Đề tài Khai thác giá trị văn hóa làng biển trong phát triển sản phẩm du dịch mới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bài viết giới thiệu tiềm năng phong phú về văn hóa bản địa
của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) và những gợi ý khai thác
giá trị văn hóa làng biển truyền thống nhằm hướng tới mục
đích khơi dậy tiềm năng và bảo tồn giá trị nhân văn trong phát
triển các sản phẩm du lịch mới của địa phương giai đoạn trước
mắt từ nay đến năm 2030 nhằm kích cầu điểm đến du lịch trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 chưa hoàn toàn được kiểm soát trên toàn cầu. Mặt
khác, khẳng định tiềm năng du lịch biển là to lớn, là động lực
cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bộ trong tương lai
hậu Covid-19


 

pdf 14 trang xuanthi 03/01/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác giá trị văn hóa làng biển trong phát triển sản phẩm du dịch mới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_khai_thac_gia_tri_van_hoa_lang_bien_trong_phat_trien.pdf

Nội dung text: Đề tài Khai thác giá trị văn hóa làng biển trong phát triển sản phẩm du dịch mới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

  1. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 cáo của tỉnh cũng như một số trang thông tin điện tử đề cập đến sự quảng bá và giới thiệu danh lam thắng cảnh của tỉnh BR-VT. Xuất phát từ thực trạng này, bài viết của tác giả về chủ đề "Khai thác giá trị văn hóa làng biển trong phát triển sản phẩm du lịch mới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với mong muốn đóng góp một phần trong định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn cho ngành du lịch BR-VT một cách có hiệu quả hơn từ nay đến 2030. BR-VT, một trong những địa phương nằm trong khu vực được xác định là có nền văn hóa biển phong phú với một hệ thống di sản văn hóa làng biển đặc sắc. Khai thác di sản văn hoá làng biển phục vụ phát triển du lịch thông qua việc tìm hiểu những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, những di tích, lễ hội, ẩm thực đến tìm hiểu phương thức mưu sinh của ngư dân và cư dân vùng biển là một trong những giải pháp để thu hút du khách đến với du lịch biển BR-VT, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch văn hoá cộng đồng ven biển đặc trưng cho du lịch BR-VT. Bài viết này được nghiên cứu hướng vào các mục tiêu cơ bản sau: - Miêu tả thực trạng các hoạt động du lịch tỉnh BR-VT; - Khảo sát một số địa bàn có tiềm năng khai thác giá trị du lịch ven bờ; - Phân tích đối tượng khách du lịch theo hướng văn hóa cộng đồng và hội nhập; - Khả năng phối hợp giữa các ban ngành và người dân trong hoạt động bảo tồn văn hóa làng nghề ven biển hướng đến phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng ven biển theo định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới có chất lượng cao của tỉnh BR- VT trong tương lai. 2. Cơ sở lý thuyết Là một trong 28 tỉnh, thành có biển, BR-VT có bờ biển dài 305,4 km, kéo dài từ thềm lục địa tiếp giáp với quần đảo Trường Sa đến các tỉnh thuộc trung tâm du lịch vùng Nam bộ và Nam Trung bộ, trong đó khoảng 70 km có bãi cát thoai thoải, nước trong xanh với nhiều bãi tắm đẹp quanh năm. Nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên vô cùng quan trọng là dầu mỏ và hải sản với những nguyên liệu, sản vật từ biển hình thành nên yếu tố làng nghề ven biển với những nghề thuyền thống đặc trưng vốn có. Khai thác văn hóa làng biển của tỉnh BR-VT nhằm hướng tới mục đích khơi dậy tiềm năng và bảo tồn giá trị nhân văn trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng địa phương. Trong đó, khẳng định tiềm năng du lịch biển, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhìn lại những năm qua, ngành Du lịch của tỉnh BR-VT đã có những bước phát triển vượt bậc khi nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn nhằm khai thác lợi thế về cảnh quan, lịch sử, văn hóa, con người để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho du lịch trên địa bàn tỉnh đang chuyển dần sang xây dựng các điểm du lịch mới mang tính tiên tiến, hiện đại hóa, trong khi đó thì việc khai thác loại hình du lịch lễ hội văn hóa, văn hóa làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có riêng của địa phương thì vẫn chưa được chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với ngành du lịch tỉnh BR-VT khi mà du khách quốc tế ngày một đến để tìm hiểu truyền thống văn hóa đặc thù riêng của những vùng ven biển. Việc khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời góp phần gìn giữ những nét bản sắc văn hóa lâu đời của các địa phương đã đi vào tiềm thức của người dân trong vùng. 91
  2. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 hết giá trị từ khối tài nguyên to lớn, đặc biệt là khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn mà điển hình là nét văn hóa các thôn xóm và làng ven biển. Sự kết hợp điều kiện địa lý tự nhiên với các giá trị văn hóa bản địa để phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn bên cạnh các ngành công nghiệp dầu khí và logistic cho tỉnh BR-VT là một chuyện cần thiết phải quan tâm sâu sắc trong hiện tại và các giai đoạn phát triển trước mắt đến năm 2030. 4.2. Giới thiệu tiềm năng văn hóa làng biển tỉnh BR-VT Lồng trong không gian văn hóa du lịch ở Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung, Tỉnh BR-VT là địa phương có lợi thế tiềm năng rất lớn và được biết đến khá sớm so với nhiều địa phương khác. Lợi thế tiềm năng du lịch tự nhiên với nhiều bãi biển, đảo, cảnh quan khí hậu, đa dạng hệ sinh thái về động thực vật biển được khai thác có hiệu quả và đầy ấn tượng từ khi người Pháp cho xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch từ những năm 1895, nổi bật là thành phố Vũng Tàu - thành phố du lịch, nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam được thành lập với tên gọi Cap Sainjacques. Cho đến nay, có thể coi BR-VT đã trải qua 125 năm nhưng vẫn là điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch cuối tuần lý tưởng cho khách du lịch. Vũng Tàu là địa điểm du lịch nổi bật của khu vực Miền Nam, hội tụ tất cả những tiềm năng nổi trội về một “thiên đường du lịch phức hợp”. Nơi đây có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế du dịch, là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách trong trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch của tỉnh được thiên nhiên ban tặng với nhiều bãi tắm đẹp, không khí mát mẻ có thể tắm biển quanh năm với bờ biển đẹp kéo dài đến hơn 42km có nhiều bãi cát thoai thoải và nước biển trong xanh. BR-VT với nhiều vùng biển còn hoang sơ đang từng bước được biến mình trở thành những khu du lịch phức hợp được du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch hiện nay chủ yếu là dựa vào khai thác các dạng tài nguyên du lịch thô sẵn có như: nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử văn hóa còn khá đơn điệu, không thu hút được khách nghỉ lại dài ngày, đa số khách đi và về trong ngày, sản phẩm du lịch đa dạng kém hấp dẫn, chi tiêu của khách thấp nên hiệu suất kinh doanh du lịch không cao. Do đó, trong bối cảnh đại dịch Covid còn đang diễn ra phức tạp như hiện nay, ngành du lịch tỉnh BR-VT cần thiết phải có những chiến lược, dự án khai thác tiềm năng du lịch sẵn có và hướng đến việc tạo ra những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, có chất lượng cao là rất cần thiết và cũng là bước chuẩn bị cho sự phát triển du lịch thời kỳ hậu Covid với những sản phẩm mới nhằm kích cầu du lịch trong tương lai. Khai thác giá trị văn hóa làng biển trong phát triển sản phẩm du lịch mới là một lợi thế về phát huy những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc trong định hướng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh BR-VT từ nay đến năm 2030. 4.2.1. Yếu tố văn hóa bản địa Từ rất lâu, BR-VT có đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng phong phú và đa dạng. Trong sự phong phú và đa dạng đó, BR-VT có những yếu tố văn hóa riêng mà các địa phương láng giềng hoặc không có, hoặc có nhưng không tiêu biểu, rõ nét nhất đó là yếu tố văn hóa bản địa và yếu tố văn hóa làng biển. Văn hóa bản địa là phong thổ của địa phương, là những đặc điểm và ưu thế riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp và để lại dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân. Văn hóa của cư dân BR-VT chứa đựng những dấu ấn phong thổ (Đinh Văn 93
  3. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 khai phá đất đai, xây dựng xóm làng. Phần lớn cư dân kết hợp nghề nông với khai thác lâm thổ sản, hoặc kết hợp nghề nông với việc đánh bắt thủy hải sản. Họ sinh sống chủ yếu ở ven biển phía Đông và phía Nam vùng đất BR-VT đã hình thành nên những làng nghề truyền thống ven biển. Theo thời gian, cư dân đông đúc, ruộng đồng phì nhiêu, ngành nghề phát triển và có sự phân công lao động theo nghề nghiệp. Có những nhóm dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, nghề đánh bắt thủy hải sản, nghề làm muối, làm mắm, nghề thủ công (đúc đồng, dệt vải, làm giấy, đan lát, làm bún, làm bánh), buôn bán Trong đó, bộ phận dân cư sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong các thế kỷ Hình 3: Ảnh minh họa làng cá Vũng Tàu XVIII, XIX, những làng cá ở BR-VT là Nguồn: Sưu tầm những làng nổi tiếng trù phú và đông dân cư nhất trong tỉnh như Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Tỉnh, Phước Hải Hầu hết những người làm nghề đánh bắt thủy hải sản đến BR-VT có nguồn gốc từ vùng “Ngũ Quảng” và chủ yếu là từ Nam Trung Bộ, vốn trước đó là vùng đất thuộc Vương quốc Champa mà trong vòng một vài thế kỷ định cư, cư dân người Việt đã có quá trình giao tiếp văn hóa (Đinh Văn Hạnh, 2013). Người Chăm vốn có truyền thống đi biển, những yếu tố văn hóa biển đặc trưng của người Chăm như tục thờ cúng cá Ông, tục thờ Bà, thờ Mẫu Thiên Y A Na của họ được ngư dân người Việt tiếp nhận và “Việt hóa” Không giống với các tỉnh miền Trung, nghi thức, đối tượng thờ cúng, đặc điểm kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng dân gian ở BR-VT thể hiện sự hỗn dung tín ngưỡng hết sức rõ nét và trở thành một đặc điểm nổi bật rất đáng lưu ý. Đối tượng thờ cúng trong lễ hội của ngư dân BR-VT khá đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện ở số lượng đối tượng tín ngưỡng trong sinh hoạt lễ hội nói chung, ở số lượng đối tượng được phối tự trong mỗi đình, đền, miếu, lăng (dinh) Ông cá Voi cụ thể và quan niệm phức hợp, nhiều quyền năng hội tụ trong một đối tượng thờ cúng trường hợp Bà Cô trong lễ hội Nghinh Cô Long Hải. Sự phối tự mang tính đặc trưng nghề nghiệp đánh bắt hải sản cá Ông, Bà Cô (Nữ thần) là đối tượng thờ cúng quan trọng nhất nhưng luôn có sự phối tự kết hợp. Bên cạnh cá Ông, Bà Cô (Nữ thần) là các vị thần khác (thần của những người làm nghề nông, thần của thương nhân, của những người làm nghề buôn bán), cả thần của nhiều dân tộc và nhiều vùng miền khác nhau (Dương Bá Phượng, 2001) Sự hỗn dung tín ngưỡng còn thể hiện rõ trong nghi thức cúng lễ, có thể dễ dàng nhận thấy những chi tiết, nghi thức của cúng đình, cúng miếu ít nhiều được lặp lại trong nghi thức cúng ông cá Voi, cúng bà (Ngũ Hành, Bà Cô-Long Hải). Cầu mưa, cầu an vốn là lễ nghi nông nghiệp cũng được tiến hành trong cúng lễ Nghinh Ông. Cũng dễ dàng nhận thấy sự pha trộn của nghi thức Nghinh Ông, Nghinh Bà trong các bước cúng đình. Đặc biệt, nghi thức Nghinh Cô “vốn là một thiếu nữ bị đuối nước” (Bùi Văn Vượng, 1997) được thực hiện tương tự nghi thức Nghinh Ông cá voi. Các bước tiến hành và cách thức cúng lễ của ngư 95
  4. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 từ chính các di tích ấy, sự góp phần của các di tích vào đời sống kinh tế, xã hội hôm nay của BR-VT. Các di tích lịch sử, văn hóa đem đến cho khách du lịch những hiểu biết về lịch sử và văn hóa của vùng đất, đồng thời kéo dài được thời gian du lịch một cách hợp lý, thú vị, chưa kể đến những dịch vụ tại chỗ ở các di tích ấy cũng đem lại nguồn thu nhập cho cơ sở và thu nhập xã hội cho dân cư địa phương. Sự kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng tắm biển với du lịch, tham quan, tâm linh đã tạo ra những dòng khách lớn cả quốc tế lẫn nội địa. Việc khai thác các giá trị văn hóa nơi đây có thể là thành công dù vẫn còn nhiều việc phải làm. Ở một số di tích lịch sử, văn hóa khác, mức độ khai thác các giá trị văn hóa chưa nhiều và chưa thường xuyên, đặc biệt là với các di tích lịch sử ít có giá trị văn hóa, nghệ thuật. Các giá trị văn hóa tinh thần, văn hoá phi vật thể của BR-VT cũng khá phong phú, đa dạng, song các lễ hội truyền thống và hiện đại thường có sức hấp dẫn lớn hơn với khách du lịch, các lễ hội này thường gắn việc tôn vinh các giá trị truyền thống của cộng đồng địa phương. Tại BR-VT có tới hàng chục lễ hội có sức thu hút khách du lịch, trong đó có các lễ hội gắn với biển. Những lễ hội gắn với các hoạt động tâm linh - tôn giáo nơi đây cũng thường gắn với biển như Lễ hội Dinh Cô-Long Hải, lễ hội đình Thắng Tam, lễ hội Nghinh Ông có lợi thế hấp dẫn khách và thường được tổ chức ở gần biển, có hoạt động xúc tiến du lịch thường xuyên. Ngoài ra, các lễ hội tại làng nghề truyền thống, các đình, đền thờ anh hùng liệt nữ như lễ hội Đức Thánh Trần, Giỗ tổ Hùng Vương, các ông tổ nghề, tổ nghiệp cũng tạo các giá trị văn hóa to lớn, là những tiềm năng du lịch nhân văn cần được tổ chức khai thác để phát huy các giá trị ấy trong tương lai. Lễ hội và du lịch lễ hội đang và còn là hướng phát triển bền vững có hiệu quả ở Việt Nam nói chung và ở BR-VT nói riêng luôn đồng hành và tồn tại cùng với cư dân các làng nghề truyền thống ven biển. Một thực tế nữa ở BR-VT là các hoạt động mưu sinh nghề biển tại các làng nghề truyền thống trong đánh bắt thủy hải sản thì đây cũng là nơi thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống và cả hiện đại qua sự lao động và gắn bó của các nghệ nhân và qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là những sản phẩm lưu niệm có giá trị tinh thần cho khách du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của BR-VT trong lòng du khách thập phương. Sản phẩm làng nghề vừa có giá trị kinh tế biển, vừa mang giá trị văn hóa biển như những thông điệp tới người sử dụng, người mua dịch vụ, sản phẩm hấp dẫn trong kinh doanh du lịch. Cùng với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, làng nghề thủ công, BR-VT đã xây dựng được một hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày, nhà lưu niệm vừa phong phú vừa đặc sắc ở Vũng Tàu, Côn Đảo, ở các huyện. Đây là những nơi dành cho khách tham quan, khách du lịch, nơi quy tụ những hiện vật có giá trị, chứng tích lịch sử nhân văn vô giá của BR-VT. Tuy nhiên, có một thực tế là khi công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch thiếu hiểu biết về các giá trị văn hóa nói chung ở địa phương, thiếu hiểu biết về hệ thống bảo tàng nói riêng thì khách du lịch khó có điều kiện tham quan, tìm hiểu một cách đầy đủ và thú vị. Sự liên kết trong hoạt động giữa các cơ sở điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các bảo tàng chưa thật sự chặt chẽ như những đối tác quan trọng, cùng có lợi vì những mục tiêu chung là giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa địa phương, đem lại sự hấp dẫn cho khách du lịch. Chính vì thế, các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ du lịch tại địa phương cần phải xúc tiến, đa dạng về lĩnh vực, ngành đào tạo liên quan đến hoạt động du lịch như Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, thuyết minh viên tại điểm di tích, Marketing 97
  5. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 Tên tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Đà Nẵng 4.120 4.239 4.880 5.089 8.738 10.057 13.634 16.200 16.240 16.400 16.540 Quảng Nam 3.513 3.817 3.879 3.993 4.327 4.644 4.720 5.600 5. 720 5.800 5.940 Khánh Hòa 8.841 9.400 10.200 10.730 12.048 12.700 14.949 16.146 16.350 16.530 16.580 Bình Thuận 4.575 5.006 5.903 6.090 7.451 8.583 9.295 9.340 9.380 9.500 9.750 Nguồn: Báo cáo Sở DL tỉnh BRVT, Tổng số buồng trên địa bàn, 2020 4.4. Hiệu quả của việc khai thác sản phẩm văn hóa làng biển trong phát triển du lịch sinh thái ven bờ ở tỉnh BR-VT đến 2030 4.4.1. Lợi ích về giá trị kinh tế Các giá trị văn hóa địa phương, văn hóa biển của địa phương được khai mở làm giàu cho các hoạt động kinh tế, xã hội trong đó có du lịch. Tuy nhiên, nghiên cứu thực trạng cho thấy du lịch mang đậm nét văn hóa làng biển ở BR-VT vẫn còn là loại hình chưa được chú ý, chưa được đầu tư và chưa trở thành một trong hai loại hình du lịch quan trọng nhất đã xác định phát triển lâu dài là du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch văn hóa. Từ thực trạng đó, để khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa làng biển của BR-VT theo hướng kết hợp du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của BR-VT cần có chiến lược thống nhất, khoa học với tầm nhìn và sứ mệnh được xác định rõ ràng, thực tế và rất cụ thể với những giải pháp khả thi cả ở hiện tại và trong tương lai, cụ thể tầm nhìn trước mắt đến năm 2030. 4.4.2. Nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nhân văn Còn khá nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, những giá trị góp phần tạo nên bản sắc của vùng đất vươn mình ra biển, hội tụ nhiều tiềm năng du lịch văn hóa to lớn bên cạnh tiềm năng du lịch tự nhiên đầy lợi thế. Những lợi thế hiển nhiên đó đã, đang và còn tạo cho du lịch BR-VT sự phát triển lâu dài. Song cũng từ lợi thế đó, các giá trị văn hóa làng biển của BR-VT dường như còn bị lãng quên. Chính xác hơn, các giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc ở nơi đây chưa được chú ý đúng mức, chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả như tiềm năng vốn có của nó. Thông qua việc thiết kế, sáng tạo các sản phẩm du lịch và sản phẩm khác như các biểu trưng đậm phong thái tình người của người dân xứ biển từ sự giao thoa văn hóa của 28 thành phần dân tộc khắp các vùng miền hội tụ nơi đây. Khôi phục lại các sản vật tuyền thống lâu đời từ những làng nghề ven biển; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ khai thác sinh vật biển cũng cần được sản xuất sao cho thể hiện đậm ''chất văn hóa địa phương'' và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách (huy hiệu, logo, áo, mũ, bút, vật dụng tiện ích cho gia đình hay để trưng bày trên tường, trong tủ, trên bàn, trên xe) Trí tuệ và sự nhiệt tình cùng với sự kết hợp chặt chẽ giữa Văn hóa, Thông tin và Du lịch ở BR-VT nhất định sẽ cho ra đời những sản phẩm văn hóa vừa lòng khách du lịch. Mặt khác, cần sớm đưa vào khai thác những bảo tàng, nhà trưng bày hiện vật là nơi giới thiệu một cách súc tích nhất về lịch sử, văn hóa - nghệ thuật, cổ vật của địa phương và các sản phẩm độc đáo, đặc sắc, có hàm lượng văn hóa cao nhằm thu hút du khách gần xa. 99
  6. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 thờ cúng cá Ông, rước tế thần biển (Đức ông Nam Hải), các đồ tế lễ, các món ăn đặc trưng, trang phục, nghi lễ được thể hiện trong lễ hội vừa để khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, vừa nhằm thỏa mãn tâm lý khám phá của du khách. Tổ chức được các lễ hội định kỳ này, BR-VT sẽ quảng bá, khuếch trương và bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa lâu đời. Thậm chí, nên chăng có sự góp sức của các doanh nghiệp du lịch, hội đoàn du lịch, tổ chức các cuộc thi văn hóa truyền thống và hiện đại, hoặc mô phỏng lại những tinh hoa nghệ thuật của vùng đất BR-VT được sân khấu hóa các Lễ hội dân gian cũng là một cách khai thác tốt nhất để phục hồi du lịch và thu hút du khách quốc tế đến trong giai đoạn hiện nay. Khách du lịch sẽ có dịp tham gia vào các loại hình du lịch văn hóa và rất nhiều giá trị văn hóa bản địa được khai thác đúng hướng, có hiệu quả và lâu dài. Mặt khác, các bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà trưng bày cùng với các làng nghề thủ công, làng nghề ven biển phải hợp lực để tạo ra những sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch. Hàng năm có thể bổ sung các thông tin về chợ phiên vùng biển, về lễ hội gắn với văn hóa biển, về dịch vụ du lịch và các sản phẩm văn hóa biển; sản phẩm du lịch mới, khác lạ; phát hành bản đồ du lịch dạng tập gấp hoặc chú trọng và đa dạng thông tin du lịch qua các kênh digital marketing để quảng bá và chỉ dẫn cho du khách ở các vùng lãnh thổ biết nhiều về tài nguyên du lịch BR-VT. 4.4.5. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong khai thác và phát triển du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng ven biển. Du lịch sinh thái (DLST) và văn hóa cộng đồng, loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, đang trở thành lựa chọn ngày càng nhiều của du khách cả trong và ngoài nước. Nắm bắt được xu thế đó, ngành du lịch BR-VT với nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đã và đang có những chính sách và giải pháp cụ thể để phát triển du lịch sinh thái gắn với lợi ích cộng đồng. Xu hướng dịch chuyển khá mạnh của thị trường du lịch những năm gần đây là nhu cầu tìm về với thiên nhiên, hòa mình vào môi trường hoang sơ để khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Đây là cơ sở để các địa phương giàu tài nguyên thiên nhiên với những hoạt động văn hóa bản địa đặc sắc, tăng cường đầu tư xây dựng các điểm đến, các tour du lịch mới lạ và tạo ra các sản phẩm DLST và văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách. Tuy nhiên, mô hình này vẫn mang tính tự phát, với tâm lý “mạnh ai nấy làm” theo kiểu homestay nhỏ lẻ và khó kiểm soát, dẫn tới tình trạng thiếu sự liên kết giữa các điểm du lịch sinh thái, giữa các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan quản lý du lịch để phát hiện, khai thác và tạo ra các sản phẩm mới từ văn hóa làng nghề ven biển phục vụ du khách chưa được phối hợp và đầu tư dẫn đến nguy cơ dần mai một và quên lãng. Tỉnh BR-VT cần phải định vị sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng theo dạng Homestay trong khai thác du lịch ven bờ và xác định mô hình xây dựng thương hiệu du lịch địa phương mang nét riêng và hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý đầu tư và phát triển cho các sản phẩm du lịch mới có chất lượng cao theo những nguyên tắc: - Phát triển có chiều sâu các sản phẩm từ làng nghề truyền thống ven biển một cách phải có hồn. - Thiết kế mới các sản phẩm du lịch văn hóa làng chài ven biển và các sản phẩm du lịch sinh thái ven bờ. 101
  7. Nguyễn Quang Thái. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 Tài liệu tham khảo Bùi Văn Vượng, (1997). Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa Dân tộc. Dương Bá Phượng, (2001). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. Đinh Trung Kiên, (2013). Khai thác các giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc của BR-VT cho hoạt động du lịch. Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tàng Dân tộc học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đinh Văn Hạnh, (2013). Một vài yếu tố văn hóa đặc trưng của vùng đất BR-VT có thể khai thác phục vụ du lịch và tổ chức lễ hội. Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tàng Dân tộc học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hoàng Văn Châu - Phan Thị Hồng Yến - Lê Thị Thu Hà, (2007). Làng nghề du lịch Việt Nam. Hà Nội: NXB Thống kê. Phan Khanh, (2013). Bàn về một chương trình nghiên cứu khoa học góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh BR-VT. Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo tàng Dân tộc học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trần Minh Yến, (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội: NXB Khoa học xã hội 103