Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nhìn từ khía cạnh liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp

Liên kết giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp là xu hƣớng có tính tất yếu trong công tác đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành du lịch. theo hƣớng đó, bài viết này nhằm đề cập đến 3 vấn đề thực tế là: 1/ Nhận thức về hoạt động liên kết
giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp; 2/ Các mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp; 3/
Tầm nhìn trong liên kết giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp. Mục đích bài viết là đóng góp một vài ý kiến vào hoạt
động liên kết giữa các cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, liên kết, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp. 
pdf 4 trang xuanthi 03/01/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nhìn từ khía cạnh liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_dao_tao_nguon_nhan_luc_cho_nganh_du_lich_nhin_tu_khia.pdf

Nội dung text: Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nhìn từ khía cạnh liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp

  1. Trần Long 295 liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp là một trong những phƣơng thức đào tạo đƣa lại hiệu quả nhất, thiết thực nhất. Một điều cần nói đến là nhận thức về lợi ích liên kết đào tạo của các bên tham gia. Thấm nhuần tƣ duy biện chứng vể hai nguyên lý: nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý phát triển, các bên tham gia đều có thể tìm thấy lợi ích trong liên kết đào tạo. Muốn vậy, các bên phải cùng có trách nhiệm gắn kết để cùng nâng cao chất lƣợng đào tạo (xem bài: Đào tạo nhân lực ngành du lịch: khẳng định vai trò các bên (hanoimoi.com.vn)). Trong trƣờng hợp này, trách nhiệm càng cao lợi ích càng lớn. Lợi ích lớn nhất là đất nƣớc có một nguồn nhân lực chất lƣợng cao đóng góp vào sự thịnh vƣợng chung. Trong hoàn cảnh hiện tại của đất nƣớc, tƣ duy “ai cần ai”, “tôi cần anh hay anh cần tôi” không còn phù hợp. Bản chất của cách nghĩ “anh cần tôi chứ tôi không cần anh” là hệ quả của tƣ tƣởng phong kiến quan liêu, trịch thƣợng; cũng có thể là một cách nghĩ phổ biến của tầng lớp tiểu nông kiểu “ruộng ai ngƣời ấy be bờ”. Đó là những sản phẩm ra đời trên nền tảng kinh tế tự cung tự cấp, nhỏ lẻ của một thời đã lùi xa. II. CÁC MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH VỚI DOANH NGHIỆP Trong thực tế, hình thức liên kết giữa các trƣờng đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp rất đa dạng. Tuỳ định hƣớng đào tạo, mỗi trƣờng sẽ thực hiện những hình thức liên kết phù hợp với năng lực thực tế của mình. Mô hình hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp phổ biến trƣớc đây và cũng là mô hình có tính truyền thống là cơ sở đào tạo liên hệ với những doanh nghiệp (thƣờng là doanh nghiệp nhà nƣớc) để “gửi” sinh viên đến thực tập - thực tế. Sau một thời gian tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp theo thời lƣợng quy định trong chƣơng trình đào tạo của mỗi bộ/ngành, sinh viên nhận đƣợc nhận xét đánh giá của doanh nghiệp (hoặc doanh nghiệp gửi trực tiếp về trƣờng) về quá trình thực tập - thực tế. Kết quả đánh giá này đƣợc cơ sở đào tạo xem xét tƣơng đƣơng kết quả hoc tập một môn học trong quá trình đào tạo. Ƣu điểm của mô hình này là cơ sở đào tạo chủ động trong kế hoạch đào tạo, tiến trình đào tạo đƣợc dự kiến trƣớc, tiến độ thực hiện đƣợc kiểm soát và điều chỉnh đƣợc. Mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập thế giới xuất hiện dƣới các dạng chính: liên kết trong nƣớc, liên kết với nƣớc ngoài, kết hợp liên kết trong nƣớc và ngoài nƣớc. Mô hình liên kết đào tạo với doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc chủ yếu liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Sự phát triển nhanh, mạnh của ngành du lịch dẫn đến hiện tƣợng xuất hiện ngày càng nhiều các công ty, đơn vị du lịch nội địa; trong đó, nhiều đơn vị đã có bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc, không chỉ có vị thế trong nƣớc mà cả quốc tế (Hình 1). Hình 1. Top 10 công ty du lịch - lữ hành uy tín năm 2019 (nguồn: Vietnam Report) Ở mô hình liên kết trong nƣớc, các cơ sở đào tạo dần dần thiết kế chƣơng trình theo hƣớng sinh viên tự chọn doanh nghiệp để đến thực tập thực tế. Hƣớng đi này đã đem lại những kết quả tốt hơn so với cách làm truyền thống. Không kể đến một bộ phận nhỏ sinh viên chọn doanh nghiệp thân quen để tìm kiếm sự dễ dàng trong khâu nhận xét/đánh giá kết quả thực tập, đa số sinh viên khi tự chọn doanh nghiệp tỏ ra tích cực, năng nổ tham gia các hoạt động mà doanh nghiệp cho phép tham gia. Hiện tƣợng này có thể nhìn nhận từ khía cạnh thực tế là do sinh viên đƣợc thực tập thực tế đúng vào lĩnh vực mình yêu thích; ngoài ra họ còn có cơ hội tìm đƣợc việc làm phù hợp nếu doanh nghiệp đề nghị hoặc chấp nhận nguyện vọng của họ xin làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
  2. Trần Long 297 Nói chung, tầm nhìn xa trong liên kết đào tạo là nhằm hƣớng đến sự chia sẻ và tìm tiếng nói chung trong mọi lúc, mọi tình huống, mọi hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao nhất. IV. KẾT LUẬN Liên kết giữa cơ sở đào tạo ngành du lịch với doanh nghiệp đòi hỏi phải có nhận thức đúng về trách nhiệm, công việc và lợi ích từ cả hai phía. Mặt khác, cơ sở đào tạo cần xác định rõ mô hình liên kết từ đó có chiến lƣợc triển khai phù hợp với thực tiễn của đơn vị mình và thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cùng tham gia. Sáng tạo và linh hoạt là hai yêu cầu cần thiết đối với chƣơng trình và kế hoạch đào tạo khi thực hiện liên kết đào tạo. Tầm nhìn của các bên tham gia giữ vai trò quan trọng đƣa đến hiệu quả của công tác liên kết đào tạo, thậm chí còn ảnh hƣởng đến chiều hƣớng phát triển của cơ sở đào tạo và khả năng “trƣờng tồn” của doanh nghiệp. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Davíd Levínson - Karen Christensen (2002). Encyclopedia of modern Asia Vol.6, p. 60 - p.93. NXB. Thomson, New York. [2] Hoàng Minh Thảo – Đinh Ngọc Lân (1995). Almanach Những nền văn minh thế giới. NXB. Văn hoá – Thông tin. [3] Nguyễn Khắc Kham (1967). An introduction to Vietnamese culture. NXB. The centre for East Asian Cultural Studies. [4] Nguyễn Văn Chiển - Trịnh Tất Đạt (2012). Từ điển Bách khoa đất nước con người Việt Nam. Tập 1&2. NXB. Từ điển Bách Khoa. [5] Nguyễn Văn Tân (2020. Từ điển địa danh lịch sử văn hoá du lịch Việt Nam. NXB. Văn hoá - Thông tin. [6] Giới thiệu website hướng dẫn về tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam [7] Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong-dao-tao-nguon-nhan-luc-du-lich. [8] Đào tạo nguồn nhân lực du lịch: đã đến lúc phải để cho sinh viên tự làm nguon-nhan-luc-du-lich-da-den-luc-phai-de-cho-sinh-vien-tu-lam [9] Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập bb%b1c+du+l%e1%bb%8bch&oq=d%c4%90%c3%a0o+t%e1%ba%a1o+ngu%e1%bb%93n+nh%c3%a2+l%e1 %bb%b1c&aqs=chrome.3.69i57j0l7.38196j0j8&sourceid=chrome&ie=utf-8. [10] Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam cac-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam. [11] Đào tạo nhân lực du lịch: đa dạng giải pháp để đáp ứng nhu cầu lich/934513/dao-tao-nhan-luc-du-lich-da-dang-giai-phap-de-dap-ung-nhu-cau. [12] Đào tạo nhân lực ngành du lịch: khẳng định vai trò các bên tao-nhan-luc-nganh-du-lich-khang-dinh-vai-tro-cac-be.n [13] Nhân lực cho ngành du lịch: cung vẫn còn rất xa cầu! cho-nganh-du-lich-cung-van-con-rat-xa-cau.35a50564.html. [14] Báo động “đỏ” nguồn nhân lực ngành du lịch [15] Công bố thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam so với thế giới trang-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam-so-voi-the-gioi-51.html. [16] Công bố top 10 công ty du lịch - lữ hành uy tín năm 2019 du-lich lu-hanh-uy-tin-nam-2019-8942-1006.html. HUMAN RESOURCE TRAINING FOR TOURISM INDUSTRY REGARDING THE COOPERATION BETWEEN TRAINING INSTITUTIONS AND BUSINESSES Tran Long ABSTRACT: The cooperation between tourism training institutions and businesses is an inevitable trend in training human resources for the tourism industry. Thus, this article addresses three practical issues: 1/ Awareness of the cooperation between tourism training institutions and enterprises; 2/ Models of cooperation between tourism training institutions and enterprises; 3/ Vision in the cooperation between tourism training institutions and businesses. The purpose of this writing is to contribute a few ideas on the cooperation activities between tourism training institutions and businesses to improve the quality of tourism human resources training.