Đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN đến và lao động ngành du lịch ở nước ta trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay - Nguyễn Tấn Danh

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, các nước ASEAN đã ký kết 8 thỏa thuận thừa
nhận lẫn nhau cho phép lao động được dịch chuyển trong khu vực; ở lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận thừa
nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP). Đây là một trong những thách thức không nhỏ đối với nhân lực
ngành du lịch nước ta. Bài viết này nhằm nhận diện một số tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến
lao động trong lĩnh vực du lịch ở nước ta hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp để lao động trong lĩnh
vực du lịch ở nước ta thích ứng tốt và đáp ứng yêu cầu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN để hội nhập thị
trường lao động trong khu vực và trên thế giới.
Từ khóa: du lịch, lao động trong lĩnh vực du lịch, Cộng đồng Kinh tế ASEAN.


 

pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN đến và lao động ngành du lịch ở nước ta trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay - Nguyễn Tấn Danh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_cong_dong_kinh_te_asean_den_va_lao_dong_nganh_du_lich.pdf

Nội dung text: Đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN đến và lao động ngành du lịch ở nước ta trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay - Nguyễn Tấn Danh

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Tại Tầm nhìn ASEAN 2020, được thông qua 12/1997, Các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng ASEAN sẽ hình thành một Cộng đồng, trong đó sẽ tạo ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế - xã hội giảm bớt. - Ý tưởng đó được khẳng định lại tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia, tháng 10/2003), thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Bali II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Quyết định xây dựng AEC vào năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) ghi rõ: tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế-xã hội. - Để đẩy nhanh các nỗ lực thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Philippin, tháng 1/2007 đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng Kinh tế, từ 2020 xuống 2015. Hội nghị cũng thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong dịp này. 2.1.2. Các nội dung chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN Bản chất của AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực mà không phải là một thoả thuận hay hiệp định với các ràng buộc. Mục tiêu của AEC là tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có tay nghề trong khối. AEC đề ra 04 mục tiêu hoạt động và thiết lập hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố, giữa các nước ASEAN có liên quan để hoàn thành các mục tiêu: - Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. - Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. - Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO). Thứ nhất, một thị trường đơn nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân) , song song với việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như phát triển các kỹ năng thích hợp. Các biện pháp thực hiện AEC đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và 61
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3. Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp 3.1. Sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta hiện nay Năm 2018 được xem là năm thành công của du lịch Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tính đến hết năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,7 triệu lượt khách so với năm ngoái và 80 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 6,8 triệu lượt khách so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng. Lượng khách đến bằng đường hàng không đạt 12,5 triệu lượt người, tăng 14,4%; đến bằng đường bộ đạt 2,8 triệu lượt người, tăng 59,6%; đến bằng đường biển đạt 215.300 lượt người, giảm 16,8%. Khách Trung Quốc đến Việt Nam vẫn đứng đầu với 4,96 triệu lượt khách, tăng 23,9% so với năm 2017. Xếp thứ hai là khách Hàn Quốc với 3,48 triệu lượt khách, tăng 44,3% so với năm 2017. Cũng theo Tổng Cục Du lịch, trong năm 2018, việc đầu tư vào hệ thống cơ sở tăng mạnh. Hiện nay, cả nước có 28.000 cơ sở lưu trú với trên 550.000 buồng phòng, tăng hơn 2.400 có sở lưu trú so với năm 2017. Trong số này, có 145 khách sạn 5 sao, với 267 khách sạn 4 sao được công nhận. Số lượng buồng phòng khách sạn 4 - 5 sao tăng nhanh thể hiện một phần việc khách quốc tế cao cấp, phân khúc thị trường có mức chi trả cao tăng. Đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng nhanh. Năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700.000 tỷ đồng. Ngành du lịch quyết tâm về đích trước một năm so với mục tiêu tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 3.2. Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến ngành du lịch ở nước ta hiện nay Qua quá trình hợp tác lâu dài cũng như những kết quả và lợi ích mang lại, có thể khẳng định rằng ASEAN cũng như AEC có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Du lịch Việt Nam. Với dân số hơn 500 triệu dân, trong những năm qua, các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN đóng góp khoảng 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia vừa là thị trường nguồn, vừa đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng để khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hợp tác du lịch với các nước ASEAN là quan hệ cùng có lợi khi các nước cùng hợp tác, bổ sung cho nhau về tất cả các khía cạnh trong phát triển du lịch, hỗ trợ nhau đồng thời cũng là hỗ trợ chính mình. Tuy nhiên, đây là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, theo đó lợi ích đối với mỗi nước phụ thuộc vào nỗ lực và khả năng của từng nước. Mặc dù vậy, lợi ích của nước này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác mà ngược lại tạo cơ hội cho các nước khác. Mặt khác, quá trình hợp tác để hình thành AEC đã góp phần nâng cao sự hiện diện và uy tín của du lịch Việt Nam trong khu vực. Đồng thời, du lịch Việt Nam được tiếp cận nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm quý báu về phát triển du lịch và nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nước có ngành Du lịch phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore AEC đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra. Hội nhập AEC mang lại những tác động tích cực đối với du lịch Việt Nam đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực du lịch, trong đó việc phát huy những tác động tích cực của quá trình hội nhập sẽ quyết định hiệu quả của quá trình hội nhập du lịch trong AEC. Một số tác động được khái quát như sau: 3.2.1. Thuận lợi - Do hợp tác phát triển sản phẩm du lịch ASEAN sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt hiện nay 63
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vụ Lữ hành Saigontourist, những năm gần đây chúng ta đã đào tạo được đội ngũ lễ tân khách sạn phục vụ cho các tàu du lịch quốc tế năm sao từ 1.000-2.000 khách. Trên các con tàu này có nhiều nhân viên cao cấp là người Việt Nam. Bên cạnh đó, số nhân viên là người Việt Nam làm ở các bộ phận lễ tân, quản trị khách sạn ở các khách sạn 5 sao do các tập đoàn quốc tế quản lý ngày càng nhiều. Những nhân viên này nhận được mức lương cao gấp 2-3 lần so với làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trong nước. Rõ ràng, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong du lịch mang lại rất nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam. Nếu đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội vươn ra môi trường lao động quốc tế với mức lương và vị trí việc làm xứng đáng. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực du lịch Việt Nam làm việc trực tiếp (hướng dẫn viên du lịch, lễ tân ) cần khoảng 620.000 lao động; giai đoạn 2016 - 2020 cần 870.000 lao động. Ngành du lịch Việt Nam hiện được đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính Cơ hội là thế nhưng thách thức lại không hề nhỏ, nhất là đối với nguồn lao động du lịch trong nước. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, mặt bằng chung chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành du lịch trong nước. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch thất nghiệp hoặc làm trái nghề ngày càng tăng, trong khi các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vẫn trong tình trạng “khát” nhân lực làm được việc. Trong thị trường lao động quốc tế, để có đủ năng lực cạnh tranh bên cạnh kỹ năng chuyên môn, người lao động cần thêm nhiều kỹ năng khác đặc thù của ngành du lịch. Lao động du lịch ở các nước ASEAN như Philippines, Malaysia rất dồi dào và có lợi thế về tiếng Anh so với lao động Việt Nam. Họ đang sẵn sàng chờ đến ngày để “tràn” qua nước khác làm việc, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để không bị thua ngay trên “sân nhà” lao động ngành du lịch phải nỗ lực trang bị kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác. 3.4. Thực trạng lao động trong lĩnh vực du lịch ở nước ta hiện nay Khi hội nhập quốc tế sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho lao động trong ngành du lịch ở nước ta hiện nay. Nếu đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội vươn ra môi trường lao động quốc tế với mức lương và vị trí việc làm xứng đáng. Cơ hội là thế nhưng thách thức lại không hề nhỏ, nhất là đối với nguồn lao động du lịch trong nước. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, mặt bằng chung chất lượng lao động ngành du lịch ở nước ta vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Hiện tại, cả nước mới có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Dự báo thời gian tới tốc độ tăng trưởng của ngành đạt từ 25 - 35%/năm và theo kế hoạch đến năm 2020, ngành kinh tế xanh cần khoảng trên 2 triệu lao động chất lượng cao, chưa kể hàng nghìn lao động lĩnh vực du lịch tàu biển. Hiện nay, hàng loạt khách sạn 4, 5 sao liên tục được các doanh nghiệp lớn đầu tư đưa vào hoạt động như VinGroup, SunGroup, FLC, Saigontourist Tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu lao động có chất lượng. Sau khi tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp phải tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại. Một vài ý kiến nhận xét của những người quản lý tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch sẽ cho thấy rõ thực trạng chất lượng nhân lực ngành này hiện nay. Theo ông Nguyễn Hải Linh, chủ đầu tư Tàu nhà hàng Elisa (Top 5 nhà hàng đạt chuẩn hàng đầu tại Tp.HCM) chia sẻ:“Thực tế doanh nghiệp trong ngành du lịch đang rất “khát” nhân lực, trong khi đó hầu hết sinh viên ra trường kỹ năng làm việc còn rất yếu. Các em nắm lý thuyết rất giỏi, nhưng lại chưa có hiểu biết về thực tiễn. Thực trạng này dẫn đến tình trạng nhiều nhà hàng, khách sạn 65
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và 50.000 hướng dẫn viên nội địa. Thế nên, vào mùa cao điểm du lịch hè, tour du lịch trong nước bán chạy do đó các doanh nghiệp phải tuyển thêm hướng dẫn viên tự do. Qua phân tích đánh giá về thực trạng năng lực lao động của nhân lực trong lĩnh vực du lịch hiện nay, có thể thấy nhân lực ngành du lịch còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, khả năng ngoại ngữ còn yếu. Thực tế, có thể thấy kỹ năng ngoại ngữ kém là rào cản để người lao động gia nhập những ngành nghề có yếu tố quốc tế không chỉ đối với nhóm ngành du lịch. Không ít sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch nhưng khả năng ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Lý do là trong quá trình đào tạo, sinh viên không có nhiều cơ hội học ngoại ngữ, ngoại trừ một số ít trường đào tạo ngoại ngữ tốt, còn lại đa số sinh viên phải tự trang bị cho bản thân kỹ năng này. Thứ hai, kỹ năng giao tiếp chưa đạt yêu cầu. Nhiều sinh viên ngành du lịch tác phong chưa nhanh nhẹn, tính chuyên nghiệp còn hạn chế và kỹ năng giao tiếp chưa tốt, nhất là khi giao tiếp với khách nước ngoài. Điều này được lý giải là vì trong quá trình học, sinh viên cũng không có nhiều điều kiện tham gia thực hành hay các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm thực tế thích hợp. Thứ ba, kỹ năng nghiệp vụ chưa chuyên nghiệp. Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên phần lớn là do việc đào tạo trong ngành chưa đủ thực tế, chưa bám theo nhu cầu chính yếu của thị trường. Đào tạo thường tập trung vào lý thuyết chưa chú trọng về thực hành. Do đó sinh viên tốt nghiệp ra trường thua kém các nước trong khu vực về nhiều kỹ năng. Tóm lại, nhân lực ngành du lịch nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, thiếu các kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng nghề. Vì vậy vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực lao động của đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế là điều rất đáng quan tâm. 3.5. Giải pháp để lao động trong lĩnh vực du lịch ở nước ta thích ứng tốt với tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN Lực lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta và được đặt lên mối quan tâm hàng đầu. Để có đủ khả năng cạnh tranh và tham gia vào thị trường lao động khu vực ASEAN trong bối cảnh thực hiện AEC thì việc nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch ở nước ta hiện nay càng trở nên cấp thiết. Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào thực hiện AEC, đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch phải chuẩn bị cho mình kiến thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào “sân chơi” rộng lớn của ASEAN hiện nay. Một số giải pháp cần thực hiện là: Thứ nhất, có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn. Trung tâm của sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật hiện nay là công nghệ thông tin và internet kết nối vạn vật, không chỉ giúp con người giao tiếp với nhau, mà còn là con người giao tiếp với máy móc, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào thị trường lao động của khu vực ASEAN đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Vì thế, ngay từ bây giờ, đội ngũ nhân lực ngành du lịch phải chủ động tích lũy kiến thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất để có thể vận hành, điều khiển những máy móc hiện đại và robot trong công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thứ hai, nâng cao khả năng ngoại ngữ để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại. Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các doanh nghiệp du lịch, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp người lao động nổi bật, dễ dàng 67
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2/2014, tr. 32-41. [8] Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, 2012, Hướng dẫn Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA-TP) về nghề Du lịch. [9] Lan Hương, “Nhân lực - Chìa khóa phát triển du lịch bền vững”. Nguồn: dao-tao-du-lich/nhan-luc-chia-khoa-phat-trien-du-lich-ben-vung.html [10] Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM, 2017, Dự báo nhu cầu nhân lực các ngành trọng điểm giai đoạn 2017 - 2020 đến 2025. [11] Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Bản tin du lịch và phát triển, Số 14 - Quý IV/2017. 69