Đề tài Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Tóm tắt: Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai do nơi đây
có lợi thế đa dạng văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số, đa dạng về điều kiện tự nhiên và có nhiều loài động, thực vật
quý hiếm, đặc hữu. Lào Cai là tỉnh có tiềm năng đa dạng sinh học cá và thuận lợi nuôi trồng các loài cá nước lạnh vì có
hệ thống thủy vực đa dạng và điều kiện khí hậu phù hợp. Tuy nhiên, thông tin về giá trị các loài cá trong phát triển du
lịch gắn với văn hóa cộng đồng chưa được chỉ rõ và khai thác hiệu quả. Dựa trên tổng quan tài liệu, bài báo xác định
một số loài cá có dịch vụ văn hóa (một dạng của dịch vụ hệ sinh thái) trong đời sống của một số cộng đồng dân tộc thiểu
số. Các dịch vụ văn hóa từ cá trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là giải trí - du lịch, tâm linh - tập tục; các
dịch vụ văn hóa khác như phát triển nhận thức, giáo dục và giá trị thẩm mỹ chưa có nhiều dẫn liệu. Những dịch vụ này
góp phần thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến với địa phương. Bài báo cũng phân tích vai trò của dịch vụ văn hóa từ các
loài cá trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Từ đó, bài báo đề xuất các bước
để tăng cường gắn kết giữa dịch vụ văn hóa từ các loài cá với phát triển du lịch theo mục tiêu và chiến lược của tỉnh
Lào Cai. 
pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_buoc_dau_ve_dich_vu_van_hoa_mot_so_loai_ca.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

  1. Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch 499 gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai 3.2. Phương pháp nghiên cứu Công trình này tổng quan các tài liệu về cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai, với những nét văn hóa đặc trưng, về tiềm năng đa dạng sinh học cá. Bài báo sử dụng các DVHST theo TEEB (2020) [7], trong đó dịch vụ văn hóa gồm dịch vụ thẩm mỹ (như làm cảnh), giải trí và du lịch (như câu cá), tâm linh, tập tục địa phương và phát triển nhận thức (như các hoạt động giáo dục). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học cá và nuôi các loài cá nước lạnh ở Lào Cai Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng (dài 130 km) và sông Chảy (dài 124 km). Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên) [8]. Với hệ thống thủy văn phong phú, tỉnh Lào Cai có tiềm năng lớn về đa dạng các loài cá ngoài tự nhiên cũng như khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có mô hình nuôi cá nước lạnh (như cá tầm, cá hồi). Có thể thấy diện tích nuôi trồng cá cơ bản ổn định và sản lượng tăng nhanh từ năm 2018 đến năm 2019 (Hình 1). Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động nuôi trồng, đặc biệt là các loài cá nước lạnh. Đến năm 2025, thể tích nuôi cá nước lạnh toàn tỉnh dự kiến đạt 60.000 m3, sản lượng đạt 730 tấn [9]. Hệ thống các khu bảo tồn (Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn) và Vườn Quốc gia Hoàng Liên tạo nên tính đa dạng các loài sinh vật, trong đó có các loài cá. Tuy vậy, nhiều thủy vực vẫn chưa được điều tra đầy đủ và thiếu dẫn liệu đa dạng sinh học của nhóm động vật này [10]. Hình 1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng cá tỉnh Lào Cai từ 2015 đến 2019. Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai 2019 [11] 3.2. Ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai khi đã góp phần vào nâng cao thu nhập và giúp giải quyết việc làm cho người dân địa phương [12]. Phát triển kinh tế du lịch cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Ngoài ra, phát triển du lịch góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, bảo vệ cảnh quan, môi trường. Lào Cai đã và đang phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa, với một số sản phẩm tiêu biểu như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch này có tiềm năng khai thác hiệu quả tại một số địa điểm nổi tiếng, quen thuộc với du khách, như: Khu Du lịch bản Cát Cát, Bản Tả Phìn (Sa Pa), Thung lũng hoa Bắc Hà, Vườn Quốc gia Hoàng Liên [12]. Địa phương cũng tích cực phối hợp với các tổ chức (như Cơ quan phát triển Pháp, AFD) để phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học [12]. Mặc dù vậy, ngành du lịch tỉnh Lào Cai vẫn còn một số hạn chế, trong đó có các tuyến du lịch chưa rõ nét, thiếu tính đa dạng, phong phú các hình thức du lịch. Hệ thống chỉ dẫn và xúc tiến du lịch chưa thực sự hiệu quả và thân thiện. Thiếu những định hướng chính sách quảng bá rõ ràng [12]. Cũng có thể do địa phương chưa khai thác các thế mạnh về thiên nhiên, về đa dạng sinh học hay nét văn hóa đặc trưng.
  2. Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch 501 gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai Hình 2. Loài cá hoa được nuôi để bảo tồn và phát triển kinh tế [18] Khi du khách đến vùng Tây Bắc, có nhiều món ăn mang đậm đặc trưng văn hóa của nơi đây, trong đó có thể kể đến món pịa cá và món cá nhảy (Hình 3). Món pịa cá được làm từ phần ruột của cá, kết hợp với các loại gia vị đặc trưng ở Tây Bắc. Pịa cá có vị mềm, ngọt của lòng cá lẫn các loài gia vị, đặc biệt là mùi thơm nổi bật của sả và mắc khén đã lấn át mùi tanh ban đầu của cá. Pịa cá khá dễ ăn, không “kinh dị” như các loại pịa dê, pịa trâu vì ruột cá đã làm sạch. Du khách đến với vùng Tây Bắc cũng bị “thu phục” bởi món cá nhảy, món ăn phổ biến, đặc sản của người Thái. Điểm khác biệt của món ăn này chính là ở cách ăn rất lạ lùng: cá phải còn sống, được chế biến và ăn ngay tại bàn. Để chế biến được món ăn này, một trong những nguyên tắc phải lưu ý đó là cá phải sạch, được nuôi tự nhiên [20]. Gia vị đi kèm với món này chính là điểm đặc sắc nhất. Theo đó, cá được ăn kèm với lõi chuối tươi, rau thơm (mùi, húng, thì là, kinh giới, ), các loại gia vị mắm, muối, mỳ chính, tỏi, ớt và đặc biệt là không thể thiếu hạt mắc khén (gia vị đặc biệt của người Thái). Nếu một lần được đi du lịch ở đây, bạn nhất định phải nếm thử món ăn này, để cảm nhận được nét tinh túy, đa dạng của ẩm thực và văn hóa vùng cao Tây Bắc [20]. Hình 3. Món Pịa cá (a) và món cá nhảy (b) [20] Tâm linh, tập tục. Các loài cá cũng xuất hiện trong một số lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Giống như các vùng miền khác, Tết ông Công ông Táo, dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng cũng phổ biến ở các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai. Đối với người La Chí ở Bắc Hà, trong lễ cơm mới, mâm cơm bao giờ cũng có cá suối. Sau khi các nghi lễ được cúng xong, mỗi người trong một gia đình nắm một nắm cơm nhỏ kèm một con cá vào và ăn để lấy lộc, rồi mời bà con hàng xóm cùng nếm cơm mới [21]. Trong khi đó, cá suối sấy khô là đặc sản trong lễ hội hoa chuối của người Xá Phó (Phù Lá), Văn Bàn, được tổ chức vào tháng 9 âm lịch hằng năm [22]. Trong văn hóa của người Tày ở Trung Đô (Bắc Hà), lễ hội rước cá là nghi lễ truyền thống gắn liền với lễ hội “xuống đồng” của người dân địa phương được tổ chức vào ngày Ngọ đầu năm. Trong lễ rước, cá chép vàng được ví như là cá mẹ đi trước, đàn cá con nhìn thấy sẽ đi theo từ sông về suối, về bản [23]. Trong lễ hội, thầy mo đọc
  3. Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch 503 gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai học cá sẽ tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái, trong đó có dịch vụ văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các dịch vụ du lịch xanh, bền vững. Thành tố xã hội gồm cộng đồng dân tộc địa phương, thể chế, chính sách tạo ra các cơ chế, luật tục để bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cá cũng như có trách nhiệm trong khôi phục, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, trong đó có dịch vụ văn hóa từ các loài cá. Sau đây là các bước để có thể tăng cường gắn kết giữa dịch vụ văn hóa từ cá với phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai: + Hiểu biết đầy đủ về các loài cá ở các thủy vực cộng đồng dân tộc thiểu số là cơ sở quan trọng trong xác định và phát triển các dịch vụ văn hóa. Xây dựng cơ sở dữ liệu các loài cá, danh sách, bộ ảnh, một số thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học cũng như sự phân bố của chúng sẽ góp phần làm rõ tiềm năng dịch vụ văn hóa từ nhóm động vật này. + Khảo sát, điều tra vai trò các loài cá trong văn hóa dân tộc thiểu số vì hiện tại mới chỉ có một số thông tin qua trang mạng, sách, bài báo của số ít cộng đồng. Bức tranh toàn cảnh về giá trị văn hóa của các loài cá ở tỉnh Lào Cai là cơ sở để xây dựng chương trình phát triển đa dạng các loại hình du lịch ở địa phương. + Xây dựng các kế hoạch phát triển, bảo tồn các loài cá, khôi phục lễ hội liên quan đến các loài cá để chuẩn bị cho thiết kế các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. + Khảo sát, điều tra nhu cầu của du khách với các loại hình du lịch “xanh”. + Xây dựng các tuyến/tour du lịch, gắn với các địa điểm, các dịch vụ văn hóa và giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước. + Sự kết hợp hài hòa giữa các thành tố trong phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa [27] là yếu tố quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế cho địa phương. Đây cũng là phù hợp với quan điểm trong chính sách, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 [12]. 4. KẾT LUẬN Bài báo bước đầu xác định được ở cộng đồng dân tộc thiểu số, các loài cá có những giá trị về giải trí-du lịch, tâm linh-tập tục; các dịch vụ văn hóa khác như phát triển nhận thức, giáo dục và giá trị thẩm mỹ chưa có nhiều dẫn liệu, thông tin. Qua đó cho thấy các loài cá có giá trị nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần của một số dân tộc thiểu số. Bài báo cũng đưa ra được các bước để định hướng gắn kết dịch vụ văn hóa từ cá với phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương, trong đó nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa 04 thành tố của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lào Cai (2010). Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tỉnh Lào Cai. Nhà xuất bản Thống kê. [2]. Vương Xuân Tình (2000). Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian. Nhà xuất bản Chính tri Quốc gia, Hà Nội: 370 - 410. [3]. Trần Hữu Sơn (1999). Tục ngữ câu đố dân tộc Dao. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc: 145 trang. [4]. Đào Thị Lưu, Lê Văn Hương (2013). Tác động của thiên tai đến sinh kế các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 35(4): 342 - 348. [5]. Millennium Ecosystem Assessment (2005). Ecosystems and human well-being: Current state and trends, Island Press, Washington DC. [6]. Trần Đức Hậu, Tạ Thị Thủy, Nguyễn Phúc Hưng, Ngô Thanh Xuân, Trương Xuân Cảnh, Nguyễn Văn Quyền (2020). Bảo tồn đa dạng sinh học cá ở Việt Nam dựa trên tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái. Tạp chí Sinh học (Đã nộp). [7]. Ecosystem services. [8]. Giới thiệu về tỉnh Lào Cai.- Gioi-thieu-ve-tinh- Lao-Cai-/, 2010. (19/03/2010). [9]. Lào Cai nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá nước lạnh. qua-mo-hinh-nuoi-ca-nuoc-lanh, 2020. (08/07/2020).
  4. Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch 505 gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai PRELIMINARY STUDY ON CULTURAL SERVICES OF SOME FISH SPECIES IN TOURISM DEVELOPMENT ASSOCIATED WITH ETHNIC MINORITY COMMUNITIES IN LAO CAI PROVINCE Tran Duc Hau1, Do Thi Ngoc Anh2, Ngo Thanh Xuan3, Truong Xuan Canh4 1Ha Noi National University of Education, 2VNU University of Science 3Lao Cai High School for Gifted Students 4The Vietnam National Institute of Educational Sciences Abstract: Tourism is one of the most important sectors in the socio-economic development in Lao Cai Province due to its diverse cultures of minority communities, diversity in natural features, and many rare and endemic plant and animal species. Lao Cai has a high potential in fish biodiversity and culturing temperate fish species because of its diversified water bodies and suitable climatic conditions. However, information on the value of fish species in tourism development associated with the community culture has not been clearly identified and effectively exploited. Based on literature reviews, the present study indicated that several fish species provide cultural services (a type of ecosystem services) from some ethnic minority communities.Cultural services from fish species in such communities are recreation, tourism, spirituality and customs, and other cultural services such as knowledge-based activities, education and aesthetic appreciation have been little concerned. These values have contributed to attracting tourists to the locality. This paper also examined the function of cultural services from fish species in socio-economic development and biodiversity conservation, environmental protection. Eventually, the paper proposes some steps to increase connections between cultural services from fish species and tourism developments in accordance with the aims and strategies in Lao Cai Province. Keywords: Biodiversity conservation of fish, Ethnic minority, Cultural services, Lao Cai, Festivals.