Đề tài Hiện trạng và mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế
Du lịch dựa vào cộng đồng (DLCĐ) được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích kép cho cộng đồng địa phương
và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, DLCĐ vẫn còn nhiều hạn chế và phát triển không đồng đều ở Việt Nam.
Mục đích của bài viết này nhằm (1) tìm hiểu hiện trạng DLCĐ tại tỉnh Thừa Thiên Huế; và (2) phân tích các
bên liên quan đến DLCĐ; từ đó (3) tìm ra những trở ngại của DLCĐ trong thực tiễn. Dữ liệu được thu thập
qua các số liệu thứ cấp và phân tích tài liệu. Nghiên cứu cũng tổ chức các cuộc thảo luận nhóm và phỏng
vấn sâu người am hiểu tại 2 xã Hồng Hạ và Quảng Lợi. Kết quả cho thấy Thừa Thiên Huế có tiềm năng lớn
để phát triển DLCĐ bởi sự độc đáo của điều kiện tự nhiên, bề dày lịch sử và đa dạng trong văn hoá địa
phương. Kết quả chỉ rõ số lượng và vai trò của các bên liên quan đến DLCĐ ở mỗi trường hợp là khác nhau
và chưa rõ ràng. Cả hai mô hình DLCĐ tại Hồng Hạ và Quảng Lợi đều có những hạn chế căn bản liên quan
đến năng lực của chính quyền và cộng đồng. Do đó, để đảm bảo DLCĐ phát triển bền vững, cần thiết có sự
liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan và phát huy các giá trị địa phương.
và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, DLCĐ vẫn còn nhiều hạn chế và phát triển không đồng đều ở Việt Nam.
Mục đích của bài viết này nhằm (1) tìm hiểu hiện trạng DLCĐ tại tỉnh Thừa Thiên Huế; và (2) phân tích các
bên liên quan đến DLCĐ; từ đó (3) tìm ra những trở ngại của DLCĐ trong thực tiễn. Dữ liệu được thu thập
qua các số liệu thứ cấp và phân tích tài liệu. Nghiên cứu cũng tổ chức các cuộc thảo luận nhóm và phỏng
vấn sâu người am hiểu tại 2 xã Hồng Hạ và Quảng Lợi. Kết quả cho thấy Thừa Thiên Huế có tiềm năng lớn
để phát triển DLCĐ bởi sự độc đáo của điều kiện tự nhiên, bề dày lịch sử và đa dạng trong văn hoá địa
phương. Kết quả chỉ rõ số lượng và vai trò của các bên liên quan đến DLCĐ ở mỗi trường hợp là khác nhau
và chưa rõ ràng. Cả hai mô hình DLCĐ tại Hồng Hạ và Quảng Lợi đều có những hạn chế căn bản liên quan
đến năng lực của chính quyền và cộng đồng. Do đó, để đảm bảo DLCĐ phát triển bền vững, cần thiết có sự
liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan và phát huy các giá trị địa phương.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hiện trạng và mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_hien_trang_va_mo_hinh_phat_trien_du_lich_dua_vao_cong.pdf
Nội dung text: Đề tài Hiện trạng và mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Thừa Thiên Huế
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 The situation and models of community-based tourism in Thua Thien Hue province Hoàng Dũng Hà1, Nguyễn Quang Tân2*, Võ Thị Phương Thảo4, Huỳnh Văn Chương3, Phạm Hữu Tỵ1, Lê Chí Hùng Cường1, Nguyễn Thị Diệu Hiền1 , Nguyễn Văn Chung1, Dư Anh Thơ5 1 University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 2 International School – Hue University, 1 Dien Bien Phu St., Hue, Vietnam 3 Hue University, 1 Dien Bien Phu St., Hue, Vietnam 4 Women’s Union of Thua Thien Hue province, 12 Dong Da St., Hue, Vietnam 5 University of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam Abstract: Community-based tourism (CBT) is expected to bring dual benefits to the local community and environmental protection. However, the CBT is still limited and uneven development in Vietnam. The purpose of this paper is (1) to explore the current situation and potential of CBT in Thua Thien Hue province; and (2) to analyze stakeholders related to CBT activities; from there (3) to find out the threats of CBT in practice. The data was collected through secondary documents and literature review. Concurrently, in- depth interviews and focus group discussions were conducted in Hong Ha and Quang Loi communes. The results show that Thua Thien Hue province owns a great potential for CBT development because of the unique nature, historical heritage, and diversity of indigenous cultures. The results also clearly indicate that the number and role of stakeholders in each case are distinguishable and unclear. Both Hong Ha and Quang Loi face limitations concerning the capacity of the government and community. Therefore, in order to ensure the sustainable development of CBT, it is warranted to closely connect between stakeholders and facilitating local community values. Keywords: Stakeholders, community-based tourism (CBT), sustainable development, Thua Thien Hue 1 Đặt vấn đề Du lịch được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thế giới [1]. Năm 2007, du lịch mang lại lợi nhuận khổng lồ với ước tính khoảng 1.340 tỷ đô la Mỹ được tạo ra. Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 25 triệu (năm 1950) lên 278 triệu vào năm 1980 và đạt 1.326 triệu vào năm 2017 [1]. Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có hai mặt và du lịch không phải là một ngoại lệ, thực tế là có nhiều tác động tiêu cực từ du lịch [1][2] . Người ta lập luận rằng nó có thể dẫn đến suy thoái môi trường nghiêm trọng và văn hóa địa phương [3]. Tại các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTT) và khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ), sự phát triển của cơ sở hạ tầng du lịch như khu nghỉ dưỡng, cầu cảng, lối đi bộ, bãi biển nhân tạo và các hốc đá dẫn đến mất môi trường sống, xáo trộn động vật 70
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 Cũng giống như tình trạng chung của cả nước, hoạt động DLCĐ mới chỉ phát triển mạnh ở một số ít khu vực có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên đặc thù, có điều kiện thuận lợi về giao thông, hay có lợi thế về truyền thông [17]. Số còn lại hoạt động rất hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng của các nguồn tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, trên cơ sở phân tích chính sách và bối cảnh, đồng thời nghiên cứu thực địa tại 2 khu vực DLCĐ bao gồm xã Hồng Hạ (vùng đệm KBTTN Phong Điền) và xã Quảng Lợi (khu vực bảo tồn đất ngập nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai), mục tiêu cụ thể của bài báo là nhằm (1) tìm hiểu tiềm năng của DLCĐ tại Thừa Thiên Huế; và (2) phân tích các bên liên quan đến DLCĐ thông qua kết quả nghiên cứu thực tế tại xã Hồng Hạ và xã Quảng Lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó (3) tìm ra những hạn chế của DLCĐ khi áp dụng vào thực tế. 2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp Nghiên cứu này thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp chủ yếu từ các bài báo khoa học, nghiên cứu xuất bản trong và ngoài nước. Các dữ liệu thứ cấp khác được thu thập qua báo cáo kinh tế – xã hội của 2 xã Hồng Hạ và Quảng Lợi trong 3 năm 2017, 2018 và 2019. Ngoài ra, các báo cáo liên quan đến du lịch tại 2 địa phương này cũng được thu thập. Các chiến lược và phương án phát triển du lịch cấp tỉnh và cấp huyện cũng được tham khảo. Hơn nữa, các tài liệu học thuật như bài báo khoa học, sách cũng được phân tích và lập luận trong bài viết này. Hình 1. Khu vực nghiên cứu 72
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 phương pháp đánh giá điển hình được áp dụng để đánh giá thực tiễn xây dựng và vận hành của các mô hình DLCĐ tại điểm nghiên cứu. Phương pháp này giúp so sánh và phân tích những khác biệt từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng DLCĐ từ đó đề xuất giải pháp phát triển DLCĐ bền vững tại điểm nghiên cứu. Bài báo áp dụng phần mềm Excel 2016 để xử lý và dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu thu thập được. 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Điều kiện và tiềm năng phát triển DLCĐ tại Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Với sự phong phú về bản sắc văn hóa của người dân vùng đất cố đô – kinh kỳ, sự bảo tồn gần như nguyên vẹn các phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng như sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên núi cao, đồng bằng và đặc biệt là vùng đầm phá ven biển. Đó là điều kiện rất thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển các loại hình du lịch cộng đồng. Nằm ở Bắc Trung Bộ của Việt Nam với diện tích hơn 5000 km2 và đường bờ biển dài 120 km, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa và du lịch của cả nước [20]. Thừa Thiên Huế nổi tiếng nhất với nhiều danh lam, thắng cảnh và nền văn hóa cổ xưa. Quần thể di tích cố đô Huế là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ ở Đông Nam Á và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. Hơn nữa, Thừa Thiên Huế được biết đến với niềm tự hào trong việc bảo tồn các nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống của mình thông qua các lễ hội, làng buôn bán và quảng bá các nền văn hóa nhóm thiểu số, đặc biệt là các nền văn hóa của Katu, Paco, Ta Oi và Văn Kiều [22]. DLCĐ ở Thừa Thiên Huế bắt đầu hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XXI, các mô hình tiêu biểu của du lịch cộng đồng đã đi vào hoạt động là tham quan cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thuỷ), làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền), du lịch khám phá và trải nghiệm ở Thủy Biều (thành phố Huế), du lịch cộng đồng thôn Dỗi–thác Mơ (huyện Nam Đông). Các mô hình DLCĐ đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương, đồng thời tạo thêm sự thu hút cho du lịch Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, sự phát triển của DLCĐ trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Thống kê của cơ quan du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy chỉ có khoảng 7% trong tổng số 4,3 triệu lượt khách đến Huế trong năm 2018 có tham gia trải nghiệm tại các mô hình DLCĐ [21]. Con số này là khá khiêm tốn so với những mong đợi của cơ quan chức năng và người dân địa phương. Một trong những nguyên nhân là sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch trong quảng bá, kết nối để cung ứng dịch vụ còn rất hạn chế. Do đó, nhiều điểm du lịch cộng đồng chỉ hoạt động cầm chừng và gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì. 74
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 Bảng 1. Tổng hợp các quan điểm liên quan đến DLCĐ Tác giả/tổ chức Quan điểm về DLCĐ Là loại hình du lịch có sự tham gia (trực tiếp và gián tiếp) của cộng đồng địa Nhóm nghiên cứu phương, đang diễn ra tại nơi họ sinh sống và mục đích nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Là loại hình du lịch bền vững, được khởi xướng với sứ mệnh sử dụng du lịch là một công cụ phát triển vừa giảm nghèo, vừa bảo vệ môi trường. Các mục tiêu cụ thể của chiến lược du lịch bền vững tại Thừa Thiên Huế được mô tả như sau: Hỗ trợ phát triển nông thôn bằng cách phát triển các sáng kiến du lịch ở khu vực nông Sở du lịch Thừa thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, sử dụng tài nguyên bền vững, cơ sở hạ tầng Thiên Huế nông thôn, bảo tồn văn hóa và các mục tiêu xây dựng cộng đồng khác; đồng thời xây dựng năng lực của các đối tác địa phương để phát triển du lịch bền vững; tạo mô hình phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy quản lý tài nguyên bền vững; và hỗ trợ hợp tác và hợp tác ngành. Là loại hình du lịch có tính bền vững về môi trường, xã hội và văn hóa. Nó được Cán bộ chính quản lý bởi cộng đồng, vì cộng đồng và mang lại lợi ích cho địa phương một cách quyền xã gián tiếp. Là làm du lịch tại địa phương, mục đích quảng bá rộng rãi cho khách du lịch và Hộ dân tăng thêm thu nhập. Nguồn: PV người am hiểu và thảo luận nhóm, 2019–2020 Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, DLCĐ là loại hình du lịch có sự tham gia (trực tiếp và gián tiếp) của cộng đồng địa phương, đang diễn ra tại nơi họ sinh sống và mục đích nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Mô hình DLCĐ tại Hồng Hạ và Quảng Lợi Điều kiện và tài nguyên du lịch Như đã phân tích, bài báo thực hiện khảo sát tại 2 điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm xã Hồng Hạ (huyện A Lưới) và xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), tỉnh Thừa Thiên Huế. Bức tranh tổng quát về mô hình DLCĐ được thể hiện ở Bảng 2. Tại Hồng Hạ, DLCĐ khởi xướng từ năm 2016 với mùa du lịch bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 hàng năm. Hiện nay, có tổng cộng 17 hộ dân tham gia và có 13.223 lượt khách tham quan năm 2019, nhưng chủ yếu là khách địa phương trong tỉnh, tỷ lệ khách nước ngoài dưới 1%. Trong khi đó, DLCĐ ở Quảng Lợi bắt đầu từ 10 năm trước, nhưng hiện tại chỉ có 21 người là thành viên của 13 hộ gia đình tham gia. Một số hình ảnh ghi lại ở Hình 2. 76
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 được xác định trong nghiên cứu bao gồm cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương và các nhân tố bên ngoài (công ty du lịch, tổ chức phi chính phủ, dự án/trường học). Tuy nhiên, kết quả khảo sát và thảo luận nhóm cho thấy số lượng và mức độ tham gia vào DLCĐ của các bên liên quan ở từng mô hình là khác nhau và chưa rõ ràng. Cụ thể, tại Hồng Hạ, vận hành chính có 2 bên liên quan là tổ du lịch (cộng đồng) và UBND xã (sơ đồ 1a). Thực tế, các công ty du lịch có tham gia vào DLCĐ ở thời gian đầu (2016), tuy nhiên do mâu thuẫn về lợi ích với chính quyền và ít lợi nhuận (do đầu tư lớn và xa trung tâm) nên họ đã dừng hoạt động sau đó 1 năm. Du lịch được vận hành trực tiếp bởi tổ du lịch là những người dân trực tiếp tham gia vào DLCĐ, ngoài ra các hộ khác trong cộng đồng có vai trò liên kết và hỗ trợ. UBND xã Hồng Hạ là đơn vị quản lý trực tiếp tổ du lịch, sau đó có trách nhiệm báo cáo lên UBND huyện A Lưới. Trong khi đó, tại Quảng Lợi, đóng vai trò vận hành vẫn là tổ du lịch và các hộ dân tham gia, tuy nhiên có sự hỗ trợ trực tiếp từ các doanh nghiệp du lịch (sơ đồ 1b). Cụ thể, mô hình DLCĐ lần đầu tiên được đề cập năm 2010 bởi một dự án thực hiện bởi NGO. Sau đó, các công ty du lịch tham gia vào với vai trò hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng. Cuối cùng, UBND xã tham gia với vai trò quản lý để đảm bảo tính pháp lý và giám sát. Hiện nay, tổ du lịch là nhóm vận hành chính các hoạt động DLCĐ nhưng được sự quản lý trực tiếp từ UBND xã Quảng Lợi và được sự hỗ trợ trực tiếp từ các doanh nghiệp du lịch như mở các tập huấn, quảng bá và giới thiệu khách Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ và trường học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển DLCĐ tại Quảng Lợi, khi mà các đơn vị này thường xuyên hỗ trợ dụng cụ (thuyền thúng, phà ) cho tổ du lịch, đồng thời họ đứng ra liên kết các công ty với chính quyền để lập ra một cơ chế quản lý và vận hành chung. (a) Hồng Hạ (b) Quảng Lợi Nguồn: thảo luận nhóm, 2019-2020 Sơ đồ 1. Sơ đồ VENN về mối quan hệ giữa các bên liên quan trong DLCĐ 78
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 Như vậy, kết quả cho thấy phát triển DLCĐ ở mỗi mô hình là khác nhau về loại hình du lịch, nó phụ thuộc vào yếu tố có sẵn và lợi thế tại địa phương, nhất là tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, ở Hồng Hạ dựa vào có suối Parle và dịch vụ homestay (chính là nhà Gươil của cộng đồng Cơ Tu). Trong khi đó, Quảng Lợi phát huy lợi thế của rừng ngập mặn và hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản để lồng ghép vào du lịch. a) Hồng Hạ b) Quảng Lợi Nguồn: thảo luận nhóm, 2019-2020 Hình 4. Đánh giá của cộng đồng về thu nhập từ các loại hình du lịch chính Hiệu quả của mô hình DLCĐ Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm tại 2 xã với tổng cộng 15 người tham gia (6 ở Hồng Hạ và 9 ở Quảng Lợi) để xem xét đánh giá của cộng đồng về hiệu quả của mô hình DLCĐ với 5 nhóm yếu tố chính gồm: Môi trường, văn hoá, sự tham gia của cộng đồng địa phương, kinh tế và trao quyền cho nhóm dễ bị tổn thương. Mỗi yếu tố có những tiêu chí khác nhau để người dân dễ hình dung và lựa chọn. Cụ thể, yếu tố môi trường bao gồm các tiêu chí như là nâng cao nhận thức cho du khách và người dân địa phương; giảm ô nhiễm môi trường. Yếu tố văn hoá bao gồm bảo tồn phong tục địa phương, duy trì và phát triển nghề truyền thống. Yếu tố sự tham gia của cộng đồng gồm các tiêu chí về gắn kết cộng đồng, góp phần hài lòng khách. Yếu tố kinh tế được thể hiện bằng tăng thu nhập, đa dạng hoá sinh kế và tạo nguồn quỹ cho bảo tồn thiên nhiên. Yếu tố trao quyền gồm có tiêu chí về bình đẳng giới, người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương. Ở mỗi nhóm yếu tố, sẽ có tổng cộng 5 mức đánh giá gồm: hoàn toàn đạt được, đạt được, phân vân, chưa đạt được và hoàn toàn chưa đạt được. Mỗi người tham gia thảo luận nhóm sẽ lên đánh dấu vào mỗi yếu tố ở 1 mức độ mà theo họ là hợp lý nhất. Tổng điểm của các yếu tố luôn đạt 15. Kết qủa tổng hợp (sơ đồ 2) cho thấy, người dân đánh giá có 2 khía cạnh mà DLCĐ có thể mang lại hiệu quả nhất đó là khía cạnh bảo vệ môi trường với 13/15 người cho rằng hoàn toàn đạt được và có thể đạt được; và khía cạnh về sự tham gia của cộng đồng địa 80
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 độ của các dự án phát triển du lịch. Sebele (2010) cho rằng du lịch không thể thành công nếu người dân địa phương không có được những kỹ năng cần thiết trong du lịch [11]. Trớ trêu thay, điều này lại đang diễn ra ở 2 địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là ở Hồng Hạ, nơi 100% cộng đồng tham gia du lịch là người dân tộc thiểu số và trình độ thấp. Là một ngành tương đối mới đối với người dân địa phương (thường là nông dân), các kỹ năng đặc biệt cần thiết cho du lịch là không quen và đòi hỏi cao. Bởi vì rõ ràng, du lịch đòi hỏi các kỹ năng khác với nông nghiệp [22]. Phát hiện của bài báo trùng khớp với tuyên bố của các nghiên cứu khác trên thế giới. Ví dụ, Dieke (trích trong Tosun) cho rằng kinh nghiệm địa phương về du lịch là không đáng kể, thiếu chuyên môn và năng lực là một yếu tố khác ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phát triển du lịch có sự tham gia tại cấp địa phương [25]. Do đó, cộng đồng cần có được các kỹ năng quản lý, kinh doanh và tiếp thị thông qua các khoá đào tạo để đảm bảo rằng họ thâm nhập vào thị trường và đạt được một phần lợi ích lớn hơn từ ngành du lịch [11], [13]. Ngoài ra, bất cứ hoạt động/dự án nào cũng cần có sự giúp đỡ có chủ ý và hợp tác của một loạt các cơ quan từ chính phủ đến cơ quan tài trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp [14]. Trong hoạt động du lịch cũng tương tự, tầm quan trọng của việc kết hợp các bên liên quan trong phát triển DLCĐ không thể được đánh giá thấp vì điều này đảm bảo sự phát triển diễn ra theo cách có thể chấp nhận được đối với tất cả các bên liên quan [15]. Các tổ chức bên ngoài (công ty, phi chính phủ ) có hai chức năng chính trong bối cảnh phát triển DLCĐ bao gồm cung cấp dịch vụ và vận động chính sách [16]. Các tổ chức này là một công cụ thể chế tốt để trao quyền cho các cộng đồng chủ nhà bản địa thông qua các phương tiện giáo dục, tổ chức, và chính trị khác nhau [14]. Tuy nhiên, một kịch bản không mong muốn như vậy đã diễn ra ở Hồng Hạ, nơi du lịch thiếu sự chuyên nghiệp và yếu trong tiếp thị, một phần do các nhà điều hành tour/các công ty du lịch không tham gia hoặc đã từng tham gia nhưng không còn hoạt động. Trong khi đó, ở Quảng Lợi, chính quyền địa phương tỏ ra thờ ơ và cũng không có sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài như NGOs. Do đó, lý tưởng nhất là phải có sự hỗ trợ đáng kể của khu vực công và tư nhân [17], [18]. Các công ty du lịch có thể phát triển các sản phẩm tốt hơn cho khách du lịch bằng cách kết hợp các dịch vụ địa phương, hàng hóa và trải nghiệm văn hóa vào các lựa chọn kỳ nghỉ [23]. Cụ thể hơn, các chương trình du lịch có thể liên kết khách du lịch đến trải nghiệm văn hóa, đưa khách đến các trang trại địa phương nơi họ có thể xem ngô được trồng và chế biến như thế nào, hoặc xem múa dân gian và thưởng thức đồ ăn truyền thống ngay tại địa phương. Thực tế là, các cấp chính quyền liên quan đến DLCĐ tại Hồng Hạ và Quảng Lợi chưa tạo ra được môi trường đủ hấp dẫn để thu hút và khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Do đó, chính quyền và các bên liên quan khác nhau phải cung cấp một môi trường thuận lợi để tăng cường đầu tư và tính bền vững của du lịch. Bên cạnh các cơ sở hạ tầng cần thiết và các tiện ích xã hội như đường, điện, nước, nên cung cấp thêm các dịch vụ và đa dạng chỗ ở để tăng cường sự hài lòng của khách du lịch trong thời gian lưu trú. Chính quyền nên đóng vai trò giám sát, và là 82
- Hoàng Dũng Hà và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 6. D. Fennell, (2007), Ecotourism: Third edition. 7. J. Brohman, (1996), New directions in tourism for third world development, Ann. Tour. Res., 23(I), 48–70. 8. A. L. Stronza, (2010), Commons management and ecotourism: ethnographic evidence from the Amazon, Int. J. Commons, 4(1), 56–77. 9. M. Mann, (2000), The community tourism guide, EARTHSCAN. 10. R. E. Freeman and D. J. Aram, (2015), Strategic management: A stakeholder approach. Pitman Publishing Inc. 11. L. S. Sebele, (2010), Community-based tourism ventures, benefits and challenges: Khama Rhino Sanctuary Trust, Central District, Botswana, Tour. Manag., 31(1), 136–146. 12. G. He et al., (2008), Distribution of economic benefits from ecotourism: A case study of Wolong Nature Reserve for Giant Pandas in China, Environ. Manage., 42, 1017–1025. 13. D. D. Gow and J. Vansant, (1983), Beyond the rhetoric of rural development participation: How can it be done?, World Dev. 11(5), 427–446. 14. C. Tosun, (2000), Limits to community participation in the tourism development process in developing countries, Tour. Manag., 21(6), 613–633. 15. D. M. Ngila, (2009), The private sector-community relationship in ecotourism: The case of Umngazi river bungalows. Master thesis. 16. V. Desai and R. B. Potter, (2014), The Companion to Development Studies, Third Edition. 17. N. N. Bernadette, (2011), The Role of Private Sector Participation in Sustainable Tourism Development in Cross River State, Nigeria, Int. J. Bus. Soc. Sci., 2(2), 153–160. 18. R. Butler, (2005), The tourism area life cycle vol.1: Applications and Modifications, 1(10). 19. Nguyễn Quang Tân, Ubukata Fumikazu, Nguyễn Công Định và Dương Viết Tân, (2019), Thực trạng và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở khu vực miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55 (Số chuyen̂ đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1), 157–166. 20. TTHPPC, (2017), Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 21. TTHDoT, (2019), Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả du lịch năm 2017 và định hướng phát triển cho giai đoạn 2018–2020. 22. USAID, (2018), Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2018–2023, Dự án Trường Sơn Xanh, tài trợ bởi USAID. 84