Đề tài Giá trị của danh thắng Ngũ Hành Sơn từ góc nhìn của chuyên gia, người làm du lịch và du khách

Nghiên cứu này nhằm phân tích những giá trị của Danh thắng
Ngũ Hành Sơn qua đánh giá của chuyên gia, người làm du lịch và
du khách. Thống kê mô tả và phân tích ANOVA là hai phương
pháp được sử dụng để làm rõ sự khác biệt trong đánh giá của các
bên liên quan. Kết quả cho thấy Danh thắng Ngũ Hành Sơn được
chuyên gia và người làm du lịch đánh giá rất cao về các giá trị.
Tuy nhiên, du khách hầu như đánh giá thấp về các giá trị của
Danh thắng bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Như vậy,
hoạt động chuyển tải giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn đối
với du khách chưa hiệu quả. Từ đó, nhóm tác giả đã gợi ý một số
giải pháp nhằm nâng cao giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn
trong hoạt động du lịch. 
pdf 14 trang xuanthi 03/01/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giá trị của danh thắng Ngũ Hành Sơn từ góc nhìn của chuyên gia, người làm du lịch và du khách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_gia_tri_cua_danh_thang_ngu_hanh_son_tu_goc_nhin_cua_c.pdf

Nội dung text: Đề tài Giá trị của danh thắng Ngũ Hành Sơn từ góc nhìn của chuyên gia, người làm du lịch và du khách

  1. 6 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - tâm linh, tinh thần, xã hội, Chính vì vậy, năm 1980 DTNHS đã được xếp hạng là Di tích quốc gia và đến năm 2018 là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đối với thành phố Đà Nẵng, DTNHS là một biểu tượng văn hóa và là điểm đến của nhiều du khách trong ngoài nước khi đến với Đà Nẵng. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng lượt khách tham quan DTNHS luôn tăng qua các năm, tốc độ tăng mỗi năm dao động từ 5% đến 35%; năm 2018, tổng lượt khách tham quan DTNHS là 1.99 triệu (tăng 33.8% so với năm 2017); năm 2019, tổng lượt khách tham quan DTNHS là 2.1 triệu (tăng 5.5% so với năm 2018) (Ban Quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn, 2020). Mặc dù, DTNHS đã thu hút được một lượng lớn khách tham quan nhưng chủ yếu là khách quốc tế và khách tham quan lần đầu tiên. Theo kết quả khảo sát khách tham quan hằng năm của Ban Quản lý Di tích DTNHS, tỷ lệ du khách quay lại sau khi tham quan Danh thắng chỉ đạt khoảng 20%. Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao DTNHS chứa đựng nhiều giá trị lớn nhưng vẫn chưa thu hút được khách nội địa và du khách đã tham quan thì ít có ý định quay lại? Những giá trị nào của DTNHS cần được quan tâm trong hoạt động tổ chức tham quan? Hiện nay, những nghiên cứu về DTNHS rất ít. Gần đây nhất, P. T. Le và Le (2021) đã áp dụng “Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch” để đánh giá DTNHS. Bài viết này tập trung vào 06 tiêu chí gồm tài nguyên du lịch, sản phẩm dịch vụ, quản lý điểm đến, cơ sở hạ tầng, sự tham gia của cộng đồng địa phương và sự hài lòng của khách du lịch. Đối với giá trị của DTNHS, chưa có bất kỳ nghiên cứu, báo cáo hay đánh giá nào được công bố. Các bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về DTNHS hay một số giá trị của Danh thắng. Trong khi đó, việc nhận thức đúng đắn các giá trị của DTNHS là nền tảng cho hoạt động bảo tồn, khai thác và phát triển các giá trị của Danh thắng. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành phân tích các giá trị của DTNHS qua khảo sát chuyên gia, người làm du lịch và du khách. Từ đó, xác định được các giá trị của DTNHS và sự khác biệt trong đánh giá của 03 đối tượng khảo sát về các giá trị. Đánh giá của chuyên gia và người làm du lịch sẽ làm rõ những giá trị tiêu biểu của DTNHS và nhận thức của người làm du lịch về giá trị của DTNHS. Đánh giá của khách tham quan thể hiện năng lực chuyển tải giá trị của Danh thắng đến du khách. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin khoa học và thực tiễn góp phần định hướng nâng cao giá trị của DTNHS trong khai thác du lịch. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Tài nguyên du lịch và giá trị tài nguyên du lịch Theo Quốc hội (2017), Tài Nguyên Du Lịch (TNDL) là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.” TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Việc đánh giá chính xác giá trị của TNDL là rất quan trọng trong khai thác cũng như bảo tồn TNDL. Quá trình đánh giá cần quan tâm đến yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý của du khách nên đây là một việc làm rất khó khăn và phức tạp. Bui (2007) đã đề cập đến bốn phương pháp đánh giá TNDL: (1) Kiểu tâm lý - thẩm mỹ: Tiêu chí đánh giá được sử dụng là giá trị cảm nhận của du khách; (2) Kiểu sinh khí hậu: Tiêu chí đánh giá được sử dụng là các chỉ số sinh khí hậu; (3) Kiểu đánh giá kỹ thuật: Tiêu chí đánh giá được sử dụng là số lượng và chất lượng của TNDL; (4) Kiểu đánh giá kinh tế: Tiêu chí được sử dụng là hiệu quả kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai mà TNDL đem lại. Weipeng và Limeng (2014) cho rằng TNDL gồm 07 giá trị: Giá trị cảnh quan (Ornamental value), giá trị giải trí (Leisure value), giá trị sử dụng (Use value), giá trị lịch sử (Historical value), giá trị văn hóa (Cultural value), giá trị khoa học (Scientific value), giá trị nghệ thuật (Artistic value). Một nghiên cứu của C. T. B. Nguyen, Nguyen, và Ong (2016) về TNDL tại huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ cho thấy TNDL gồm có 04 giá trị là giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật,
  2. 8 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - Giá trị Nguồn Nguyen Khoi (2019) Lễ hội Quán Thế Âm NHS được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể VKN7 Luu (2021) Quốc Gia vào đầu năm 2021. NHS ẩn chứa vẻ đẹp vừa khoáng đãng lãng mạn, pha nét trầm mặc cổ S. Nguyen VKN8 kính, bởi sự hoà quyện như hình với bóng giữa chùa chiền, hang động (2019) NHS nơi lưu giữ dấu tích gắn với sự phát triển liên tục từ văn hóa Sa D. H. Dang KC1 Huỳnh tiếp nối đến văn hoá Chăm Pa. (2014) Khảo NHS gắn với quá trình cư trú, thờ thần, giao thương của cư dân Chăm từ cổ KC2 Thich (1972) thế kỷ thứ VII - XI. (KC) NHS lưu giữ dấu tích đền tháp (đài thờ, trụ cửa, gạch, gốm) và di vật Ngoc Ha KC3 điêu khắc Chăm (bi ký, tượng thần, tượng linga-yoni) (2018) Ban Quản lý Di Quá trình hình thành NHS gắn với tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của tích Danh thắng Tâm TTX1 linh – người đi lập nghiệp lúc bấy giờ. Ngũ Hành Sơn tinh (2012) thần – NHS là nơi viếng, dâng hương, lễ bái vào những dịp lễ, vía đặc biệt xã hội vào dịp lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm của Lễ hội Quán Thế Âm thu A. Duong TTX2 (TTX2) hút hàng vạn cộng đồng Phật tử, nhân dân địa phương, cùng du khách (2021) trong và ngoài nước tham gia. Phong Quần thể núi NHS được hình thành như sự sắp đặt của tạo hoá tương ứng PCS1 T. Q. Le (2017) thuỷ, với các phương vị của bát quái trong triết học phương Đông. cảnh DTNHS là một kiệt tác nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy PCS2 T. Q. Le (2017) quan, tú” huyền ảo thơ mộng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng. sinh thái NHS có quần thể 07 cây di sản trong đó với những cây đại thụ ước Xuan Son PCS3 (PCS) chừng từ 206 đến 611 năm tuổi. (2019) Ban Quản lý Di Quần thể DTNHS được hình thành từ những khối núi đá vôi nằm ở mép tích Danh thắng DD1 phía Bắc của dãy Trường Sơn Nam và mang đầy đủ các tính chất của núi Ngũ Hành Sơn đá vôi Việt Nam. Địa (2018) chất, NHS tập hợp đa dạng về số lượng, phong phú về hình thái của hệ thống Duc Hoang DD2 địa hang động đá vôi Karst. (2019) hình Ban Quản lý Di (DD) Hang động NHS không có hệ thống thạch nhũ ngưng tụ treo lưng chừng tích Danh thắng từ trên trần động xuống hoặc mọc khắp trên nền động; đỉnh động có DD3 Ngũ Hành Sơn những lỗ hổng thông với bên ngoài nên đa số hang động thường rộng rãi, (2018) lấy được ánh sáng bên ngoài, thoáng mát, nền động bằng phẳng. Hệ thống bia ma nhai (văn khắc Hán Nôm) NHS nhiều về số lượng, đa N. N. Le (2019) TL1 dạng niên đại khắc bản và thể loại, đặc biệt quy tụ nhiều tác giả là danh nhân của 3 miền Tư liệu Hệ thống bia ma nhai (văn khắc Hán Nôm) tại NHS với nghệ thuật điêu Phuong Uyen khắc vô cùng tinh xảo, được lưu giữ trên hệ thống bia ký thời các chúa TL2 (2021) (TL) Nguyễn, đã ghi dấu một nét son đáng tự hào, trên bản đồ phân bố ma nhai Việt Nam. NHS Lục là thư tịch quý miêu tả về NHS cũng như sự phát triển của Phật TL3 T. Dang (2017) giáo xứ Quảng thời bấy giờ. Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2021) 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia, người làm du lịch và khách tham quan DTNHS được
  3. 10 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - Tâm linh - tinh thần - xã hội). Có lẽ người làm du lịch là người trực tiếp tiếp cận đối tượng tham quan qua đó họ có cơ hội thực địa, tìm hiểu, nghiên cứu trọn vẹn và chân thực nhất về những giá trị của DTNHS. Bảng 3 Điểm đánh giá chung về giá trị của DTNHS Giá trị Chuyên gia Người làm du lịch Khách tham quan 1. Lịch sử 4.21 4.29 3.62 2. Văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật 4.08 4.14 3.75 3. Khảo cổ 3.92 4.21 3.62 4. Tâm linh - tinh thần - xã hội 3.86 3.60 3.56 5. Phong thủy - cảnh quan - sinh thái 4.12 4.25 3.61 6. Địa hình 4.00 4.29 3.52 7. Tư liệu 3.79 4.10 3.49 Trung bình chung 4.00 4.13 3.60 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2021) Như vậy, mặc dù DTNHS được các chuyên gia nhận định là có giá trị lớn, được những người làm du lịch hiểu và quan tâm nhưng kết quả là vẫn không chuyển tải hiệu quả những giá trị này đến với du khách tham quan. Đây là một vấn đề mà cơ quan quản lý DTNHS cũng như những người tham gia vào hoạt động du lịch tại DTNHS cần xem xét. Qua đó, có những định hướng, những giải pháp cụ thể trong tương lai nhằm gia tăng giá trị của DTNHS đối với khách tham quan, giúp du khách có những trải nghiệm tích cực khi đến với DTNHS. 4.2. Đánh giá từng giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn 4.2.1. Giá trị lịch sử Hình 1. Đánh giá về giá trị lịch sử của DTNHS Dấu tích chiến đấu chống Pháp và Mỹ của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng (LS4) là giá trị mà du khách ấn tượng và hứng thú nhất khi đến NHS, tiếp theo là tên gọi của DTNHS (LS1). Tuy nhiên, lại có sự chênh lệch khá lớn trong đánh giá của chuyên gia, người làm du lịch và khách tham quan. Cả chuyên gia và người làm du lịch đều đánh giá LS1 cao hơn LS4. Tên gọi của DTNHS từ lâu quen thuộc đối với du khách, khi nghe tên gọi này họ hình dung đơn giản địa danh được đặt tên theo phương vị của Ngũ Hành nên khách tham quan đánh giá đối với giá trị này là không cao. NHS được các triều vua viếng thăm, tu bổ, tôn tạo từ giữa thế kỷ XVII, XIX, XX. Tương
  4. 12 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - Hình 2. Đánh giá về giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của DTNHS 4.2.3. Giá trị khảo cổ Hình 3. Đánh giá về giá trị khảo cổ của DTNHS Các giá trị khảo cổ của DTNHS chủ yếu liên quan đến văn hóa Chăm Pa như NHS nơi lưu giữ dấu tích gắn với sự phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh tiếp nối đến văn hoá Chăm Pa (KC1); NHS gắn với quá trình cư trú, thờ thần, giao thương của cư dân Chăm từ thế kỷ thứ VII- XI (KC2); NHS lưu giữ dấu tích đền tháp (đài thờ, trụ cửa, gạch, gốm) và di vật điêu khắc Chăm (bi ký, tượng thần, tượng linga-yoni) (KC3). Các giá trị này được người làm du lịch đánh giá cao trong việc khai thác, thu hút khách tham quan. Tuy nhiên, chuyên gia và khách tham quan lại đánh giá khá thấp. Đặc biệt, KC1, KC2 và KC3 đều có điểm đánh giá gần bằng nhau ở từng đối tượng khảo sát. Như vậy, DTNHS chứa đựng các giá trị khảo cổ có giá trị và được người làm du lịch nhìn nhận nhưng những giá trị này liệu có khả năng đưa vào khai thác trong hoạt động tham quan của du khách không là câu hỏi mà cơ quan quản lý DTNHS phải quan tâm. 4.2.4. Giá trị tâm linh - tinh thần - xã hội
  5. 14 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - Hình 6. Đánh giá về giá trị địa chất, địa hình của DTNHS Giá trị địa chất, địa hình, đặc biệt là DD3 - Hang động NHS không có hệ thống thạch nhũ ngưng tụ treo lưng chừng từ trên trần động xuống hoặc mọc khắp trên nền động; đỉnh động có những lỗ hổng thông với bên ngoài nên đa số hang động thường rộng rãi, lấy được ánh sáng bên ngoài, thoáng mát, nền động bằng phẳng được chuyên gia đáng giá rất cao (4.36 điểm). Tuy nhiên, điểm đánh giá của chuyên gia và khách tham quan về giá trị địa chất, địa hình thì lại không cao. 4.2.7. Giá trị tư liệu Hình 7. Đánh giá về giá tư liệu của DTNHS Theo N. N. Le (2019), hệ thống bia ma nhai (văn khắc Hán Nôm) NHS nhiều về số lượng, đa dạng niên đại khắc bản và thể loại, đặc biệt quy tụ nhiều tác giả là danh nhân của 03 miền ; Phuong Uyen (2021), hệ thống bia ma nhai (văn khắc Hán Nôm) NHS với nghệ thuật điêu khắc vô cùng tinh xảo, được lưu giữ trên hệ thống bia ký thời các chúa Nguyễn, đã ghi dấu một nét son đáng tự hào, trên bản đồ phân bố ma nhai Việt Nam. Ngoài ra, NHS có đang lưu trữ NHS Lục là thư tịch quý miêu tả về NHS cũng như sự phát triển của Phật giáo xứ Quảng thời bấy giờ (T. Dang, 2017). Tuy nhiên, các giá trị này đều được chuyên gia và người làm du lịch đánh giá không cao trong việc thu hút khách du lịch. Điều này cũng đúng với quan điểm của khách tham quan bởi giá trị tư liệu được đánh giá rất thấp, chỉ từ 3.4 điểm đến 3.56 điểm. 4.3. Sự khác biệt về giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn từ các góc nhìn
  6. 16 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - DTNHS chứa đựng nhiều giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hoá, khảo cổ, cảnh quan, , nhưng để hiểu biết một cách tường minh về danh thắng này du khách cần phải trang bị, tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau: Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí; Lịch sử NHS chùa Non Nước; Quảng Nam địa lý - lịch sử - nhân vật Nhưng những tài liệu nói trên hiện tại vẫn đang nằm rải rác, không tập trung. Vì vậy du khách nào muốn nghiên cứu để hiểu một cách chuyên sâu giá trị của DTNHS cần đầu tư nhiều công sức và thời gian tìm kiếm. Do vậy, Ban quản lý Di tích DTNHS nên xây dựng phòng trưng bày sách chuyên khảo hoặc những bản dịch hệ thống ma nhai tại DTNHS giúp du khách thuận lợi trong việc tìm hiểu. Tuy nhiên, trong số những du khách đến với Danh thắng không phải ai cũng có thời gian đọc sách hoặc là yêu đọc sách, vì vậy để đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Ban quản lý Di tích DTNHS nên phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện 01 video đầy đủ chi tiết về quần thể DTNHS để chia sẻ, gửi cho các công ty du lịch để giới thiệu tới du khách, hoặc có thể chiếu cho du khách xem trước khi tham quan toàn bộ Danh thắng. Thứ tư: Có chính sách đầu quảng bá DTNHS Giá trị của DTNHS là rất lớn, nhưng đối với du khách khi nhắc tới Danh thắng này chỉ hình dung ở đây có 05 ngọn núi mang tên Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ, có lễ hội Quán Thế Âm, có làng nghề thủ công đá mỹ nghệ, có một số ngôi chùa, Còn những giá trị đặc sắc như hệ thống ma nhai, bảo tàng Phật Giáo, từng là nơi ở người Chăm xưa, có ít du khách biết. Vì vậy, cơ quan quản lý du lịch nên đầu tư quảng bá bằng hình ảnh, video hoặc là tổ chức game show tìm hiểu về DTNHS, hay phối hợp đài truyền hình Việt Nam giới thiệu về DTNHS trong seri “Việt Nam vẻ đẹp bất tận”. 6. Kết luận DTNHS được xem biểu tượng của thành phố Đà Nẵng và nay trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt, những giá trị chứa đựng tại Danh thắng là vô cùng to lớn. Nhưng làm sao chuyển tải hết những giá trị quý giá này đến với du khách, nhằm thu hút họ đến ngày một đông cũng như quay lại tham quan nhiều lần hơn, góp phần tăng doanh thu du lịch cho địa phương. Để làm được điều này cần sự chung tay vào cuộc không chỉ thuyết minh viên, hướng dẫn viên, Ban Quản lý Di tích DTNHS và quan trọng là sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan chức năng quản lý du lịch. Tài liệu tham khảo Ban Quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn. (2012). Truyền thuyết Ngũ Hành Sơn [The legend of Marble Mountain]. Retrieved April 12, 2021, from sn/ Ban Quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn. (2018). Ví trí-Đặc điểm-Địa chất quẩn thể Ngũ Hành Sơn [Location-Characteristics-Geology of the Marble Mountains]. Retrieved April 12, 2021, from ngu-hanh-son/ Ban Quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn. (2020). Báo cáo tổng kết 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 [Five- year summary report, 2015 - 2020]. Retrieved April 20, 2021, from Bui, Y. T. H. (2007). Tài nguyên du lịch [Tourism Resources]. Hanoi, Ho Chi Minh: Nhà xuất bản Giáo Dục. Dang, D. H. (2014). Những giá trị văn hóa – lịch sử tại Thổ Sơn [Cultural and historical values in Tho Son]. Retrieved April 20, 2021, from
  7. 18 Lý T. Thương, Lê T. Phượng. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, volume(issue), - Cultural - Spiritual Destinations]. Retrieved April 20, 2021, from hoa/di-tich-van-hoa-quoc-gia-dac-biet-ngu-hanh-son-bai-1-diem-den-lich-su-van-hoa-tam- linh-20190206122514118.htm Phuong Uyen (2021). Độc đáo ma nhai Ngũ Hành Sơn [“Ma Nhai” - An unique epitaph of Marble Mountains]. Retrieved April 20, 2021, from Quốc hội. (2017). Luật du lịch [Law on tourism]. Retrieved April 20, 2021, from Sở Du Lịch Đà Nẵng. (2019). Bài thuyết minh về Danh thắng Ngũ Hành Sơn [Explanatory literature about The Marble Moutain]. Retrieved April 20, 2021, from Thich, H. S. T. H. (1972). Lịch sử Ngũ Hành Sơn chùa Non Nước, Đà Nẵng [History of Marble Mountains, Non Nuoc Pagoda, Da Nang]. Đa Nang, Vietnam: Nhà xuất bản Chùa Non Nước. Van, L. T. (2019). Ẩn ngữ của trầm tích văn hóa [Slang of cultural sediments]. Retrieved April 20, 2021, from 3143302/ Weipeng & Limeng (2014). The reconstruction of tourism resources evaluation model based on regression to the original meaning- Taking the tourism of the Silk Road in Gansu Province as example. Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 6(5), 1631-1635. Xuan Son (2019). Cây di sản trên Ngũ Hành Sơn [Heritage tree on Ngu Hanh Son]. Retrieved April 20, 2021, from hanh-son-3169144/index.htm Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.