Đề tài Khai thác ẩm thực tỉnh Bạc Liêu qua góc nhìn của du lịch văn hóa - Thi Thị Ngọc Ái

Bản sắc văn hóa luôn là vấn đề được quan tâm trong sự phát triển du lịch nói riêng, đất
nước nói chung. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền thể hiện qua cư trú,
phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật và một yếu tố quan trọng không thể thiếu là ẩm thực.
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì sự sống của con người, tuy nhiên ăn uống không
đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu đói và khát của con người mà cao hơn nữa đó được coi là
văn hóa – văn hóa ẩm thực. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác ẩm thực tỉnh Bạc Liêu qua góc nhìn của du lịch văn hóa - Thi Thị Ngọc Ái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_khai_thac_am_thuc_tinh_bac_lieu_qua_goc_nhin_cua_du_l.pdf

Nội dung text: Đề tài Khai thác ẩm thực tỉnh Bạc Liêu qua góc nhìn của du lịch văn hóa - Thi Thị Ngọc Ái

  1. Bàn về du lịch văn hóa, nếu chúng ta hình dung lớp lang văn hóa Việt như những vỉa tầng của mỏ quặng thì du lịch văn hóa phải chăng là những người thợ mỏ? Ngược với quy trình khai thác mỏ là làm giảm đi trữ lượng tài nguyên, thì ở đây, những vỉa tầng trầm tích của mỏ quặng văn hóa Việt cứ giàu có mãi bởi sự khai thác của du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa lấy văn hóa làm điểm tựa, hay nói cách khác chính là lấy những tập tục, lễ hội, làng nghề, kiến trúc, tôn giáo và đặc biệt là ẩm thực để làm tiền đề, từ đó truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phương, một quốc gia đến du khách để họ được khám phá, thưởng ngoạn, học tập, giao lưu, Chính vì những lý do đó, có thể nói rằng ẩm thực thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa hiện lên vô cùng chân thực và sống động, nó giúp con người ta cảm nhận được rõ nét về lối sống, cách thức sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa của cả một vùng xứ sở. Vậy để hiểu sâu hơn về những vấn đề đã nêu trên, hãy cùng nhóm nghiên cứu chúng tôi “Khai thác ẩm thực tỉnh Bạc Liêu thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa”. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chúng tôi sử dụng phương pháp này cho cả hai giai đoạn nghiên cứu lý luận và giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. Nội dung của phương pháp này là tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu như qua sách báo, tạp chí, các bài luận, bài nghiên cứu khoa học, các bài viết trên website Từ đó đi đến những báo cáo đánh giá chính xác và thực tế nhất. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng h i: chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp dùng bảng hỏi dựa trên những cơ sở sau: Thiết kế bảng hỏi: hình thành nội dung sơ bộ các câu hỏi khảo sát online. Khảo sát thử: Nhằm hoàn thiện bảng hỏi, xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu. Tiến hành điều tra chính thức: nghiên cứu thực trạng về cảm nhận của du khách về ẩm thực của tỉnh Bạc Liêu thông qua góc nhìn của du lịch văn hóa. Xử lý và phân tích đữ liệu thu được qua SPSS để phân tích số liệu thu được nhằm chỉ ra thực trạng thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực tỉnh Bạc Liêu của du khách. Phân tích định lượng bằng phương pháp thống kê toán học. Dựa trên thang đo đã được mã hóa cho từng câu hỏi. Phương pháp nghiên cứu ph ng vấn sâu: chúng tôi sử dụng phương pháp này để bổ sung, kiểm tra và làm rõ thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, làm cơ sở và bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra bảng hỏi, qua đó thấy rõ cảm nhận của từng cá nhân. Thông qua phỏng vấn các nghệ nhân; chủ các nhà hàng, quán ăn nổi tiếng liên quan đến ẩm thực; doanh nghiệp lữ hành. 3 THỰC TRẠNG 3.1 Tiềm năng du lịch Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất: đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của 2124
  2. Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương có nhiều tiến bộ. Thế trận quốc phòng toàn dân luôn được củng cố; công tác tổ chức bộ máy và cơ chế lãnh đạo, quản lý nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương của cấp uỷ và chính quyền ngày càng đi vào nề nếp. Hơn nữa trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, ý thức của hầu hết người dân đã được nâng cao, họ đã có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc. Đó cũng chính là một trong những nền tảng giúp ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Bạc Liêu nói riêng được phát triển và phủ sóng rộng rãi hơn. 3.2 Hạn chế Trước hết cần nhìn nhận, các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và kinh doanh ẩm thực ở Bạc Liêu đa số có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chỉ dừng ở mức độ mua bán hàng ngày hoặc theo mùa vụ. Do đó, chưa thật sự quan tâm đầu tư đến các vấn đề chứng nhận thương hiệu, nhãn mác, xây dựng mẫu mã hàng hóa, cải thiện chất lượng sản phẩm Trong khi tâm lý của du khách đặc biệt quan tâm đến những yếu tố này nên chưa thể hài lòng với các sản phẩm, hàng hóa phục vụ du lịch. Bạc Liêu chưa xây dựng được điểm dừng chân quy mô lớn như ở một số tỉnh, thành trong khu vực nên không thể tập trung các sản phẩm, hàng hóa, đặc sản ẩm thực để giới thiệu, mua bán. Mặc dù Bạc Liêu có nhiều món ăn hấp dẫn, mang đậm chất riêng của tỉnh nhưng vẫn chưa được nhiều người biết tới do hoạt động quảng bá, xúc tiến chưa tốt. Nguồn nhân lực của Bạc Liêu dồi dào nhưng chất lượng món ăn làm ra vẫn chưa đủ độc đáo, hấp dẫn du khách, đồng thời hương vị truyền thống trong các món ăn chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn một số món ăn trong địa phương tỉnh vẫn chưa được biết đến rộng rãi vì nhiều nguyên nhân khách quan tác động. Vậy nên, để ẩm thực Bạc Liêu phát triển hơn nữa thì việc làm cần thiết và cấp bách nhất của chúng ta hiện nay là cố gắng duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp về văn hóa ẩm thực đã có từ nhiều đời trước, thích ứng và tiếp thu có chọn lọc những tiếp biến của thời đại để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. 4 GIẢI PHÁP Một là, chính quyền cơ sở tại Bạc Liêu cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công tác quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực tại các sự kiện về du lịch, ẩm thực trong và ngoài tỉnh. Từ đó đưa ẩm thực Bạc Liêu đến gần với du khách hơn và phát triển hơn. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các cơ sở, hộ gia đình thiết kế nhãn hàng, chứng nhận thương hiệu sản phẩm; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ để mỗi cơ sở chuyên sản xuất một sản phẩm chủ lực nhưng đủ sức cạnh tranh với thị trường trong khu vực. Khai thác các phương tiện truyền thông trong việc nâng cao hình ảnh, quảng bá ẩm thực ở Bạc Liêu. 2126
  3. [3] Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2018). “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”. NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Nguyễn Phạm Hùng (2019). “Văn hóa Du lịch”. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Trần Minh Thương (2020). “Ăn Tết chơi Tết Miền Tây”. NXB. Văn hóa Văn nghệ. [6] Dương Hoàng Lộc (2020). “Món ngon quê nhà”. NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Tạ Tri (2020). “Ngược xuôi bến khoái tùy bút về ẩm thực”. NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2128