Đề tài Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Nghiên cứu này nhóm tác giả giới thiệu các khái niệm liên quan
về kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, du lịch tuần hoàn, những nguyên lí và
cách thức vận hành để hướng tới một nền kinh tế du lich theo định hướng du lịch
tuần hoàn và bền vững. Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng
hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cận
với nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhận
diện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cận
với du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, bài viết tập trung
phân tích về thực hiện du lịch bền vững mà Trà Vinh đang áp dụng hướng đến
tiếp cận như là một nền kinh tế du lịch tuần hoàn, đồng thời qua đó gợi ý một số
giải pháp phát triển du lịch tuần hoàn của địa phương trong tương lai. 
pdf 22 trang xuanthi 03/01/2023 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_dinh_huong_phat_trien_kinh_te_du_lich_tuan_hoan_duoi.pdf

Nội dung text: Đề tài Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

  1. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Cách vận hành hướng tới một nền kinh tế du lịch tuần hoàn Một nền kinh tế tuần hoàn về du lịch theo nghĩa hẹp là trong đó tài nguyên tự nhiên – kinh tế – nhân văn được sử dụng hiệu quả để đạt được giá trị cao nhất gắn với việc thực hiện đồng bộ việc vận hành tái chế chất thải thành nguyên liệu đầu vào cho một chu trình sản xuất mới. Nền kinh tế tuần hoàn gắn kết với mục tiêu phát triển bền vững theo tôn chỉ mục đích của tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN) là tiêu dùng và sản xuất bền vững. Mục tiêu tổng thể của du lịch tuần hoàn là đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa con người, hành tinh và tăng trưởng kinh tế trong suốt quá trình tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch trên phạm vi toàn cầu. Mục đích rõ ràng hơn của định hướng kinh tế tuần hoàn về du lịch là để cố gắng hạn chế một số vấn đề liên quan đến tiêu thụ quá mức, tăng trưởng liên tục và cạn kiệt tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nó khác với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, theo đó, mọi thứ được sử dụng, hao mòn và loại bỏ. Kinh tế tuần hoàn khuyến khích việc tái sử dụng và sửa chữa sản phẩm để đạt một sự hữu dụng khác, hoặc xem xét những gì còn sót lại vào cuối dòng đời của chất thải được tái chế hoặc tái sử dụng để giảm lượng chất thải ra môi trường và thúc đẩy tiết kiệm năng lượng. Để đạt được mục tiêu này, trong hoạt động du lịch, hai phía cung và cầu cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa toàn bộ các bên liên quan, từ doanh nghiệp cung ứng, khách du lịch, nhà khoa học đến các nhà thiết kế và hoạch định chính sách. Điều này có thể giúp dẫn đến sự hạn chế việc sử dụng tài nguyên phung phí, phát triển, nâng cao hiệu quả của việc thu gom, xử lí chất thải trong du lịch, giúp cải thiện việc xử lí các sản phẩm vào các vòng đời cuối cùng của sản phẩm và nền kinh tế cân bằng bền vững được tái lập và duy trì. Mục tiêu này nhằm mục đích giảm sử dụng tài nguyên hữu hạn và tác nhân ô nhiễm cùng với xem xét việc sử dụng hiệu quả hàng hóa được cung ứng trong toàn bộ vòng đời của chúng. Trong ý tưởng mới, du lịch tuần hoàn nhằm làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xem chất thải là một nguồn tài nguyên có thể được tái chế và tái sử dụng (trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng). Ngoài ra, chúng ta còn có các quy định thiết kế sinh thái để hỗ trợ tái chế các sản phẩm được thiết kế mới phục vụ một hoạt động du lịch xanh và bền vững. Theo nghiên cứu của Luciano Lopez [6], nếu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn được thực hiện một cách khôn ngoan, chi phí không nhất thiết phải tăng. Hơn nữa, ngay cả khi chi phí tăng nhẹ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ được bù đắp bằng doanh thu cao hơn mà công ti sẽ có thể thực hiện (vì du khách phân biệt trách nhiệm và đạo đức của doanh nghiệp họ có thể chấp nhận giá cao hơn; ngoài ra, tổng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ phù hợp với tăng trưởng kinh tế tuần hoàn). Trong hoạt động du lịch, Việt Nam cũng đã có một số mô hình được xem là bước đầu tiếp cận kinh tế tuần hoàn như mô hình phục hồi nhà cổ, cơ sở tôn giáo không sử dụng ở các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu để trùng tu tái lập thành các điểm tham quan du lịch – du lịch homestay, farmstay, hoặc mô hình thu gom tái chế đồ dùng nội thất, thu gom tái chế giấy bao bì, thu gom bao bì nhựa trên kênh rạch, sông biển Trong nông 91
  2. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nhà hàng, khu du lịch được coi là nguồn chính của chất thải sinh khối này. Sinh khối cồng kềnh và tương đối đắt khi vận chuyển, đó là lí do tại sao nó có xu hướng được lưu trữ rác tại địa phương. Nó rất quan trọng để khuyến khích việc thực hiện các hệ thống quản lí chất thải trực tiếp tại các điểm du lịch cơ sở, làm cho chúng có lợi cho các doanh nghiệp cũng như cho cộng đồng địa phương. Việc xem xét lớn nhất cho lĩnh vực khách sạn vẫn là chất thải thực phẩm. Theo một nghiên cứu, được thực hiện bởi Luciano Lopez [6], khoảng 20% chất thải trong khách sạn và nhà hàng là chất thải thực phẩm. Chi phí trung bình ước tính của chất thải thực phẩm có thể tránh được để kinh doanh là 0,52 bảng mỗi bữa. Những con số này cho thấy hiệu quả kinh tế đáng kể của chất thải thực phẩm đối với các doanh nghiệp du lịch nều giảm thiểu hoặc xử lí khoa học. Trên toàn cầu, chất thải thực phẩm có tác động rất lớn đến sự bảo vệ về môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Khối lượng thực phẩm bị lãng phí mỗi năm ước tính là 1,3 tỉ tấn và hậu quả kinh tế trực tiếp đối với các nhà sản xuất chất thải thực phẩm (không bao gồm cá và hải sản) lên tới 750 tỉ đô la hằng năm [7]. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cũng ước tính rằng, lượng khí thải carbon của thực phẩm bị lãng phí tương đương với 3,3 tỉ tấn carbon dioxide mỗi năm. Đó là lí do tại sao chất thải thực phẩm đã gây nên sự chú ý trên toàn thế giới. Hoa Kì có kế hoạch cắt giảm 50% chất thải thực phẩm vào năm 2030 và Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch thực hiện tương tự vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược Châu Âu 2020 kêu gọi tìm cách mới để giảm thiểu chất thải, thay đổi mô hình tiêu thụ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, phương pháp quản lí, kinh doanh và cải thiện hậu cần. Rộng hơn, nhìn vào các cách để xử lí chất thải thực phẩm từ nhà hàng khách sạn là vô cùng quan trọng vì hiện tại một phần ba số thực phẩm được trồng trên toàn cầu bị vứt đi, sau đó thải ra carbon dioxide trong các bãi chôn lấp. Người ta ước tính rằng hơn 60% [6] chất thải thực phẩm trong ngành khách sạn là có thể tránh được. Vì vậy, nếu điều này được thực hiện thì một số lượng lớn chi phí cho doanh nghiệp có thể sẽ được cắt giảm. Trong việc hướng tới quản lí bền vững các nguồn thực phẩm cung ứng, các hoạt động bền vững trong sản xuất thực phẩm địa phương được chú trọng trong vận hành du lịch tuần hoàn. Sản phẩm thực phẩm từ địa phương góp phần bảo tồn sự đa dạng của các giống địa phương. Sản phẩm địa phương duy trì không gian xanh và đất nông nghiệp ở các điểm đến và giúp tăng cường liên kết nông thôn – thành thị. Theo ước tính, khoảng 30% thực phẩm được sản xuất đang bị lãng phí [6], và theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc [7], 20% trong số đó dọc theo chuỗi cung ứng, có rất nhiều doanh nghiệp để tiết kiệm tiền trong khi đó giúp giảm khí thải nhà kính liên quan đến nông nghiệp và giao thông. Thời gian tới, nhu cầu của khách hàng đối với thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng chưa bao giờ mạnh hơn, vì niềm tin vào các nguồn thực phẩm ngày càng gắn liền với khái niệm nguồn cung ứng bền vững và địa phương – khách hàng muốn biết thêm chi tiết về nguồn gốc thực phẩm và tính an toàn của nó. 93
  3. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” kinh doanh mới (nghĩa là chuyển từ quyền sở hữu sản phẩm sang sử dụng sản phẩm, cho thuê, tái sử dụng, tái sản xuất, thiết kế sinh thái). Nói cách khác, các mô hình kinh doanh mới đang kết hợp với nhau để cùng tham gia trong sự vận hành chung hướng đến nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Sự thay đổi này đòi hỏi phải có một thời gian nhất định, quá trình hội nhập này liên quan đến các hình thức sản xuất và tiêu thụ dịch vụ du lịch mới, cũng như các mô hình kinh doanh mới. Các tổ chức, nhà quản lí sản xuất và kinh doanh trên toàn cầu tạo ra các sản phẩm và dịch vụ bao gồm các nguyên tắc của tái sử dụng và tiến hành làm lại ở giai đoạn thiết kế và phát triển ban đầu [6]. Tóm lại, việc tìm giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề này sẽ là con đường phía trước. Các doanh nghiệp nên là người đầu tiên nhìn thấy các cơ hội và lợi ích tài chính từ việc giảm lãng phí và định hướng lại các hoạt động của họ để sử dụng tốt hơn những gì ban đầu được ném vào thùng. Tái chế chất thải, cũng như phòng ngừa chất thải, cần được đẩy mạnh hơn nữa trong du lịch trong khi chuyển đổi chất thải thành tài nguyên hữu ích. Thực trạng về hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh trong bối cảnh tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn Tỉnh Trà Vinh nằm giữa hai cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Mê Kông. Hai cửa sông lớn gắn liền với các cù lao, cồn cát và rừng ngập mặn ven biển bao bọc tạo nên một tổng thể tài nguyên sinh thái biển có giá trị cao mà những nơi khác không có được. Toàn tỉnh Trà Vinh có 15 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, tỉnh Trà Vinh có trên 140 ngôi chùa Khmer [9] phân bố toàn tỉnh, trong đó nhiều chùa có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc gắn với các lễ hội văn hóa lớn của người Khmer, đây là cơ sở cho du lịch văn hóa phát triển. Bên cạnh đó, khu văn hóa du lịch Ao Bà Om với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh có số lượng hiện vật phong phú, phản ánh quá trình sinh sống của người Khmer tại vùng đất Trà Vinh. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú như vậy, nhưng thực tế hiện nay, hoạt động khai thác du lịch chưa hợp lí, việc triển khai chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch, manh mún, tự phát theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Tuy du lịch văn hóa tâm linh hình thành khá sớm và đã thu hút được một lượng lớn du khách trong các mùa lễ hội nhưng nó chưa được tổ chức đầu tư đồng bộ. Du lịch sinh thái, nông nghiệp, sông nước và ven biển ở đây hầu như chưa được lập kế hoạch khai thác bài bản, chỉ có cơ sở vùng biển Ba Động đang khai thác loại hình nghỉ dưỡng và khám phá nhưng còn nhỏ lẻ và tự phát. Thực trạng khai thác phát triển các loại hình du lịch: Hiện tại, tỉnh Trà Vinh đang bước đầu triển khai năm loại hình du lịch chính bao gồm: – Du lịch biển, vùng ven bờ ; – Du lịch tham quan, văn hóa tâm linh; 95
  4. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” * Từ thành phố Trà Vinh theo tuyến sông Tiền – đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long * Từ thành phố Trà Vinh theo tuyến sông Hậu – đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Trà Vinh thời kì 2012-2019 Danh Đơn Năm mục vị 2012 2014 2015 2016 2017 2018 2019 tính 1-Tổng Tỉ 1.550,4 2.117,9 2.613,05 2.874,35 3.044,00 3.966,15 4.820,70 doanh đồng 4 3 thu từ du lịch Tỉ + đồng 87,902 107,230 156,853 210,134 275,460 358,842 Doanh 89,300 thu từ lưu trú Lượt 460.000 528.000 652.000 794.540 932.374 2-Tổng 351.100 320.000 lượt khách Lượt 447.270 512.660 636.220 768.435 903.513 + Nội 339.500 310.200 địa Lượt 12.730 15.340 15.780 26.105 28.861 + Quốc 11.600 9.800 tế 3-Số Ngày ngày lưu trú bình quân Ngày 1,12 1,11 1,06 1,30 1,30 + Nội 1,19 1,21 địa Ngày 1,54 1,52 1,40 1,54 1,62 + Quốc 1,49 1,82 tế 4- Quy Doanh 9 10 11 11 11 mô nghiệp 6 8 doanh nghiệp lữ hành (Nguồn: Nguyễn Diệp Phương Nghi [3], Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trà Vinh) Qua bảng số liệu nêu trên, chúng ta có thể đánh giá sự phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hai giai đoạn: giai đoạn chuyển mình (từ 2012 đến 2015) và giai đoạn vận động phát triển (từ 2016 đến 2019). Phân tích chung: Tổng lượt khách đến giai đoạn một có tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 10,74%, trong đó, khách nội địa tăng 10,85%, khách quốc 97
  5. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Danh mục đầu tư Phân bổ nguồn vốn đầu tư Trung ương Ngân sách tỉnh Xã hội hoá Tổng vốn (tỉ đồng) 275 118,66 237 + Tỉ trọng(%) 43,6% 18,82% 37,58% Chia ra: 1-Cơ sở hạ tầng 275 118,66 12 2-Cơ sở vật chất kĩ thuật 225 (Nguồn: Nguyễn Diệp Phương Nghi [9], Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Trà Vinh [10], Tổng cục Thống kê [1] ) Nguồn vốn đầu tư cho du lịch trong các năm gần đây được toàn xã hội quan tâm, trong năm 2017, nguồn vốn trong xã hội mà cộng đồng đã tham gia tích cực hiện tại chiếm khoảng gần 38% trong tổng vốn đầu tư cho du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng tuy là vùng đất giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác các nguồn lực cho sự phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Việc phát triển kinh tế khu vực sông – hồ – ven biển gắn với du lịch sinh thái cảnh quan chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới dạng có sẵn từ biển, cảnh quan tự nhiên các vùng biển bờ, cù lao – sông hồ, rừng ngập mặn ở cửa sông trình độ khai thác nhìn chung còn lạc hậu, mang tính tự phát, không đồng bộ, thiếu sự liên kết cụm, vùng và khu vực. Thực trạng đó cho thấy, tỉnh Trà Vinh đang đứng trước nhiều thách thức trong phát triển kinh tế du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với cảnh quan sông nước do khai thác thiếu bền vững. Một trong những khó khăn lớn nhất là cách tiếp cận phát triển kinh tế du lịch sinh thái nông nghiệp, sông nước của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu dựa vào tư duy, cách làm của kinh tế nông nghiệp – ngư nghiệp truyền thống, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu của phía quản lí nhà nước, của doanh nghiệp, du khách và cộng đồng dân cư chưa cao; hành vi của từng người dân, của du khách, thái độ ứng xử của xã hội đối với khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường chưa phù hợp, thiếu thân thiện. Hiện nay, việc phát triển du lịch dựa vào thế mạnh tài nguyên của tỉnh về sinh thái nông nghiệp – nông thôn gắn với sông nước đã thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, việc phát triển bền vững về môi trường vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Như vậy, việc tạo tiền đề để tiếp cận theo hướng kinh tế xanh – bền vững nhằm hướng tới đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn ở tỉnh Trà Vinh đang gặp phải khó khăn thách thức lớn, chung quy do hoạt động kinh tế của vùng quá phụ thuộc vào khai thác thô, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng 99
  6. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” đầu trên thế giới về quản lí và tái chế chất thải. Nhật Bản, Thụy Sĩ, Canada, Trung Quốc đã xây dựng nhiều mô hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch thu hút được nhiều du khách, ở đây thực hiện chương trình “không rác thải”(zero wasted), sử dụng năng lượng xanh – sạch, rất nhiều chất thải, nước thải được tái chế và tái sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Việt Nam có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước và rút ra bài học để áp dụng sao cho phù hợp với bối cảnh trong nước [9]. Thứ hai, hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Trà Vinh ngày càng lớn mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cùng với mức sống dân cư không ngừng được cải thiện, việc tham gia du lịch nhất là du lịch sinh thái sông nước – miệt vườn đang trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhiều tầng lớp dân cư (outbound and inbound), cộng với chính sách tuyên truyền quảng bá về du lịch có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng đối với du khách tại các điểm đến, qua đó ý thức của du khách tham gia du lịch và kể cả người dân bản địa phần nào thay đổi, nhận thức được nâng cao và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành một nền kinh tế du lịch tuần hoàn với sự đồng thuận tham gia của người dân. Thứ ba, việc phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn có thể thúc đẩy hoạt động du lịch xanh – sinh thái nông nghiệp bền vững, giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, khuyến khích việc cung ứng sản phẩm địa phương, giảm thiểu chất thải, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đạt được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu yêu cầu thuộc các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia (SDGs) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao từ toàn xã hội. Đây là một nguồn động lực rất lớn nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế này. * Thách thức: Bên cạnh những cơ hội trên, việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về du lịch cũng gặp không ít thách thức, có thể nhận diện đối với tỉnh Trà Vinh như sau: Thứ nhất, khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn nói chung và du lịch tuần hoàn nói riêng đang ở tầm vĩ mô, chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Nước ta hiện chưa có hành lang pháp lí tổng thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Các hoạt động thực hiện phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn hiện nay tại một số điểm đến vẫn chỉ là tự phát do các chương trình phi chính phủ phối hợp thực hiện hoặc do các đơn vị lữ hành triển khai cùng với cộng đồng sở tại và chịu sự điều chỉnh của động lực thị trường nên không liên tục, chưa thật sự rõ ràng và bền vững. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá, tổng kết và đưa ra phân loại chính xác mức độ phát triển của kinh tế tuần hoàn theo ngành, lĩnh vực hoặc theo từng địa phương, cho mỗi khu du lịch là rất cần thiết nhưng hiện chưa được xây dựng và phát hành. 101
  7. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” hỏi chúng ta phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có thể giải quyết được các vấn đề từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình tuần hoàn. Hiện nay, những chuyên gia, nhà quản lí vận hành doanh nghiệp cung ứng du lịch hầu hết chưa được đào tạo đầy đủ và chưa có chuyên ngành đào tạo cụ thể. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hoạt động, các nguồn lực về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực quản lí kinh doanh, quản lí vận hành cũng trở thành một thách thức lớn cần phải vượt qua. Đề xuất, gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Thứ nhất, về vĩ mô, các cơ quan quản lí cần sớm xây dựng một hành lang pháp lí rõ ràng cho hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và du lịch tuần hoàn nói riêng. Tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường dựa trên các tiêu chí của hiệu quả đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, người dân, nhất là khu vực tư nhân đầu tư, thực hiện phát triển các lĩnh vực thuộc kinh tế tuần hoàn về du lịch. Xác lập rõ vai trò của doanh nghiệp cung ứng trong việc thực hiện phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn. Kinh nghiệm các nước đã và đang thực hiện kinh tế du lịch tuần hoàn đều có định chế luật pháp và quy định pháp lí rõ ràng về cơ chế cũng như vai trò tham gia của các bên liên quan (như Hà Lan, Canada, Trung Quốc). Nước ta, trên góc độ vĩ mô, sau đó triển khai xuống các địa phương tiến hành đồng bộ thiết kế một lộ trình và tiến tới xây dựng luật, các văn bản dưới luật cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như hoạt động của kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Thứ hai, tỉnh Trà Vinh cần hợp tác triển khai nghiên cứu sâu rộng các mô hình về phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn từ cách tiếp cận thông tin của các nước trong khu vực và chung toàn cầu. Nguyên tắc xác lập nghiên cứu theo ngành, lĩnh vực, triển khai mô hình, tiêu chí hoạt động liên quan đến mô hình kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Từ đó, tỉnh Trà Vinh lựa chọn và vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh thực tiễn. Trước tiên, tỉnh Trà Vinh triển khai các mô hình kinh tế thí điểm gần với cách tiếp cận kinh tế du lịch tuần hoàn, sau đó, bổ sung hoàn thiện và có sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, từng lĩnh vực, từ thí điểm đến triển khai nhân rộng và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp lữ hành, du khách, các nhà quản lí và cộng đồng sở tại để học tập và áp dụng. Thứ ba, vì kinh tế tuần hoàn trong du lịch là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và phức tạp. Do đó, tỉnh cần chú trọng tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh thành trong nước, từ quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện thành công bước đầu các mô hình kinh tế du lịch tuần hoàn (như Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc), từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Các mô hình kinh tế tuần hoàn thường đòi hỏi gắn với công nghệ cao, do vậy, các cơ quan quản lí cần có cơ chế, chính sách cho phát triển công nghệ sạch, tái sử 103
  8. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” [4] Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trọng Hành. “Implementing Circular Economy: International Experience and Policy Implications for Vietnam”. VNU Journal of Science: Economics and Business. 2019;Vol. 35, No. 4 [5] UNWTO . Long-term Forecast Report Tourism Towards 2030. 2016. www.unwto.org/archive/global/press-release/201-10-11/. International – Tourists [Access on 20 October 2020]. [6] Luciano Lopez. Circular Economy in the Tourism. 2013. Retrieve from www.hospitalityinsights.ehl.edu/circular-economy-tourism sector. [Access on 20 October 2020]. [7] Fao. Sustainable Development Goals. 2016. Retrieve from www.fao.org/sustainable-development-goals/indicators/241/en [Access on 20 October 2020]. [8] Zing news. www.zingnews.vn/10-dieu-it- biet-ve-starbucks-post 464423.html [Access on 20 October 2020]. [9] Nguyễn Diệp Phương Nghi. Giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh. Hội thảo Khoa học: Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 09/01/2020. Trường Đại học Trà Vinh. [10] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tình hình công tác năm 2018 và kế hoạch công tác năm 2019. 2018. 105