Đề tài Đánh giá sức hút và giải pháp marketing phát triển khu du lịch sinh thái măng đen – Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020

Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến quyết định du lịch của khách du lịch, nhận thức và hành vi của họ tại điểm đến, điều
đó cũng quan trọng như mức độ hài lòng và sự quay trở lại của khách du lịch. Các nhà tiếp thị thường quan tâm đến
khái niệm hình ảnh điểm đến du lịch bởi vì nó liên quan đến việc ra quyết định và doanh thu của sản phẩm và dịch vụ du
lịch. Trên cơ sở phân tích những thực trạng về việc phát triển du lịch tại Khu du lịch Măng Đen – Kon Tum trong thời gian
qua, từ đó nhận định những yếu tố hạn chế trong việc thu hút khách du lịch. Thông qua kết quả nghiên cứu, Nhóm tác
giả đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thông qua công tác xây dựng hình ảnh tạo sức hút đối với
khách du lịch.
Từ khóa: hình ảnh điểm đến, du lịch sinh thái, Măng Đen, Kon Tum, khách du lịch.


 

pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá sức hút và giải pháp marketing phát triển khu du lịch sinh thái măng đen – Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_suc_hut_va_giai_phap_marketing_phat_trien_kh.pdf

Nội dung text: Đề tài Đánh giá sức hút và giải pháp marketing phát triển khu du lịch sinh thái măng đen – Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Theo Nguyễn Văn Đảng (2010, tr3) định nghĩa như sau: “Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách. Theo Nguyễn Văn Mạnh (2009, tr 342): “Điểm đến du lịch là một điểm đến mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị, hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch” 2.1.2. Khái niệm về hình ảnh điểm đến Crompton (1979) định nghĩa: “Hình ảnh điểm đến là một hệ thống các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà người ta có về một nơi hay một điểm đến nào đó”. Lawson and Baud Bovy (1977) định nghĩa: “Một hình ảnh điểm đến là sự biểu hiện của tất cả các kiến thức khách quan, hiển thị, định kiến, trí tưởng tượng, và những suy nghĩ về tình cảm một cá nhân hoặc nhóm có thể có của một địa điểm cụ thể”. 2.1.3. Khả năng thu hút của điểm đến Theo Hu and Ritchie (1993) thì khả năng thu hút của điểm đến “Phản ảnh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Theo Azlizam Aziz (2002) cho rằng hệ thống đo lường khả năng thu hút điểm đến bao gồm có các yếu tố như: yếu tố địa lý, yếu tố văn hóa, xã hội, đặc điểm vật chất, đặc điểm tự nhiên, các đặc tính bổ trợ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Kỹ thuật phỏng vấn sâu nhằm điều chỉnh thang đo, các biến quan sát nhằm hoàn thiện phiếu khảo sát phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn bằng phiếu khảo sát. Thông tin thu thập qua phiếu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS với các công cụ thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy đa biến. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với 168 du khách, trong đó nữ giới chiếm 80,4%. 3.1.2. Đặc điểm hành vi du lịch của du khách a) Phương thức tiếp cận thông tin du lịch Măng Đen Biết qua báo chí, tạp chí du lịch, tivi, internet với 42,77% du khách cho biết. Biết qua bạn bè, người thân giới thiệu với 48,55% du khách cho biết. Từng đến du lịch Măng Đen với 5,20% số du khách. Biết qua các hội chợ du lịch và công ty du lịch với 3,47% số du khách. b) Phương thức chia sẻ về kinh nghiệm du lịch của du khách Kể, giới thiệu với người thần chiếm 55,22% số du khách. 346
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐKTN4 0,710 0,733 ĐKTN5 0,421 0,821 Văn hóa – Xã hội (VHXH): Cronbach’s alpha = 0,677 VHXH1 0,572 0,477 VHXH2 0,606 0,443 VHXH3 0,330 0,810 Cơ sở vật chất (CSVC): Cronbach’s alpha = 0,728 CSVC1 0,306 0,743 CSVC2 0,605 0,633 CSVC3 0,559 0,652 CSVC4 0,523 0,667 CSVC5 0,449 0,696 Con người (CONG): Cronbach’s alpha = 0,848 CONG1 0,663 0,820 CONG2 0,799 0,758 CONG3 0,758 0,776 CONG4 0,541 0,863 Cơ sở hạ tầng (CSHT): Cronbach’s alpha = 0,864 CSHT1 0,593 0,859 CSHT2 0,674 0,839 CSHT3 0,759 0,817 CSHT4 0,721 0,827 CSHT5 0,685 0,836 Dịch vụ bổ trợ (DVBT): Cronbach’s alpha = 0,767 DVBT1 0,513 0,733 DVBT2 0,603 0,703 DVBT3 0,492 0,741 DVBT4 0,642 0,687 DVBT5 0,450 0,757 Như vậy, hệ số Cronbach’s alpha của tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu (trên 0,6) và hệ số tương quan biến – tổng đều đạt yêu cầu và độ tin cậy (trên 0,3). Cho nên, tất cả các biến quan sát đều được đưa vào tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. 348
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.1.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Kết quả hồi quy đa biến, ta nhận được phương trình hồi quy: Sức hút khu du lịch Măng Đen = 0,181 + 0,399*CONG + 0,337*DVBT + 0,165*VHXH + 0,139*KNTC + 0,116*CSVC + 0,104*ĐKTN. Trong đó, mã hóa biến như sau: CSHT là cơ sở hạ tầng, ĐKTN là điều kiện tự nhiên, CONG là con người, CSVC là cơ sở vật chất, VHXH là văn hóa – xã hội, KNTC là khả năng tiếp cận và DVBT là dịch vụ bổ trợ. Kết quả R2 hiệu chỉnh bằng 77,5%, có nghĩa là các thành phần trong nghiên cứu giải thích được 77,5% sức hút của khu du lịch sinh thái Măng Đen. Từ phương trình hồi quy cho thấy, sức hút của khu du lịch sinh thái Măng Đen chịu tác động của 06 thành phần. Trong đó, tác động mạnh nhất là thành phần “con người” (0,399). Tiếp theo các thành phần có tác động mạnh khác là “dịch vụ bổ trợ” (0,337), “văn hóa – xã hội” (0,165), “khả năng tiếp cận” (0,139). Các thành phần tác động yếu là “điều kiện tự nhiên” (0,104), “cơ sở vật chất” (0,116). 3.1.6. Đánh giá sự quan tâm của du khách đối với từng thuộc tính của các thành phần tác động đến sức hút khu du lịch sinh thái Măng Đen Bảng 3. Đánh giá sự quan tâm của du khách đối với từng thuộc tính của các thành phần tác động đến sức hút khu du lịch sinh thái Măng Đen Trung STT Thuộc tính của các thành phần bình (Mean) I Điều kiện tự nhiên 4,122 1 Thời tiết, khí hậu 4,100 2 Rừng nguyên sinh và rừng thông 3,980 3 Hệ thống hồ và thác nước 4,100 4 Không khí trong lành, sạch sẽ 4,320 II Con người 4,030 5 Nhân viên phục vụ có trình độ chuyên nghiệp 3,870 6 Nhân viên phục vụ có thái độ ân cần, chu đáo, nhiệt tình 4,120 7 Nhân viên quản lý hỗ trợ tích cực cho du khách và công ty du lịch 3,940 8 Hệ thống an ninh 4,190 III Khả năng tiếp cận 3,546 9 Thông tin, vị trí dễ dàng tiếp cận 3,450 10 Thuận lợi, kết nối với tuyến điểm của vùng Tây Nguyên 3,450 11 Phương tiện vận chuyển đa dạng, kịp thời 3,760 12 Thương hiệu dễ nhận biết, ấn tượng 3,530 IV Cơ sở vật chất 3,443 13 Dịch vụ nghỉ dưỡng (spa, hồ nước nóng nhân tạo, ) 3,740 350
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.1.8. Đánh giá chung của du khách về sức hút của khu du lịch sinh thái Măng Đen Tuy du khách đã có những đánh giá cẩn thận và tỉ mỉ về các thành phần cụ thể tác động đến sức hút của Măng Đen nhưng trong phần đánh giá tổng thể, đa phần du khách đều đồng ý rằng Măng Đen có sức hút đối với họ (với mức độ đánh giá trung bình ở 3,7372). Điều tạo nên ấn tượng nhất cho du khách khi đến Măng Đen là khung cảnh tự nhiên (với 80,4% du khách đánh giá từ 4 điểm trở lên) và con người (với 67,2% du khách đánh giá trên 4 điểm), còn về phần các dịch vụ bổ trợ chỉ được đánh giá ở mức khiêm tốn (57,1% du khách đánh giá trên 4 điểm). Điều này cho thấy, khu du lịch sinh thái Măng Đen đã có sẵn những tiềm năng nội tại to lớn thu hút du khách nhưng bên ngoài vẫn cần đầu tư phát triển hơn để nâng cao sức hút cho khu du lịch trong tương lai. 3.2. Đánh giá Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng thu hút của điểm đến còn phụ thuộc vào một thành phần vô cùng quan trọng, đó là con người. Sản phẩm du lịch là vô hình và điều mang đến giá trị cho sản phẩm du lịch chính là khả năng phục vụ của con người. Nếu một khu du lịch thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và không có sự hợp tác của cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ rất khó trong việc xây dựng và phát triển, làm giảm đi sức hút của khu du lịch trong mắt du khách. Vì vậy, thành phần con người du lịch bao gồm nhân viên và cộng đồng dân cư địa phương cần được bổ sung như là một thành phần độc lập và quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định kế hoạch phát triển cho bất kì một điểm đến nào trong du lịch. Nghiên cứu diễn ra trong thời gian khá ngắn và gặp khó khăn về điều kiện nên không tránh khỏi các mặt hạn chế. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức tổng quát chung, thiếu sự chuyên sâu cụ thể đối với các thành phần. Mẫu nghiên cứu còn khiêm tốn và tương đối nhỏ trong phạm vi của du khách nội địa. Để khắc phục các hạn chế, những nghiên cứu lặp lại nghiên cứu này, cần cải tiến phương pháp chọn mẫu (xác suất hoặc phân tầng); tổ chức nghiên cứu định tính với nhiều nhóm nhỏ; mở rộng nghiên cứu với du khách quốc tế; sử dụng các phần mềm khác ngoài SPSS như phần mềm AMOS. 4. Kết luận 4.1. Kết luận từ kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm hiện tại mô hình các thành phần tác động đến sức hút của khu du lịch sinh thái Măng Đen gồm 06 thành phần với 21 biến quan sát do nhóm nghiên cứu đề xuất được chấp nhận. Vai trò của các thành phần được định trong phương trình: Sức hút khu du lịch Măng Đen = 0,181 + 0,399*CONG + 0,337*DVBT + 0,165*VHXH + 0,139*KNTC+0,116*CSVC+0,104*ĐKTN. 4.2. Hàm ý chính sách Trong giai đoạn 2016 – 2020, để đẩy mạnh và phát triển cho khu du lịch sinh thái Măng Đen, nhóm nghiên cứu đề xuất một số chính sách như sau: 4.2.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Xây dựng chính sách nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của khu du lịch sinh thái Măng Đen. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ ba tiêu chuẩn vững kiến thức, chắc kỹ năng, thái độ tận tình. Tập trung vào công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện. Xây dựng nét văn hóa nụ cười Măng Đen trong phục vụ để gây thiện cảm và an tâm cho du khách. Xây dựng ý thức du lịch và hỗ trợ phát triển cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Măng Đen. 352
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Xây dựng biện pháp bảo tồn cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái; bảo vệ môi trường và giữ gìn nét hoang sơ của Măng Đen. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Đáng (2010), Xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch – Ebook.VCU – Đại học Thương mại. [2] Nguyễn Văn Mạnh và TS Nguyễn Đình Hòa (2009), Giáo trình Marketing du lịch, Đại học Kinh tế quốc dân. [3] Crompton, J. L. (1979), An assessment of the image of Mexico as a vacation destination and the influence of geographical location upon that image, Journal of Travel Research, 17(4), 18±23. [4] Lawson, F., and Baud-Bovy, M. (1977), Tourism and Recreational Development. London: Architectural Press. [5] Hu, Y., and B. J. R. Ritchie (1993), “Measuring destination attractiveness: A contextual approach”, Journal of Travel Research, 32 (2), pp. 25-34. [6] Azlizam Aziz, An evaluation of the attractiveness of Langkawi island as a domestic tourist destinations based on the importance and perceptions of different types of attractions. Michigan State University, 2002. 354