Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển ở huyện đảo Phú Quốc
Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ
biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, những hòn đảo
nhiệt đới quanh năm tươi tốt. Đảo Phú Quốc, là đảo lớn nhất Việt Nam sở hữu nhiều
tiềm năng phát triển du lịch biển cần được đầu tư và phát triển. Trên cơ sở phân tích
tiềm năng chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch biển ở huyện đảo Phú
Quốc như: giải pháp về quy hoạch du lịch biển; phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật
chất – kỹ thuật; đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quản bá du lịch biển, phát triển
nguồn nhân lực; cơ chế chính sách phát triển du lịch biển; tăng cường giáo dục, bảo
vệ môi trường và hệ sinh thái. Hy vọng rằng bài viết sẽ đưa ra được một số biện pháp
nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch biển của Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói
riêng.
Tóm tắt: Phát triển du lịch biển, phát triển du lịch biển ở Phú Quố
biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, những hòn đảo
nhiệt đới quanh năm tươi tốt. Đảo Phú Quốc, là đảo lớn nhất Việt Nam sở hữu nhiều
tiềm năng phát triển du lịch biển cần được đầu tư và phát triển. Trên cơ sở phân tích
tiềm năng chúng tôi đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch biển ở huyện đảo Phú
Quốc như: giải pháp về quy hoạch du lịch biển; phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật
chất – kỹ thuật; đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quản bá du lịch biển, phát triển
nguồn nhân lực; cơ chế chính sách phát triển du lịch biển; tăng cường giáo dục, bảo
vệ môi trường và hệ sinh thái. Hy vọng rằng bài viết sẽ đưa ra được một số biện pháp
nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch biển của Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói
riêng.
Tóm tắt: Phát triển du lịch biển, phát triển du lịch biển ở Phú Quố
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển ở huyện đảo Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_giai_phap_phat_trien_du_lich_bien_o_huyen_dao_phu_quo.pdf
Nội dung text: Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển ở huyện đảo Phú Quốc
- đẹp như suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Tiên, Tất cả tạo cho Phú Quốc có cảnh quan đa dạng và phong phú là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Nằm lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh được biển bao bọc, Phú Quốc có khí hậu mang tính chất gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường. Do tác động của biển, thời tiết ở đây luôn mát mẻ. Nhìn chung, mùa khô là mùa du lịch ở Phú Quốc, du khách đến với Phú Quốc vì thời gian này vì đây là thời điểm có thể tham gia nhiều hoạt động du lịch biển ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, lặn biển, tắm biển, tắm nắng, nhảy dù, Hệ sinh thái của Phú Quốc khá đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu trong các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển trên đảo. Nơi đây có rất nhiều giống cây đặc chủng như: kiền kiền, ổi rừng, sơn huyết, ; các loại động vật quý như: cu li lợn, khỉ đuôi dài, sóc đỏ, trăn gấm, kỳ đà vằn, kỳ đà hoa, đồi mồi, chìa vôi vàng, Cùng với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới biển cũng giàu có về trữ lượng và thành phần loài. Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm khu phía Đông Bắc, Đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha, vùng phát triển 10.317,77 ha [1]. Vùng thảm cỏ biển rộng lớn, phía Nam là quần đảo An Thới đây là khu vực có những rạn san hô lớn sinh sống, các rạn san hô ở đây là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn, nơi đây có tới 152 loài cá thuộc 71 giống và 31 họ, trong đó các họ có giá trị kinh tế cao như cá mú 13 loài, cá mó 11 loài, cá dìa 8 loài, 7 loài cá hồng, 8 loài cá đổng. Tảo biển có 98 loài thuộc 51 giống. Động vật thân mềm có 132 loài thuộc ba giống của 35 họ thân mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biến nhất là ốc đụn, ngọc trai, trai tai tượng vảy. Da gai có 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ da gai, trong đó hải sâm là phong phú nhất. Đặc biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuất hiện của những loài nằm trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng như: Dugong (Bò biển), Rùa biển, Ca heo, [1]. Ngoài hệ động vật hệ thực vật ở đây rất phong phú hiện đảo có 9 loài cỏ biển sinh sống, phân bố ở phía Đông đảo và một ít ở Bắc và nam đảo với tổng diện tích 10.600 ha. Với sự đa dạng hệ sinh thái động, thực vật sống trong vùng thảm cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch biển như: tham quan, lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ, 3. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện đảo Phú Quốc Về loại hình: Phú Quốc mới thực sự quan tâm, đầu tư phát triển du lịch vào những năm cuối thế kỷ XX, song cũng đã hình thành được một số loại hình du lịch biển như: du lịch tắm biển, du lịch thể thao biển, du lịch biển kết hợp nghiên cứu, khám phá Trong đó, có một số loại hình du lịch mới đưa vào khai thác nhưng đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình so với các điểm du lịch khác. Các công ty lữ hành đã có những chiến lược khai thác các loại hình du lịch vốn có, mở rộng thêm các loại hình mới nhằm tạo thêm nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch. Song hiệu qua mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, đi đôi với đầu tư nâng cấp xây 81
- chính Bắc – Nam đảo, tuyến đường ven biển vòng quanh đảo, các tuyến đường chính xương cá nối đường trục chính xuống các bãi biển, các điểm du lịch, khu du lịch để tạo điều kiện du lịch phát triển. Xây dựng hoàn chỉnh sân bay quốc tế, nâng cấp, xây dựng mới các bãi đổ xe, cảng biển du lịch có trọng tải lớn để có thể tiếp nhận khách nội địa, quốc tế lớn trong thời gian tới [4]. Viễn thông: Đảm bảo xây dựng hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các điểm, khu du lịch. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục đào tạo đủ điều kiện tiện nghi phục vụ khách du lịch. Quy hoạch, đầu tư, nâng cấp xây dựng các cơ sở lưu trú phù hợp với du lịch biển. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhà hàng, bar, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và dịch vụ khác theo tiêu chuẩn với chất lượng phục vụ cao. Đẩy mạnh việc quản lí hệ thống nhà hàng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ, Xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin, hướng dẫn du lịch, quy định bảo tồn đối với các khu du lịch biển có nhiều hệ sinh thái đa dạng. 4.3. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng bá du lịch biển Quảng bá, xúc tiến du lịch biển để nâng cao hình ảnh đảo ngọc trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế, để nhiều du khách biết đến Phú Quốc sẽ thu hút du khách đông hơn, tăng thêm doanh thu du lịch và hiệu quả khai thác các điểm, cụm, tuyến du lịch. Xây dựng chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch, xây dựng các websile để giới thiệu hình ảnh Phú Quốc với cả thế giới. Thành lập mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện về du lịch Phú Quốc tại các tỉnh thành, đặc biệt các vùng du lịch trọng điểm của quốc gia và các điểm đến khác với nhiệm vụ quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, maketting điểm đến. Thường xuyên duy trì các hoạt động văn hóa, lễ hội, bảo tồn và giữ gìn những giá trị nguyên bản, tránh làm mai một và thay đổi tập tục văn hoá của cư dân bản địa và làm mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp có giá trị về mặt thương mại như ngọc trai, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ gắn với biển [3]. 4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển Rà soát, thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động du lịch để có hướng đào tạo, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển thời gian tới. Cần xây dựng và có kế hoạch triển khai cụ thể chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những yêu cầu của ngành trong hiện tại và tương lai về cơ cấu, chất lượng và số lượng. Từng bước chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ quản lí và các nhân viên phục vụ, đảm bảo trình độ và số lượng lao động cho mỗi điểm du lịch. Ưu tiên đào tạo những lao động địa phương thành những hướng dẫn viên du lịch biển chuyên nghiệp. Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, cho đội ngũ cán bộ và nhân viên phục vụ nhằm từng bước nâng cao tay nghề cho lao động trong hoạt động du lịch tại địa phương. 4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách cho du lịch biển Áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư vào du lịch biển bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vay vốn, giảm tỉ lệ lãi suất, hỗ trợ tiếp thị quảng bá, hỗ trợ trong công tác di dời 83
- [2]. Phạm Hoàng Hộ (1985), Thực vật ở đảo Phú Quốc, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. [3]. Quyết định phê duyệt của TTg chính phủ, (số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, [truy cập ngày: 03/01/2019]. [4]. Quyết định 14/2006/QĐ–TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/01/2004, “Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, [truy cập ngày: 03/01/2019]. [5]. 85