Đề tài Một số khái niệm và vấn đề về du lịch chăm sóc sức khỏe - Nguyễn Văn Lưu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Truy cập lức 14 giờ 00 ngày 09 tháng 7
năm 2021) cho rằng: “Du lịch chăm sóc sức khỏe hoặc du lịch y tế (tiếng Anh:
medical tourism hay medical travel) là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch
và phương tiện truyền thông dùng để nói về kỹ nghệ đưa khách đi du lịch đến một
nước khác với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, nhưng
trong thực tế lại khác.
năm 2021) cho rằng: “Du lịch chăm sóc sức khỏe hoặc du lịch y tế (tiếng Anh:
medical tourism hay medical travel) là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch
và phương tiện truyền thông dùng để nói về kỹ nghệ đưa khách đi du lịch đến một
nước khác với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, nhưng
trong thực tế lại khác.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số khái niệm và vấn đề về du lịch chăm sóc sức khỏe - Nguyễn Văn Lưu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_mot_so_khai_niem_va_van_de_ve_du_lich_cham_soc_suc_kh.pdf
Nội dung text: Đề tài Một số khái niệm và vấn đề về du lịch chăm sóc sức khỏe - Nguyễn Văn Lưu
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Mục đích của tham luận là mong muốn cung cấp một số thông tin hữu ích và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe cho các nhà hoạch định, quản lý du lịch, các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học du lịch, giáo dục nghề nghiệp du lịch, các doanh nghiệp du lịch, y tế và những người quan tâm về du lịch chăm sóc sức khỏe. Tham luận này dựa chủ yếu vào nguồn dữ liệu thứ cấp ở ngoài nước và trong nước khá phong phú về du lịch y tế, du lịch chữa bệnh, du lịch chăm sóc sức khỏe, nhưng chưa thấy có sự thống nhất về các khái niệm này. Do hạn chế về thời gian, quy định giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19, nên không thể khảo sát thực địa, chỉ qua mối quan hệ trao đổi trực tiếp hoặc trực tuyến để có thêm tư liệu sơ cấp. Tham luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp khảo sát thực địa (tập trung những nơi có thể đến được trong những chuyến công tác, giảng dạy hoặc tham dự hội nghị, hội thảo, với những trải nghiệm và chứng kiến tận mắt các cơ sở giáo dục du lịch ở Việt Nam); Phương pháp phỏng vấn chuyên gia; và Phương pháp tổng hợp. Kế thừa các cơ sở lý thuyết và tổng hợp, phân tích các nghiên cứu đã có liên quan du lịch chăm sóc sức khỏe; kết hợp trao đổi với các bên liên quan, tham luận tập trung tổng quan những khái niệm và vấn đề liên quan; đề xuất khái niệm từ suy nghĩ của bản thân và gợi mở những vấn đề cần trao đổi. 2. Kết quả nghiên cứu cụ thể 2.1. Du lịch, Y tế và Du lịch y tế a. Du lịch Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định tại Khoản 1, Điều 3, Chương I: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, tại Khoản 3, Điều 3, Chương I, thì: Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. Tại Khoản 2 của Điều này quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”. Điều 10, Chương 2 chia khách du lịch thành các loại khách du lịch thành: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 23
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Hoạt động y tế là các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. Trong cuộc sống thường nhật, con người thường hiểu hoạt động y tế một cách giản đơn là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. c. Du lịch y tế Đây là thuật ngữ được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu liên quan. Có thể thấy có bao nhiêu cá nhân, tổ chức nghiên cứu về du lịch y tế thì có bấy nhiêu thuật ngữ “Du lịch y tế” được đề xuất. Theo OECD (2010) thì du lịch y tế là loại hình du lịch khi người tiêu dùng du lịch qua biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ đang sinh sống tới các nước khác với mong muốn tiếp cận một số loại hình điều trị y tế. Điều trị này có thể bao gồm đầy đủ các chuyên khoa, nhưng phổ biến nhất bao gồm chăm sóc nha khoa, phẫu thuật thẩm mĩ, phẫu thuật không cấp thiết và điều trị khả năng sinh sản. Hiệp hội Du lịch Y tế (2017) định nghĩa: “Du lịch y tế là một quá trình du lịch ra ngoài quốc gia cư trú với mục đích được điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Điều này phù hợp với định nghĩa được cung cấp bởi Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), trong đó một trong những phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS là tiêu dùng ở nước ngoài, người tiêu dùng dịch vụ (cụ thể là khách du lịch hoặc bệnh nhân) di chuyển đến lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo mong đợi. Cả hai định nghĩa trên chỉ đề cập đến du lịch y tế ra nước ngoài, thiếu loại hình du lịch y tế nội địa. Tham luận này cho rằng nên hiểu du lịch y tế là một loại hình du lịch kết hợp với hoạt động y tế để phục vụ du khách. Bất cứ loại hình du lịch nào liên quan đến khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đều được gọi là du lịch y tế. Như vậy có thể hiểu: Du lịch y tế là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu chính là khám, chữa bệnh và/hoặc chăm sóc sức khỏe kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. c. Phân loại du lịch y tế 1) Theo cách phân loại du lịch dựa trên tiêu thức phạm vi lãnh thổ có thể chia du lịch y tế thành du lịch y tế nội địa và du lịch y tế quốc tế. Du lịch y tế nội địa là loại hình du lịch y tế mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Còn du lịch y tế quốc tế có thể hiểu là loại hình du lịch y tế mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 25
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch như Anh, người dân không đủ khả năng với mức chi phí điều trị cao sẽ có các lựa chọn tốt hơn với chi phí điều trị y tế thấp hơn ở các nước Châu Á như Malaysia và Thái Lan. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đến được nhiều khách du lịch theo đuổi nhất nhờ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sự sẵn có của y học cổ truyền. Du lịch y tế “Diaspora” (Diaspora - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “διασπορά”, có nghĩa là sự di trú của một nhóm người, có cùng nguồn gốc dân tộc, khỏi vùng đất định cư hay vùng đất tổ tiên). Đây là loại hình du lịch y tế đặc biệt dành riêng cho những người có mối liên hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối liên hệ gia đình tại nước đón khách. Diaspora bao gồm: kết hợp thăm gia đình, du lịch di sản văn hoá, du lịch y tế, du lịch kinh doanh. Loại hình du lịch y tế này thường được sử dụng bởi thế hệ người nhập cư đầu tiên hoặc thứ hai và họ có điều kiện du lịch trong nước hoặc quốc tế. Thường gặp hơn là du lịch y tế “Diaspora” được thực hiện trong xã hội có chung sự tương đồng về môi trường văn hoá, gia đình, ngôn ngữ và có kỳ vọng thấp hơn so với các loại hình khác về chăm sóc sức khoẻ. Malaysia hiện đang dẫn đầu châu Á về loại hình du lịch y tế “Diaspora” này, đặc biệt là thu hút khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông. 2) Theo cách phân loại hoạt động y tế dựa trên tiêu thức khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe có thể chia du lịch y tế thành thành du lịch y tế khám chữa bệnh (Gọi vắn tắt là du lịch khám chữa bệnh” và du lịch y tế chăm sóc sức khỏe (Gọi vắn tắt là du lịch chăm sóc sức khỏe). Tại Tiểu mục này tham luận tập trung phân tích du lịch khám chữa bệnh, còn du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ được trình bày kỹ trong Tiểu mục 2.2 dưới đây. Tại sao lại ghép “du lịch” và “khám chữa bệnh” thành “du lịch khám chữa bệnh”? Bởi vì hầu hết người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước thường phải lưu trú lại tại đó một thời gian để theo dõi, sau khi được chẩn đoán, can thiệp và điều trị. Trong khi lưu trú lại, khách du lịch khám chữa bệnh có thể tận dụng chuyến đi để du lịch, tham gia các tour tham quan trong ngày, tham gia các hoạt động du lịch truyền thống khác. Khởi đầu, thuật ngữ “du lịch khám, chữa bệnh” chỉ đề cập đến những cư dân ở các nước kém phát triển du lịch sang các nước đã phát triển để theo đuổi các phương pháp điều trị mà ở nước họ không có. Nhưng ngày nay, đã có sự thay đổi ngược lại, cư dân ở những nước “giàu” hơn di chuyển sang các nước đang phát triển để tiếp cận các loại hình dịch vụ y tế, nhất là dịch vụ y học cổ truyền. Sự thay đổi này là do: Một là chi phí cho các dịch vụ kỹ thuật ở các nước đang phát triển thấp hơn nhiều; Hai là sự sẵn có của các chuyến bay giá rẻ; và Ba là tác động của truyền thông và tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dùng về các loại hình dịch vụ y tế của nước đón khách du lịch y tế khám, chữa bệnh. 2.2. Du lịch chăm sóc sức khỏe Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 27
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch động và quyền lợi cá nhân, tổ chức với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Quan niệm sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật” và được khẳng định tại Điểm 1, Bản Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978. Như vậy, sức khỏe gồm ba thành tố: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Chỉ có thể hiểu khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên. Ngay từ năm 1989, Nhà nước Việt Nam đã xác định: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc” trong Lời mở đầu của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe: Kế thừa và phát huy những tư tưởng truyền thống của dân tộc ta về sức khỏe, kết hợp với quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về phát triển con người toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về sức khỏe rất giản dị và dễ hiểu nhưng lại chứa đựng cả một nội dung rộng lớn, nêu bật bản chất của vấn đề “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Quan niệm về sức khỏe của Người trước hết là sự thống nhất giữa hai yếu tố: thể chất và tinh thần, mang tính khái quát cao và rất hàm súc. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học ), sinh học và kinh tế, xã hội Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những bệnh lý. Đó là những yếu tố được coi có tính quyết định đến sức khỏe con người. b. Chăm sóc sức khỏe Có nhiều quan niệm khác nhau về chăm sóc sức khỏe. Theo các nhà khoa học thì: “Chăm sóc sức khỏe là một quá trình tích cực thông qua đó mọi người nhận thức được và đưa ra lựa chọn để đạt trạng thái sức khỏe tiến triển tốt hơn” (Tiến sĩ Bill Hettler từ Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ - NWI). “Có thể nói chăm sóc sức khỏe là cách tiếp cận về sức khỏe nhấn mạnh vào việc ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ, ngược lại với việc tập trung vào điều trị bệnh; duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt bằng chế độ ăn uống, tập thế dục và thói quen hợp lý, tích cực theo đuổi lối sống và trạng thái tốt cho sức khỏe” (Cooper và Cooper; Erfurt-Đức, 2009) Nghị quyết 46/NĐ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới khẳng định: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 29
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Theo Connell (2006): “Du lịch sức khoẻ (health tourism), du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism), du lịch chưa bệnh (medical tourism), du lịch dịch vụ spa (spa tourism) là các loại hình du lịch mà ở đó, khách du lịch sẽ dành thời gian rỗi để cải thiện sức khoẻ không chỉ về mặt thể chất mà còn phải cả về mặt tinh thần của du khách”. (A Modern Synthesis by Joanne Connell (2006-06-30). Theo Anne Dimon (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch chăm sóc sức khỏe Canada, Người sáng lập và biên tập viên của Tạp chí Du lịch về Sức khỏe) thì: “Du lịch chăm sóc sức khỏe là du lịch với mục đích thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc thông qua các hoạt động thể chất, tâm lý hoặc tinh thần Mặc dù du lịch chăm sóc sức khỏe thường tương quan với du lịch y tế vì lợi ích sức khỏe thúc đẩy du khách, khách du lịch chăm sóc sức khỏe chủ động tìm cách cải thiện hoặc duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thường tập trung vào phòng ngừa, trong khi khách du lịch y tế thường đi du lịch phản ứng để được điều trị một bệnh được chẩn đoán hoặc giải quyết tình trạng sức khỏe”. Smith Kelly (Trưởng Khoa Sinh lý học trường Đại học Melbourne) năm 2006 xác định: “Du lịch chăm sóc sức khỏe là tổng hợp của tất cả các mối quan hệ và hiện tượng trong hành trình và lưu trú của những người có động cơ chính là để bảo vệ hoặc tăng cường sức khỏe của họ. Họ ở lại trong một khách sạn chuyên cung cấp các bí quyết chuyên nghiệp và phù hợp để phù hợp chăm sóc cá nhân. Họ yêu cầu một gói dịch vụ toàn diện bao gồm chăm sóc thể chất, sắc đẹp hoặc các yếu tố khác như chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, thư giãn, thiền định và các hoạt động liên quan đến thể chất và tinh thần.” Tiến sĩ Prem Jagyasi (Người Ấn Độ, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe toàn cầu và du lịch chăm sóc sức khỏe) cho rằng: “Du lịch chăm sóc sức khỏe là quá trình du khách tìm kiếm một hành trình cụ thể để cải thiện hoặc tăng cường sức khỏe và phúc lợi của họ. Khách du lịch sẽ ở trong một điểm đến cụ thể nơi họ sẽ được cung cấp các hoạt động thể chất khác nhau, tăng cường sức khỏe, phương pháp thư giãn và thực phẩm bổ dưỡng trong một gói toàn diện”. Müller và Kaufmann (Müller, H. và Kaufmann, E.L) trong nghiên cứu “Du lịch chăm sóc sức khỏe: Phân tích thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe và áp dụng trong khách sạn - 2001) định nghĩa: “Du lịch chăm sóc sức khỏe được xem như một sự tổng hoà của các mối quan hệ và các hiện tượng là kết quả từ sự thay đổi về địa điểm và nơi cư trú được thực hiện bởi con người nhằm làm tăng hoặc ổn định hay thậm chí là để nhằm phục hồi thể chất, tinh thần và tình trạng khoẻ mạnh hay hạnh phúc khi được trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và đồng thời là sự tác động bởi chính điểm đến, con người, môi trường, nơi mà người đó đến sử dụng dịch vụ”. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 31
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch hiểu là loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, khách du lịch phải qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe quốc tế đối với một quốc gia lại có thể chia thành du lịch chăm sóc sức khỏe quốc tế đến và du lịch chăm sóc sức khỏe quốc tế ra nước ngoài. 2) Phân loại theo xuất phát điểm của mục đích du lịch chăm sóc sức khỏe: Có thể chia du lịch chăm sóc sức khỏe thành thành du lịch chăm sóc sức khỏe sơ cấp và du lịch chăm sóc sức khỏe thứ cấp. Du lịch chăm sóc sức khỏe sơ cấp là loại hình du lịch mà mục đích ban đầu chủ yếu là để cải thiện, chăm sóc sức khỏe. Còn du lịch chăm sóc sức khỏe thứ cấp là loại hình du lịch mà mục đích chăm sóc sức khỏe nảy sinh trong chuyến du lịch với mục đích khác như tham quan, giải trí, du lịch MICE. Tóm lại: Tuy nói rằng xu hướng du lịch chăm sóc đang phổ biến tại các quốc gia là thực tế. Nhưng, loại hình du lịch này xét ở trên diện rộng toàn cầu thì vẫn còn là loại hình du lịch khá mới mẻ. Khách hàng của du lịch chăm sóc sức khỏe là những người muốn tìm kiếm sự cân bằng trong thể chất và tinh thần. Trong loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe có sự kết hợp giữa du lịch với y tế, nhưng không có sự xâm nhập hoặc can thiệp y tế, mà các liệu trình chăm sóc sức khỏe chuyên biệt như như thiền, yoga, massage hàng ngày, giúp thải độc, thanh lọc và trẻ hóa cơ thể thông qua chế độ ăn uống riêng được các chuyên gia, bác sĩ đã có kinh nghiệm thiết kế. Du lịch chăm sóc sức khỏe còn sơ khai ở Việt Nam. Đối tượng khách hàng chủ yếu hướng đến là những người Việt Nam và người nước ngoài đã vững vàng về thu nhập, có thời gian rỗi dành riêng cho bản thân để khám phá thiên nhiên, văn hóa các địa phương, vùng, miền, quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Những liệu trình chăm sóc sức khỏe ở những điểm du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam cũng chưa thật chuyên nghiệp. Những mô hình kinh doanh du lịch chăm sóc sức khỏe đã được hình thành, đang ở giai đoạn đầu, nhưng được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế cao, dưới tác động sâu sắc, toàn diện của cách mạng công nghiệp 4.0 và trong trạng thái bình thường mới của các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, hiện nay là đại dịch COVID-19. Muốn vậy các bên liên quan phải chuẩn bị về mọi mặt, đặc biệt là sự chuẩn hóa trong nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe để có chủ trương đúng, giải pháp khả thi, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asia Healthcare Summit 2020, Diễn đàn Y tế Châu Á, 2020. 2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Truy cập lúc 14 giờ 00 ngày 09/7/2021. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 33
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 26. Tiềm năng cả tỉ USD từ du lịch y tế, Báo Người Lao Động. 27. Tìm hiểu lịch sử của du lịch y tế và 3 loại hình du lịch y tế, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2019. 28. Tuyên ngôn Alma-Ata năm1978 của Tổ chức Y tế Thế giới, 1978. 29. Wellness Tourism and Medical Tourism: Where Do Spas Fit, Hội nghị Thượng đỉnh Spa toàn cầu, 2017. 30. Wellness Tourism: Market Analysis of a Special Health Tourism Segment and Implications for the Hotel Industry. Journal of Vacation Marketing, 7, 5-17, Mueller, H. and Kaufmann, E.L, 2001 Webside: 31. Health Tourism 2.0” (PDF). World Health Tourism Congress. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2021. 32. Luhanhvietnam.com.vn, 2019. [Online] Available at: Truy cập 10/7/2021. 33. The Sustainable tourism, 2019, Available at: 34. Travel to wellness, 2019, Available at: Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 35