Đề tài Đánh giá dịch vụ du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được coi như miền di sản văn hóa
của miền quê non nước Cao Bằng, rất thích hợp cho phát triển du lịch
cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay các dịch vụ du lịch cộng đồng tại
Trùng Khánh vẫn chưa phong phú và đa dạng để phục vụ nhu cầu của
khách du lịch. Trên cơ sở thống kê số liệu thứ cấp kết hợp với phương
pháp thực địa, đánh giá nhanh, điều tra thông qua câu hỏi phỏng vấn
trực tiếp 120 hộ gia đình đang tham gia làm du lịch cộng đồng và 50
khách du lịch đã đi du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh để thấy
được các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng
hiện có nơi đây. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được (1) Tiềm năng du
lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, (2) Thực trạng dịch vụ du lịch
cộng đồng tại huyện Trùng Khánh. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa
ra một số giải pháp thiết thực nhằm phát huy dịch vụ du lịch cộng đồng
tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng


 

pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá dịch vụ du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_dich_vu_du_lich_cong_dong_tai_huyen_trung_kh.pdf

Nội dung text: Đề tài Đánh giá dịch vụ du lịch cộng đồng tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(17): 75 - 83 1. Giới thiệu Điều 3 Luật Du lịch 2017, đã giải thích “Các dịch vụ dựa trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch là sản phẩm của du lịch”. Điểm khác biệt mà sản phẩm dịch vụ du lịch đem lại là sự hài lòng được trải qua trong một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của khách du lịch khi kết thúc chuyến đi du lịch. Vậy để thu hút và lưu giữ khách du lịch, thì phải tổ chức tốt các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các dịch vụ du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, có các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc hoặc những nơi có di tích lịch sử - văn hóa truyền thống. DLCĐ thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, hay nói cách khác đây là loại hình du lịch trong đó cộng đồng địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Loại hình này được phát triển trên cơ sở văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Người dân địa phương sẽ mời du khách đến cộng đồng của mình, cung cấp chỗ ở cho họ và tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương, giúp du khách khám phá và tìm hiểu về các giá trị truyền thống khác của mình. Song song với đó, họ có thể kiếm thu nhập với tư cách là người quản lý đất đai, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc nhân viên. Hơn nữa, nguồn thu từ chi tiêu của khách du lịch cũng sẽ được sử dụng để mang lại lợi ích cho cộng đồng trong việc bảo tồn tài nguyên và di sản bên cạnh việc giúp đỡ cư dân địa phương duy trì cuộc sống đơn thuần. Đã có rất nhiều nghiên cứu về dịch vụ DLCĐ tại các địa phương khác nhau gắn với đặc trưng văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc như nghiên của Moscardo, G. [1], Pretty J. [2] đã chỉ ra rằng các mô hình DLCĐ đều phải dựa vào cộng đồng dân cư địa phương thì mới bền vững về lợi ích. Nghiên cứu của Đào Ngọc Cảnh [3], Nguyễn Bùi Anh Thư [4], Trần Thị Kiều Trang [5], Nguyễn Quang Hợp [6], Đặng Thị Bích Huệ [7], Nguyễn Thị Nhâm Tuất [8] đã chỉ ra rằng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc là tài nguyên vô giá cần khai thác bền vững trong DLCĐ kể cả khi dịch đại dịch Covid -19 đang diễn ra. Tất cả các nghiên cứu trên đều có điểm chung khuyến nghị cần phải đa dạng hóa các sản phẩm DLCĐ, cải thiện chất lượng các sản phẩm DLCĐ gắn với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương thì các dịch vụ DLCĐ mới tồn tại, phát triển, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Trùng Khánh là một huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, là vùng đất có bề dày lịch sử và gìn giữ được nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày, Nùng. Trùng Khánh hiện có 16 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 03 danh thắng cấp quốc gia, 01 danh thắng cấp tỉnh, 12 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đối với di sản văn hóa phi vật thể có 07 làn điệu dân ca đặc sắc gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng như Phong slư, hát then, Hà lều, Dá hai, Sli giang, hát lượn, Pảng lài. Nơi có nhiều cảnh đẹp, độc đáo và các lễ hội đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng Ngoài ra còn có hai dòng sông Quây Sơn và Bắc Vọng chảy dài uốn lượn theo sườn núi tạo nên vẻ đẹp hữu tình. Khí hậu mát mẻ, có các loại cây đặc sản, văn hóa ẩm thực phong phú là những nét đặc trưng của huyện Trùng Khánh [9]. DLCĐ đã trở thành một xu hướng mới trong phát triển du lịch do lợi ích của nó đem lại bền vững cho cộng động dân cư bản địa. Do vậy huyện Trùng Khánh đã khéo léo kết hợp phát triển DLCĐ gắn với văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng để tạo ra nhiều dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn riêng với khách du lịch khi đến nơi đây. Nghiên cứu nhằm đánh giá được tiềm năng, thực trạng dịch vụ DLCĐ gắn với truyền thống dân tộc Tày, Nùng và sự hài lòng về dịch vụ DLCĐ của khách du lịch khi đến huyện Trùng Khánh. Qua đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy dịch vụ DLCĐ gắn với truyền thống dân tộc Tày, Nùng huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tiếp theo. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu 76 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(17): 75 - 83 trong bữa ăn của dân tộc Tày, Nùng, hay vị đắng của những món như măng đắng, mướp đắng, rau ngải Về trang phục, đặc trưng với chàm, chất liệu được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí, thổ cẩm dùng để làm mặt địu, vỏ chăn, túi, khăn trải bàn là sản phẩm thủ công đặc trưng. Về nghệ thuật biểu diễn, đặc trưng với đàn tính 3 dây mà chỉ có ở Cao Bằng. Biểu diễn trong các tết hàng năm và lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước như: Tết Nguyên đán, Tết đắp nọi, Tết Thanh minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Khoăn vài, Tết Rằm tháng Bảy, Tết Trung thu; Tết mừng cơm mới, Những nét văn hóa truyền thống đến ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy tại các làng dân tộc Tày, Nùng tại huyện Trùng Khánh là những sản phẩm dịch vụ du lịch riêng có, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. 3.1.2. Tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên Huyện Trùng Khánh có thiên nhiên hùng vĩ, cũng là nơi tọa lạc của thác Bản Giốc - một trong 10 thác nước đẹp nhất thế giới, là thác nước đẹp thứ tư nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia. Ngoài thác Bản Giốc còn có động Ngườm Ngao được hình thành bởi sự phong hóa lâu đời của địa hình các-tơ; đối diện với thác Bản Giốc là chùa Phật Tích Trúc Lâm. Bản Giốc như cột mốc tâm linh vững chãi, khẳng định chủ quyền muôn đời của non sông đất Việt. Trùng Khánh còn rất nhiều cảnh đẹp khác như: Hồ Bản Viết, đền thờ An Biên tướng quân Hoàng Lục, Khu bảo tồn vượn Cao Vít, thác Thoong Cót, thác Thoong Tắc, thác Thoong Lộc ở sông Bắc Vọng, danh thắng Mắt thần núi xã Cao Chương Nhận thấy tiềm năng đặc biệt để kết hợp giữa du lịch thắng cảnh, du lịch tâm linh kết hợp với những nét văn hóa truyền thống của các làng đặc trưng dân tộc Tày, Nùng sinh sống như làng Nũng Liếc, Khuổi Ky, Bản Giốc, du lịch Trùng Khánh đã tạo ra những tour du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch theo hình thức DLCĐ nhằm gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng bản địa nơi đây. 3.2. Thực trạng dịch vụ du lịch cộng đồng huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng 3.2.1. Lượng khách du lịch đến với Trùng Khánh Được khám phá thiên nhiên với những nét còn hoang sơ, hùng vĩ, trải ngiệm, tìm hiểu cuộc sống của người dân, thưởng thức những món đặc sản được chế biến từ những nguyên liệu của rừng với những tên gọi kỳ lạ vừa kích thích sự tò mò, vừa đem lại khoái cảm, đặc biệt chính là điều kích thích khách du lịch đến với Trùng Khánh. Lượng khách du lịch đến với Trùng Khánh giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Số lượt khách du lịch đến với Trùng Khánh giai đoạn 2016 – 2020 ĐVT: Lượt Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượt khách 162.000 212.884 308.947 347.850 104.355 Trong đó - Khách trong nước 150.000 198.914 293.947 330.310 103.785 - - Khách quốc tế 12000 13970 15000 17540 570 (Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin huyện Trùng Khánh) Những năm gần đây, du lịch huyện Trùng Khánh đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch được bảo đảm. Qua bảng 2, ta thấy lượt khách du lịch đến với Trùng Khánh năm sau đều cao hơn năm trước trong giai đoạn 2016-2019. Năm 2016 lượng khách đến với Trùng Khánh là 162.000 lượt người, năm 2017 lượng khách đến là 212.884 lượt 78 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(17): 75 - 83 Năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát đúng vào mùa cao điểm của du lịch, với các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách đã làm cho du lịch của Trùng Khánh ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu từ du lịch chỉ đạt 69,7 tỷ đồng, tỷ trọng chỉ đạt 15% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch COVID-19 nhưng cũng là một trong những ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên thế giới, hoạt động du lịch chưa được mở cửa trở lại, du lịch nội địa cũng đang tạm dừng do dãn cách của một số địa phương thì du lịch hiện nay đang là thời kỳ chuyển mình để tìm ra các cơ chế, chính sách phù hợp và tạo những sản phẩm du lịch mới để sẵn sàng đón làn sóng du lịch mới khi đại dịch được kiểm soát. 3.2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng tại Trùng Khánh Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong những năm gần đây dịch vụ DLCĐ tại huyện Trùng Khánh đang nhận được sự quan tâm, đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, từ Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, từ các doanh nghiệp và một số người dân địa phương. Các dịch vụ DLCĐ chủ yếu tập trung tại xã Đàm Thủy, xã Phòng Nặm, xã Chí Viễn, nơi gần với các điểm du lịch nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, ; tạo ra các sản phẩm đặc trưng gắn với văn hóa dân tộc Tày, Nùng nơi đây bao gồm: Hướng dẫn viên, lưu trú homestay, ăn uống, biểu diễn văn nghệ, các hoạt động tour xe đạp địa hình và trekking cộng đồng, dịch vụ vận chuyển du lịch (xe ôm cộng đồng), cung ứng đầu vào cho nhà hàng và khách du lịch (rau sạch, mật ong), bán hàng lưu niệm, Các loại hình dịch vụ DLCĐ của các hộ điều tra tại huyện Trùng Khánh được thể hiện tại bảng 4. Bảng 4. Các loại hình dịch vụ DLCĐ của các hộ điều tra tại huyện Trùng Khánh Số hộ Tỷ lệ TT Loại hình dịch vụ du lịch (hộ) (%) 1 Hướng dẫn viên 2 1,67 2 Kinh doanh nhà nghỉ homestay 14 11,67 3 Dịch vụ ăn uống 20 16,67 4 Biểu diễn văn nghệ 11 9,17 5 Các hoạt động tour xe đạp địa hình và trekking cộng đồng 5 4,17 6 Dịch vụ vận chuyển du lịch (xe ôm cộng đồng) 23 19,17 7 Cung ứng đầu vào cho nhà hàng và khách du lịch 13 10,83 8 Bán hàng lưu niệm 32 26,67 Tổng 120 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) Theo như điều tra, khảo sát và thực địa 120 hộ đang tham gia làm DLCĐ tại huyện Trùng Khánh thì có 14 hộ làm kinh doanh nhà nghỉ homestay chiếm 11,67%; các nhà nghỉ homestay này có đủ điều kiện vật chất thiết yếu để phục vụ du khách như: Phòng ngủ, nhà vệ sinh khép kín, bình nóng lạnh, Internet. Tại các nhà nghỉ homestay du khách còn được tìm hiểu nét văn hóa, phong tục, tập quán của người dân địa phương thông qua các vật dụng trưng bày trong nhà, đó là những nông cụ, sản phẩm thủ công truyền thống, trang phục truyền thống của người dân nơi đây, những bức ảnh đẹp, thông tin về các tuyến du lịch nằm trong Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. Các hộ tham gia vào du lịch cộng đồng còn dưới hình thức như thành lập các tổ, nhóm biểu diễn văn nghệ đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng phục vụ khách vào các buổi tối nếu như khách có nhu cầu chiếm 9,17%. Các đội văn nghệ chủ yếu được thành lập trong các đoàn thể như: Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, hội Người cao tuổi, hội Nông dân, người có uy tín ở cộng đồng dân cư , mỗi tổ, nhóm có từ 10 -15 thành viên vừa là nhạc công, vừa là diễn viên hát múa, đa số họ thường là “hạt nhân” ở cơ sở có am hiểu về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Khách du lịch được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm, được thử chơi các loại nhạc cụ 80 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(17): 75 - 83 được với nhau nên chưa tạo ra tính chuyên nghiệp, chu đáo trong du lịch cộng đồng. Đến mùa du lịch khi lượng khách du lịch đông vẫn không tránh được hiện tượng tranh giành, chèo kéo hay giá các dịch vụ không đúng như niêm yết. Bảng 6. Bảng giá một số dịch vụ du lịch cộng đồng tại Trùng Khánh được niêm yết STT Loại hình dịch vụ Bảng giá dịch vụ 1 Nhà nghỉ homestay 100.000đ/người/đêm 2 Trèo thuyền kayak 60.000đ/người/tiếng 3 Thuê xe máy 10.000đ/tiếng 4 Thuê xe đạp 3.000đ/tiếng 5 Câu lạc bộ hát dân ca 1.500.000đ/đợt biểu diễn 6 Hướng dẫn viên tại điểm 500.000đ/đoàn khách 7 Cưỡi ngựa trải nghiệm đường biên giới 100.000đ/người/tiếng 8 Thuê trang phục dân tộc 50.000đ/bộ/01 lượt (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021) Bảng 6 cho thấy giá của một số dịch vụ du lịch cộng đồng đã được niêm yết tại Trùng Khánh. Giá của các dịch vụ này đã được niêm yết công khai tại các điểm dịch vụ để cho khách du lịch, đặc biệt khách du lịch nước ngoài được biết trước khi sử dụng dịch vụ, tạo tâm lý thoải mái cho du khách. 3.3. Một số giải pháp nhằm phát huy dịch vụ du lịch cộng đồng huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng Du lịch cộng đồng đã thể hiện được tính ưu việt đó là cộng đồng người dân bản địa làm du lịch. Cộng đồng người dân được hưởng lợi và sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng để phù hợp với địa phương và phong tục tập quán của dân tộc mình. Để phát huy hơn nữa các dịch vụ DLCĐ gắn với truyền thống dân tộc Tày, Nùng huyện Trùng Khánh cần có những giải pháp sau đây: Tại mỗi làng du lịch thành lập các tổ quản lý du lịch hoặc Ban quản lý du lịch do cộng đồng người dân bản địa tự quản, người dân là chủ thể. Vì trong DLCĐ, để đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy thì phải để người dân hoàn toàn tham gia vào việc họp bàn, lập kế hoạch phát triển DLCĐ trong làng và được tự mình chia sẻ lợi ích từ DLCĐ tại địa phương mang lại. Tìm hiểu và lựa chọn ra những nhân tố ưu tú, có tiếng nói trong cộng đồng dân cư, từ đó hỗ trợ, định hướng để đưa cộng đồng vào tham gia DLCĐ. Lấy những sản phẩm chủ đạo, truyền thống của chính địa phương tạo thành các sản phẩm dịch vụ trải nghiệm DLCĐ nhằm tăng thu nhập cho người dân và dần liên kết theo chuỗi du lịch từ xem nghề truyền thống sang trải nghiệm làm nghề truyền thống trong DLCĐ. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm DLCĐ để phù hợp với từng trình độ của người dân địa phương nhằm giúp cho khách du lịch có nhiều cơ hội lựa chọn và trải nghiệm. Cần phải lấy người dân địa phương ở đây làm trung tâm của các sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm OCOP đặc trưng nhất là các sản phẩm văn hóa phi vật thể về hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử và các giá trị liên quan đến văn hóa truyền thống. Thông qua việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm tại điểm du lịch, trải nghiệm sản phẩm, phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc làm quà tặng, đồ lưu niệm Cần truyền thông, tập huấn cho người dân làm DLCĐ thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dưới hình thức đào tạo tại chỗ để nâng cao năng, kỹ năng làm DLCĐ của người dân địa phương. Tránh sự chồng chéo, tranh giành khách du lịch của các sản phẩm du lịch. Đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong các hộ tham gia bằng các hình thức niêm yết giá cả, dịch vụ, tránh trường hợp cùng 1 loại hình dịch vụ nhưng mỗi nơi một giá, thời điểm bình thường giá thấp, vào mùa du lịch lại giá cao. 82 Email: jst@tnu.edu.vn