Đề tài Cơ hội – thách thức cho ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và một số đề xuất chính sách - Lê Thanh Tùng
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thì du lịch luôn được coi là một trong những ngành kinh
tế dịch vụ quan trọng hàng đầu. Số liệu về thực trạng cho thấy du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh trong
hai thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Bài viết đi sâu phân tích thực
trạng, các cơ hội, triển vọng, các thách thức và rủi ro cho ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC). Trên cơ sở các phân tích chuyên sâu, bài viết cũng đề xuất một số chính sách cho cơ quan chức
năng nhằm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa ngành du lịch trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC trong thời
gian tới.
Từ khóa: Ngành du lịch, AEC, Cơ hội – thách thứ
tế dịch vụ quan trọng hàng đầu. Số liệu về thực trạng cho thấy du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh trong
hai thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Bài viết đi sâu phân tích thực
trạng, các cơ hội, triển vọng, các thách thức và rủi ro cho ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC). Trên cơ sở các phân tích chuyên sâu, bài viết cũng đề xuất một số chính sách cho cơ quan chức
năng nhằm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa ngành du lịch trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC trong thời
gian tới.
Từ khóa: Ngành du lịch, AEC, Cơ hội – thách thứ
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Cơ hội – thách thức cho ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và một số đề xuất chính sách - Lê Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_co_hoi_thach_thuc_cho_nganh_du_lich_khi_viet_nam_gia.pdf
Nội dung text: Đề tài Cơ hội – thách thức cho ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và một số đề xuất chính sách - Lê Thanh Tùng
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Do đó, bài viết này hƣớng mục tiêu nghiên cứu vào giải quyết ba vấn đề: (1) Đánh giá tổng quan thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua, (2) Nhận diện các cơ hội và thách thức từ việc Việt Nam gia nhập AEC và (3) đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp trong bối cảnh AEC đƣợc thành lập trong thời gian tới. Bảng 1. Dự báo chỉ tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 Nguồn: Quyết định 2473/QĐ-TTg/2011 Tuy nhiên mặc dù có nhiều tiềm năng nhƣng những năm qua ngành du lịch của Việt Nam vẫn chƣa phát huy đƣợc nhiều thế mạnh và nhìn chung sự phát triển cũng chƣa tƣơng xứng với các nguồn lực đang có. Cùng với xu hƣớng đẩy mạnh hội nhập của nền kinh tế thì Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) với 10 quốc gia trong khu vực, sự kiện này đã đặt ngành du lịch Việt Nam cũng đứng trƣớc nhiều cơ hội to lớn để phát triển cũng nhƣ cả các thách thức cấp bách đang đặt ra. Do đó, bài viết này hƣớng mục tiêu nghiên cứu vào giải quyết ba vấn đề: (1) Đánh giá tổng quan thực trạng ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua, (2) Nhận diện các cơ hội và thách thức từ việc Việt Nam gia nhập AEC và (3) đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp trong bối cảnh AEC đƣợc thành lập trong thời gian tới. 2. Thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam thì ngành du lịch đƣợc xem nhƣ ngành mũi nhọn trong lĩnh vực dịch vụ. Với ƣu thế của một quốc gia có chiều sâu văn hóa hơn 4000 năm lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, có bờ biển trải dài gần 3300 km và nhiều vịnh, đảo dọc lãnh hải nên ngành du lịch Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ qua. Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thì năm 2013 tăng trƣởng du lịch thế giới bình quân ở mức 5%, tuy nhiên khu vực Đông Nam Á lại có mức tăng trƣởng trên 8%. Trong đó, Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách 5 điểm đến hàng đầu khu vực Đông Nam Á và danh sách 100 điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch thế giới.23 Trên thực tế trong hơn hai thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã có những bƣớc phát triển rõ rệt. Cụ thể nếu 1990 mới chỉ có 260 ngành lƣợt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì đến năm 2000 con số 23 141
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) lần trở lên lần lƣợt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1% và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013). Số liệu đã cho thấy lƣợng khách quay trở lại không những không tăng lên mà lại đang có biểu hiện giảm đi theo thời gian khi từ mức 43,7% quay lại vào năm 2006 đã sụt xuống mức 33,9% năm 2013, đây là biểu hiện tiêu cực đáng chú ý của ngành du lịch hiện nay. Đặc biệt lƣu ý là hiện tƣợng sụt giảm khách du lịch đang diễn ra, từ mức tăng trƣởng số lƣợng khách hàng năm luôn đạt hai con số thì năm 2014 số lƣợng khách du lịch quốc tế chỉ tăng 4% so với năm 2013. Tuy nhiên, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2015 thì khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ƣớc tính chỉ đạt 3,8 triệu lƣợt ngƣời, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý tháng 06 năm 2015 đã là tháng thứ 13 liên tiếp có sự sụt giảm của số lƣợng khách du lịch đến Việt Nam, trong đó phần lớn là giảm ở mức hai con số. Hiện tƣợng sụt giảm số lƣợng khách du lịch trong hai năm trở lại đây chịu sự tác động rất lớn từ số lƣợng khách đến từ Trung Quốc. Cụ thể, số liệu thống kê đã cho thấy khách du lịch đến từ Trung Quốc có mức sụt giảm lớn nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đón 814 nghìn lƣợt khách đến từ Trung Quốc, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm trƣớc. Cùng với các diễn biến đáng lo ngại về quan hệ biển đảo, lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN thì dự báo sự sụt giảm lƣợng khách du lịch từ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Bên cạnh đó mặc dù rất gần gũi về mặt địa lý nhƣng trong năm 2014 khu vực ASEAN chỉ có 3 quốc gia là Campuchia, Malaysia và Thái Lan là nằm trong danh sách 10 quốc gia có khách du lịch tới Việt Nam nhiều nhất. Đây là minh chứng cho thấy nếu tận dụng, khai thác tốt các tiềm năng, cơ hội từ AEC đƣợc thành lập thì chắc chắn số lƣợng khách du lịch từ ASEAN tới Việt Nam sẽ tăng lên nhanh trong thời gian tới. Hình 2. Mười quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất trong năm 2014 Nguồn: Tổng cục thống kê Cũng cần chú ý là trong vài năm gần đây, số lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam tăng chậm hơn nhiều nhiều so với một số quốc gia nƣớc trong khu vực. Năm 2014, lƣợng khách tới Việt Nam thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Singapore hay Indonesia. Theo điều tra của Tổng cục du lịch năm 2013 thì có 68,5% tổng số khách đánh giá Việt Nam có phong cảnh đẹp nhƣng khi đƣợc hỏi về mức độ hài lòng về sự phục vụ thì chỉ có 39% tổng số khách đƣợc phỏng vấn đánh giá tốt. Do đặc điểm gần gũi về địa lý nên trong những năm qua các quốc gia ASEAN luôn đóng góp lƣợng một lƣợng lớn khách du lịch đến Việt Nam. Kể từ năm 1995 khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN 143
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) ra trong Tầm nhìn ASEAN 202025. AEC đƣợc thành lập nhằm mục đích hƣớng đến việc tạo dựng một thị trƣờng chung và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó hình thành dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tƣ, lao động trong ASEAN. Bên cạnh đó, mục tiêu của AEC còn là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao để tạo nền tảng giúp ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Nhìn tổng thể thì AEC là chính là tự do hóa thƣơng mại có thế hiểu là một quá trình loại bỏ từng bƣớc các phân biệt đối xử, giảm dần và tiến tới xóa bỏ các hàng ráo thuế quan và phi thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa, yêu cầu kiểm dịch và phƣơng pháp đánh thuế giữa các quốc gia. Sự kiện AEC đƣợc thành lập vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế 10 nƣớc Đông Nam Á, tạo ra thị trƣờng chung của một khu vực có dân số 600 triệu ngƣời và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD. Bên cạnh đó, AEC ra đời cùng với việc Việt Nam mở rộng các hiệp định tự do thƣơng mại sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp mở rộng giao thƣơng, thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trƣờng rộng lớn hơn. Kết quả phân tích, đánh giá từ tổ chức Deloitte đã cho thấy Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ là 3 quốc gia trong khu vực hƣởng lợi lớn nhất từ AEC. Cụ thể, Indonesia và Thái Lan đứng đầu với 17% cơ hội, xếp thứ 2 là Việt Nam với 15% cơ hội. Sau đó lần lƣợt Singapore, Malaysia, Campuchia, Philipines, Myanmar, Lào và Brunei là các quốc gia thụ hƣởng lợi ích từ AEC. Chủ động hội nhập đang là xu thế tất yếu trong của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên quá trình hội nhập không chỉ mang lại các cơ hội, triển vọng phát triển mà còn cả các nguy cơ, thách thức cho từng quốc gia. Nhận diện chính xác các triển vọng và cả thách thức để từ đó đƣa ra các giải pháp là biện pháp hiệu quả nhất nhằm thực hiện hội nhập thành công. Đứng trƣớc ngƣỡng cửa của việc thành lập AEC thì ngành du lịch Việt Nam sẽ có những cơ hội, triển vọng phát triển nhƣ sau: Thứ nhất: AEC đƣợc thành lập thì ngành du lịch Việt Nam sẽ có một thị trƣờng mục tiêu có gần 600 triệu ngƣời, rất gần gũi về mặt điạ lý, nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa; các quốc gia AEC đã có một lịch sử lâu dài gắn kết cả về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa nên chắc chắn sẽ tạo đà cho sự phát triển của nguồn khách du lịch tiềm năng cho thị trƣờng Việt Nam. Bên cạnh đó, các Chính phủ khu vực ASEAN luôn ủng hộ hợp tác nội khối, thúc đẩy phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia nội khối cũng giúp việc truyền thông hình ảnh của du lịch Việt Nam đến các quốc gia này dễ dàng hơn. Thứ hai: Khi AEC đƣợc thành lập sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự luân chuyển của vốn đầu tƣ, hàng hóa, dịch vụ trong các quốc gia ASEAN do đó cùng với sự phát triển của dòng chảy kinh tế thì bao giờ cũng kéo theo sự phát triển của dòng chảy dịch vụ du lịch, đây là điều tất yếu đã đƣợc chứng minh tại các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển năng động, có sự hấp dẫn đầu tƣ do đó trong tƣơng lại ngành du lịch Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng lợi nhiều từ sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế. Thứ ba: Cùng với sự thành lập của AEC thì mạng lƣới đƣờng giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông giữa các quốc gia trong khu vực sẽ đƣợc đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng, nâng cấp nhằm tạo sự kết nối ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia trong khối. Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, giao thƣơng ngày càng 25 Tầm nhìn ASEAN 2020 đƣợc hoạch định tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 9 đề ra mục tiêu thành lập cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). 145
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Việt Nam trong thời gian tới. Theo Báo cáo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các quốc gia thì điểm số đánh giá về du lịch Việt Nam còn thấp, cụ thể năm 2012-2013 Việt Nam xếp thứ 80/140 nƣớc, trong khi đó khá nhiều nƣớc trong khu vực ASEAN nhƣ Singapore xếp thứ 10, Malaysia xếp thứ 34, Thái Lan xếp thứ 4326 Trong số các tiêu chí này thì các chỉ số của Việt Nam về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến, visa cửa khẩu, môi trƣờng pháp lý, mức độ ƣu tiên cho du lịch, nguồn nhân lực du lịch còn thấp. Việc AEC đƣợc hình thành sẽ ngày càng làm nổi rõ các yếu kém của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới nếu chúng ta không quyết liệt khắc phục các yếu kém này. Thứ tư: Mặc dù đã đƣợc quan tâm đầu tƣ mạnh mẽ trong những năm gần đây nhƣng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Việt Nam vẫn còn hạn chế, sự kết nối hạ tầng giao thông nhƣ đƣờng bộ, cảng biển, cảng hàng không của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực chƣa thuận lợi. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế không hài lòng nhất khi tới Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý, kém an toàn trên một số tuyến du lịch đã làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng cũng đặt ngành du lịch trƣớc những nguy cơ khi gia nhập AEC do Việt Nam bị đánh giá thấp về chỉ tiêu chất lƣợng môi trƣờng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.27 Đây là một vấn đề nan giải nói chung không chỉ đối với ngành du lịch mà còn đang là điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi mà việc cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cần có thời gian và nguồn vốn đầu tƣ lớn. Thứ năm: Các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ lừa đảo, ―chặt chém‖, vòi vĩnh, chèo kéo khách du lịch diễn ra phổ biến nhƣng vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để, chƣa có các chế tài răn đe đủ mạnh đã tạo các ấn tƣợng không đẹp trong lòng du khách. Từ đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam là chƣa cao, đang có xu hƣớng sụt giảm khi so với tổng lƣợng khách là minh chứng rõ nét nhất về sự thiếu chuyên nghiệp của công tác quản lý du lịch tại Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, số lƣợng khách từ ASEAN có xu hƣớng bão hòa, đi ngang từ năm 2011 (Hình 3) đã cho thấy dƣờng nhƣ du lịch Việt Nam đang ngày càng giảm tính hấp dẫn đối với du khách từ khu vực Đông Nam Á. 4. Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển cho ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh AEC đƣợc thành lập thời gian tới Sự kiện thành lập AEC đang là một trong các tâm điểm về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong năm 2015. Sự kiện này chắc chắn sẽ đem lại một triển vọng phát triển mới, mang tính đột phá trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội cho tất cả các quốc gia khu vực ASEAN. Thực tế, AEC mang đến cho ngành du lịch Việt Nam nhiều cơ hội, triển vọng phát triển nhƣng cũng đồng thời đặt ngành nay trƣớc những thách thức không nhỏ mà nếu không quan tâm, chủ động giải quyết thì AEC lại trở thành một áp lực lớn đối với du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Dựa trên các phân tích thực trạng, cơ hội và nguy cơ ở phần trƣớc, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp gửi tới nhà quản lý ngành cũng nhƣ cộng đồng doanh nghiệp của ngành du lịch nhằm tận dụng tốt các cơ hội và triệt tiêu các thách thức nhƣ sau: Thứ nhất: Xây dựng và điều chỉnh chiến lƣợc phát triển ngành du lịch cho phù hợp với thực tiễn phát triển mới về hội nhập, gắn chiến lƣợc phát triển với việc thành lập AEC. Việc làm đầu tiên cần cập nhật, hiệu chỉnh chiến lƣợc phát triển ngành du lịch trong bối cảnh mới, trong đó cần điều chỉnh các mục 26 Báo cáo về du lịch tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2013 27 Báo cáo The Environmental Performance Index (EPI) của Đại học Yale và Đại học Columbia của Mỹ thực hiện năm 2012, trong đó chỉ số về ảnh hƣởng của chất lƣợng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát, đƣợc xem là có không khí bẩn thứ 10 thế giới 147
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) riêng. Xây dựng hình ảnh thƣơng hiện du lịch của Việt Nam thông qua các hình thức quảng cáo, tài trợ sự kiện, đại sứ thƣơng hiệu để thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn (năm 2014 Việt Nam mới dành 3 triệu USD cho quảng bá du lịch, nhƣng Thái Lan là khoảng 80 triệu USD, Malaysia là 100 triệu USD và Singapore đạt 130 triệu USD).28 Quảng bá hình ảnh các điểm du lịch tiêu biểu của Việt Nam nhƣ Vịnh Hạ Long, Quần thể động Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Nha Trang cũng nhƣ các điểm du lịch nhiều tiềm năng nhƣ Quần thể danh thắng Tràng An, hang động Sơn Đoòng Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp xử lý thật nghiêm nhằm tăng khả năng răn đe đối với các hiện tƣợng chèn ép, vòi vĩnh, ―chặt chém‖ khách du lịch đã xảy ra trong thời gian qua. Phát động các chƣơng trình quốc gia về phát triển du lịch tƣơng tự nhƣ cuộc vận động khá thành công ―ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt‖ thời gian qua. Nghiên cứu mở rộng việc miễn thị thực đơn phƣơng cho khách du lịch vào Việt Nam (Thái Lan đã miễn thị thực cho 61 nƣớc, trong đó miễn thị thực đơn phƣơng 49 nƣớc; Malaysia là 155 nƣớc, trong đó miễn thị thực đơn phƣơng là 85 nƣớc; Singapore miễn thị thực cho 180 nƣớc, thị thực đơn phƣơng là 80 nƣớc )29. Thứ bảy: Nâng cao chất lượng hoạt động của các Hiệp hội trong ngành du lịch. Cần định hƣớng phát triển cho các Hiệp hội chính là nơi tạo lập và phát triển rộng rãi các diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp du lịch gặp gỡ, giao lƣu và hợp tác phát triển. Đẩy mạnh hợp tác giao lƣu giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp ASEAN cũng nhƣ thế giới. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch, từ đó kết hợp đƣa các doanh nghiệp này thành công ty đại chúng để tiến tới niêm yết ngày càng nhiều mã cổ phiếu của ngành du lịch trên sàn giao dịch chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ tƣ nhân, nƣớc ngoài thông qua thị trƣờng chứng khoán. Đẩy mạnh quảng bá, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành du lịch tại Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội từ việc tham gia AEC trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2011), Quyết định 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. [2] Đỗ Hồng Thuận (2015), Phát triển du lịch bền vững - Đâu là giải pháp cho Việt Nam? truy cập ngày 20/07/2015 tại /kinhnghiemtour/kinhnghiem/kn-quan- ly/1807-phat-trien-ben-vung [3] Nguyễn Đức Thành (2014), Việt Nam và AEC 2015, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. [4] Tổng cục du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội. [5] Tổng cục du lịch (2015), Phát triển du lịch Việt Nam hướng tới ba giải pháp chiến lược, truy cập ngày 20/07/2015 tại lich-viet-nam-huong-toi-ba-giai-phap-chien-luoc/ [6] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2010 và 2014, Hà Nội. [7] 28 Số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tại phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 08/06/2015 29 Số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 08/06/2015 149