Đề tài Giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - Nguyễn Thị Lệ Na

Đà Nẵng là một trong 5 thành phố có sự phát triển vượt bậc về du lịch trong những năm gần
đây. Đà Nẵng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những du khách trong và ngoài nước bởi
nhiều điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo. Đà Nẵng đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Từ
năm 2016 đến năm 2019, theo Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng, lượt khách tăng từ 1.198.393
đến 3.190.000, góp phần mang lại nguồn ngân sách cho việc phát triển kinh tế nhà nước nói
chung và Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng mang lại việc làm và
nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Trước nhu cầu ngày càng lớn của du khách, du lịch
Đà Nẵng ngày càng phát triển toàn diện để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Từ khóa: du lịch, Đà Nẵng, định hướng phát triển du lịch 
pdf 5 trang xuanthi 03/01/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - Nguyễn Thị Lệ Na", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_giai_phap_phat_trien_du_lich_da_nang_nguyen_thi_le_na.pdf

Nội dung text: Đề tài Giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - Nguyễn Thị Lệ Na

  1. 2 TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2.1 Lợi thế về tài nguyên du lịch Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam bởi khí hậu nơi đây mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động, rất thuận lợi cho du lịch quanh năm. Không chỉ xinh đẹp, trong lành, đây còn là một điểm đến được yêu thích bởi những nét đẹp, sự thân thiện và chân thành của con người Đà Nẵng. 2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên Đà Nẵng có lợi thế về cảnh quan tự nhiên như núi Bà Nà, đỉnh Bàn Cờ, Ngũ Hành Sơn, Vịnh Nam Ô, biển Mỹ Khê (được tạp chí kinh tế Mỹ Forbes bình chọn là một trong sau bãi biển quyến rũ nhất hành tinh năm 2005), bãi tắm Phạm Văn Đồng, biển Non Nước, Thác Hòa Phú Thành, đèo Hải Vân, Khu suối khoáng nóng Thần Tài 2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn Các công trình nhân tạo được đầu tư ngày càng thu hút khách như Khu du lịch Bà Nà Hill, Cầu Quay, Cầu Vàng, Cầu Rồng, Cầu tình yêu, Ngôi Nhà Úp Ngược, Bảo tàng 3D TrickEye, Bảo tàng Chăm, Hải Đăng Tiên Sa, Công viên Asia Park, Bảo tàng 3D, Chùa Linh Ứng 2.4 Cơ sở hạ tầng Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 1.303,574 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 119,276 km; đường đô thị 954,348 km; đường tỉnh 75,210 km; đường huyện, xã 110,744 km; đường chuyên dùng 43,996 km (Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẳng, 2018) Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ Đà Nẵng đã có 16 huyến bay nội địa và 51 chuyến bay quốc tế đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách du lịch trong và ngoài nước. Để giảm áp lực cho Hầm Hải Vân 1 Bộ Giao thông Vận Tải đã quyết định xây dựng Hầm Hải Vân 2, được khánh thành vào năm 2021. Thời gian trung bình để lưu thông qua hầm được rút ngắn từ khoảng 15 phút xuống chỉ còn khoảng 06 phút, tai nạn được giảm bớt. Việc Hầm Hải Vân được đưa vào vận hành giúp cho các dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa lưu thông tiện ích và dễ dàng, thuận tiện cho việc du lịch và giao lưu buôn bán giữa các vùng, việc người dân đi xe gắn máy qua hầm sẽ giảm bớt được rủi ro tai nạn. Cảng biển Đà Nẵng hiện nay là một cảng tổng hợp quốc gia, trong tương lai sẽ được chính phủ Việt Nam khai thác thành cửa ngõ quốc tế. Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu thuyền với công suất lớn đặc biệt là các tàu thuyền chuyên vận chuyển hàng hóa đẻ giao lưu buôn bán và khách du lịch theo đoàn đến tham quan. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Thành phố Đà Nẵng với chiều dài khoảng 30 km với các ga như Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Ngoài các tuyến đường Bắc Nam ra thì còn có nhiều tuyến tàu địa phương để đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của người dân trong và ngoài vùng như tuyến Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình Các nhà ga không ngừng được nâng cấp tăng cường kết nối giao thông trong và ngoài tỉnh. 2054
  2. (213.549 lượt khách, vươn lên đứng vị trí thứ 3), Đài Loan (81.114 lượt khách, tăng trưởng hơn gấp 2 lần, vượt lên 2 bậc đứng vị trí thứ 6), Nhật Bản (183.572), Mỹ ( 5. 5 ) tăng trưởng đồng đều từ 1,2 đến 1,5 lần. Thị trường trọng điểm: Hàn Quốc và Trung Quốc. Thị trường khách quốc tế tăng trưởng tốt: Nhật Bản và Đông Nam Á. Thị trường có tăng trưởng nhưng chưa cao, chiếm tỷ lệ còn thấp trong tỷ trọng khách quốc tế đến Đà Nẵng: Tây Âu, Mỹ và Úc. Thị trường tiềm năng: Khách Hồi Giáo từ các nước Trung Đông và Malaysia, Indonesia (thuộc Đông Nam Á). 3.2 Doanh thu du lịch Trong năm 2019 tổng thu du lịch đạt 30,973 tỷ đồng , tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018 , đạt 11,3%. Nhưng đến đầu 2020 vì sự xuất hiện và ảnh hưởng của dịch COVID 19 nên Trong quý 1/2020, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt 1.255.470 lượt khách, giảm 25% so cùng kỳ 2019 (khách quốc tế ước đạt 469.243 lượt, giảm 26,9%; khách nội địa ước đạt 786.227 lượt, giảm 23,7%). Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 3.569 tỷ đồng, giảm 23,7% so với cùng kỳ 2019; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 435,5 tỷ đồng, giảm 19,5%. Tổng thiệt hại trực tiếp của ngành du lịch Đà Nẵng dự kiến trong quý 1/2020 khoảng hơn 1.859 tỷ đồng, lũy kế đến quý 2, dự kiến, tổng thiệt hại lên đến 5.672 tỷ đồng (theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẳng) 3.3 Lao động Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, sơ cấp nghề ở các bộ phận và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hàng nghìn lao động tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, ngành còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp cho nhân viên, cán bộ quản lý ở Ban Quản lý các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng cũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế trước yêu cầu phát triển nhanh của du lịch thành phố. 3.4 Chương trình du lịch đang được khai thác Bên cạnh những lợi thế về tài nguyên và các địa điểm du lịch nói trên thì hiện nay thì Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng đã và đang tiến hành mở thêm nhiều hoạt động du lịch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của khách du lịch sau một khoảng thời gian dài phải giãn cách xã hội bởi tình hình dịch bệnh COVID 19 cho khách du lịch nội địa và quốc tế trong những năm tới. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã có công văn đề xuất thực hiện các chương trình mới nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: Mở tuyến đường thủy Đà Nẵng – Lý Sơn: Là một trong những bước ngoặt lớn cho ngành du lịch Đà Nẵng - Lý Sơn nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung (21/3/2021); Phát triển du lịch trải nghiệm tài vùng rau (15/3/2021); Chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang by night” tái khởi động du lịch an toàn (04/03/2021); Thí điểm du lịch giải trí về đêm tại bãi biễn Mỹ An (02/03/2021); Chính sách thu hút khách du lịch MICE (24/02/2021); Khởi động City tour miễn phí cho du khách (16/1/2021) 2056