Đề tài Du lịch sinh thái tại Thị xã Tân Châu, An Giang: Tiềm năng và thực trạng
Với những lợi ích to lớn có thể đem lại cho tất cả các bên liên quan, du lịch sinh thái
(DLST) đã và đang trở thành xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia,
địa phương. Thị xã Tân Châu sở hữu nhiều tiềm năng phát triển DLST nhưng còn ít được biết
đến so với nhiều địa phương khác trong tỉnh An Giang. Bài viết này hướng tới việc đánh giá
tiềm năng DLST tại Tân Châu cũng như xem xét thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại
địa phương, trên cơ sở đó có những đề xuất giúp các nhà quản lý tại địa phương có hướng đi
tốt hơn và hiệu quả hơn trong khai thác DLST tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng nhưng hoạt động khai thác DLST tại
Tân Châu còn chưa hiệu quả. Chính quyền và cộng đồng địa phương đã có những quan tâm
và định hướng nhất định cho việc phát triển loại hình du lịch này trong tương lai.
(DLST) đã và đang trở thành xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia,
địa phương. Thị xã Tân Châu sở hữu nhiều tiềm năng phát triển DLST nhưng còn ít được biết
đến so với nhiều địa phương khác trong tỉnh An Giang. Bài viết này hướng tới việc đánh giá
tiềm năng DLST tại Tân Châu cũng như xem xét thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại
địa phương, trên cơ sở đó có những đề xuất giúp các nhà quản lý tại địa phương có hướng đi
tốt hơn và hiệu quả hơn trong khai thác DLST tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng nhưng hoạt động khai thác DLST tại
Tân Châu còn chưa hiệu quả. Chính quyền và cộng đồng địa phương đã có những quan tâm
và định hướng nhất định cho việc phát triển loại hình du lịch này trong tương lai.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Du lịch sinh thái tại Thị xã Tân Châu, An Giang: Tiềm năng và thực trạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_du_lich_sinh_thai_tai_thi_xa_tan_chau_an_giang_tiem_n.pdf
Nội dung text: Đề tài Du lịch sinh thái tại Thị xã Tân Châu, An Giang: Tiềm năng và thực trạng
- như nghiên cứu về du lịch. Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về DLST, theo Hiệp hội DLST quốc tế, “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. Không chỉ là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, DLST cũng có thể là loại hình dựa vào các cảnh quan tự nhiên – nhân tạo, các cảnh quan hoàn toàn tự nhiên nhưng do con người quản lý chi phối như rừng trồng, các cánh đồng cao sản, các công viên quốc gia . Hơn thế nữa, các di tích lịch sử, văn hóa hoặc các di tích lịch sử cách mạng cũng là đối tượng của DLST (Nguyễn Văn Thuật, 2016). Tuy xuất hiện muộn hơn so với nhiều loại hình du lịch phổ biến khác, DLST rất nhanh chóng có sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Theo Hiệp hội DLST thế giới, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, DLST là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp du lịch (Nguyễn Quyết Thắng, 2014). Với những lợi ích to lớn mà nó có thể đem lại cho tất cả các bên liên quan, DLST đã và đang trở thành xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia, địa phương. Các vùng, điểm có tiềm năng phát triển DLST nếu biết khai thác đúng cách và hiệu quả sẽ đem lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm năng dồi dào về DLST. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL là: “DLST, khai thác các giá trị văn hóa sông nước, miệt vườn, nghỉ dưỡng, sinh thái biển, đảo ” (Lưu Phước Vẹn, Trần Công Dũ, 2019). Thời gian qua, nhiều mô hình tiêu biểu khai thác DLST tại ĐBSCL đã cho thấy tiềm năng rất lớn của vùng đối với loại hình du lịch này cũng như những đóng góp đáng kể mà DLST có thể đem lại cho cộng đồng, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Là một trong những tỉnh phát triển du lịch mạnh nhất vùng ĐBSCL, An Giang là vùng có đồng bằng rộng lớn, nhiều sông rạch, đồi núi với hệ rừng sinh thái, môi trường phong phú, đa dạng; có nhiều di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng; có nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và lợi ích của cộng đồng cư dân địa phương là định hướng của Tỉnh (UBND Tỉnh An Giang, 2014). Thị xã Tân Châu cũng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển DLST nhưng còn ít được biết đến so với nhiều địa phương khác trong tỉnh như Châu Đốc, Long Xuyên, Tịnh Biên, Tri Tôn. Thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh An Giang nói chung và thị xã Tân Châu nói riêng đã có sự quan tâm hơn tới việc khai thác du lịch tại địa bàn này. Bài viết này hướng tới việc đánh giá tiềm năng DLST tại Tân Châu cũng như xem xét thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại địa phương, trên cơ sở đó có những đề xuất giúp các nhà quản lý tại địa phương có hướng đi tốt hơn và hiệu quả hơn trong khai thác DLST tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. 52
- của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch (Luật Du lịch, 2017). Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, DLST phát triển trên cơ sở những tài nguyên là giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó (Phạm Trung Lương và nnk., 2007). Tài nguyên du lịch tự nhiên của Tân Châu Về khí hậu, Tân Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình năm là 270C, khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch quanh năm. Về vị trí địa lý, thị xã Tân Châu nằm ở phía đông bắc tỉnh An Giang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 208km về phía đông, cách thành phố Cần Thơ 125km về phía đông nam, cách thành phố Long Xuyên 73km về phía đông. Tân Châu thuộc vùng biên giới, là địa phương đầu nguồn sông Tiền, có đường biên giới giáp với tỉnh Kandal Campuchia. Vị trí địa lý này được đánh giá là không khó tiếp cận từ các trung tâm, điểm du lịch phát triển khác của tỉnh hay vùng (Long Xuyên, Châu Đốc, Đồng Tháp TPHCM, Cần Thơ) và thuận lợi trong khai thác du lịch đường thủy, đặc biệt là đón khách quốc tế từ cửa khẩu Vĩnh Xương với Campuchia. Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch (Phạm Trung Lương và nnk, 2007). Cảnh quan tự nhiên của Tân Châu chủ yếu được tạo dựng tự yếu tố sông nước và hệ thực vật phong phú tại địa phương. Về hệ sinh thái tự nhiên, trong các hệ sinh thái điển hình phục vụ DLST được Phạm Trung Lương và cộng sự (2007) đưa ra, Tân Châu có 2 hệ sinh thái là hệ sinh thái sông hồ và hệ sinh thái nông nghiệp. Là nơi đầu nguồn của sông Mekong chảy vào Việt Nam và có cả hai con sông Tiền, sông Hậu chảy qua, Tân Châu có hệ thống cảnh quan sông ngòi và giao thông đường thủy phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước. Bờ kè ven sông Tiền tại khu vực trung tâm và tuyến biên giới Vĩnh Xương kéo dài hơn 2km là công trình lịch sử, là yếu tố tiềm năng trong khai thác phát triển loại hình DLST tại Tân Châu. Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, Tân Châu sở hữu nhiều thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, đem lại nhiều tiềm năng cho phát triển DLST nông nghiệp. Đến nay, thị xã Tân Châu đã thực hiện nhất quán chủ trương quy hoạch lại vùng sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Hiện tại, thị xã đã thực hiện thành công mô hình nhà màng, chủ yếu ươm cây giống rau màu các loại; mô hình“Trồng hoa lan Mokara cắt cành”; mô hình trồng khảo nghiệm cây cà tím gốc ghép; mô hình đổi mới công nghệ ứng dụng nhà màng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất hoa kiểng (xã Phú Vĩnh), trồng dưa lưới (xã Vĩnh Xương), cây sung Mỹ (xã Châu Phong), mô hình sản xuất rau màu, cây ăn trái áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm Cồn Vĩnh Hòa (thuộc ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, T.X Tân Châu), nằm ở vị trí đầu nguồn sông Tiền là “cái nôi” cung cấp nguồn cá tra, cá basa giống tự nhiên cho vùng ĐBSCL. Tất cả những yếu tố 54
- Tân Châu còn có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú như: Hoạt động đờn ca tài tử rộng khắp, các hội cúng đình, chùa miếu hội, cúng thần nông, Trong các lễ hội ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa được thể hiện qua nhân vật tưởng niệm, lễ nghi, phong tục, ẩm thực, cùng nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc trưng thích hợp để khai thác phát triển du lịch. Các món ăn và sản vật đặc sản của Tân Châu cũng khá phong phú, như: Chiếu UZU, lụa (đặc biệt là lụa Lãnh Mỹ A nổi tiếng lâu đời), gấm, khăn của người Chăm, mắm cá mè, bánh bò, lạp xưởng bò, cải bò của người Chăm và các đặc sản ẩm thực Chăm khác, trong đó có những sản phẩm đã có thương hiệu và được đánh giá là sản phẩm chất lượng cao khi tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP. Các làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu và dệt thổ cẩm, đặc biệt sản phẩm thổ cẩm Chăm Châu Phong vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống như: Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác, túi xách luôn là những mặt hàng được khách hàng, nhất là du khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề. Tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói riêng của Tân Châu cũng được lãnh đạo thị xã và người dân địa phương tại đây nhận thức rõ rệt. UNBD Thị xã đã nhận định “Là một thị xã trẻ thuộc tỉnh An Giang, là điểm đầu nguồn của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia, với nhiều tiềm năng về DLST và du lịch văn hóa, Tân Châu có thể là nơi thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và mua sắm” (UBND Thị Xã Tân Châu, 2017). Còn người dân, khi được hỏi về những yếu tố thu hút khách du lịch của Tân Châu, đã đưa ra những đánh giá dưới đây (trên thang điểm từ 1-5 với 1 là không thu hút và 5 là rất thu hút) Bảng 2. Đánh giá của người dân địa phương về các yếu tố thu hút khách du lịch của Tân Châu Sản phẩm / Yếu tố/ Địa điểm Giá trị trung bình 1.Cảnh quan thiên nhiên 3.27 2.Hệ thống sông ngòi, kênh rạch 3.40 3.Các lễ hội truyền thống 3.11 4.Ẩm thực địa phương 3.31 5.Ẩm thực Chăm 2.87 6.Lụa 3.95 7.Thổ cẩm 3.31 8.Chiếu 3.24 9.Trái cây 2.74 10.Làng Chăm 3.21 11.Thánh đường Chăm 3.14 12.Chùa Giồng Thành 3.00 13.Chùa Núi Nổi 3.18 56
- Tìm hiểu quan điểm của lãnh đạo địa phương trong hướng phát triển DLST, nhóm nghiên cứu được đại diện lãnh đạo phường Long Châu cho biết hiện nay phường đã và đang kêu gọi đầu tư để triển khai DLST tại khu vực cồn Vĩnh Hòa nhưng gặp phải khó khăn là nguồn vốn quá lớn. Long Châu có thế mạnh về nông nghiệp, lãnh đạo địa phương cũng đã có ý tưởng và đang kêu gọi trồng những loại cây thích hợp và định hướng chuyển đổi theo kiểu làm trang trại. Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu có phỏng vấn một số chủ hộ có trang trại hoa kiểng, dưa lưới và sung Mỹ có tiềm năng đón khách du lịch vào tham quan, trải nghiệm tại xã Châu Phong, các chủ hộ đều cho biết họ có nhu cầu và sẵn sàng đón tiếp khách du lịch nhưng còn nhiều khó khăn, họ chủ yếu chỉ biết làm nông, không có kinh nghiệm, kiến thức về làm du lịch nên không biết cần triển khai như thế nào, cần được hướng dẫn và hỗ trợ. Từ lâu, DLST đã là một loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt phát triển ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Thúc, 2021). Các mô hình DLST thành công tại vùng ĐBSCL cho thấy loại hình DLST, du lịch nông nghiệp khá thích hợp với sự tham gia của các cộng đồng địa phương, của các hộ gia đình. Trong quá trình khảo sát tại các điểm du lịch nổi bật của Tân Châu, đề tài nhận thấy người dân nơi đây ý thức được lợi ích của phát triển du lịch nhưng sự tham gia còn chưa sâu rộng. Trong tổng số 100 hộ gia đình tham gia khảo sát, có 42 hộ (chiếm 42%) đã tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch với những dịch vụ, sản phẩm, cách thức khác nhau mà trong đó đông nhất là cung cấp dịch vụ ăn uống (19%). Hoạt động liên quan trực tiếp nhất tới DLST là Đón tiếp khách du lịch tại vườn rau/hoa hoặc trang trại mới chỉ được cung cấp bởi 2 hộ dân. Hoạt động Đón tiếp khách du lịch tại nhà/ xưởng sản xuất đồ thủ công cũng chỉ được cung cấp bởi 3 hộ. Dịch vụ Cho khách du lịch thuê phòng ngủ/chỗ ở thì có 7 hộ. Bảng 3. Hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch của người dân địa phương Hoạt động phục vụ khách du lịch Số hộ 1. Chuyên chở khách du lịch 4 2. Hướng dẫn khách du lịch 6 3. Dẫn đường cho khách du lịch 5 4. Sản xuất, bán hàng lưu niệm 8 5. Cho khách du lịch thuê phòng ngủ/chỗ ở 7 6. Cung cấp dịch vụ ăn uống 19 7. Đón tiếp khách du lịch tại vườn rau/hoa hoặc trang trại 2 8. Đón tiếp khách du lịch tại nhà/ xưởng sản xuất đồ thủ công 3 9. Biểu diễn đờn ca tài tử phục vụ du khách 2 10. Khác 0 11. Chưa tham gia cung cấp dịch vụ cho khách du lịch 58 (Nguồn: Khảo sát của Đề tài, 2020) Có thể thấy, mặc dù có nhiều tiềm năng trong phát triển DLST nhưng hiện nay loại hình này hầu như chưa được khai thác tại Tân Châu, người dân tham gia còn hạn 58
- trọng, các điều kiện tự nhiên và sinh thái nông nghiệp vốn là điểm mạnh của thị xã chưa được tận dụng tốt; Thứ ba, người dân địa phương đánh giá cao tiềm năng du lịch của địa bàn sinh sống nhưng chưa tham gia chủ động, tích cực và hiệu quả trong khai thác tiềm năng này; Thứ tư, lãnh đạo địa phương và người dân đều có nhận thức tốt và sự quan tâm đối với phát triển DLST, thể hiện mong muốn và định hướng chú trọng phát triển loại hình du lịch này trong tương lai. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hướng đi, hoạt động cụ thể cho việc triển khai loại hình DLST tại Tân Châu trong thời gian tới: – Tiếp tục kêu gọi đầu tư để có các nguồn lực cho việc khai thác bài bản, hệ thống như xây dựng các khu, điểm DLST tại những khu vực có tiềm năng (cồn, bãi); – Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông để thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển đưa đón khách tới các điểm du lịch; – Thu hút các thành phần tham gia kinh tế du lịch, triển khai các mô hình DLST nhỏ, tại chỗ (miệt vườn, homestay ) trên cơ sở tiềm năng sẵn có (vườn cây ăn trái, hoa màu của người dân địa phương, đời sống sinh hoạt sông nước, ẩm thực địa phương ); – Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng, cung cấp thông tin cho các hộ dân có đủ điều kiện và có nhu cầu tham gia kinh doanh du lịch; – Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng, chủ yếu theo hướng khai thác thế mạnh nông nghiệp, tạo dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp dựa vào những lợi thế và đặc trưng riêng của Tân Châu; – Gắn phát triển DLST với xây dựng nông thôn mới và chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, tận dụng thế mạnh nông nghiệp vào phát triển du lịch. Bài viết này còn nhiều hạn chế do dữ liệu khai thác từ một đề tài tổng quát, không tập trung vào chủ đề DLST và khách thể nghiên cứu còn thiếu nhóm quan trọng có thể đưa ra những đánh giá thiết thực là nhóm du khách (do tác động của đại dịch Covid-19, nhóm nghiên cứu gặp phải trở ngại lớn trong việc thu thập thông tin từ nhóm khách thể này). Do những hạn chế trong nguồn dữ liệu, những phát hiện và nhận định của bài viết mang tính gợi mở. Cần những nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết hơn để có thể phân tích chính xác và đa chiều về hiện trạng DLST tại Tân Châu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lưu Phước Vẹn, Trần Công Dũ (2019). Du lịch sinh thái thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Tài Chính, Kỳ 1 tháng 8/2019. [2] Nguyễn Quyết Thắng (2014). Giải pháp phát triển Du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền trung – Việt Nam. Proceedings of the International conference on tourism globalization and tourism localization 2014. 60