Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở Nam Bộ

Tóm tắt: Nam Bộ là một vùng đất có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong hoạt
động sản xuất, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, văn học, nghệ thuật, cách thức ăn, mặc, ở, đi
lại,… Đối với ngành du lịch, những giá trị văn hóa này không chỉ tạo ra môi trường và
điều kiện cho ngành du lịch phát sinh và phát triển, mà còn quyết định quy mô, thể loại,
chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch. Vậy trong những năm qua, ngành du lịch ở
Nam Bộ đã khai thác những giá trị văn hóa này như thế nào? Trong quá trình khai thác có
những vấn đề gì đặt ra? Cần phải có những giải pháp gì để khai thác một cách hiệu quả
và bền vững hơn nữa những giá trị văn hóa của Nam Bộ trong phát triển du lịch? Bài viết
này sẽ đi vào giải đáp những vấn đề nêu trên.
Từ khóa: Nam Bộ, giá trị văn hóa, phát triển du lịch, khai thác giá trị văn hóa. 
pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_khai_thac_cac_gia_tri_van_hoa_trong_phat_trien_du_lic.pdf

Nội dung text: Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở Nam Bộ

  1. 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Giá trị văn hóa của Nam Bộ Nam Bộ, có diện tích 6.130.000 ha với độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng trên cả nước. Hiện nay, Nam Bộ có tất cả 19 tỉnh thành 2 khu vực là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh và thành phố là Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh. Khu vực Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. So với các vùng miền khác trong cả nước, Nam Bộ là một vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Sự hình thành Nam Bộ là kết quả của sự dung hợp những yếu tố tiếp biến từ văn hoá Chăm, Khơ me, Hoa, và cả phương Tây sau này trên cái nền là văn hoá Việt. Lần lại lịch sử cho thấy, vào đầu thế kỷ XVI, ngoại trừ vùng cư trú của các tộc người tại chỗ Xtiêng, Chơ ro Mạ ở Đông Nam Bộ, hầu hết đất đai Nam Bộ đều là hoang hoá. Từ thời điểm đó, các cộng đồng lưu dân Khơ me, Việt, Hoa, Chăm chia nhau khai khẩn, đào kinh, canh tác, định cư, buôn bán, người ta gọi Nam Bộ là vùng đất mới (Trần Đức Cường, 2014; Sơn Nam, 2009). Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người thiểu số là cư dân tại chỗ: Xtiêng, Chơ ro, Mạ, hoặc di dân: Khơ me, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thổ, (Nguyễn Tuấn Triết, 2005) Mặc dù, Nam Bộ cũng là một vùng đất đa tộc người, song chủ thể văn hoá chính của toàn vùng vẫn là người Việt, lên đến hơn 26 triệu người, chiếm 90,9% dân số của vùng. Ngoài chủ thể văn hoá chính là người Việt, còn có người Khơ me, người Hoa và người Chăm. Tuy nhiên, yếu tố văn hóa của người Chăm là do người Việt đã hấp thu từ văn hoá Chăm ở Nam Trung Bộ, còn bản thân người Chăm Nam Bộ do dân số ít và sinh hoạt khép kín nên không tác động đáng kể vào văn hoá Việt trong vùng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, giá trị văn hoá của Nam Bộ được thể hiện trên cả bình diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần với đặc điểm là đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của các tộc người như Chăm, Khơ me, Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Trước hết, giá trị văn hóa với đặc điểm là đồng bằng sông nước của Nam Bộ được thể hiện trong hoạt động sản xuất, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, văn học, nghệ thuật, cách thức ăn, mặc, ở, đi lại. Với điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân Nam Bộ mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất và cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác trong cả nước. Do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của người Việt đã được phát huy ở mức tối đa. Hàng năm, Nam Bộ sản xuất đến 50% lúa và góp phần chính yếu vào sản lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn của cả nước. Nam Bộ cũng là nơi sản xuất đến 70% trái cây và cũng là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay. Do sở hữu một vùng sông nước nhiều thuỷ sinh và được biển bao quanh hai phía, Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở để phát triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó, Nam Bộ cũng là nơi có nhiều sân chim nhất trong cả nước. Hầu như tỉnh nào ở miền Tây cũng có sân chim, trong đó nổi tiếng nhất là các sân chim ở Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau. Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát
  2. 28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI phú và đa dạng. Nguồn thực phẩm đa dạng như vậy, với người dân Nam Bộ thường có nhiều cách chế biến mang đặc trưng của từng địa phương khác nhau. Họ thường kết hợp nhiều trái cây trong các món ăn, như: dừa, dứa, xoài, hoặc Cháo le le, lươn xào sả ớt, cá lóc nướng trui, bông súng mắm kho, canh chua cá lóc, Những món ăn này không chỉ đi vào tiềm thức của mỗi người dân mà còn đi vào tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngoài ra, nói đến giá trị văn hóa ẩm thực Nam Bộ không thể không nhắc tới những món khô, như: Mực, cá, tôm và cả thịt rừng hay mắm. Người dân Nam Bộ không chỉ dùng những động, thực vật do mình nuôi trồng mà còn tận dụng những sản phẩm của thiên nhiên như: Bông điên điển, bông bí rợ, đọt cây vừng, rau đắng, chuột, cóc, dơi, le le, cách lựa chọn này cho thấy sự thích ứng với thiên nhiên và nhạy bén, sáng tạo của con người. Về trang phục, do sống trong môi trường sông nước, người Nam Bộ rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Chiếc áo bà ba gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu giăng lưới và có túi để có thể đựng một vài vật dụng cần thiết. Chiếc khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hôi và có thể quấn ngang người để thay quần. Nhà ở của người Nam Bộ có ba loại chính: Nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo kinh rạch, và nhà nổi trên sông nước. Nhà nổi trên sông nước là nơi cư trú đồng thời là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đường sông, buôn bán ở các chợ nổi, bán sỉ và bán lẻ trên sông. Để đi lại, vận chuyển, các tộc người cư trú nơi đây đều phải lựa chọn những phương tiện phù hợp với các địa hình đặc trưng của Nam Bộ. Ở trên đất liền thì người Nam Bộ dùng xe bò, xe ngựa, xe đạp, xe thồ, xe tải, Ở vùng sông nước thì họ dùng xuồng, ghe, tắc ráng, vỏ lãi, tàu, bè, bắc (phà), cộ, Ở miền Tây Nam Bộ, xuồng ghe có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là phương tiện vận chuyển tiện dụng cho tất cả mọi người, vừa là phương tiện mưu sinh và phương tiện cư trú của một số lớn cư dân làm nghề đò ngang, đò dọc, buôn bán và nuôi cá trên sông. Mặc dù, cho đến nay ở Nam Bộ giao thông đường bộ đã được cải thiện nhiều, song giao thông đường thuỷ vẫn chiếm ưu thế, bởi nó phù hợp với đồng bằng sông nước nơi đây (Phan Thị Yến Tuyết, 1993). Ngoài đặc trưng sông nước, giá trị văn hóa của Nam Bộ còn thể hiện trong sự giao thoa văn hoá. Không gian văn hoá Nam Bộ là phần mở rộng của không gian văn hoá Việt Nam trên một vùng đất mới mà ở đó chung tay khai phá với người Việt còn có các tộc người bản địa và các tộc người di dân ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Vì vậy, trên vùng đất này, ngay từ đầu trong văn hoá của cư dân Việt đã có sẵn yếu tố Chăm, Khơ me, Hoa, và sau này lại chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Hiện nay, ở vùng Nam Bộ, Đông Nam Bộ được đánh giá là khu vực có số lượng dân nhập cư cao nhất. Lý do là vì nơi đây hình thành nhiều cơ sở kinh tế, trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ hợp tác không chỉ trong nước và ngoài nước. Chính vì vậy, Nam Bộ hiện nay là một vùng đất mà giao lưu, tiếp biến văn hoá đã và đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ quả là hầu như không có hiện tượng văn hoá nào ở nơi đây còn nguyên chất thuần Việt mà luôn có bóng dáng của những nền văn hoá khác. Cho nên, có thể nói, giao thoa văn hoá chính là một trong những bản sắc của văn hoá Nam Bộ. Nó làm cho văn hoá Nam Bộ vừa tương đồng, lại vừa khác biệt với cội nguồn của
  3. 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI An Giang, Bưng Bạc, Bưng Thơm, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Mỗi di tích có một lí lịch riêng với rất nhiều câu chuyện liên quan cùng các nhân chứng, kỉ vật. Chính vì vậy, trong việc khai thác du lịch các tỉnh thành ở Nam Bộ thời gian vừa qua đã chú ý xây dựng những tour du lịch hành hương trở về nguồn, thăm lại chiến trường xưa ở chiến khu D, địa đạo Củ Chi, nhà tù Phú Quốc - Kiên Giang, nhà tù Côn Đảo, Ngành du lịch các tỉnh thành ở Nam Bộ còn thiết kế cho du khách tham quan tìm hiểu các di tích danh nhân như: Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Định, Đối với khai thác những giá trị văn hóa sông nước: Văn hoá sông nước vừa là thế mạnh vừa là đặc sản của Nam Bộ. Số lượng sông, kênh, rạch chằng chịt mà vùng Nam Bộ có được là những tuyến du lịch hết sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm du lịch chính là du ngoạn trên các loại tàu, thuyền lớn nhỏ, nhiều dạng, nhiều kiểu, nhiều tốc độ với nhiều loại hình khác nhau còn có những hoạt động du lịch khác liên quan đến thuyền bè và sông nước. Chẳng hạn như tham quan những vựa cá lồng, vùng nuôi thủy sản, nơi làm mắm, tổ chức cho khách đánh cá, câu cá và tự làm hay thưởng thức đủ các món ăn từ cá, là những sản phẩm du lịch tuyệt vời cho du khách. Một chuyến du ngoạn trên thuyền từ tỉnh này sang tỉnh kia, có thể dừng chân ở những vị trí nhất định để lên bờ thăm thú, rồi lại xuống thuyền đi tiếp với những con người, sản phẩm khác nhau của mỗi vùng, cũng như cung cách làm ăn, lối sống của cư dân chính là những sản phẩm du lịch đặc sắc của Nam Bộ. Gần đây, các tour du lịch bắt đầu mở rộng các sản phẩm của mình như du lịch nhà dân: đưa khách đến ở tại các gia đình dân tộc ít người ở Nam Bộ để họ tận hưởng những sinh hoạt của các dân tộc, tham dự vào các phong tục, tập quán, nghi lễ của các gia đình. Đối với khai thác những giá trị văn hóa các làng nghề: Toàn khu vực Nam Bộ đã hình thành các nhóm nghề có tiềm năng và đã được khai thác trong du lịch như: 1) Nhóm ngành nghề tiểu thủ công: nghề đan đát; nghề dệt chiếu, thảm ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh; nghề chằm nón, chằm lá ở Vĩnh Long; nghề làm gạch, làm gốm ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ; nghề mộc, chạm trổ ở Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang; nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa ở Bến Tre; nghề thủ công mỹ nghệ từ cây mây, tre, trúc ở Cần Thơ; 2) Nhóm ngành nghề phục vụ ẩm thực: nghề làm bánh, làm cốm, làm kẹo ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long; nghề làm khô, làm dưa, làm nem, rượu, sản xuất nước chấm (mắm, tương, chao, ) ở một số tỉnh; nghề chế biến khô thủy sản ở các tỉnh có thế mạnh về biển, kênh rạch ở hầu hết các tỉnh đồng bằng; 3) Nhóm ngành nghề nông nghiệp hoa kiểng: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, với các loại hình kiểng lá, kiểng hoa, kiểng hình, bonsai, cổ thụ; Nhóm ngành có những nghề truyền thống nổi tiếng, có thương hiệu, hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở và người lao động: nghề làm mắm ở Châu Đốc; nghề mộc ở Chợ Mới; nghề đóng tủ thờ ở Gò Công; nghề bàng buông ở Tiền Giang (Sản phẩm của làng nghề gồm nhiều loại như: nón, đệm, giỏ, manh, tụng bàng, sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cọng bàng); nghề làm bánh pía ở Sóc Trăng; nghề làm khô ở Cà Mau; nghề làm sản phẩm từ cây dừa ở Bến Tre và làng nghề hoa kiểng ở Sa Đéc, Chợ Lách, Thông qua những tour du lịch đến các làng nghề truyền thống ở Nam Bộ, du khách trong và ngoài nước tham quan rất thích thú khi được tìm hiểu, trải nghiệm các
  4. 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI tổ chức quản lý tốt và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch thì cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, nhận thức của người dân được nâng cao, thu nhập được cải thiện, đời sống của người dân khấm khá, tạo ra bầu không khí phấn khởi, lạc quan cho người dân về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong đời sống xã hội. 3. KẾT LUẬN Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những kết quả đạt được trong việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở Nam Bộ vẫn chưa tương xứng với những giá trị văn hóa mà vùng đất này đang sở hữu. Thậm chí, trong thực tiễn khai thác còn để lại nhiều hệ lụy đe dọa đến sự phát triển bền vững của vùng. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành du lịch, du lịch Nam Bộ trong suốt thời gian từ năm 2006 đến nay vẫn đang loay hoay với việc định hình đâu là sản phẩm du lịch đặc thù khi mà địa phương nào cũng có những sản phẩm gần giống nhau. Hầu hết các địa phương trong vùng đều dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch. Do vậy, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào việc: Chở khách tham quan bằng tàu, thuyền; đưa khách tham quan miệt vườn; biểu diễn đờn ca tài tử; tham quan tìm hiểu tại các Vườn Quốc gia. Du khách chỉ cần đến một tỉnh là biết sản phẩm du lịch của cả vùng (Hữu Nghị, 2015). Chính tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh giữa các địa phương trong vùng diễn ra phổ biến đã làm giảm tính hấp dẫn của du lịch Nam Bộ. Ngoài ra, việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ở Nam Bộ hiện nay mới chỉ thể hiện ở tầm nhìn, còn thiếu nhiều hành động cụ thể để hiện thực hóa. Thực tế cho thấy, với nguồn vốn hạn chế trong xây dựng các cơ sở vật chất du lịch, một điểm du lịch ở Nam Bộ thường chỉ có khả năng giữ sự thích thú cho du khách chưa đến một ngày. Điều này có nghĩa, du lịch ở Nam Bộ chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì sẵn có mà thiếu sự đầu tư dài hạn, thiếu sự liên kết giữa các địa phương trong vùng với nhau dẫn tới tình trạng kém hấp dẫn và không có điểm nhấn. Đúng như nhà nghiên cứu Phạm Trung Lương trong một bài phỏng vấn có nhận xét: "Những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Nam Bộ đã được khai thác, nhưng hiện mới ở góc độ địa phương, chứ không phải góc nhìn của toàn vùng. Vấn đề liên kết giữa các vùng cũng đã được đặt ra từ lâu, nhưng không có “’nhạc trưởng’, dẫn đến tình trạng khai thác sản phẩm du lịch chồng chéo nhau. Bây giờ cần phải điều chỉnh lại, để từng địa phương phát huy được thế mạnh của mình và liên kết các thế mạnh với nhau để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng, tạo nên sức mạnh của cả vùng" (Hữu Nghị, 2015). Bên cạnh đó, các điểm du lịch văn hóa tâm linh, di tích lịch sử ở Nam Bộ vẫn còn tình trạng quản lý và khai thác một cách lộn xộn không tốt. Hiện tượng “cò mồi”, “cướp giật”, “chặt chém”, “lừa đảo”, “bói toán”, “xả rác”, “tàn phá di tích”, vẫn còn diễn ra khá phổ biến, dẫn đến khiến nhiều du khách bất bình và không muốn quay lại tham quan. Dù trên lý thuyết, khai thác giá trị văn hóa ở Nam Bộ phục vụ cho du lịch là nhằm mục đích làm cho những giá trị văn hóa ấy được giàu có hơn, phát triển bền vững hơn, hướng người dân đến sự trân trọng những giá trị văn hóa mà mình đang được sở hữu, nhưng thực tế đi vào khai thác lại cho thấy, những giá trị văn hóa ấy lại đang bị mai một và bị hư hại. Tâm lý thực dụng, chỉ biết khai thác một cách triệt để phục vụ cho lợi ích kinh tế trước mắt không nghĩ
  5. 34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV, báo, đài, website, sách, bản đồ, CD, Lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách. Bảy là, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước, các nước Đông Nam Á với Nam Bộ nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của vùng. Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích phát triển du lịch Nam Bộ. Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên chỉ đúng và thực hiện nghiêm túc ở các ngành, các cấp, các địa phương khi chúng ta có quan niệm đúng về phát triển kinh tế du lịch và những giá trị văn hóa đặc trưng vùng Nam Bộ. Điều này cần sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau mà văn hoá và du lịch là hai ngành phải có trách nhiệm chính, là đầu mối liên kết tất cả các ngành khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đức Cường (2013), Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (từ khởi thủy đến năm 1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb. Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Hiếu (2011), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Kim Liên (2017), “Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 396. 5. Sơn Nam (2009), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Tuấn Triết (2005), “Biến chuyển dân cư và thành phần dân tộc ở Nam Bộ cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI” trong: Nam Bộ dân tộc và tôn giáo, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. EXPLOIT CULTURAL VALUES IN THE CONTEXT OF TOURISM DEVELOPMENT IN SOUTHERN VIETNAM Abstract: Culture in Southern Vietnam is exhibited by such things as religious diversity, unique traditional customs, festivals, literature, arts, cuisine, fashion, transporatation, and more. These kinds of valued cultures have not only created a positive environment and condition for tourism to develop, but they also decided the size, types, quality, and effectiveness of touristic activities. How has the department of tourism of the South exploited these valued cultures in recent years? During this exploitation of culture, has it given rise to increasing problems? What are the solutions for the effective and sustainable exploitation of cultural values in Southern tourism in Vietnam? This article will propose some answers for these above questions. Keywords: Southern Vietnam, cultural values, tourism development, exploring cultural values.