triển sản xuất cũng là một thách thức lớn đới với việc phát triển quy mô HTX. Các sản phẩm mang NHTT, NHCN ở Quảng Ngãi đa số là các mặt hàng gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi. Trong khi diện tích đất giành cho việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp. Việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nhãn hiệu cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, các xã viên hầu hết đều là nông dân, vốn tự thân không có hoặc rất ít, trong khi để tiếp cận ngồn vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn. 3. Kết luận Qua nghiên cứu các mô hình HTX quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đúc kết đƣợc một số kinh nghiệm nhƣ sau: Thứ nhất, nên trao quyền sử dụng nhãn hiệu cho HTX dịch vụ, nông nghiệp, chuyên canh. Sau khi đƣợc bảo hộ, một số NHCN, NHTT do cơ quan nhà nƣớc, hội, hiệp hội làm chủ sở hữu và quản lý. Do không có chức năng kinh doanh, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên các cơ quan này chƣa triển khai việc khai thác nhãn hiệu. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu do hội, hiệp hội làm chủ sở hữu hầu nhƣ chỉ là giải pháp tạm thời do chƣa có HTX chuyên canh sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ, bài toán 7 truy cập ngày 23/09/2021 245
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019). 2. Đoàn Đức Lƣơng, Nghiên cứu đề xuất giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (2020-2022). 3. Cục Sở hữu trí tuệ, Thống kê danh sách các đối tượng sở hữu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, tính đến hết 30/6/2021, sang-che-kieu-dang-cong-nghiep-nhan-hieu-cua-63-tinh-thanh/- /asset_publisher/sT9HpA1je6J2/content/-47-thong-ke-danh-sach-cac-oi-tuong-so-huu- cong-nghiep-cua-tinh-quang- ngai?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fnoip.gov.vn%2Fweb%2Fgue st%2Fdanh-sach-sang-che-kieu-dang-cong-nghiep-nhan-hieu-cua-63-tinh- thanh%3Fp_p_id%3D101_INSTANCE_sT9HpA1je6J2%26p_p_lifecycle%3D0%26p _p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Dcolumn- 1%26p_p_col_count%3D1, 4. Quyết định 2172/QĐ-UBND ngày 4 tháng 2 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành kế hoạch xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. 247