Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch huyện đảo lý sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Đảo Lý Sơn sở hữu nhiều giá trị về văn hóa, danh lam thắng
cảnh đặc sắc, các lễ hội đặc trưng của vùng Trung bộ và một lễ hội
độc đáo, mang tính duy nhất “Lễ khao lề thế lính Hoàng sa”; đây
là cơ hội để du lịch phát triển nhưng vẫn còn không ít những vấn
đề đặt ra: khai thác chưa hợp lý, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch huyện đảo
Lý Sơn cũng như tỉnh Quảng Ngãi. Bài viết sẽ đánh giá thực trạng
khai thác, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác phù hợp
các Tài Nguyên Du Lịch (TNDL), làm phong phú, đa dạng sản
phẩm du lịch, hướng tới phát triển bền vững du lịch huyện đảo 
pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch huyện đảo lý sơn, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_danh_gia_thuc_trang_khai_thac_tai_nguyen_du_lich_huye.pdf

Nội dung text: Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch huyện đảo lý sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  1. 208 Trương T. T. Trang, Hạ T. T. Trinh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 207-216 thực trạng khai thác TNDL ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác TNDL ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới một cách hợp lý dưới góc độ Địa lý học. 2.2. Đối tượng nghiên cứu TNDL huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 2.3. Phạm vi nghiên cứu (i) Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác TNDL gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. (ii) Lãnh thổ nghiên cứu: Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. (iii) Thời gian nghiên cứu: Nguồn tư liệu thu thập từ năm 2007 đến 2018, tầm nhìn đến 2025 2.4. Phương pháp nghiên cứu (i) Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu được tìm kiếm từ nhiều nguồn như: các công trình nghiên cứu, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan ban ngành và các nguồn thông tin tư liệu khác dưới dạng văn bản, bản đồ, hình ảnh, (ii) Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: được sử dụng cho việc làm sạch tài liệu, đặc biệt là số liệu. Tổng hợp, phân tích những tài liệu có được cho phù hợp với mục tiêu của từng phần. (iii) Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện bằng bảng hỏi với 82 phiếu đối với khách du lịch tại các địa điểm Thạch Cổng Tò Vò, Chùa Đục, Hang Câu, Chùa Hang, Nhà trưng bày đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. - Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu cảm nhận của khách du lịch đối với thực trạng khai thác TNDL huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Thời gian khảo sát: Tháng 02/2019 - tháng 06/2019, hai đợt khảo sát - Phiếu khảo sát: gồm ba phần và 17 câu hỏi Phần 1. Dữ liệu về chuyến du lịch của du khách Phần 2. Cảm nhận của du khách đối với thực trạng khai thác TNDL ở Lý Sơn Phần 3. Dữ liệu cá nhân của khách - Cách xử lý phiếu: Đối với phần 01 và phần 03: tính số lượt chọn hoặc tỉ lệ phần trăm Đối với phần 02: tính tỉ lệ phần trăm các lựa chọn, đồng thời, khảo sát sử dụng cách cho điểm với 05 mức độ từ 01 đến 05 với mức hoàn toàn không hài lòng đến hoàn toàn hài lòng, bằng công thức tính giá trị trung bình các khoảng: (max – min)/5. Trên cơ sở đó, phân tích cảm nhận của du khách đối với từng đặc trưng của điểm du lịch 5 khảo sát bằng công thức ai *i /100. Trong đó, ai là tỉ lệ phần trăm số lượt chọn mức độ hài lòng 1 thứ i. 3. Cơ sở lý thuyết TNDL là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu du lịch, cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch, các cấp phân vị trong hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch.
  2. 210 Trương T. T. Trang, Hạ T. T. Trinh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 207-216 Qua hoạt động của công ty du lịch Trên cơ sở xem xét chương trình du lịch sử dụng các điểm du lịch ở Lý Sơn của 33 công ty lữ hành và chi nhánh công ty lữ hành ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy: - Trong tổng số 77 chương trình du lịch, các chương trình du lịch Lý Sơn thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là ba ngày hai đêm. Các chương trình du lịch đều có sự kết hợp giữa các điểm du lịch tự nhiên với các điểm du lịch văn hóa. - Trong tổng số 12 điểm du lịch xuất hiện trong các chương trình du lịch khảo sát thì có 06 điểm du lịch văn hóa và 06 điểm du lịch tự nhiên. Đồng thời, qua việc khảo sát thực địa, các tour du lịch về đảo Lý Sơn không được du khách lựa chọn nhiều thay vào đó là hình thức du lịch theo nhóm tự tổ chức; TNDL tự nhiên được đưa vào khai thác nhiều hơn so với TNDL văn hóa. Nguyên nhân chính là do các công ty lữ hành chưa xây dựng nhiều các chương trình du lịch hấp dẫn và thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch, ở các điểm du lịch có rất ít các dịch vụ bổ trợ (ăn uống, giải trí, vui chơi), chất lượng dịch vụ còn kém. - Tần suất xuất hiện của mỗi điểm du lịch chênh nhau rất lớn, một vài điểm du lịch có tần suất xuất hiện rất nhỏ so với tổng số chương trình khảo sát. Hình 1. Tần suất xuất hiện của một số điểm du lịch trong các chương trình du lịch khảo sát Nguồn: Số liệu tác giả điều tra (2019) Trong tổng số 77 chương trình du lịch với 12 điểm du lịch thì chỉ có 03 điểm xuất hiện dưới 20 lần, còn 09 điểm còn lại đều trên 30 lần xuất hiện với tần suất xuất hiện từ 45,5% trở lên. Trong đó, có 04 điểm du lịch có tần suất từ 70% trở lên (Nhà Trưng bày đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hà 70,1%, Chùa Hang 77,9%, Chùa Đục 80,5%, Thạch Cổng Tò Vò 80,5%). Đặc biệt, 02 điểm du lịch là Chùa Đục và Thạch Cổng Tò Vò chỉ chiếm 16,7% tổng số điểm du lịch, nhưng lại có tần suất xuất hiện rất cao với hơn 80,5% trong tổng số chương trình du lịch. Điều này chứng tỏ mức độ khai thác các điểm du lịch chênh lệnh nhau rất lớn, hoạt động khai thác tài nguyên chỉ tập trung mạnh vào một số điểm kể trên, trong khi TNDL của huyện đảo rất phong phú và nhiều loại có giá trị nổi bật. Sản phẩm du lịch gắn với các điểm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, còn trùng lặp với các vùng biển đảo khác. Hiện chỉ chủ yếu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái biển song vẫn thiếu đồng bộ và liên kết; chương trình du lịch tham
  3. 212 Trương T. T. Trang, Hạ T. T. Trinh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 207-216 Quản lý du lịch có nhiều khởi sắc: Tổ chức thành công Festival Biển đảo năm 2012 thu hút đông đảo du khách, tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Lý Sơn lần thứ I năm 2018. Huyện đã được tỉnh công nhận đảo Lý Sơn là khu du lịch cấp tỉnh; Ban quản lý các Di tích thường xuyên mở cửa phục vụ du khách tham quan; Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về kinh doanh tại khách sạn, nhà nghỉ, internet, karaoke luôn được quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên sự phát triển của hoạt động du lịch cũng tạo ra nhiều sức ép cho môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa, lịch sử, quốc phòng và an toàn trật tự xã hội. Đặc biệt hiện nay, việc thu gom xử lý rác trên đảo Lý Sơn còn chưa đáp ứng được nhu cầu; toàn huyện chỉ có một xe thu gom rác, nhà máy ở đây không đủ công suất để phục vụ việc thu gom, xử lý rác. Công tác Marketing quảng cáo Hoạt động quảng bá ngày càng được quan tâm đầu tư. Tỉnh đã thành lập Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ngãi để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Trong thời gian qua, UBND huyện Lý Sơn đã cùng với các cơ quan phát thanh truyền hình trong và ngoài tỉnh đưa hình ảnh về du lịch Lý Sơn đến với đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hoạt động như: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa”, “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức treo 450 lá cờ tổ quốc dọc trục đường chính trong huyện để chào đón năm mới, tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòng trừ các tệ nạn xã hội trong dịp tết, . Các công ty cũng như doanh nghiệp du lịch tỉnh đã hoàn thiện trang web du lịch, cập nhật đầy đủ thông tin về du lịch Lý Sơn. Qua khảo sát của tác giả trên facebook đã có các trang về đảo Lý Sơn được rất nhiều tài khoản theo dõi và chia sẻ bài như: Đảo Lý Sơn với 42.210 lượt like, Du lịch Lý Sơn - Gió biển homestay & camping, Đảo bé – Lý Sơn với 6219 lượt like, Du lịch Lý Sơn với 4691 lượt like, Du lịch Lý Sơn giá rẻ với 2341 lượt like. Những nỗ lực này đã góp phần đưa hình ảnh du lịch của Lý Sơn đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Song, công tác quảng bá du lịch Lý Sơn vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa có một chiến lược xúc tiến phát triển du lịch đầy đủ và hoàn thiện, chỉ mới bước đầu giới thiệu vài chương trình du lịch đơn thuần và những điểm du lịch nổi bật, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Cộng đồng và người dân địa phương cũng là một kênh quảng bá các điểm du lịch nhưng những thông tin của người dân về những điểm đến chưa đầy đủ và phong phú, vì vậy chỉ dừng lại ở mức sơ bộ. Qua cảm nhận của khách du lịch: - Đặc điểm của đối tượng điều tra: Du khách được khảo sát không có sự chênh lệch nhiều về giới tính (53,66% nam, 46,34% nữ). Khách bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 19 - 30 tuổi với 63,41%. Về nghề nghiệp, phần lớn du khách là sinh viên với 34,15% và tiếp đó là công chức viên chức chiếm 21,95%, doanh nhân với 18,29%, lao động phổ thông với 4,88%, nghỉ hưu với 1,22%, nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ còn lại. Thị trường khách du lịch được khảo sát đều là khách du lịch nội địa, đến từ nhiều vùng miền đất nước; song chủ yếu là khách đến từ vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên (69,28%), Thành phố Hồ Chí Minh (19,51%). Thu nhập của hầu hết du khách đến du lịch ở các điểm khảo sát là chưa cao, đa số có thu nhập 03 - 06 triệu chiếm 43,9%. - Số lần đến và thời gian lưu lại Lý Sơn: Tỉ lệ khách lần đầu đến các địa điểm khảo sát khá cao (58,54%). Tuy nhiên, tỉ lệ khách trở lại Lý Sơn chưa cao, cho thấy sản phẩm du lịch gắn với TNDL chưa thực sự phong phú, hấp dẫn du khách. Thời gian lưu lại Lý Sơn khá ngắn, chủ yếu 01 - 02 ngày chiếm 89,02%. - Nguồn tiếp cận thông tin chủ yếu: Internet và thông tin từ bạn bè, người thân
  4. 214 Trương T. T. Trang, Hạ T. T. Trinh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 207-216 Điều này dẫn đến giá trị trung bình chung cảm nhận của du khách về các điểm du lịch ở Lý Sơn đạt 3,37 điểm tương ứng ở mức bình thường với những tiêu chí đã đề ra về các điểm du lịch này. Điểm đánh giá này nhìn chung chưa cao (thuộc ngưỡng dưới của mức hài lòng) và còn cho thấy điểm hạn chế lớn trong thực trạng khai thác TNDL hiện nay tại các điểm du lịch khảo sát là vấn đề nhà vệ sinh (2,67 điểm), thu gom rác (2,26 điểm), thực tế đây chính là lo lắng của các nhà chức trách vì du lịch ở Lý Sơn phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề môi trường. Như vậy, trong thời gian qua hoạt động khai thác TNDL của Lý Sơn đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn hạn chế cần khắc phục. Thành tựu - Việc khai thác các TNDL đã làm cho các giá trị tự nhiên và văn hóa được bảo tồn, phát triển; giúp cho mọi thế hệ hiểu về lịch sử dân tộc, chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Nhờ việc khai thác TNDL mà huyện đảo nhận được nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo trong việc phát triển KT – XH. - Khai thác TNDL làm cho số lượng khách đến Lý Sơn ngày càng tăng, tạo công việc, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện. Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. - Hệ thống giao thông, điện, nước, khách sạn, được phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng. Chương trình, giáo trình đào tạo nhân lực du lịch được hoàn thiện dần nhờ sự đầu tư của tỉnh và hỗ trợ của Trung ương qua các dự án phát triển nguồn nhân lực. - Du lịch Lý Sơn đã tạo được thương hiệu nhờ nỗ lực đẩy mạnh quảng bá du lịch của huyện thời gian qua cũng như những cảm nhận của du khách khi đến du lịch Lý Sơn. Những hạn chế - Lý Sơn là huyện đảo vì vậy việc tiếp cận huyện đảo này còn gặp nhiều trở ngại; đặc biệt là vấn đề thời tiết. Tính mùa vụ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển du lịch tại huyện đảo, làm giảm hiệu quả đầu tư, quỹ đất để phát triển du lịch còn hạn hẹp, khó khăn cho thu hút đầu tư. - Tuy là huyện đảo, bao quanh là biển rộng lớn nhưng vì dạng địa hình đặc biệt trên đảo nên không phải ở khu vực nào của đảo Lý Sơn cũng có điều kiện khai thác bãi tắm, phục vụ nhu cầu của du khách. - Hạn chế về năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ du lịch; nguyên nhân là do trình độ lao động còn rất hạn chế, tỉ lệ qua đào tạo thấp, trình độ dân trí không cao, cộng đồng địa phương chưa nhận thức đúng về du lịch. - Khai thác thiếu cơ chế chính sách phù hợp và quản lý thiếu đồng bộ. Khai thác TNDL mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và quy hoạch chưa phù hợp. Sản phẩm du lịch ít có nét riêng so với điểm du lịch biển đảo khác. - Vấn đề môi trường, du lịch phát triển nhanh chóng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường ở Lý Sơn. Toàn huyện chỉ có một xe thu gom rác, nhà máy chế biến ở đây không đủ công suất, ý thức của du khách cùng với người dân nơi đây còn hạn chế. - Bảo tồn, tôn tạo các nguồn TNDL chưa được thực hiện nghiêm túc, các hoạt động dân sinh tự phát và khai thác không hợp lý khiến nhiều tài nguyên đang dần bị mai một, giảm dần giá trị. - Hoạt động marketing, quảng bá còn rất hạn chế chưa thực sự hấp dẫn du khách. Các tour du lịch thường không được du khách sử dụng, thay vào đó là việc du khách tự tổ chức đi theo nhóm, cá nhân.
  5. 216 Trương T. T. Trang, Hạ T. T. Trinh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 207-216 Tài liệu tham khảo Chi cục thống kê huyện Lý Sơn. (2019). Niên giám Thống kê năm 2018 [Statistical Yearbook 2018]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Thống kê. Do, P. T. (2018). Phát triển dịch vụ du lịch biển ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) [Developing sea tourism services in Ly Son island district (Quang Ngai)]. Retrieved May 10, 2020, from bien-o-huyen-dao-ly-son-quang-ngai.html Le, H. V. (2011). Phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi [Tourism development in Ly Son island district, Quang Ngai province] (Master’s thesis, The University of Danang, Danang, Vietnam). Le, T. H. (2011). Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến 2020 [Tourism development strategy of Quang Ngai province to 2020] (Master’s thesis, The University of Danang, Danang, Vietnam). Nguyen, G. H. Q. (2015). Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế [Evaluation of humanistic tourism resources in Thua Thien - Hue province] (Doctoral dissertation, University of Education, Ho Chi Minh, Vietnam). Nguyen, T. M., & Vu, H. D. (2018). Địa lý du lịch cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam [Tourism geography theory and practice development in Vietnam]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Giáo dục. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lý Sơn. (2018). Danh mục các Di tích lịch sử - văn hóa và Danh lam thắng cảnh của huyện Lý Sơn đã được công nhận và được cấp xếp hạng di tích, Lý Sơn [The list of historical - cultural relics and scenic spots of Ly Son district has been recognized and granted the rank of relic, Ly Son]. Lý Sơn, Quảng Ngãi: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lý Sơn. Quốc hội. (2017). Luật du lịch [The tourism laws]. Retrieved May 15, 2020, from