Đề tài Định vị các nguồn lực phát triển bền vững vùng Tây Bắc góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng - Trần Quốc Hùng

Tây Bắc là vùng đất địa chính trị, địa văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH), đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh. Chính vì vậy, chiến lược phát triển bền vững vùng Tây Bắc luôn được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong các chủ trương, đường lối, chính sách. Từ trước tới nay, khi nhắc đến
vùng Tây Bắc, ta thường có những nhận định ban đầu đó là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, núi non hiểm trở, vùng đặc
biệt khó khăn, vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS),… Tuy nhiên, nếu nhìn nhận và đánh giá khách quan,
khoa học, biết nắm bắt các cơ hội, vượt qua thách thức, vùng Tây Bắc không phải “lõi nghèo” mà là vùng giàu tài
nguyên, giàu nguồn lực và đó chính là tiền năng, thế mạnh để phát triển KT-XH bền vững vùng Tây Bắc. 
pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Định vị các nguồn lực phát triển bền vững vùng Tây Bắc góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng - Trần Quốc Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_dinh_vi_cac_nguon_luc_phat_trien_ben_vung_vung_tay_ba.pdf

Nội dung text: Đề tài Định vị các nguồn lực phát triển bền vững vùng Tây Bắc góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng - Trần Quốc Hùng

  1. 416 Trần Quốc Hùng yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể”. GS.TS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói theo cách của nhà triết học phương Tây một thời, đó chính là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất con người. Một khi những nhận thức giá trị ấy đã hình thành và định hình, nó chi phối cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con người” [Ngô Đức Thịnh, tr. 22]. Giá trị bao gồm giá trị cá nhân và giá trị xã hội. “Mỗi cá nhân có hệ thống giá trị riêng và hệ thống giá trị này tương đối ổn định. Giá trị của cá nhân bị ảnh hưởng bởi môi trường nuôi dưỡng, môi trường xã hội, kinh nghiệm và sự giáo dục của cá nhân” [Phạm Thị Thúy Hương và cộng sự, tr. 42]. Giá trị cá nhân là sự biểu hiện của giá trị xã hội, thông qua các giá trị cá nhân, ta có thể nhận biết được các giá trị xã hội. Từ đó, các tác giả đưa ra khái niệm “Giá trị văn hóa” (cultural value) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ). “Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy, mà văn hóa thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội” [Ngô Đức Thịnh, tr. 23]. Như vậy, mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử đã sáng tạo, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa phục vụ cho nhu cầu đời sống của họ. Các giá trị văn hóa luôn được bồi đắp, duy trì và trao truyền cho các thế hệ hôm nay và mai sau và ngày càng trở nên phong phú hơn. Nó giúp cho mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc khẳng định bản sắc riêng vốn có của mình thông qua các giá trị văn hóa cốt lõi. - Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Trong các văn bản pháp lý của quốc tế và Việt Nam, ta thường nhắc đến các thuật ngữ: bảo vệ, bảo tồn, bảo quản. Nhận thấy, các thuật ngữ này có những nội dung tương đồng về quản lý, BV&PH giá trị văn hóa nhằm hạn chế tình trạng xuống cấp, mai một, biến dạng văn hóa, cụ thể như sau: Bảo vệ (protect) chứa đựng nội dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hay nói cách khác bảo vệ là “giữ không để cho bị xâm phạm”. Bảo tồn (prevervation) mang ý nghĩa rộng hơn bảo vệ, là “hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại” hay nói cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản giá trị hiện trạng và hạn chế tình trạng xuống cấp của giá trị đó. Bảo quản (maintenance) mang nghĩa sử dụng những biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, giữ gìn, hạn chế các nguy cơ bị hư hỏng của đối tượng được nguyên vẹn tồn tại lâu dài [Lê Thị Thu Phượng, tr. 33 - 34]. UNESCO đã định nghĩa “Bảo vệ” là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này13. “Danh từ “Bảo vệ” có nghĩa là việc thông qua các biện pháp nhằm bảo tồn, gìn giữ và tăng cường sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Động từ “Bảo vệ” có nghĩa là thông qua các biện pháp đó”14. Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê cho rằng: phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [Hoàng Phê, tr. 768]. Phát huy giá trị di sản (heritage promotion): là những hành động nhằm đưa DSVH vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội [Lê Thị Thu Phượng, tr. 35]. Như vậy, BV&PH giá trị văn hóa là hai nội dung của một thể thống nhất, có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng và tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển văn hóa. Có bảo vệ giá trị văn hóa tốt, mới có thể phát huy giá trị văn hóa hiệu quả và phát huy giá trị văn hóa hiệu quả là cơ sở để bảo tồn tốt. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi vận dụng quan điểm lý thuyết BV&PH giá trị văn hóa cũng cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, tránh cứng nhắc, dập khuôn máy móc dễ gây ra tác dụng ngược đến giá trị văn hóa. - Du lịch cộng đồng 13 UNESCO (2003), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, họp phiên thứ 32 tại Paris. 14 UNESCO (2005), Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, họp phiên thứ 33 tại Paris.
  2. 418 Trần Quốc Hùng suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng Sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,645 triệu ha (tỷ lệ 10,5 % so với tổng diện tích cả nước) với 4.713.048 dân (tỷ lệ 15,5 % so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 88 người trên 1 km². Bảng 1. Dân số và diện tích các tỉnh Tây Bắc TT Tên Tỉnh Diện tích Dân số Mật độ dân số (km²) (người) (người/km²) 1 Hòa Bình 4.600,30 854.131 185 2 Sơn La 14.123,50 1.248.415 88 3 Điện Biên 9.541,00 598.856 63 4 Lai Châu 9.068,80 460.196 51 5 Lào Cai 6.364,02 730.420 115 6 Yên Bái 6.887,70 821.030 121 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia) Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe, tiêu biểu là điệu múa xòe hoa được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, có các dân tộc khác như Mông, Dao, Tày, Khơ Mú, La Hủ, La Ha, Kinh, Nùng, Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến, với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng “chân núi” là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn16. Tây Bắc có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như: Du lịch, dịch vụ và thương mại, khai khoáng, thủy điện, Trong đó, nguồn lực chính được các tỉnh Tây Bắc chú trọng quan tâm, chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Một nguồn lực lớn trong bối cảnh hiện nay, cần được BV&PH giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS kết hợp với cảnh quan thiên nhiên trong lành, núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang, Tất cả các yếu tố đó là nguồn lực nội sinh tạo ra sinh kế mới, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân thông qua các hoạt động thương mại, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, 4. ĐỊNH VỊ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC GÓP PHẦN BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Từ việc nhận diện các nguồn lực phát triển bền vững vùng Tây Bắc gắn với BV&PH giá trị văn hóa DTTS phục vụ phát triển DLCĐ, qua đó phân tích một số vấn đề đặt ra từ góc độ thực tiễn. Trước khi đưa ra các giải pháp, cần nhìn nhận, định vị lại các điều kiện và nguồn lực góp phần BV&PH giá trị văn hóa các DTTS vùng Tây Bắc một cách khoa học, hiệu quả và khả thi. Bằng khung phân tích SWOT, thông qua các vấn đề cơ bản sau: 4.1. Định vị các nguồn lực phát triển bền vững vùng Tây Bắc qua khung phân tích SWOT 16 ùng Tây Bắc Việt Nam, truy cập ngày 25/5/2020.
  3. 420 Trần Quốc Hùng 4.2. Chiến lược phát triển Bảng 3. Định vị chiến lực phát triển bền vững vùng Tây Bắc Chiến lược phát huy các điểm mạnh Chiến lược nắm bắt cơ hội - Phát huy lợi thế nằm trong vị trí địa kinh tế - - Phát huy tối đa các chính sách của Trung ương và của chính trị, quốc phòng - an ninh trọng yếu. tỉnh từ đó thu hút các nguồn đầu tư lớn vào phát triển hạ - Thực hiện hiệu quả sự chỉ đạo và sự hỗ trợ của tầng cơ sở, các ngành công nghiệp, dịch vụ của vùng. Trung ương cùng với nguồn lực đầu tư tư nhân - Tận dụng tối đa các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài. trong việc thực hiện vững chắc các quy hoạch xét Đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa, du lịch. tới tầm nhìn trong tương lai. - Thực hiện các lộ trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề - Đẩy mạnh phát triển du lịch: khai thác và sử dụng theo các chương trình dự án của trung ương và của địa hợp lý các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài phương đã đề ra. Sớm áp dụng các cơ chế chính sách đặc nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt, là các dạng tài biệt được sự cho phép của Trung ương. nguyên về di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, các nét - Đời sống cộng đồng ngày càng được nâng cao. sinh hoạt văn hóa truyền thống của các DTTS. - Cộng đồng ngày càng nhận thức vị trí và vai trò quan - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, đào tạo trọng của BV&PH giá trị văn hóa nên có nhiều hoạt động các ngành nghề mà địa phương cần phát triển chủ tích cực. yếu là văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến - Giao lưu văn hóa được mở rộng giúp cộng đồng nhận nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ diện được các giá trị văn hóa của dân tộc mình và có nhằm đáp ứng như cầu đạo tào. những phương thức BV&PH giá trị văn hóa ngày càng - Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chính sách, hiệu quả và bền vững hơn. chương trình dự án của Trung ương và của vùng nhằm phát triển KT-XH bền vững. - Về cộng đồng DTTS sinh sống tập trung là một lợi thế trong quy hoạch BV&PH giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch. - Cộng đồng có tính cố kết cộng đồng cao là cơ sở vững chắc cho các hoạt động BV&PH giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Chiến lược khắc phục điểm yếu Chiến lược loại bỏ thách thức - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về di sản văn - Duy trì nhịp độ tăng trưởng, chú trọng sử dụng các hóa, thực hiệu tốt Đề án tinh giản bộ máy biên chế. nguồn vốn đầu tư vào các ngành kinh tế mang hiệu quả - Tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác cao và bền vững (du lịch, dịch vụ, ). BV&PH giá trị DSVH. Gắn việc bảo tồn với phát - Tạo các cơ chế mới, linh hoạt, hiệu quả, giải phóng các triển các dịch vụ văn hóa. tiềm năng bằng sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có. - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ làm - Hướng đến phát triển bền vững, thân thiện với môi công tác BV&PH giá trị văn hóa tại cơ sở. trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến không gian BV&PH - BV&PH đi liền với việc sáng tạo và trao truyền các giá trị văn hóa và không gian phát triển của ngành du các giá trị DSVH phù hợp với xu hướng phát triển lịch, dịch vụ. nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa. - Tạo sự khác biệt của ngành du lịch với các địa phương - Nâng cao đời sống của cộng đồng, đặc biệt là các và các nước trong khu vực thông qua việc phát huy và nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần. phát triển các loại hình du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các DTTS của vùng. - Quan tâm đến việc nuôi dưỡng và trao truyền DSVH đến thế thệ trẻ. Đa dạng các hình thức giảng - Tạo việc làm dồi dào theo lĩnh vực ngành nghề, đảm bảo dạy trong nhà trường và cộng đồng về giáo dục di an sinh xã hội và giảm chênh lệch giàu nghèo. sản văn hóa. - Tăng cường vai trò các tổ chức phi quan phương trong - Tăng cường tính cố kết cộng đồng trong các hoạt cộng đồng. Đa dạng các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong động BV&PH giá trị văn hóa thông qua các tổ chức thực hành văn hóa. phi quan phương tại cộng đồng, tăng cường vai trò - Định hướng thế hệ trẻ tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí tự chủ, tự quản và tự quyết của cộng đồng. thông qua các hoạt động giáo dục di sản tại gia đình, cộng đồng và nhà trường.
  4. 422 Trần Quốc Hùng - Giải pháp về giáo dục di sản văn hóa trong cộng đồng và nhà trường + Di sản văn hóa là tài sản chung của cả cộng đồng. Việc BV&PH giá trị văn hóa là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, do vậy giáo dục văn hóa truyền thống là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân và cả cộng đồng theo phương châm người biết nhiều dạy người biết ít, nghệ nhân trao truyền các kỹ thuật về tri thức văn hóa cho các học trò, trong gia đình, dòng họ ông bà, cha mẹ truyền thụ cho con cháu những bí kíp gia truyền - Giải pháp về hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về hoạt động BV&PH các giá trị văn hóa + Hợp tác thực hiện với các tổ chức, cá nhân trong sản xuất các chương trình giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất và người Tây Bắc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt các chương trình quốc tế giới thiệu về Việt Nam trong đó có Tây Bắc. + Tăng cường các chương trình giao lưu văn hóa tại các sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế nhằm trao đổi, nắm bắt cơ hội hợp tác văn hóa. * Nhóm giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng - Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa + Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất đồng bào DTTS Tây Bắc đã sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Họ chính là chủ thể sáng tạo ra các giá trị DSVH đó. Chính vì vậy, việc BV&PH giá trị đó nữa hay không còn tùy thuộc vào nhận thức, thái độ và tâm thế của mỗi thành viên trong cộng đồng. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. + Giúp cộng đồng nhận diện giá trị văn hóa truyền thống có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống đương đại và thực trạng các giá trị đó đang ngày càng mai một và thất truyền. Việc BV&PH giá trị văn hóa truyền thống xuất phát từ chính nhu cầu của cộng đồng và chính cộng đồng là người thực hiện công việc bảo vệ, vai trò của nhà nước và các bên liên quan chỉ là định hướng và hỗ trợ. + Cộng đồng cần nhận thức DSVH là một tài sản, một vốn sinh kế trong phát huy nội lực nhằm phát triển KT- XH, đặc biệt gắn liền với phát triển du lịch. Từ tâm thế bảo vệ một cách thụ động, bảo vệ theo các chương trình của nhà nước, của các tổ chức bên ngoài cộng đồng, cộng đồng chủ động hơn với tâm thế làm cho chính mình. Chỉ có nhận thức đúng đắn mới có thể BV&PH giá trị văn hóa truyền thống một cách hiệu quả và bền vững. - Giải pháp về phát huy vai trò gia đình, dòng họ và cộng đồng trong việc trao truyền di sản văn hóa + Thứ nhất: Mỗi cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của DSVH, từ đó luôn có ý thức học hỏi vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc để bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. + Thứ hai: Gia đình phải thực hiện đúng chức năng, vai trò và trách nhiệm của gia đình: nuôi dưỡng, truyền dạy DSVH dân tộc, đạo nghĩa, đạo hiếu Phát triển kinh tế bền vững phải dựa trên những chuẩn mực văn hóa truyền thống của dân tộc. + Thứ ba: Tăng cường vai trò của dòng họ, gia tộc trong việc giáo dục con cháu về cội nguồn dân tộc, hiếu kính, trao truyền DSVH, bí kíp gia truyền Những tri thức văn hóa đó cần phải làm cho nó luôn sống mãi, không bị mai một, theo những người già về thế giới bên kia. + Thứ tư: Cộng đồng là nơi giữ gìn nhiều yếu tố văn hóa, phong tục tập quán truyền thống nhất. Tuy nhiên, phải biết “gạn đục khơi trong”, phải nhận thức cho đúng các giá trị văn hóa đích thực, biết loại bỏ những hủ tục, mê tín không còn phù hợp đã được khoa học chứng minh. Biết làm sống lại và nhân lên các mỹ tục như: các điệu dân ca, Soọng cô, hội xuân, những giá trị đã làm nên bản sắc dân tộc. 6. KẾT LUẬN Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng DTTS Tây Bắc là một chủ đề không mới nhưng được các tổ chức công tư, các nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bởi, văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội, phục vụ nhu cầu xã hội và trong quá trình quản lý văn hóa nảy sinh nhiều vấn đề cần phải có các giải pháp quản lý, BV&PH trong từng bối cảnh, môi trường cụ thể. Nhận diện và đánh giá các nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển bền vững là một việc không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có cách nhìn khách quan, toàn diện dựa vào các luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp hữu hiệu, bởi văn hóa tham gia vào mọi quá trình, hoạt động lao động, sản xuất, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của cộng đồng. Trên cơ sở định vị các nguồn lực phát triển của vùng Tây Bắc và dựa vào định hướng của Đảng và nhà nước trong bối cảnh phát triển hội nhập hiện nay nhằm đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả