Bài tập lớn Hóa vô cơ - Hợp chất Cr2O3

  • Ôxít crôm (III) (công thức Cr2O3) là chất rắn, không tan trong nước.
  • Ôxít crôm (III) (công thức Cr2O3)  được dùng là chất tạo màu trong  nhóm tạo màu. Nó luôn cho (xanh crôm) đặc trưng dù nung chậm hay nhanh, môi trường lò ôxi hóa hay khử. Tuy nhiên nó cho men màu xanh mờ và nhạt. Nếu có màu xanh có thể chuyển thisang màu xanh cỏ.
  • Ôxít crôm (III) (công thức Cr2O3)  lưỡng tính là dạng ôxít bền vững duy nhất của crôm trong khoảng nhiệt độ đến 1200°C (sau đó nó sẽ bắt đầu hoá hơi một phần). Chất này lấy từ nguồn ôxít crôm tự nhiên hoặc kali đicrômat.
docx 3 trang xuanthi 29/12/2022 1060
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập lớn Hóa vô cơ - Hợp chất Cr2O3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_lon_hoa_vo_co_hop_chat_cr2o3.docx

Nội dung text: Bài tập lớn Hóa vô cơ - Hợp chất Cr2O3

  1. • Cr2O3.xH2O có là thành phần của kết tủa keo nhầy Cr(OH)3 ➢ Ứng dụng: • Ôxít crôm (III) sử dụng trong men có kẽm có khuynh hướng tạo ra kẽm crômat màu nâu (hay cam?). Ôxít crôm kết hợp với thiếc cho màu hồng vì vậy nếu cần làm sáng màu xanh crôm có thể sử dụng vôit bột trắng và ôxít nhôm thay vì dùng thiếc. Màu hồng crôm-thiếc sẽ có độ đồng nhất cao nếu hỗn hợp được nung chảy trước (chủ yếu là tạo sự biến màu) và nếu men có hàm lượng canxi hay stronti cao (tối thiểu 10% CaO), không có kẽm. Thông thường hàm lượng ôxít thiếc khoảng 4-5%, cao hơn ôxít crôm từ 20 đến 30 lần. Màu hồng crôm-thiếc chuyển sang màu tím nếu trong men có lượng đáng kể bo. Nếu men có thành phần là 3,3 SiO2, 0,27 Al2O3, 0,2 B2O3, 0,15 Li2O, 0,5 CaO, 0,1 MgO, 0,15 Na2O được pha màu 5% ôxít thiếc, 0,6% cacbonat côban, 0,17% ôxít crôm sẽ có màu tím đẹp ở mức 6 của que thăm nhiệt. • Ôxít crôm (III) trong men có hàm lượng chì cao sẽ tạo thành crômat chì màu vàng. Trong men gốc nên có thêm các ôxít kiềm thổ. Thêm ôxít kẽm sẽ có thể tạo màu cam. Dưới 950°C, trong men có hàm lượng chì cao, nhôm thấp, ôxít crôm cho màu đỏ đến cam, thường có dạng kết tinh bề mặt. Nếu thêm sô đa màu sẽ chuyển sang vàng. • Ôxít crôm (III) được sử dụng trong hầu hết mọi loại vết màu đen ôxi hóa. Nó có thể chiếm đến 40% trong hệ Cr-Co-Fe và 65% trong hệ Cu-Cr. • Ôxít crôm (III) là một kim loại đánh bóng được gọi là phấn màu xanh lá cây. • Thủy tinh có màu xanh lá cây bằng cách cho thêm oxit Ôxít crôm (III). Điều này cũng tương tự như ngọc lục bảo, cũng là màu của crom. Một màu đỏ là đạt được bằng doping crom (III) thành các tinh thể của corundum, mà sau đó được gọi là hồng ngọc. Do đó, crom được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp. ➢ Điều chế: • Nhiệt phân Cr(OH)3 và (NH4)2Cr2O7: 2Cr(OH)3 = Cr2O3 + 3H2O (NH4)2Cr2O7 = Cr2O3 + NH3 + H2O