Đề tài Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và giải pháp

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, 2002), du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên với các tiêu chí: (i) Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, thường được
triển khai tại nơi thiên nhiên còn hoang sơ; (ii) Có hoạt động giáo dục môi trường và diễn giải môi trường; (iii) Có
hoạt động giảm thiểu tác động đến tài nguyên và văn hóa; (iv) Có hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn; (v) Có mang lại lợi
ích cho cộng đồng địa phương. DLST có lịch sử phát triển lâu đời từ khi Vườn quốc gia YellowStone được thành
lập năm 1872. Đến nay, DLST được phát triển một cách rộng rãi trên thế giới và được coi là “loại hình du lịch của
tương lai” do tính ưu việt và đáp ứng được xu thế mới của du khách. Việt Nam là nước đứng thứ 16 về tính đa dạng
sinh học trên thế giới và có hệ thống gồm 176 Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là cơ hội lớn để phát triển DLST.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Vườn quốc gia và KBTTN Việt Nam, các nhà khoa học, báo cáo của các
tổ chức và cơ quan có liên quan, bài viết sẽ tập trung phân tích các tiềm năng, hiện trạng, thách thức và đề xuất các
giải pháp để phát triển DLST tại các Vườn quốc gia (VQG) và KBTTN của Việt Nam. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_du_lich_sinh_thai_tai_cac_vuon_quoc_gia_va_khu_bao_to.pdf

Nội dung text: Đề tài Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng, thách thức và giải pháp

  1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 9 Du lịch xem rùa đẻ: Sản phầm DLST đặc trƣng của VQG Côn Đảo Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI CÁC VQG/KBTTN CỦA VIỆT NAM Theo Báo cáo kiểm tra hoạt động DLST tại các VQG/KBTTN của Tổng cục Lâm nghiệp (2017), trong số 167 Khu rừng đặc dụng hiện có, có 61 khu đã tổ chức kinh doanh hoạt động DLST (bao gồm 25/34 VQG và 36/133 BTTN). Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các VQG/KBTTN đang tổ chức hoạt động DLST theo 3 hình thức: (i) Tự tổ chức (56 khu); (ii) Liên doanh, liên kết (11 khu); và (iii) Cho thuê môi trường rừng (13 khu). Như vậy, phần lớn các VQG/KBTTN tự tổ chức kinh doanh du lịch (92%), trong đó một số khu có kết hợp với việc liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST. Loại hình du lịch có liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng tại các VQG/KBTTN là cần thiết để đẩy mạnh phát triển du lịch trong bối cảnh nguồn lực của các VQG/KBTTN còn hạn chế. Tuy nhiên, trước khi phê duyệt các dự án phát triển DLST theo loại hình này, cấp có thẩm quyền phải làm tốt quá trình thẩm tra và triểm tra giám sát để tránh việc lợi dụng lỗ hổng để các công ty du lịch phát triển các loại hình du lịch khác và có tác động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên. Theo Báo cáo của Vụ quản lý Rừng đặc dụng và Phòng hộ (2017), các VQG/KBTTN năm 2016 đã đón tiếp trên 2 triệu lượt khách, tăng 178% so với năm 2016 (1.154 nghìn lượt khách). Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của các VQG/KBTTN đạt trên 114 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2015 (77,3 tỷ đồng). Cũng theo thống kê của Vụ quản lý Rừng đặc dụng và Phòng hộ (2017), các VQG/KBTTN đã nộp ngân sách nhà nước 32 tỷ đồng và trích cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên 9 tỷ đồng từ doanh thu du lịch. Số liệu trên cho thấy, số lượng khu khách và doanh thu từ hoạt động DLST của các VQG/KBTTN có sự tăng trưởng đột biến và sẽ ngày càng tăng trong tương lai. Tuy các khoản nộp ngân sách và bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn còn khiêm tốn từ hoạt động du lịch, nhưng những đóng góp từ hoạt động DLST tới công tác bảo tồn của các VQG/KBTTN là hết sức quan trọng và không thể quy ra tiền như hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường nâng cao nhận thức cho du khách và người dân địa phương và góp phần giải quyết công văn việc làm cho người dân.
  2. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 11 các hoạt động của các VQG/KBTTN trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư của nhà nước và các nguồn tài trợ các cho các hoạt động của các VQG/KBTT nói chung và cho hoạt động DLST nói riêng còn rất hạn chế dẫn tới cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản để tổ chức hoạt động DLST như phòng nghỉ, Trung tâm du khách, các tuyến đường mòn và biển diễn giải. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của VNPPA, 2011 và Appleton, MR và nnk, 2012 đều chỉ ra rằng các nhân viên, hướng dẫn viên DLST của các VQG/KBTTN còn thiếu và yếu về chuyên môn. Nghiên cứu cho thấy 88% cán bộ VQG/KBTTN đánh giá rằng họ chưa có đủ năng lực về xây dựng kế hoạch và triển khai DLST, trong khi 73% cho rằng họ chưa có năng lực tốt về diễn giải môi trường (Appleton, MR và nnk, 2012). Việc thiếu năng lực để triển khai hoạt động DLST tại các VQG/KBTTN không những khó khăn cho việc tận dụng lợi thế để phát triển DLST mà còn dẫn đến chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp, chưa cung cấp được các sản phẩm DLST đích thực để làm vừa lòng du khách. Ngoài các nguyên nhân chủ quan, còn có những nguyên nhân khách quan dẫn tới những khó khăn cho hoạt động phát triển DLST tại các VQG/KBTTN của Việt Nam như khó tiếp cận trong khi điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn, số lượng du khách DLST đích thực còn ít Hoạt động quảng bá Du lịch của các Vƣờn quốc gia do Hiệp hội Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên triển khai Ảnh: Bùi Xuân Trường ĐỀ XUẤT Tuy các nghiên cứu gần đây đều đánh giá cao tiềm năng phát triển DLST tại các VQG/KBTTN của Việt Nam, nhưng các báo cáo đều đánh giá các VQG/KBTTN chưa phát triển hoạt động DLST tương xứng với các tiềm năng hiện có. Để phát triển hoạt động DLST cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài, bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp. Trước hết, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển DLST là việc hết sức cấp bách để không những đẩy mạnh sự phát triển mà còn hạn chế các tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch phổ thông tại các VQG/KBTTN. Theo Ông Trần Thế Liên (2011) các cơ chế chính sách về DLST tại các VQG/KBTTN bao gồm các chính sách về định giá môi trường rừng, chính sách sử dụng nguồn thu, chính sách góp vốn liên doanh - liên kết trong hoạt động kinh doanh DLST và bộ tiêu chí đánh giá loại hình DLST đích thực. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản để phục vụ cho hoạt động DLST của các VQG/KBTTN như việc xây dựng các Trung tâm du khách, nhà nghỉ sinh thái và các công trình phụ trợ khác theo hướng sinh thái. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng phải được thể hiện rõ trong Dự án và Đề án phát triển DLST cần được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt một cách nghiêm túc nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên và sinh cảnh khi thi công cũng như trong quá trình vận hành. Các nghiên cứu cũng đưa ra sự cấp bách của việc nâng cao nghiệp vụ du lịch của các VQG/KBTTN để nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu chính đáng của các du khách. Việc đào tạo năng lực cho các cán bộ chuyên trách về du lịch có thể kết hợp
  3. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 13 Phụ lục: Bản đồ hệ thống các VQG/KBTTN Việt Nam Nguồn: Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp