Đề tài Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận - Trần Ngọc Thạch Vân

Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đăc trưng tỉnh Ninh
Thuận thông qua 3 yếu tố tác động chính: tính khác biệt/độc đáo, tính nguyên bản/đại diện về tài nguyên thiên nhiên và
giá cả. Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1-Rất không đồng ý đến 5-Rất đồng ý) được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng
của du khách, dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả trong SPSS. Từ cơ sở đó đưa ra những định
hướng, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa.
Từ khóa: Sự hài lòng, sản phảm du lịch đặc trưng


 

pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận - Trần Ngọc Thạch Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_muc_do_hai_long_cua_du_khach_noi_dia_doi_voi.pdf

Nội dung text: Đề tài Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận - Trần Ngọc Thạch Vân

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch đặc trưng Theo PGS.TS Phạm Trung Lương “Sản phẩm du lịch đặc trưng là là sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong muốn của du khách mà còn tạo được bởi tính độc đáo và sáng tạo”. 2.1.2. Sự hài lòng Theo Zeithaml và Bitner, “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ”. Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. 2.1.3. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ dựa vào sự nhận thức hay sự cảm nhận của khách hàng về những nhu cầu cá nhân của họ. Theo parasuraman, Zeithaml và Bery (1985) thì chất lượng dịch vụ là khi cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ đã tạo ra ngang xứng với kỳ vọng trước đó của họ. Cũng theo Parasuraman thì kì vọng trong chất lượng dịch vụ là những mong muốn của khách hàng , nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải thực hiện chứ không phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ. Theo Hurbert (1995) thì trước khi sử dụng một dịch vụ khách hàng đã hình thành nên một “kịch bản về chất lượng dịch vụ đó”. Khi kịch bản của khách hàng và nhà cung cấp không giống nhau, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng. 2.1.4. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính chất tổng hợp về các mặt kinh tế-kỹ thuật, xã hội. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sử dụng. Thông thường người ta cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chi phí có thể chấp nhận được. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức: phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích kết quả dữ liệu thu thập được. 2.3. Mô hình nghiên cứu Từ định nghĩa gốc về sản phẩm du lịch đặc trưng của PGS.TS. Phạm Trung Lương, các lý thuyết về sự hài lòng, các mô hình nghiên cứu sự hài lòng, tác giả xin đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau: 293
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD sản phẩm Hài lòng về giá sản phẩm 0 10,7 3,6 57,1 28,6 Tham quan làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và các sản phẩm dệt Rất không Không Không ý Rất Đồng ý đồng ý đồng ý kiến đồng ý Sản phẩm tạo ấn tượng 0 0 0 67,9 32,1 Sản phẩm có nét riêng biệt 0 7,1 7,1 78,6 7,1 của Ninh Thuận Sản phẩm mang tính chất 0 0 0 28,6 71,4 truyền thống-văn hóa Hài lòng về chất lượng sản 0 25.0 0 53,6 21,4 phẩm Hài lòng về giá sản phẩm 0 17,9 0 57,1 25,0 Tham quan tháp Poklong Garai Rất không Không Không ý Rất Đồng ý đồng ý đồng ý kiến đồng ý Sản phẩm tạo ấn tượng 0 11,1 0 66,7 22,2 Sản phẩm có nét riêng biệt 0 0 0 66,7 33,3 của Ninh Thuận Sản phẩm có chất lượng vượt 0 16,7 22,2 61,1 0 trội Sản phẩm được tạo nên từ 0 0 5,6 61,1 33,3 bản sắc văn hóa, lịch sử Hài lòng về chất lượng sản 0 16,7 0 50,0 33,3 phẩm 3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận Liên kết không gian phát triển sản phẩm: theo chiều dọc liên kết giữa Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và kết nối vào tuyến du lịch xuyên Việt, theo chiều ngang liên kết giữa Ninh Thuận với khu vực Tây Nguyên. Tiếp tục phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh. Thị trường khách: Khách nội địa chủ yếu từ Tp.Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động marketing: Tiếp tục quảng bá, nâng cao hình ảnh quê hương con người Ninh Thuận, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Thuận, tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh nhà tại các thị trường trọng điểm; kết hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo để quảng bá du lịch, hình ảnh và thông tin Ninh Thuận; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu du lịch Ninh Thuận thông qua các chương trình phóng sự thực tế. Phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu hiện tại và chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển du lịch dài hạn. 295
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD tang cường nghiên cứu, phát triển và trồng thêm những giống nho mới, đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm làm từ nho; mở thêm các cửa hàng trưng bày và các sản phẩm nho tại các điểm du lịch. 3.2. Đánh giá Đây là một đề tài mới và gần như là đầu tiên nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, cũng như sự hài lòng của du khách nội địa đối với các sản phẩm đặc trưng đó. Đề tài đã đạt được các kết quả như sau: - Khẳng định được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận, đó là: sản phẩm du lịch trang trại vườn nho, nho và các sản phẩm từ nho; tham quan làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc; tham quan làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, tham quan tháp Poklong Garai. - Đo lường được mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với các sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận. Đa số du khách đều cho rằng những sản phẩm này đều có tính riêng biệt, độc đáo và hấp dẫn, tạo nên được sự khác biệt với các sản phẩm du lịch của các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Thuận. Họ cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm và giá cả ở đây. Chỉ có một số ít cảm thấy không hài lòng vì một số lý do như sản phẩm chưa tạo được ấn tượng tốt, các dịch vụ còn nghèo nàn, vấn đề quản lý và phát triển đầu tư chưa thực sự có hiệu quả, . - Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế và những phân tích, đề tài đã đưa ra được các định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, nâng cao sự hài lòng của du khách để có thể thu hút nhiều hơn nữa du khách đến với Ninh Thuận, giúp du lịch Ninh Thuận ngày càng phát triển và tạo được điểm nhấn cho mình. Các định hướng, giải pháp chính được đưa ra là: định hướng liên kết không gian phát triển sản phẩm, hoạt động marketing, phát triển nguồn nhân lực, đối với mỗi sản phảm du lịch đặc trưng còn có những giải pháp riêng, cụ thể. Đối với 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, tài nguyên du lịch tương đối giống nhau. Nếu Ninh Thuận có tháp Poklong Gara nổi tiếng thì Khánh Hòa có tháp bà Ponagar, hay Bình Thuận có tháp Chăm Poheanu; Bình Thuận có đồi cát Mũi Né thì Ninh Thuận có đồ cát Nam Cương, Sơn Hải; tài nguyên du lịch biển cũng tương tự giống nhau. Tài nguyên du lịch tương tự giống nhau là vậy, nhưng so với 2 tỉnh lân cận, thì sản phẩm du lịch của Ninh Thuận vẫn có nét riêng biệt của mình, làm điểm nhấn để thu hút du khách: chỉ duy nhất ở Ninh Thuận có hệ sinh thái nông nghiệp vườn nho với các vườn, trang trại nho xanh ngút ngàn, hấp dẫn du khách đến đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp và thưởng thức; nước ta có nhiều công rình kiến trúc dân tộc Chăm nhưng tháp Poklong Garai Ninh Thuận lại là nơi hội tủ đầy đủ nhất các giá trị văn hóa của người Chăm, bên cạnh đó cùng với hai làng nghề truyền thống lâu đời là làng gốm Bàu Trúc và dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, với tập quán sinh hoạt của đồng bào Chăm nơi đây đã được khai thác và phát triển thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, tạo nên sức cạnh tranh cho du lịch tỉnh nhà trong vùng và trong ca nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn một vài hạn chế như nghiên cứu còn mang tính tổng quát, chưa phân tích được sâu về các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ hài lòng. Trong tương lai, nếu có cơ hội, đề tài sẽ mở rộng ra thêm nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách, cũng như mối liên hệ giữa chúng. Mong rằng đề tài sẽ giúp ích được cho hoạt động du lịch thực tế hiện tại ở Ninh Thuận. 4. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin dữ liệu từ Sở VH-TT-DL và sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra, đề tài đã đạt được kết quả như sau: đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với SPDL đặc trưng tỉnh Ninh Thuận thông qua phiếu khảo sát từ các yếu tố: tính khác biệt/độc đáo, tính nguyên bản-đại diện về tài nguyên và giá cả.Từ kết quả của việc khảo sát, đề tài đã đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao sự hài lòng của du khách đối 297
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [13] www.ninhthuan.gov.vn [14] www.ninhthuantourist.vn [15] www.phanrangcity.com [16] www.tailieudulich.wordpress.com [17] www.vietnamtourism.gov.vn [18] www.wikipedia.org 299