Đề tài Hội thảo quốc tế trực tuyến giữa Việt Nam – Colombia: “Quản lý tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia

Du lịch sinh thái đang và sẽ luôn là một xu thế phát triển du lịch được nhiều
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quan tâm phát triển bởi những lợi ích, hiệu
quả, tính trách nhiệm mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường.
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh
thái. Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái
đa dạng được đánh giá, xếp thứ hạng cao trên thế giới, với xếp hạng thứ 16 về đa
dạng tài nguyên sinh vật, một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất
thế giới. Việt Nam có nhiều loài đặc trưng nhiệt đới như Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy
mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác; và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài
thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Bên cạnh sự đa dạng về loài, tính đa
dạng hệ sinh thái và đa dạng về nguồn gen cũng rất phong phú 
pdf 8 trang xuanthi 05/01/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hội thảo quốc tế trực tuyến giữa Việt Nam – Colombia: “Quản lý tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_hoi_thao_quoc_te_truc_tuyen_giua_viet_nam_colombia_qu.pdf

Nội dung text: Đề tài Hội thảo quốc tế trực tuyến giữa Việt Nam – Colombia: “Quản lý tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia

  1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua và đặc biệt Nghị quyết 08-NQ/TW (2017) của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 1/2020 và đã xác định quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch sinh thái là một định hướng chiến lược, một giải pháp quan trọng để góp phần thực hiện các mục tiêu đặt ra. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM Trong những năm qua, du lịch sinh thái ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ. Lượng du khách đến với các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn ngày càng gia tăng. Theo Luật Lâm Nghiệp (2017) và Luật đa dạng sinh học (2018) các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam (Khu bảo tồn) bao gồm các Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; và Khu bảo vệ cảnh quan, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái (DLST); nghỉ dưỡng, giải trí (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng) và cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Hiện nay, Việt Nam có 176 khu rừng đặc dụng với diện tích khoảng gần 3 triệu ha; trong đó có 34 vườn quốc gia. Theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 219 khu bảo tồn. Báo cáo của Tổng cục Lâm Nghiệp, năm 20191, hiện có 61 khu rừng đặc dụng có tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ DLST, nghỉ dưỡng, giải trí, trong đó có 26 vườn quốc gia, 35 khu bảo tồn thiên nhiên và Khu bảo vệ cảnh quan; Với 3 hình thức kinh doanh chính: BQL các VQG, KBT tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái (hiện có 37 VQG, KBT); Liên doanh, liên kết tổ chức du lịch sinh thái (hiện có 11 ban quản lý thực hiện theo hình thức này) và Cho thuê môi trường rừng (hiện có 13 VQG, KBT thực hiện). Một số trong số này như vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng hay vườn quốc gia Ba Vì thực hiện tất cả hình thức kinh doanh dịch vụ DLST (tự tổ chức, liên doanh, liên kết và cho thuê môi trường rừng). Các khu rừng phòng hộ đến hiện tại chưa tổ chức các hoạt động DLST. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đang dần trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch như Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Hoàng Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Hương Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, YokDon, Nam Cát Tiên, Cà Mau 1 Báo cáo công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2019 và giải pháp phát triển bền vững 2
  2. Ở Việt Nam, việc phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên được quy định bởi nhiều văn bản pháp quy, do các cấp/các cơ quan chủ quản khác nhau ban hành. Về cơ bản, các hoạt động DLST trong các khu bảo tồn thiên nhiên mang tính đặc thù và liên ngành, được điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành liên quan (như Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học, Luật Du lịch, Luật Bảo vệ Môi trường ), các văn bản dưới luật (Nghị định, Quyết định, Thông tư ) do Chính phủ và các Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên & Môi trường; Bộ Tài chính ) ban hành. * Các chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái do ngành Du lịch ban hành: - Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (2017) nội dung quan trọng trong các nhiệm vụ và giải pháp là “tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao”. Đây là cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái, hướng ưu tiên, tập trung phát triển của du lịch Việt Nam. - Luật Du lịch (2017) xác định: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Qua khái niệm này có thể thấy những vùng cảnh quan thiên nhiên, các vườn quốc gia, khu bảo tồn là những điểm đến cho phát triển du lịch sinh thái. Nó chứa đựng những yếu tố hấp dẫn du lịch như các loài động thực vật quý hiếm, loài đặc hữu, loài hoang dã, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng vĩ, cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống, phong tục tập quán, văn hóa cộng đồng ở những vùng sâu, vùng xa, hoang sơ. Luật đã xác định các nguyên tắc phát triển du lịch trong đó cho thấy phát triển du lịch sinh thái có vai trò quan trọng, góp phần việc thực hiện tốt các nguyên tắc phát triển du lịch bởi sự tương thích trong chia sẻ lợi ích, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc. Luật đưa ra các chính sách phát triển du lịch. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm DLST, đặc biệt tại các khu bảo tồn. Trong đó nhấn mạnh, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. - Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 xác định một nội dung quan trọng trong giải pháp thực hiện Chiến lược là phát triển sản phẩm du lịch trong đó có định hướng phát triển mạnh du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài 4
  3. * Đánh giá chung về các chính sách và thực thi chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam - Trên cơ sở các chính sách về quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã có những thành công bước đầu và đóng góp đáng kể cho sự phát triển ngành du lịch nói chung, cũng như cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai còn có nhiều hạn chế, bất cập cần được giải quyết, tháo gỡ. - Các chính sách về phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã được quy định tại một số Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định bước đầu đã tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Hệ thống các chính sách đã có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có chức năng quản lý, kinh doanh du lịch sinh thái. Tuy nhiên, các chính sách quản lý, phát triển du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên chưa chú trọng đến nguồn lực phát triển DLST (tài chính, nhân lực, công nghệ ) dẫn tới cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản để tổ chức hoạt động DLST, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển du lịch tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên. - Hệ thống các chính sách cũng đã có những quy định về một số tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong phạm vi các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên tuy nhiên còn cần thêm các chính sách, công cụ quản lý phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên như: hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn về phát triển và công nhận điểm đến DLST; quy định về sức chứa; mức giới hạn sự thay đổi chấp nhận được hay sức chịu tải hệ sinh thái Và cần thêm các quy định cụ thể cho các loại hình, hoạt động du lịch khác đang được triển khai tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái như: du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch cộng đồng - Hệ thống các chính sách bước đầu đã quy định việc thu, chi tài chính từ các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái; đặc biệt đã quy định mức đóng góp vào ngân sách của các dự án cho thuê môi trường rừng để hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Cần thêm các quy định và hướng dẫn cụ thể để triển khai các hoạt động tổ chức liên doanh, liên kết kinh doanh du lịch hoặc cho thuê môi trường rừng, tránh gặp khó khăn, vướng mắc, gây ảnh 6
  4. 5. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2018), Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại một số vườn quốc gia Việt Nam. 8