Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Chương 9: Động cơ ô tô - Trần Thanh Hải Tùng

- Chất lượng quá trình nạp (đều, đủ). Việc bảo đảm chất lượng nạp do hệ thống
phối khí, hệ thống nạp quyết định.
- Điều kiện cháy: Tc, pc ... do tình trạng nhóm bao kín buồng cháy quyết định.
- Chất lượng nhiên liệu: thể hiện qua tính chất của nhiên liệu khả năng bay hơi,
thành phần chưng cất, nhiệt độ bén lửa, trị số Cêtan, Ốc tan...
- Chất lượng làm việc của hệ thống đánh lửa (động cơ xăng): góc đánh lửa, chất
lượng tia lửa, điện áp thứ cấp U2.
- Chất lượng làm việc của hệ thống nhiên liệu: lượng nhiên liệu, góc phun sớm,
áp suất phun, mức độ tơi (động cơ Diesel), độ đậm hỗn hợp (động cơ xăng).
- Chất lượng làm việc của hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.
Theo thống kê trên động cơ xăng, tỷ lệ hư hỏng dẫn đến giảm công suất động
cơ như sau: 
pdf 36 trang xuanthi 28/12/2022 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Chương 9: Động cơ ô tô - Trần Thanh Hải Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chan_doan_trang_thai_ky_thuat_o_to_chuong_9_chan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Chương 9: Động cơ ô tô - Trần Thanh Hải Tùng

  1. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 9.7.3. Các hư hỏng 1. Bơm xăng Hình 9.7 Bơm xăng 1-Cần bơm, 2-Tay bơm, 3-Trục bơm, 4-Đệm làm kín, 5-Lò xo, 6-Thân dưới, 7-Thân trên, 8-Van xả, 9- lưới lọc, 10-Nắp, 11-Van hút, 12-Màng bơm, 14-lò xo hồi vị, 15-Tâm xoay, 17-Cam. - Màng bơm chùng, rách làm giảm áp suất đẩy, giảm lưu lượng Qbx. - Lò xo bơm xăng yếu làm giảm áp suất đẩy. - Van hút, van đẩy không kín làm giảm Qbx và pđ. - Trục cần đẩy bơm xăng bị mòn làm cho trục bị tỳ vào ổ trên thân bơm dẫn đến giảm hành trình của bơm. - Mặt lắp ghép nắp và thân bơm bị hở. - Lọt khí trên đường xăng cấp. 2. Bộ chế hoà khí - Hư hỏng gíc lơ. - Các mặt lắp ghép không kín. - Mòn trục bướm ga và lỗ trên thân bộ chế hoà khí. - Hư hỏng bơm tăng tốc. - Van làm đậm bị điều chỉnh sai hoặc kim van bị mòn. Làm cho cung cấp hỗm hợp đậm không đúng thời điểm cần thiết (>80% độ mở bướm ga). - Mức xăng trong buồng phao không đúng. 125
  2. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành Hệ thống dùng nước cho phép kiểm tra gíclơ, độ kín van kim, hệ thống làm đậm và điều chỉnh đánh lửa sớm dùng chân không. 13 12 14 11 10 9 K2 K3 K4 8 K1 V1 K 7 B1 5 6 5 4 3 2 1 Hình 9.9. Hệ thống dùng dầu thử bơm xăng và CHK trên thiết bị MBKV-2 1-Thùng nhiên liệu. 2-Cốc lọc. 3-Ống hút. 4-Bơm xăng cần kiểm tra. 5- Động cơ điện. 6- Trục cam. 7-Cơ cấu điều chỉnh hành trình cam. 8-Ống đẩy. 9-Bình ổn áp. 10 -Áp kế 11.- Chân không kế. 12-Ống không khí. 13- Ống thông. 14-Ống khắc vạch. K1,K2 - khoá hai ngả. K3 -khoá ba ngả. B1- bệ lắp gíc lơ thử lưu lượng bơm. Kiểm tra gíc lơ: Bộ phận cung cấp nước gồm thùng chứa nước dưới, bơm nước, hệ thống dẫn động dùng động cơ điện, thùng chứa nước trên có máng tràn 11 đảm bảo cột áp tại gíc lơ là 0,1 át. Ống quan sát 10 để kiểm tra nước tràn. Gíc lơ kiểm tra được lắp trên đầu gá 15 theo chiều đúng như khi nhiên liệu chảy qua. Cốc 17 dung tích đủ để hứng hết lượng nước thông qua gíc lơ trong 1 phút. Cơ cấu điều khiển gồm cần 13, tấm chắn 16 và đồng hồ bấm giây 14. Khi kéo cần 13 tấm chắn sẽ mở ra cho nước chảy qua lỗ xuống cốc 17 đồng thời vấu tỳ sẽ khởi động đồng hồ bấm giây để tính thời gian, như vậy việc phối hợp đo lưu lượng và tính thời gian được thực hiện đồng bộ. Kiểm tra độ kín van kim: Van kim được lắp trên bệ B2, đuôi van quay lên trên để dùng trọng lượng van bịt kín lỗ thông. Cho bơm nước làm việc, khoá K7 mở, đóng dần khoá K6, xuất hiện độ chân không trong bình 3, do bình 3 thông với K7 và ống 9 nên nước sẽ được hút ngược lên ống 9 , cho nước dâng lên đến 1 vị trí dễ quan sát thì đóng nhanh khoá K7 lại để duy trì cột nước. Nếu van kim hở thì cột nước trong ống 9 sẽ tụt xuống. Kiểm tra các hệ thống dùng chân không: Nối các bộ phận cần kiểm tra (như bộ làm đậm chân không) với van V2. Cho bơm nước làm việc, K7 đóng chặt và điều chỉnh K6 đóng dần để tạo độ chân không trong bình 3. Nếu tại độ chân không qui định piston bơm phải được rút lên. 127
  3. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 9.8.2. Các triệu chứng của động cơ Diesel khi hư hỏng hệ thống nhiên liệu 1. Động cơ không khởi động được a. Không có nhiên liệu vào xi lanh Không có nhiên liệu trong thùng chứa. Khoá nhiên liệu không mở, đường ống tắc. Tay ga chưa để ở vị trí cung cấp nhiên liệu, hoặc bị kẹt. Lọc dầu bị tắc. Trong đường ống có không khí. Van của bơm chuyển đóng không kín. Van cao áp đóng không kín, bị kẹt. Piston bị kẹt. Lò xo piston bị gãy. Cặp piston xi lanh bơm bị mòn nghiêm trọng. Vành răng bị lỏng không kẹp được ống xoay. Kim phun bị kẹt hoặc lỗ phun tắc. b. Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy Vòi phun bị kẹt, mòn mặt côn đóng không kín. Lò xo vòi phun yếu, gãy. c. Có không khí trong đường ống cao áp d. Rò rỉ nhiên liệu ở đường cao áp e. Trong nhiên liệu có nước, hoặc bị biến chất f. Điều chỉnh thời điểm phun không đúng 2. Động cơ khi nổ có khói đen hoặc xám Do nhiên liệu cháy không hết. Thừa nhiên liệu: Lượng nhiên liệu không đồng đều trong các nhánh bơm, nhiên liệu phun muộn quá, động cơ bị quá tải. Thiếu không khí: Sức cản đường thải lớn, bị tắc ống thải, gây ra khí sót nhiều. Sức cản đường ống hút lớn do lọc không khí tắc, khe hở xupáp lớn làm xupáp mở không hết. Chất lượng phun tồi: do vòi phun, do nhiêu liệu sai loại hoặc không đúng phẩm chất. 3. Động cơ khi nổ có khói xanh Do lọt dầu bôi trơn vào buồng cháy. 4. Động cơ khi nổ có khói trắng Có thể có xi lanh không nổ. Có nước trong nhiên liệu. 129
  4. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành Hình 9.11. Bơm chuyển nhiên liệu 1-Cam, 2-Con lăn của con đội, 3-Piston của con đội, 4, 7, 9, 11-Lò xo, 5-Thanh, 6-van hút, 8-Rãnh thoát, 10-Piston của bơm, 12-Van nén, 13-Bơm tay. 2.Bơm cao áp Mòn xi lanh, piston bơm: Làm giảm lưu lượng Qct, máy yếu, không tăng tốc được, không phát huy được công suất, tiêu hao nhiên liệu tăng. Hình 9.12 Bơm cao áp thẳng hàng 1-bơm cung cấp nhiên liệu. 2-trục cam của bơm cao áp. 3-con đội kiểu trục lăn. 4-khớp tự động phun sớm của nhiên liệu. 5-quả văng của khớp. 6-lò xo của piston bơm cao áp. 7-thanh răng. 8-bánh răng rẻ quạt. 9-piston bơm cao áp. 10-xi lanh. 11-van đẩy. 12-ống nối. 13-nút xả không khí. 14-bơm tay. 15-bộ điều tốc. Van cao áp không kín: Lò xo yếu, mòn, kẹt gây khói đen do phun rớt, máy nóng, đóng muội trong buồng cháy. 131
  5. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 9.8.4. Phân tích các dạng hư hỏng của vòi phun Mòn kim phun và đế kim: mòn ở thân lượng phun giảm, động cơ làm việc yếu. Mòn ở đầu côn gây phun rớt, động cơ có khói đen, có thể gây tắc lỗ phun, công suất động cơ giảm, dầu diesel lọt xuống các te. Tắc lỗ phun: do đóng muội, làm cho qui luật phân bố tia nhiên liệu không đúng, gây tiêu hao nhiên liệu tăng, máy nóng, công suất giảm, động cơ làm việc không ổn định. Lò xo kim phun yếu, gãy do mỏi: gây khói đen, máy yếu, máy nóng, đóng muội. Kim bị kẹt: do lâu không sử dụng, lọc kém, động cơ không nổ được. Hở giữa vòi phun và nắp máy: do đệm đồng không đủ đàn hồi, động cơ yếu. Hình 9.15 Cấu tạo vòi phun 1-đầu phun; 2-đai ốc của đầu phun; 3,5-chốt định vị; 4-tấm đệm; 6-cần nén kim phun; 7-thân; 8-vành khít; 9-ống nối; 10-lưới lọc;11-bạc lót; 12-vòng điều chỉnh; 13-lò xo; 14-ống dẫn nhiên liệu;15-kim;16-buồng hình vành khăn. Hình 9.14 Mòn van cao áp 133
  6. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 9.8.5. Thiết bị kiểm tra vòi phun Kiểm tra áp suất phun, kiểm tra độ kín của mặt côn của kim với đế, kiểm tra góc chóp của chùm tia và sự phân bố hạt nhiên liệu. Dùng Macximet để kiểm tra áp suất phun, lắp macximet nối tiếp trên đường cao áp trước vòi phun cần kiểm tra. Hình 9.19 Kiểm tra góc chùm tia phun Hình 9.18 Kiểm tra chất lượng chùm tia phun 9.8.6. Thiết bị kiểm tra bơm cao áp: Thiết bị kiểm tra bơm cao áp nhằm kiểm tra: - Độ kín của bộ đôi thông qua thời gian giảm áp. - Độ đồng đều của các nhánh bơm. - Lưu lượng phun. - Thời điểm phun. - Kiểm tra hoạt động của điều tốc. 1. Kiểm tra đồng đều lượng phun Kiểm tra ở số vòng quay định mức lưu lượng cung cấp ứng với 100 lần phun. Nối các đường ống cao áp từ bơm vào vòi phun chuẩn, vòi phun chuẩn được điều chỉnh đúng với áp suất phun qui định. Bật động cơ điện cho bơm làm việc, điều chỉnh tốc độ của bơm ứng với định mức, tốc độ này bằng một nửa tốc độ động cơ. Kiểm tra xem các nhánh bơm có trục trặc gì không, có cấp nhiên liệu không. Lúc này tấm chắn 6 che kín miệng cốc đo không cho nhiên liệu vào cốc. Đặt bộ đếm tương ứng với 100 lần phun, gạt tay gạt 9 cho tấm chắn 6 mở để nhiên liệu vào cốc đo. 135
  7. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 2. Kiểm tra thời điểm phun Hình 9.21 Sơ đồ dẫn động băng thử bơm cao áp 1 - Bơm cao áp cần kiểm tra, 2- Đường ống cao áp, 3 - Vòi phun chuẩn, 4 - Vỏ cảm biến báo thời điểm phun, 5 - Tiếp điểm đèn báo thời điểm phun, 6 - Tấm chắn, 7 - Cốc đo, 8 - Bộ đếm số lần phun, 9 - Tay gạt nối với bộ đếm, 10- Trục dẫn động, 11- Đèn xung, 12- Điểm dấu, 13-Đĩa chia độ, 14-Khớp nối, 15-Giá đỡ, 16-Bơm chuyển nhiên liệu Động cơ AMZ 236 thứ tự làm việc là 1-4-2-5-3-6, góc lệch tương ứng của các nhánh bơm so với nhánh thứ nhất là: 1=0o. 4=45o. 2=120o. 5=165o. 3=240o. 6=285o. Bơm của AMZ 236 là bơm thẳng hàng. Động cơ KaMaZ 740 thứ tự làm việc là: 1-5-4-2-6-3-7-8, góc lệch tương ứng của các nhánh bơm so với nhánh thứ nhất là: 1=0o. 5=45o. 4=90o. 2=135o. 6=180o. 3=225o. 7=270o. 8=315o. (Chú ý bơm của KaMaZ là bơm chữ V). Sử dụng đèn hoạt nghiệm 11 để kiểm tra thời điểm phun nhiên liệu. Đèn được mắc song song với các cảm biến 5, số cảm biến bằng số nhánh bơm. Khi vòi phun phun nhiên liệu tiếp điểm 5 đóng thông qua bộ khuyếch đại làm cho đèn 11 sáng. Lần lượt như vậy đèn 11 sẽ sáng với số lần sáng trong một vòng quay của trục bơm bằng số nhánh bơm cần thử. Quan sát sẽ thấy tia sáng chiếu qua khe của đĩa động. Khi các góc phun đều nhau sẽ thấy tia sáng gần như cố định, nếu như góc phun lệch nhau sẽ thấy số tia sáng lớn hơn 1, đối chiếu với vạch dấu trên đĩa cố định 12 sẽ biết được góc phun sớm là bao nhiêu. Muốn kiểm tra xem nhánh bơm nào bị lệch thì tắt công tắc của nhánh bơm đó, khi đó tia sáng lệch sẽ mất. Để xác định thời điểm phun cũng có thể dùng ống thuỷ tinh lắp trên đầu ra đường cao áp, quan sát khi nhiên liệu bắt đầu dâng lên ứng với góc quay của trục cam bao nhiêu độ. 137
  8. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 9.9.2. Các dạng hư hỏng của hệ thống làm mát 1. Đóng cặn Khi sử dụng dung dịch làm mát không đúng hoặc động cơ làm việc lâu ngày sẽ tạo cặn trong thân, nắp máy và két nước làm mát. 2. Hư hỏng bơm nước Mòn bi trục bơm, làm cánh bơm có khả năng chạm vào vỏ gây mòn vẹt, giảm lưu lượng và áp suất nước cung cấp, hở bộ phận bao kín khiến nước rò rỉ ra ngoài. 3. Hư hỏng quạt gió Đối với loại quạt được truyền động trực tiếp, hư hỏng là sự cong vênh cánh quạt do va chạm trong quá trình làm việc hay tháo lắp không cẩn thận gây ra hoặc dây đai bị chùng. Đối với loại quạt truyền động gián tiếp qua khớp điện từ hoặc khớp nối thủy lực, sự hư hỏng ở các khớp này như rò rỉ dầu làm giảm mô men truyền lực, hoạt động không tốt của bộ phận cảm biến nhiệt độ, khiến quạt làm việc kém chính xác. 4. Hư hỏng két nước Các ống dẫn, ống tản nhiệt có thể bị tắc, nứt, thủng. Tắc van áp suất, chân không dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh. Van hằng nhiệt làm việc không chính xác do độ đàn hồi thân van và cơ cấu cánh van làm việc kém, do các chất dãn nở chứa trong hộp van bị rò rỉ, dẫn đến hiện tượng van không mở hay mở không đủ gây nóng máy khi động cơ hoạt động ở công suất cao. Có trường hợp van không đóng kín khi nhiệt độ còn thấp gây tổn thất nhiệt. 9.9.3. Chẩn đoán hệ thống làm mát 1. Động cơ quá nhiệt Chất làm mát thiếu hoặc bẩn. Đai chùng. Nắp áp suất bị hỏng. Bộ tản nhiệt hoặc bình ngưng bộ điều hòa không khí bị nghẹt. Van hằng nhiệt bị kẹt, đóng. Quạt bị kẹt. Công tắc hoặc động cơ quạt điện bị hư. Sự lưu thông chất làm nguội bị cản trở. 2. Động cơ không đạt đến nhiệt độ làm việc, khởi động chậm Van hằng nhiệt mở hoặc không hoạt động. 3. Rò rỉ, thất thoát chất làm mát Nắp áp suất và đệm kín bị hư. Rò rỉ bên ngoài. Rò rỉ bên trong. 139
  9. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành Kiểm tra trên băng thử chuyên dùng chiều dài tia lửa và hoạt động của các hệ thống điều chỉnh góc đánh lửa sớm tự động. 3. Cách đặt lửa trên động cơ Lắp delco ăn khớp với trục dẫn động. Quay trục khuỷu và quan sát vị trí con quay để xác định máy thứ nhất. Lắp các dây cao áp theo đúng thứ tự làm việc của động cơ. Xoay delco ứng với vị trí tốc độ động cơ lớn nhất và không có tiếng gõ. 4. Thiết bị kiểm tra đánh lửa trên động cơ Cấu tạo: gồm có đèn hoạt nghiệm 1, hộp kẹp cảm ứng 2, các kẹp bình ác qui âm, dương 3 với dây nối điện. Hình 9.22. Kiểm tra thời điểm đánh lửa bằng đèn hoạt nghiệm 1-Đèn hoạt nghiệm, 2-Hộp cảm ứng, 3-Kẹp điện, Công dụng: - Kiểm tra việc đặt lửa, cân lửa ban đầu có đúng yêu cầu kỹ thuật hay không. - Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu đánh lửa sớm tự động. - Kiểm tra góc ngậm má vít Kiểm tra điểm cân lửa trên động cơ nhiều xi lanh: 1. Kẹp điện dương vào cọc dương ác qui, kẹp điện âm vào cọc âm ắc qui 12V. 2. Kẹp hộp cảm ứng vào dây cách điện cao thế bugi số 1. 3. Khởi động động cơ cho đạt đến nhiệt độ vận hành. 4. Chỉnh cho động cơ nổ không tải đúng số vòng quay trục khuỷu qui định. 5. Hướng đèn vào puli trục khuỷu và dấu cân lửa, bấm công tắc. Quan sát dấu cân lửa trên puli và số ghi độ nơi các te. Ví dụ qui định đánh lửa sớm 50, dấu cân lửa trên puli phải ngay nấc 50 mỗi khi đèn chớp sáng. 6. Nếu đánh lửa muộn, ta nới lỏng ốc siết vỏ delco vào thân máy, xoay nhẹ vỏ delco ngược chiều roto để tăng thêm góc đánh lửa sớm. Nếu đánh lửa quá sớm, ta xoay vỏ delco theo chiều quay của roto. Kiểm tra cơ cấu đánh lửa sớm tự động ly tâm: 141
  10. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành Hình 9. 23. Hệ thống khởi động bằng điện CT130 - A3 1- tiếp điểm của rơle điều khiển; 3- tiếp điểm đóng mạch điển trở bổ sung; 3- cuộn của rơle điều khiển; 4- phần ứng của rơle điều khiển; 5- thanh kéo điều chỉnh; 6- vỏ bảo vệ cần đẩy; 7- cần đẩy; 8- vít điều chỉnh khoảng chạy của bánh răng; 9- nắp máy khởi động điện; 10- vòng tựa; 11-bánh răng dẫn động; 12- khớp một chiều; 13- lò xo; 14- khớp nối dẫn động; 15- thân máy khởi động điện; 16- phần ứng máy khởi động điện; 17- vít kéo; 18- cổ góp. 9.11.2. Các dạng hư hỏng của hệ thống khởi động - Cháy rỗ tiếp điểm. - Chập đứt cuộn dây rơle đóng mạch. - Mòn khớp một chiều hoặc mòn rãnh xoắn. - Mòn răng. - Gãy hoặc giảm độ cứng lò xo khớp khởi động. 9. 12. CHẨN ĐOÁN TRÊN ĐỘNG CƠ PHUN XĂNG Với hệ thống điều khiển phun phức tạp và tinh vi, khi xảy ra sự cố kỹ thuật, (máy không chạy chậm được, không thể kéo tải được, tốc độ không tăng được ) không dễ phát hiện được sự cố kỹ thuật xảy ra. Để giúp người sử dụng xe, thợ sửa chữa nhanh chóng phát hiện hư hỏng trong hệ thống phun xăng, ECU được trang bị hệ thống tự chẩn đoán. Nó sẽ ghi lại toàn bộ những sự cố ở đa số các bộ phận quan trọng trong hệ thống và làm sáng đèn kiểm tra (Check engine lamp), thông báo cho lái xe biết hệ thống có sự cố. Khi thấy đèn báo hiệu sự cố sáng lái xe sẽ ngừng xe để chẩn đoán. Cách chẩn đoán của mỗi hãng khác nhau, ở đây chỉ giới thiệu hệ thống chẩn đoán trên loại xe TOYOTA. Trong mạng điện của xe có bố trí những giắc hở (được đậy nắp bảo vệ) được gọi là giắc kiểm tra (check conector). Đối với hầu hết các xe TOYOTA, cách thao tác gồm hai bước: - Normal mode: để tìm chẩn đoán hư hỏng ở các bộ phận xe. - Test mode: Dùng để xóa bộ nhớ cũ (code cũ) và nạp lại từ đầu (code mới) sau khi đã sửa chữa hư hỏng. 143
  11. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành ÂENÌ KIÃØM TRA DAÛNG LÆU TRONG MAÎ HÃÛ THÄNGÚ CHUÁØN ÂOANÏ VUÌNG HÆ HONGÍ TÊN HIÃUÛ CHÃÚ ÂÄÜ CHÃÚ ÂÄÜ BÄ ÜNHÅÏ THÆÅÌNG KIÃMØ TRA Xuáút hiãûn khi khäng BÇNH THÆÅÌNG coï ma înaìo khaïc - Cháûp hoàûc âæït maûch tên hiãûu G, NE Tên hiãûu G hoàûc NE khäng vaìo ECU - Bäü chia âiãûn 12 TÊN HIÃÛU SÄÚ ON N.A COÏ VONGÌ QUAY sau 2 giáy hoàûc láu hån sau khi khåíi âäüng - Cháûp hoàûc âæït maûch tên hiãûu STA - ECU Tên hiãûu G hoàûc NE khäng vaìo ECU - Cháûp hoàûc âæït maûch tên hiãûu NE TÊN HIÃÛU SÄÚ ON ON - Bäü chia âiãûn COÏ 13 VONGÌ QUAY sau 0,1 giáy hoàûc láu hån sau khi âäüng cå âaût täúc âäü 1000voìng/phuït hoàûc cao hån - ECU - Cháûp hoàûc âæït maûch tên hiãûu Tên hiãûu IGF tæì häüp âiãöu khiãøn âaïnh læía TÊN HIÃÛU IGT, IGF ON N.A COÏ 14 ÂANHÏ LÆÍA khäng häöi tiãúp vãö ECU sau 4¸ 5 xung - Häüp âaïnh læía âaïnh læía - ECU Håí hay ngàõn maûch dáy bä üsáyú caím biãún äxy - Håí hay ngàõn maûch camí biãún äxy - Bäü xáúy camí biãún äxy N.A trong 0,5 giáy hoàûc láu hån KHÄNG MAÛCH CAÍM - ECU ON 21 BIÃÚN ÄXY Khi täúc âäü xe tháúp hån 100km/h vaì täúc âä ü - Håí hay ngàõn maûch camí biãún äxy ON â.cå dæåïi 1500v/p, âiãûn aïp ra cuaí caím biãún - Caím biãún äxy COÏ äxy liãn tuûc tæì 0,35 V âãún 0,7 V trong 60 giáy - ECU - Håí hay ngàõn maûch trong camí biãún nhiãtû âäü næåïc MAÛCH CAÍM BIÃÚN Håí hay ngàõn maûch trong maûch tên hiãûu 22 ON ON - Caím biãún nhiãût âäü næåïc COÏ N.ÂÄÜ NÆÅÏC caím biãún nhiãût âäü næåïc laìm matï (THW) - ECU - Håí hay ngàõn maûch trong camí biãún nhiãtû âäü khê naûp MAÛCH CAÍM BIÃÚN Håí hay ngàõn maûch trong maûch tên hiãûu ON ON - Caím biãún nhiãût âäü khê napû 24 NHIÃÛT ÂÄ ÜKHÊ NAÛP caím biãún nhiãût âäü khê naûp (THA) COÏ - ECU TÊN HIÃUÛ C.BIÃÚN Håí hay ngàõn maûch trong tên hiãûu caím biãún - Håí hay ngàõn maûch trong camí biãún chán khäng ON 31 CHÁN KHÄNG ON aïp suáút âæåìng äúng naûp (PIM) - Caím biãún chán khäng COÏ - ECU TÊN HIÃUÛ C.BIÃNÚ Håí hay ngàõn maûch trong tên hiãûu caím biãún - Håí hay ngàõn maûch trong camí biãún vë trê bæåïm ga 41 ON COÏ VË TRÊ BÆÅÏM GA ON vë trê bæåïm ga (VTA) - Caím biãún vë trê bæåïm ga - ECU - Håí hay ngàõn maûch trong maûch caím biãún täúc âäü xe TÊN HIÃUÛ C.BIÃÚN Khäng coï tên hiãûu SPD âãún ECU trong 8 giáy OFF - Caím biãún täcú âäü xe COÏ 42 TÄÚC ÂÄ ÜXE ON hoàûc láu hån sau khi xe chaûy - ECU - Håí hay ngàõn maûch tên hiãûu maïy khåíi âäüng TÊN HIÃÛU MAÏY Khäng co ïtên hiãûu STA âãún ECU sau khi báût 43 ON OFF - Håí hay ngàõn maûch cäng tàcõ âiãnû (IG/SW) hay råle chênh KHÅÍI ÂÄNGÜ khoaï âiãûn KHÄNG - ECU - Hãû thäúng cäng tàõc A/C Khi täúc âäü âäüng cå giæîa 1200 vaì 6000 v/p, tên TÊN HIÃÛU CAÍM - Machû IDL cuía caím biãún vë trê bæåïm ga N.A OFF hiãûu tæì caím biãún tiãúng goî khäng âãún ECU KHÄNG 52 BIÃÚN KÊCH NÄØ - Banì âaûp ga, caïp trong mäüt khoaíng thåìi gian nháút âënh (KNK) - ECU Căn cứ vào mã sự cố và bảng mã ta có thể tìm pan khắc phục. Ở một số xe TOYOTA, việc chẩn đoán có thể không báo bằng đèn check engine mà báo bằng máy quét mã lỗi (scanner). Khi thực hiện thao tác chẩn đoán thì trên màn hình máy quét sẽ báo luôn các mã sự cố bằng số Hình 9.26. Hệ thống chẩn đoán bằng máy quét như ở hình. * Test mode: phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Hiệu điện thế accu bằng 11 V hoặc lớn hơn. - Công tắc cảm biến vị trí bướm ga đóng. - Tay số ở vị trí số không. - Tất cả các công tắc phụ tải khác phải tắt. Dùng đoạn dây điện nối tắt chân E1 và TE2 của TDCL (Toyota Diagnostic Communication Line) hoặc check connector. Sau đó bật công tắc sang ON, quan sát đèn check engine chớp, tắt cho biết đang hoạt động ở chế độ test mode. 145
  12. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành biến kích nổ. thể nhận biết khi động cơ bị kích lửa trễ tối đa. nổ vì thế nó sẽ không điều chỉnh giảm góc đánh lửa sớm. Cảm biến áp suất Nếu mất tín hiệu từ cảm biến này, Lấy giá trị áp suất khí trời ở khí trời. ECU sẽ hiểu rằng áp suất khí trời mức tiêu chuẩn là 101 kPa luôn ở giá trị tối đa hay tối thiểu. (60 mmHg) thay thế cho tín Điều này làm hòa khí quá nghèo hiệu này. hay quá giàu. Tín hiệu điều Nếu có hư hỏng trong ECU điều Không hiệu chỉnh góc đánh khiển hộp số tự khiển hộp số, hộp số hoạt động lửa theo sức kéo. động. không tốt. Tín hiệu từ áp suất Nếu có sự tăng bất thường trong Ngừng cung cấp nhiên liệu tăng áp động cơ. áp suất tăng áp động cơ hoặc cho động cơ. lượng gió nạp. Điều này có thể làm hư hỏng động cơ. Chức năng Back-up: Chức năng Back-up được thiết kế để khi có sự cố kỹ thuật ở ECU, Back-up IC trong ECU sẽ lấy toàn bộ dữ liệu lưu trữ để duy trì hoạt động động cơ trong thời gian ngắn. ECU sẽ hoạt động ở chức năng Back-up trong các điều kiện sau: ECU không gửi tín hiệu điều khiển đánh lửa (IGT). Mất tín hiệu từ cảm biến áp suất đường ống nạp (PIM). Lúc này Back-up IC sẽ lấy tín hiệu dự trữ để điều khiển thời điểm đánh lửa và thời điểm phun nhiên liệu duy trì hoạt động động cơ. Dữ liệu lưu trữ này phù hợp với tín hiệu khởi động và tín hiệu từ công tắc không tải đồng thời đèn Check-engine sẽ báo sáng thông báo cho lái xe. 147