Đề tài Nâng ca năng lực cạnh tranh của khách sạn REX

Với lợi thế về vị trí của Khách sạn Rex Sài Gòn ngay tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Khách
sạn không ngừng huy động vốn đầu tư, mở thêm nhiều dịch vụ đáp ứng khách lưu trú nhẵm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn. Nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng của khách sạn Rex
và đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh và nâng cao năng lực
cạnh tranh của khách sạn Rex trong thời gian tới.
Từ khóa: Nâng cao, năng lực cạnh tranh, khách sạn Rex. 
pdf 5 trang xuanthi 05/01/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng ca năng lực cạnh tranh của khách sạn REX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nang_ca_nang_luc_canh_tranh_cua_khach_san_rex.pdf

Nội dung text: Đề tài Nâng ca năng lực cạnh tranh của khách sạn REX

  1. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN hái niệ hách sạn Theo Luật Du lịch (2017), Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 1995 thì: “Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”. hái niệ cạnh tranh Paul và Nordhaus (1995), là hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốn Kinh tế học nêu: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Porter (1996), người được xem là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh, một trong những giáo sư nổi tiếng của trường kinh doanh Harvard đưa ra định nghĩa về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005) cho rằng: “Cạnh tranh không phải là sự hủy diệt mà là sự thay đổi, thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn nhân lực của xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển”. Như vậy, với những quan niệm trên, có thể hiểu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó có sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân ) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. hái niệ năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo quan điểm của Michael Porter thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị tăng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất caonhằm nâng cao lợi nhuận (Porter, 2010). Năng lực cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitiveness. Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày 1752
  2. 3.3 Thực trạng về đội ngũ lao động trong khách sạn Hiện nay, cơ cấu nhân lực lao động trong ngành Du lịch nói chung và trong Khách sạn nói riêng, tỷ lệ lao động bậc Đại học chiếm số ít, đa phần đều là lao động bậc Cao đẳng, Trung cấp làm việc. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch Việt Nam, toàn ngành sử dụng sử dụng 1,3 triệu lao động trực tiếp, chiếm 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo ngành nghề khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được đào tạo tại chỗ. Vì thế nhân lực trong ngành Du lịch nói chung và Khách sạn nói riêng vừa yếu về trình độ chuyên môn, vừa thiếu về số lượng. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, đến năm 2025 nhu cầu nhân lực du lịch là 4.590.000 người (trực tiếp 1.530.000 người) và năm 2030 là 7.020.000 người (trực tiếp 2.340.000 người). Với số lượng nhân lực hiện tại vẫn còn cách quá xa so với con số cần và đủ, ngoài ra còn phải chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhân sự khách sạn. 4 GIẢI PHÁP Khách sạn cần không ngừng huy động vốn đầu tư, mở thêm nhiều tiện ích đáp ứng khách lưu trú. Mở rộng quy mô, số lượng buồng phòng để tiếp đón lượng khách lớn vào mùa cao điểm. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của khách sạn, tân trang khách sạn. Bảo trì và sữa chửa trang thiết bị thường xuyên nhằm đảm bảo độ an toàn cho khách lưu trú. Mở rộng thêm các kênh đặt phòng, marketting đẩy mạnh, thu hút khách hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tích hợp ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật số vào công tác điều hành và quản lý khách sạn, ứng dụng tăng khả năng tương tác, lấy ý kiến khách hàng, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Xây dựng và cải tiến cơ sở vật chất theo hướng bảo vệ môi trường, tươi mát, hòa hợp với thiên nhiên, phù hợp với định hướng toàn cầu. Thường xuyên tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bài bản cho nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên đi học nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thức cấp cao để nâng cao trình độ nhân sự tại khách sạn. Đào tạo thêm ngoại ngữ cho đội ngũ lao động tại khách sạn, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách lưu trú. Chú trọng các chính sách ưu đãi nhân sự và phúc lợi hàng năm để lôi kéo nguồn nhân lực nhiệt tình và lâu dài. Siết chặt đào tạo nhân lực có thái độ tốt, phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp trong công việc. Các khách sạn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức như các hội chợ du lịch, triển lãm du lịch, Cần có chiến lược phát triển theo hướng mang bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương để tạo nét riêng biệt, thu hút khách đến lưu trú. 5 KẾT LUẬN Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Rex” phân tích và làm rõ các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của khách sạn, và dựa trên đó để đề ra giải pháp cải tiến năng lực cạnh tranh, góp phần giúp khách sạn hiểu rõ hơn về tiềm năng nội tại của khách sạn và đầu tư vào các yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận, thăng vị trên thị trường so với đối thủ. 1754