Đề tài Cơ hội và thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA

Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã mở ra cơ hội cho các sản phẩm làng nghề
Việt Nam đƣợc hội nhập và phát triển mạnh mẽ trên thị trƣờng quốc tế. Tuy nhiên,
EVFTA là hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, vì vậy bên cạnh những cơ hội tiềm
năng thì EVFTA cũng đặt ra vô vàn thách thức đối với sản phẩm làng nghề Việt
Nam, đặc biệt là các chế độ bảo hộ và thực thi về quyền Sở hữu trí tuệ. Trong bối
cảnh này, đòi hỏi các làng nghề và cơ quan các cấp chính quyền cần có những chính
sách, kế hoạch để đƣa sản phẩm làng nghề Việt Nam phát triển mạnh mẽ 
pdf 14 trang xuanthi 03/01/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Cơ hội và thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_co_hoi_va_thach_thuc_phat_trien_san_pham_lang_nghe_kh.pdf

Nội dung text: Đề tài Cơ hội và thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA

  1. và là bệ phóng giúp sản phẩm làng nghề thâm nhập vào các thị trƣờng khác. Các sản phẩm làng nghề đều nằm trong diện đƣợc miễn thuế, điều này giúp làng nghề đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng Châu Âu mà không có giới hạn về mặt thuế quan và định lƣợng. Bên cạnh những cơ hội đó thì việc phát triển sản phẩm làng nghề cũng gặp khá nhiều thách thức khi tỷ lệ làng nghề đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm thủ công vẫn còn khá khiêm tốn, nhiều làng nghề không mặn mà với việc làm thƣơng hiệu, chƣa quan tâm, thậm chí chƣa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, giá trị của thƣơng hiệu làng nghề. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, để tồn tại và phát triển một cách bền vững thì việc nhận diện cơ hội và thách thức đối với các sản phẩm làng nghề Việt Nam là cần thiết, góp phần định hƣớng những lợi ích và khó khăn mà EVFTA sẽ mang lại, từ đó đƣa những giải pháp giúp các làng nghề Việt Nam “định vị” vững chắc thƣơng hiệu sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế. 2. Giới thiệu khái quát về làng nghề Việt Nam và EVFTA 2.1. Làng nghề Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nƣớc hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề2. Đến hết năm 2020 có 1.951 làng nghề đã đƣợc công nhận với với 165 nghề truyền thống3. Theo Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thì làng nghề đƣợc hiểu là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn nhƣ chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cƣ nông thôn. Làng nghề sản xuất ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và thu hút đại bộ phận lao động, thành viên hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính cho cộng đồng dân cƣ đó. 2 Đắc Linh (2020), Cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hình làng nghề du lịch, truy cập ngày 18/07/2021. 3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Công văn số 9363/BNN-KTHT ngày 31/12/2020. 249
  2. khía cạnh thƣơng mại của sở hữu trí tuệ (TRIPS) thì trong khuôn khổ EVFTA, Việt Nam đã có cam kết bảo hộ ở mức độ cao hơn. 3. Cơ hội và thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA EU là thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ. Vì vậy, việc ký kết, triển khai thực hiện EVFTA với những cam kết cao và chặt chẽ đã tạo ra cơ hội cho các sản phẩm làng nghề Việt Nam phát triển, tuy nhiên cũng có không ít thách thức song hành. 3.1. Cơ hội phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA Thứ nhất, sản phẩm làng nghề dễ dàng thâm nhập sâu rộng vào thị trường EU Mục tiêu của EVFTA là tự do hóa và tạo thuận lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ giữa các bên6 nên với dân số khoảng hơn 500 triệu ngƣời và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, EU đƣợc đánh giá thị trƣờng tiềm năng lớn đối với các sản phẩm làng nghề của Việt Nam. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tƣơng đƣơng 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tƣơng đƣơng 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.7 Không chỉ vậy, EU còn cam kết không áp dụng loại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa,8 khi đó, các sản phẩm làng nghề của Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh về giá bán của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trƣờng EU, cùng với mẫu mã đa dạng mang nét đặc trƣng của Việt Nam thì sẽ thu hút ngƣời tiêu dùng hơn. Đây là động lực quan trọng để các làng nghề Việt Nam đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm làng nghề sang thị trƣờng EU mà không bị tác động bởi thuế quan, định lƣợng. Bên cạnh đó, tác động kép và có đi có lại của EVFTA cũng khiến các nhà nhập khẩu tìm kiếm hàng hóa từ thị trƣờng Việt Nam - nơi có nguồn sản phẩm hàng hóa 6 Xem thêm tại Điều 1.2 Hiệp định EVFTA. 7 Chính Phủ (2020), Mục 1 Báo cáo thuyết minh số 192/BC-CP ngày 08/5/2020. 8 Căn cứ tại Điều 2.7 EVFTA và Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh). 251
  3. Ngoài ra, EVFTA còn mở ra cơ hội cho một số sản phẩm làng nghề mang chỉ dẫn địa lý12 của Việt Nam đƣợc công nhận trên thị trƣờng EU, bởi theo cam kết của EVFTA về chỉ dẫn địa lý tại Tiểu mục 3 Chƣơng 12 và Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) thì EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở mức độ cao mà không phải qua thủ tục đăng ký tốn kém chi phí và thời gian13. Trong đó, một số chỉ dẫn địa lý của một số sản phẩm làng nghề có thể kể đến nhƣ sản phẩm chiết xuất từ cá với chỉ dẫn địa lý Phú Quốc có thể kể đến làng nghề truyền thống nƣớc mắm Phú Quốc, sản phẩm cói khô với chỉ dẫn địa lý Nga Sơn có thể kể đến làng nghề chiếu cói Nga Sơn hoặc sản phẩm muối với chỉ dẫn địa lý Bạc Liêu với làng muối Đông Hải . Đây sẽ là “Giấy thông hành” hợp lệ để các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề Việt Nam vốn đã có mặt trên thị trƣờng từ lâu đƣợc gia tăng cơ hội xuất khẩu, xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu của mình tại thị trƣờng EU mà không phải cạnh tranh về xuất xứ, giá cả so với các sản phẩm nội địa. Thứ ba, thu hút sự đầu tư và tiếp cận công nghệ từ nước ngoài Sau khi EVFTA có hiệu lực thì sẽ có rất nhiều thƣơng nhân của EU chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác, đầu tƣ. Các sản phẩm làng nghề của Việt Nam thƣờng đƣợc đánh giá có tính dân tộc cao nhƣng độ tinh xảo chƣa bằng các sản phẩm truyền thống của EU, mặc dù làng nghề Việt Nam có nguồn nhân lực đông, chi phí thấp nhƣng lại thiếu công nghệ, máy móc và nguồn vốn, trong khi đó, những yếu tố này lại tƣơng đối có sẵn ở các nhà đầu tƣ từ EU. Do vậy, hợp tác giữa EU và Việt Nam là một quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các làng nghề Việt Nam tiếp cận tri thức, kinh nghiệm, công nghệ và sự chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tƣ chất lƣợng cao từ thị trƣờng EU để nâng cao năng suất và cải thiện chất lƣợng sản phẩm của mình, đồng thời đem lại cho thị trƣờng Việt Nam, EU và thị trƣờng ở các quốc gia khác những sản phẩm làng nghề chất lƣợng, thu hút ngƣời tiêu dùng. 3.2. Thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA Thứ nhất, rào cản trong nhận thức “lạc hậu” về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm làng nghề Xây dựng và phát huy quyền sở hữu trí tuệ là một trong những giải pháp cốt lõi, giúp bảo hộ thƣơng hiệu, đảm bảo môi trƣờng pháp lý lành mạnh, nâng cao năng lực 12 Căn cứ tại Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019. 13 Căn cứ tại Điều 12.29 Hiệp định EVFTA. 253
  4. hoặc dịch vụ nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, khái niệm “sử dụng thật sự” lại chỉ tồn tại ở các nƣớc châu Âu, chứ không tồn tại ở Việt Nam, vì vậy, nếu sản phẩm làng nghề mang nhãn hiệu chỉ sử dụng trên danh nghĩa hay giả vờ sử dụng chỉ để duy trì nhãn hiệu trong đăng bạ mà điều này đang phổ biến ở Việt Nam thì nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực, loại bỏ khỏi thị trƣờng EU. Và cũng tại Điều này, EVFTA nhấn mạnh rằng, một nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho công chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lƣợng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ thì nhãn hiệu đó sẽ có khả năng bị đình chỉ hiệu lực hoặc bị cấm bởi pháp luật quốc gia liên quan. Đáng chú ý hơn, theo Điều 12.35 thì kiểu dáng công nghiệp bảo hộ không chỉ có sản phẩm hoàn chỉnh mà cả linh kiện, bộ phận nhìn thấy đƣợc trong quá trình thông thƣờng, điều này khác biệt so với quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, trong khi đó, hiện nay rất nhiều làng nghề nhập linh kiện, mẫu mã từ Trung Quốc - nơi có nguồn linh kiện đa dạng mẫu mã, giá rẻ, do đó, khả năng để đƣợc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của một số sản phẩm làng nghề có linh kiện, bộ phận nhìn thấy đƣợc trong quá trình thông thƣờng là rất khó. Đây có thể là rào cản “kỹ thuật” rất lớn mà chúng ta khó có thể cạnh tranh công bằng với các sản phẩm nội địa tại châu Âu khi xuất, nhập khẩu, bởi các sản phẩm nội địa ở Châu Âu đƣợc hình thành từ nguồn nguyên vật liệu chất lƣợng, đa dạng, công cụ hiện đại, tiếp cận đƣợc với sự bảo hộ về sở hữu trí tuệ ngay từ khi mới hình thành. Còn với làng nghề ở Việt Nam, những sản phẩm làng nghề mang nét đặc trƣng “truyền thống” lâu đời cùng nguồn chi phí hạn hẹp thì rất khó để thƣơng hiệu đƣợc công nhận tại thị trƣờng EU - nơi có những quy định chặt chẽ, phức tạp trong tiến trình bảo hộ Sở hữu trí tuệ với chi phí “đắt đỏ” hơn so với việc bảo hộ tại Việt Nam. Khi EVFTA đã xóa bỏ rào cản thuế quan, đây không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ sản phẩm nội địa EU thì các sản phẩm làng nghề đã đƣợc bảo hộ Sở hữu trí tuệ còn có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong phòng vệ thƣơng mại, đây là quyền và nghĩa vụ phát sinh theo Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1994), Hiệp định Chống bán phá giá, và Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) tại Điều 3.1 của EVFTA. Chính vì vậy, các sản phẩm làng nghề đã đƣợc bảo hộ Sở hữu trí tuệ sẽ phải tăng giá bán tƣơng đƣơng so 255
  5. lý đã đƣợc đăng ký, và việc nhập khẩu hàng hóa sẽ xâm phạm hoặc xuất khẩu hàng hóa sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý liên quan theo pháp luật của Bên nơi hàng hóa bị phát hiện. Chính vì vậy, việc các làng nghề chƣa nhận thức rõ đƣợc các vấn đề về sở hữu trí tuệ quy định tại EVFTA cũng nhƣ các quy định tại EU thì rất khó tránh khỏi những thủ tục kiểm soát khắt khe khi thông quan hàng hóa đƣa vào thị trƣờng EU, nghiêm trọng hơn là vƣớng vào những tranh chấp, kiện tụng không đáng có. 4. Một số đề xuất giúp Việt Nam định vị được thương hiệu sản phẩm làng nghề thi tham gia EVFTA 4.1. Đối với các làng nghề Việt Nam Một là, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề: EU là thị trường khó tính trong việc lựa chọn hàng hóa với rất nhiều mẫu mã, chất lượng và giá cả khác nhau. Vì vậy, để các sản phẩm làng nghề có thể xâm nhập và phát triển ổn định ở thị trường này thì trước hết các làng nghề phải nâng cao chất lượng sản phẩm cả về nguyên liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm và độ tinh xảo trong từng xảo phẩm thủ công mới có thể cạnh tranh được với sản phẩm nội địa được sản xuất bởi công nghệ máy móc hiện đại. Các làng nghề có thể tiếp cận tối đa các nhà đầu tư để học hỏi kinh nghiệm để tự đưa ra cho mình những giải pháp chiến lược mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao đủ sức đứng vững và cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trường EU. Hai là, nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ: Trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thƣơng hiệu trên thị trƣờng, không chỉ EU mà kể cả ở các quốc gia khác thì việc đăng ký bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu là yêu cầu cấp thiết. Bảo hộ Sở hữu trí tuệ để sản phẩm truyền thống có đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng không bị xâm phạm bởi cá nhân, tổ chức cạnh tranh không lành mạnh. Việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu sẽ giúp sản phẩm làng nghề đƣợc nâng cao uy tín, tăng sự tin tƣởng trong khách hàng và giúp sản phẩm truyền thống mở rộng thị trƣờng. Vì vậy, các thợ làng nghề cần nâng cao nhận thức, giá trị và ý nghĩa thực sự của việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho từng sản phẩm mình tạo ra. Cùng với đó là sự tiếp cận với các Hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định thế hệ mới EVFTA. 257
  6. tham gia phòng, chống gian lận thƣơng mại, hàng giả sản phẩm làng nghề; cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về các dấu hiệu vi phạm để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả, đồng thời, lên án, phê phán những hành vi vi phạm. Bốn là, cải thiện môi trường kinh doanh, ưu đãi các nhà đầu tư đến từ EU: Để làng nghề có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn, tri thức và công nghệ từ các nhà đầu tƣ từ EU thì cơ quan có thẩm quyền cần thực thi các cam kết tại EVFTA nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ vào Việt Nam. Tập trung ƣu đãi đầu tƣ nƣớc ngoài vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ các làng nghề. Có các chính sách khuyến khích các nhà khoa học ngoài nƣớc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Năm là, nâng cao năng lực chuyên môn về Sở hữu trí tuệ và năng lực thực thi công vụ cho các cơ quan, lực lượng chức năng: Việc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bức thiết. Cần phải nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan, lực lƣợng thực thi trong phòng chống xâm phạm, phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm về Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho đội ngũ luật sƣ, ngƣời đại diện sở hữu trí tuệ, tổ chức giám định Sở hữu trí tuệ phát triển mạnh cả về chất lƣợng và số lƣợng để trợ giúp chuyên môn và pháp lý cho các làng nghề. 5. Kết luận Trong bối cảnh tăng cƣờng hội nhập quốc tế hiện nay, có thể coi EVFTA vừa là mục tiêu, vừa là động lực và công cụ để làng nghề Việt Nam tiếp tục đƣa sản phẩm sâu rộng hơn vào mạng lƣới thƣơng mại tự do toàn cầu. EU – nơi quy tụ những nền kinh tế phát triển của thế giới và là đối tác tiềm năng cho Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm làng nghề sau khi xóa bỏ hàng rào thuế quan, tuy nhiên thị trƣờng này cũng khó tính khi đặt ra những cơ chế bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ khắt khe. Để tận dụng đƣợc triệt để các cơ hội mà EVFTA mang lại dựa trên tiềm năng to lớn của quốc gia, các làng nghề phải chủ động phát triển mạnh mẽ về con ngƣời lẫn chất lƣợng sản phẩm nhằm tuân thủ cam kết giữa Việt Nam với Eu và đáp ứng các tiêu chuẩn mà EU đặt ra. 259
  7. quoc-san-pham-dau-tien-cua-viet-nam-duoc-eu-bao-ho-tung-suyt-mat-thuong-hieu- post321431.html, truy cập ngày 26/8/2021; - EUIPO, High-growth firms and intellectual property rights, , truy cập 27/7/2021. 9. The World Bank (2020), Vietnam: Deepening International Integration and Implementing the EVFTA, Ha Noi. 261