Đề tài Hoạt động du lịch cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát

Từ năm 2011, VQG Pù Mát là đơn vị tiên phong
của tỉnh Nghệ An thực hiện chương trình du lịch
cộng đồng trên cơ sở sự phối hợp giúp đỡ của
UNESCO, chương trình tập trung chủ yếu ở các
cộng đồng người dân tộc Thái sinh sống trong
vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát. Đến nay đã
được 7 năm, nhiều mô hình du lịch cộng đồng đã
được triển khai và đang ngày một phát triển, đa
dạng, phong phú hơn nhưng vẫn lưu giữ trọn vẹn
những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc Thái
nơi đây. 
pdf 4 trang xuanthi 05/01/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hoạt động du lịch cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_hoat_dong_du_lich_cong_dong_tai_vung_dem_vuon_quoc_gi.pdf

Nội dung text: Đề tài Hoạt động du lịch cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát

  1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 54 MỤC TIÊU (1) Du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bản sắc dân tộc đồng thời tăng sinh kế của người dân, giảm áp lực của người dân vào tài nguyên rừng. (2) Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, sẽ đem đến cho khách du lịch và cả người dân địa phương làm du lịch cộng đồng một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. K T QUẢ ĐẠT ĐƢỢC (1) Số ngƣời hƣởng lợi - Cộng đồng dân bản nơi triển khai hoạt động du lịch cộng đồng. - Những người cung cấp dịch vụ trên địa bàn huyện Con Cuông và trên các tuyến điểm du lịch; nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, - VQG Pù Mát nói riêng và khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An nói chung. (2 Thay đổi trƣớc và sau khi thực hiện - Sau khi thực hiện, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, nhiều nhà sàn được tu sửa khang trang, đầy đủ tiện nghi hơn; đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp hơn. - Công tác giáo dục ý thức bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống được các gia đình và cộng đồng ở thôn bản chú trọng. - Người dân mạnh dạn, tích cực tham gia các cuộc họp thôn bản và hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, có ý thức hơn trong các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên. - Đưa Con Cuông trở thành một điểm đến tiêu biểu cho những ai có sở thích trải nghiệm du lịch cộng đồng. - Các homestay được chính quyền cấp huyện, tỉnh, Trung ương và các tổ chức nước ngoài quan tâm, đầu tư các chuyến đi hội thảo, học tập trong và ngoài nước. (3 Sự sáng tạo so với các hoạt động hác - Tính nguyên bản và bền vững của điểm đến được bảo tồn, trở thành nguồn lực của sự sáng tạo, góp phần nâng cao sự tự hào của người dân địa phương về văn hóa truyền thống của họ. - Phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tại điểm đến. - Du lịch chủ động, kích thích sự tham gia của người dân tìm hiểu về các phương thức hoạt động cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học và làm đẹp môi trường. - Đem lại cho du khách cảm giác trải nghiệm với không gian mở rộng, khác h n với du lịch truyển thống với không gian hạn chế. - Vừa giải quyết được vấn đề sinh kế, vừa giảm các tác động vào vùng đệm và vùng lõi của VQG Pù Mát. (4 Các hoạt động - Các điểm đến DLST như: Khu văn phòng VQG Pù Mát, Bảo tàng Thiên nhiên - Văn hóa mở của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, cây Sa Mu Dầu cổ thụ (cây Di sản Việt Nam), rừng Săng lẻ, Thác Khe Kèm, đập Phà Lài - Du thuyền sông Giăng, Khe Nước Mọc, - Văn hóa trang phục và những điệu múa như múa Sạp, múa Lăm Vông - Dệt thổ cẩm truyền thống tại xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê. - Tham quan các di tính lịch sử như nhà cụ Vi Văn Khang, Cây đa cồn chùa. - Thưởng thức văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái. - Trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống thường nhật của người dân tộc Thái như bắt cá dưới khe, đi cấy, đi làm cỏ cho lúa, chăm sóc vườn cam, hái chè, - Khám phá về tộc người Đan Lai mới được biết đến. - Các lễ hội, tập tục truyền thống của địa phương. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Với sự giúp đỡ của UNESCO, Vườn quốc gia Pù Mát cùng chính quyền địa phương đã góp phần cải thiện rõ nét kinh tế cũng như đời sống của cộng đồng dân cư vùng đệm VQG; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người dân, tăng sự gắn kết giữa người dân thôn bản và chính quyền địa phương Trên cơ sở những kết quả đạt được qua quá trình triển khai hoạt động du lịch cộng đồng, tôi xin chia sẻ một số bài học kinh nghiệm như sau: (1) Tổ chức u lịch
  2. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 56 - Quảng bá, giới thiệu du lịch cộng đồng ở các thôn bản đến với du khách bằng tất cả hình thức: tờ bướm, tờ rơi, áp phích, truyền thanh, truyền hình và trên trang web của Vườn, của Công ty - Hỗ trợ kiến thức, giúp đỡ các thôn bản về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ và kỹ năng trong hoạt động đón tiếp, phục vụ khách du lịch. - Các đơn vị lữ hành, công ty kinh doanh du lịch cần có cơ chế hợp tác, liên kết với các thôn bản, hộ dân trong việc hỗ trợ cho vay kinh phí đầu tư, kêu gọi, giới thiệu khách đến với các điểm du lịch cộng đồng. (3) Đối với các điểm cung cấp ịch vụ u lịch ựa v o cộng đồng ở các thôn ản - Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện tham quan, phục vụ chu đáo cho du khách và khả năng ngoại ngữ. - Liên kết các điểm du lịch dựa vào cộng đồng lại với nhau, nhằm tạo thuận tiện trong hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ với nhau. - Cần tăng cường đầu tư, dựa vào những cái có sẵn của gia đình để phát triển thành nhiều mô hình du lịch trải nghiệm để phục vụ du khách. MỘT SỐ HÌNH ẢNH Ch o Kaya tr n sông Gi ng Già bản – du lịch cộng đồng bản Khe Rắn Vũ điệu té nƣớc của các cô gái Thái Thu hoạch chè Nấu cơm lam Chi u thu tr n đồi chè Con Cuông